Thách thức cho Xuất khẩu Việt Nam khi Trung Quốc gia nhập WTO_ 3
lượt xem 4
download
Đối với các mặt hàng tiềm năng của Việt Nam ngoài sản phẩm điện tử thông thường, mặt hàng điện tử viễn thông và tin học. Mặc dù những sản phẩm này trên thị trường quốc tế, song cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu vào thị trường Mỹ chỉ chiếm 4%, trong khi tỷ trọng này của Trung Quốc khi chưa ký thoả thuận thương mại là 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc Trung Quốc là thành viên của WTO càng giúp cho Trung Quốc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thách thức cho Xuất khẩu Việt Nam khi Trung Quốc gia nhập WTO_ 3
- Đối với các mặt hàng tiềm năng của Việt Nam ngoài sản phẩm điện tử thông thường, mặt hàng điện tử viễn thông và tin học. Mặc dù những sản phẩm này trên thị trường quốc tế, song cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu vào th ị trường Mỹ chỉ chiếm 4%, trong khi tỷ trọng này của Trung Quốc khi chưa ký thoả thuận thương mại là 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc Trung Quốc là thành viên của WTO càng giúp cho Trung Quốc có th êm khả năng cạnh tranh tăng nhanh xuất khẩu, trở thành đối thủ nặng ký trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực. Với tư cách là nước đang phát triển, khi vào WTO, Trung Quốc sẽ được hưởng ưu đ•i khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường các n ước phát triển. Điều n ày cũng có ngh ĩa là Việt Nam sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh khi xuất khẩu sang Trung Quốc cũng như 141 thành viên khác của WTO, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngành may mặc, giầy dép, hải sản, gạo, gốm sứ, chè, rau quả, thủ công m ỹ nghệ, sản phẩm điện tử, sản phẩm gỗ. Việt Nam chưa là thành viên của WTO nhưng Việt Nam cũng đạt đ ược các thoả thuận về quy chế tối huệ quốc với những n ước này. Đối với thị trường Hoa Kỳ, bất lợi cạnh trạnh không phải là do Trung Quốc gia nhập WTO mà do hàng hoá Trung Quốc được hưởng thuế suất tối huệ quốc còn Việt Nam thì chưa. Vì vậy Hiệp định Việt - M ỹ đư ợc phê chuẩn vào tháng 12/2001 vừa qua thì những bất lợi trên b ị triệt tiêu. Một thuận lợi khác mà Trung Quốc có đư ợc với tư cách là thành viên của WTO, họ sẽ có một vị thế ngang h àng với các n ước khác khi có các vụ tranh chấp liên quan đến hoạt động xuất khẩu mà gần đây nhiều nước tiên tiến, nhất là Mỹ, thường tố cáo Trung Quốc bán phá giá khi hàng xuất khẩu của nước này tăng
- mạnh. Đối với Việt Nam không phải từ năm 2005 trở đi thì Việt Nam mới chịu sức ép của việc Trung Quốc gia nhập WTO mà ngay trong một, hai năm tới nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam sẽ “cảm nhận” được ngay áp lực này. Trước hết, để được gia nhập WTO Trung Quốc đ• phải chấp nhận đẩy mạnh cải cách pháp lu ật, cải cách hành chính, cải cách thuế, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh. Hơn nữa, thị trường Trung Quốc mở rộng cho hàng hoá nước ngo ài vào nhiều hơn, buộc các doanh nghiệp Trung Quốc phải cơ cấu lại sản xuất, chấp nhận cạnh tranh để sinh tồn. Có thể nói, mở cửa, chấp nhận cạnh tranh, mới là biện pháp hữu hiệu nhất bảo hộ cho nền kinh tế của mỗi nước. Tất cả những điều trên sẽ “mài dũa” bản lĩnh, khả năng cạnh tranh trên bình diện quốc tế của các doanh nghiệp Trung Quốc. Đây cũng là một sức ép đối với Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giầy dép, dệt may đều là thế mạnh xuất khẩu của Trung Quốc. Cho dù hạn ngạch của các nước d ành cho Việt Nam không giảm nhưng n ếu sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc tốt hơn, phù hợp với thị hiếu hơn thì các nhà nh ập khẩu có thể sẽ chuyển đơn đ ặt hàng từ doanh nghiệp Việt Nam sang doanh nghiệp Trung Quốc. Khi Trung Quốc gia nhập WTO thì các thị trường lớn như EU, Nhật Bản không có lý do gì để sử dụng hàng rào mậu dịch đối với hàng Trung Quốc. Trong cuộc hội thảo b àn về những tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO ngày 05/ 03/ 2001 tại Hà Nội TS Nguyễn Trí Thành - Viện nghiên cứu quản lý trung ương cho biết: “Thực chất cuộc cạnh tranh giữa h àng hoá Việt Nam và Trung Quốc là cu ộc cạnh tranh để đạt đến một thể chế kinh tế tốt hơn. Đó là cuộc cạnh tranh để giảm những chi phí không trực tiếp, tăng cường tính minh bạch và
- gảm thiểu tham nhũng. Một vấn đề khác được đặt ra là trong trường hợp Việt Nam và Trung Quốc cùng được hưởng một điều kiện mậu dịch tương tự, cùng tiêu thụ ở một thị trường như nhau thì dường như Trung Quốc chiếm ưu thế tuyệt đối về cạnh tranh đối với những mặt h àng chủ chốt. Những lợi thế của Trung Quốc được nhìn nhận là vốn, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực”. Từ đây có thể dự đoán trước rằng, hàng hoá kể cả những mặt hàng có thế mạnh ở Việt Nam như thu ỷ sản, nông sản, chế biến, dệt may, da-giầy... cạnh tranh rất vất vả với hàng hoá Trung Quốc khi xuất khẩu sang nước thứ ba. b/ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc: Khi Trung Quốc gia nhập WTO thì các nước thành viên của tổ chức này có th ể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc một cách dễ dàng hơn bởi mức thuế giảm. Điều n ày gây khó khăn cho Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc bởi Việt Nam chưa là thành viên của WTO và hàng hoá của Việt Nam cũng khó có thể cạnh tranh được với h àng hoá các nước khác. Một thách thức không nhỏ khác là hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam sẽ gia tăng trong thời gian vừa qua. Hàng Trung Quốc với giá rẻ, mẫu m• đẹp, hợp túi tiền và th ị hiếu của đa số dân cư Việt Nam. Nay để cạnh tranh với hàng hoá nước ngo ài, Trung Quốc phải nâng cao hiệu quả, giá cả lại rẻ hơn thì lại càng dễ xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Mặt khác, quy mô kinh tế của Trung Quốc cũng tiếp tục tăng nhanh làm cho quy mô xuất khẩu cũng gia tăng theo và Việt Nam cũng là th ị trường để Trung Quốc xuất khẩu thuận lợi. Kinh nghiệm của Trung Quốc về việc xuất khẩu trong thời gian qua là không quá coi trọng thu l•i quá việc bán với giá cao m à lại coi trọng việc sản xuất, tiêu thụ
- được nhiều sản phẩm để tận dụng công suất thiết bị, lao động, vốn vay, kho tàng, chi phí quản lý để giảm chi phí khấu hao, tiền công, tiền l•i vay, chi phí quản lý, bảo quản trên một đơn vị sản phẩm, quay vòng vốn nhanh, khi cần có thể bán dưới giá chịu lỗ còn hơn là không thu hồi được vốn. Điều này cũng làm cho các ngành sản xuất của Việt Nam phải khốn đốn nhiều phen. Một số mặt hàng của Trung Quốc nếu tiêu thụ trong nước thì phải nộp thu ế, nếu bán ở n ước ngoài thì không phải nộp thuế nên giá rẻ hơn khi bán trong nước. Mặc d ù vậy, trong bối cảnh về xuất khẩu, Việt Nam cũng có những mặt hàng có lợi thế riêng như nông sản nhiệt đới, chế biến hải sản, một số cây công nghiệp như cao su, cà phê. Vì th ế trong buôn bán song phương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Theo bà Pan-Jine - Học viện kinh tế chính trị thế giới - Viện sỹ khoa học x• hội Trung Quốc cho biết: “Kim ngạch buôn bán giữa hai nước là hơn 2 tỷ đô la, thực ra thì theo tôi những người làm công tác nghiên cứu kinh tế hai nước thì không gian phát triển kinh tế mậu dịch còn rất lớn. Trung Quốc gia nhập WTO thì với Việt Nam có thể có cơ hội nhiều hơn thách thức vì Trung Quốc xuất hàng sang Việt Nam tức là cũng phát triển khả năng nhập hàng của Việt Nam”. Việt Nam còn có lợi thế riêng vì là thành viên của ASEAN, cụ thể là về thuế quan khi đang nằm trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Vì Trung Quốc không phải là thành viên của AFTA mặc dù ý tưởng th ành lập AFTA mở rộng Trung Quốc đ• đề xuất nhưng cho đến nay chưa thực hiện được thì có những mặt khi vào WTO trong khuôn khổ AFTA chỉ còn 5% ví dụ như là hàng điện tử trong khi đó
- WTO là 25% cho nên Việt Nam hoàn toàn là có lợi thế để có thể vượt Trung Quốc trong lĩnh vực này. “ Sự tăng trư ởng kinh tế của Trung Quốc quá cao” đ• gây ra sức ép cạnh tranh to lớn về nhiều mặt đối với nền kinh tế các nước Đông-á, vùng kinh tế các nước ASEAN ph ải đứng mũi chịu sào, tranh giành với Trung Quốc sự đầu tư trực tiếp từ phía bên ngoài và giao chiến trực diện với Trung Quốc để giành lấy thị trường xuất khẩu hàng hoá. Mọi người đều biết sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh như vũ b•o của Trung Quốc là một bộ phận không thể thiếu được của sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của nó. Nói một cách rõ hơn, sự mở rộng mậu dịch nhanh chóng của Trung Quốc là kết quả của sự đầu tư to lớn, trực tiếp từ b ên ngoài vào, nhất là sau năm 1990, Trung Quốc thu hút đầu tư thành công khi còn chưa là thành viên của WTO, quy mô thu hút vốn của Trung Quốc đ• hơn hẳn tổng số của các nước Châu-á gộp lại. Theo ông Pi-chai - n gười sẽ là tổng thư ký WTO trong nhiệm kỳ tới dự đoán: “sau khi Trung Quốc gia nhập WTO sẽ có khoảng 10% dòng chảy FDI chuyển từ ASEAN sang Trung Quốc”. Vấn đề này cũng là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam kém sức cạnh tranh hơn là vào Trung Quốc để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào các nước thành viên WTO. Trong thực tế, Trung Quốc đ• có sức cạnh tranh lớn hơn do giá đất ở đây rẻ h ơn nhiều nước. Vấn đề đầu tư này ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, do vậy ảnh hưởng đến vấn đề xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Ngay như Nhật Bản, nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới cũng phải thực hiện các biện pháp thuế quan để ngăn chặn các “đợt lũ” h àng Trung Quốc. Cùng với những cộng hưởng tích cực
- của việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO sẽ là một nhân tố bất ngờ tác động đến nền kinh tế của các nước láng giềng nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong cuộc cạnh tranh về vấn đề xuất khẩu, Trung Quốc có nhiều lợi thế so sánh mà các nhân tố tạo nên lợi thế so sánh của Trung Quốc bao gồm điều kiện tự nhiên và điều kiện x• hội: + Theo nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu kinh tế thế giới, Trung Quốc hiện có khá nhiều lợi thế so sánh tương đồng với Việt Nam, dồi dào về đất đai, tài nguyên tự nhiên, nhân lực, có quy mô thị trường lớn do đông dân. Hai nư ớc có những nét tương đồng về lịch sử, văn hoá, chính trị, kinh tế, x• hôi.. nên những biến động của Trung Quốc đều được người dân Việt Nam cảm thụ và tiếp nhận một cách dễ dàng. Tuy nhiên, Trung Quốc vượt h ơn h ẳn về quy mô và số lượng so với Việt Nam, cộng với mức vốn tích luỹ trong nước luôn tăng mạnh kho ảng xấp xỉ 40% GDP. + Mặt khác, xét về cơ cấu sản xuất, Trung Quốc có khá nhiều mặt trùng với Việt Nam, đ•n g chú ý là các m ặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc như d ệt may, giầy dép, hàng điện tử, đồ gốm sứ cũng lại là những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam với thị trường tiêu thụ trọng điểm Nhật, Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ.. + Chi phí sản xuất các m ặt h àng xu ất khẩu nói chung tại Việt Nam thường cao hơn so với Trung Quốc bởi phần lớn nguyên vật liệu Việt Nam phải nhập khẩu trong khi Trung Quốc hầu nh ư tự túc ho àn toàn. Chẳng hạn như mặt hàng may, đến nay Việt Nam mới chỉ sử dụng khoảng 15%-20% nguyên liệu trong nước, còn hàng dệt th ì hầu như là phải nhập nguyên vật liệu ngoại hoàn toàn.
- + Một vấn đề nữa m à Việt Nam cũng cần quan tâm đó là sự dao động tỷ giá của đồng nhân dân tệ (NDT), tức thời sẽ biến động đột ngột so với giá đô la, m à thông thường lại là giảm. Khả năng cạnh tranh hàng Trung Quốc tăng vọt, thị phần h àng xuất khẩu theo đó cũng tăng theo, còn về lâu dài khi đồng tiền chuyển đổi tự do tỷ giá NDT sẽ th ường xuyên dao động trên th ị trường thế giới, tạo ra những biến động khó dự đoán về thị trường hàng hoá. Trên đây là những lý do chính góp phần lý giải phần nào câu hỏi vì sao Trung Quốc gia nhập WTO lại ảnh hưởng tới Việt Nam, đặc biệt là về vấn đề xuất khẩu. 2. Thách thức đối một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam: a/ Dệt may : Dệt may là m ột trong những ngành chịu nhiều áp lực nhất của Việt Nam sau khi Trung Qu ốc gia nhập WTO. Theo dự báo của Bộ Thương mại, từ nay đến năm 2005 việc Trung Quốc gia nhập WTO chưa làm thay đ ổi nhiều tới xuất khẩu hàng may m ặc của Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở đi, hàng may m ặc Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng may mặc Trung Quốc ở các thị trường lớn như EU, Mỹ. Năm 2001 xu ất khẩu h àng dệt may đạt 2,150 tỷ USD, trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường EU và Nhật Bản, còn với thị trường Mỹ thì rất khiêm tốn (chỉ vào kho ảng 70 triệu USD). Đến năm 2005, ngành d ệt may quyết tâm đạt đư ợc kim ngạch xuất khẩu 4 - 4 ,5 tỷ USD (trong đó thị trường Mỹ đạt từ 1 - 1,5 tỷ USD, thị trường Nhật 1 - 1,2 tỷ USD, thị trường Châu Âu 1 -1,2 tỷ USD); tăng t ỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm xuất khẩu đạt từ 45%- 50% bằng cách đẩy mạnh sản xuất
- bông tơ đạt 30.000 tấn, tơ sợi poliester 60.000 tấn, vải đạt 800 triệu m2 (trong đó có 50% đ ể phục vụ may xuất khẩu) và tăng cường sản xuất phụ liệu may mặc, thu dụng thêm 500.000 -700.000 lao động vào các cơ sở sản xuất mới và các cơ sở mở rộng Đối với thị trường EU hiện chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu hàng may m ặc của Việt nam, sau đó đến nhật bản 23%; và Mỹ khoảng 2%. Với cả ba thị trư ờng này, Trung Quốc hiện đứng đầu về xuất khẩu hàng may m ặc. Chế độ thương mại hiện nay đối với hàng may m ặc của Việt Nam và Trung Quốc tại các thị trường chính như sau: + Thị trường Nhật Bản: Hiện Nhật Bản không áp dụng hạn ngạch với hàng d ệt may. Hàng may mặc của Việt Nam và Trung Quốc đều đư ợc hưởng thuế suất tối huệ quốc (MNF).Tuy nhiên,việc Nhật Bản đang xem xét đưa vào áp dụng chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam nhằm hạn chế lư ợng nhập khẩu trong thời gian tới cũng là mối lo ngại lớn tiếp theo bởi đây đ ược coi là thị trường giàu tiềm năng với nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng. + Thị trường EU: Hiện h àng may m ặc của Việt Nam và Trung Quốc đều được hưởng thuế suất MNF và ch ịu hạn ngạch ở thị trường EU. Trên thực tế từ nay đến hết năm 2004, EU chỉ loại những nhóm hàng nào ít nh ạy cảm ra khỏi danh mục áp dụng hạn ngạch, còn những nhóm hàng nhạy cảm vẫn bị áp dụng hạn ngạch. Mặc d ù hạn ngạch xuất khẩu mà EU dành cho Việt Nam năm 2001 tăng 20% so với năm 2000, song trị giá lại chỉ tăng 9%, tức là có sự giảm giá khá lớn đối với các mặt hàng xuất khẩu.
- Cũng liên quan đến vấn đề hạn ngạch, hiện nay một trở ngại lớn đối với Việt nam là trong năm nay, EU sẽ thực hiện việc xoá bỏ thuế quan và chế độ hạn ngạch cho 48 nư ớc ngh èo và các nước thành viên Tổ chức Thương m ại Thế giới (WTO), trong đó có Trung Quốc và một số nư ớc ASEAN đang cạnh tranh khá gay gắt với Việt Nam. Vì vậy , hàng dệt may việt Nam không những phải đối đầu với việc bị thu hẹp thị trường mà còn phải chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt h ơn trong điều kiện kém ưu thế do không được hưởng các ưu đ•i về thuế quan và nhiều ưu đ•i khác. Nếu Trung Quốc gia nhập WTO th ì hàng may m ặc Trung Quốc cũng hầu nh ư không thuận lợi hơn hàng Việt Nam ở thị trư ờng EU cho đến hết năm 2004. Từ năm 2005 trở đi khi EU loại bỏ hạn ngạch hàng d ệt may với các nước thành viên WTO thì hàng may m ặc của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với h àng d ệt may của Trung Quốc. + Thị trường Mỹ: Hiện nay hàng may m ặc của Việt Nam không bị Mỹ áp dụng hạn ngạch nhưng chưa được h ưởng thuế suất MNF. Hàng may mặc Trung Quốc bị Mỹ áp dụng hạn ngạch nhưng đ• đư ợc hưởng thuế suất MNF từ nhiều năm nay (thuế suất MNF đối với h àng may mặc là 13,4%, thuế suất phổ thông là 68,9%). Theo dự kiến của các chuyên gia kinh tế thì nhờ quy chế mậu dịch bình thường, kim ngạch xuất khẩu hàng d ệt may của Việt Nam vào Mỹ có thể đạt tới 1 tỷ USD trong vài năm tới và với các nước EU cũng đạt kim ngạch 2 tỷ USD cho dù có sự cạnh tranh của Trung Quốc. Muốn thế Việt Nam phải tăng cường đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cải tiến mẫu m• để đủ sức cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu h àng d ệt may sang Mỹ vẫn còn nhiều sau khi Hiệp định Thương mại Việt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Những thời cơ và thách thức khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của ngành dệt may Việt Nam”
41 p | 1317 | 607
-
Luận văn: Giải pháp mở rộng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng công thương Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO
107 p | 555 | 270
-
Báo cáo thực tập “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức & Cơ hội sau khi gia nhập WTO”
32 p | 748 | 202
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của của Việt Nam”
35 p | 285 | 153
-
Báo cáo tốt nghiệp “Xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam”
74 p | 293 | 119
-
Báo cáo đề tài "Hoạch định chiến lược xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ"
37 p | 432 | 118
-
Đề tài: “Những thời cơ và thách thức khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của ngành dệt may Việt Nam”.
40 p | 193 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách ngoại thương của Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ
99 p | 160 | 39
-
Luận văn: Các rào cản môi trường đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam
16 p | 147 | 35
-
Đề tài: Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Vam sang thị trường EU
61 p | 145 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á- Âu
131 p | 65 | 14
-
Thách thức cho Xuất khẩu Việt Nam khi Trung Quốc gia nhập WTO_ 4
9 p | 74 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu
115 p | 67 | 10
-
Luận văn:Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của của Việt Nam
0 p | 86 | 9
-
Thách thức cho Xuất khẩu Việt Nam khi Trung Quốc gia nhập WTO_ 5
9 p | 87 | 8
-
Thách thức cho Xuất khẩu Việt Nam khi Trung Quốc gia nhập WTO_ 1
9 p | 61 | 7
-
Thách thức cho Xuất khẩu Việt Nam khi Trung Quốc gia nhập WTO_ 2
9 p | 71 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn