Thế giới quan triết học duy vật biện chứng - Thường thức về triết học Mác - Lênin (Quyển 1): Phần 1
lượt xem 8
download
Cuốn sách "Thường thức về triết học Mác - Lênin (Quyển 1) - Thế giới quan triết học duy vật biện chứng: Phần 1" cung cấp các nội dung kiến thức về thế giới quan; Nội dung của thế giới quan triết học duy vật biện chứng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thế giới quan triết học duy vật biện chứng - Thường thức về triết học Mác - Lênin (Quyển 1): Phần 1
- NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Số 6/86 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, ĐT: 080 49221, Fax: 080 49222, Email: suthat@nxbctqg.vn SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THƯỜNG THỨC VỀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN, QUYỂN 1: Thế giới quan triết học duy vật biện chứng Website: www.nxbctqg.org.vn, Sách điện tử: www.stbook.vn, www.thuviencoso.vn TÌM ĐỌC SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT THƯỜNG THỨC VỀ Tủ sách THƯỜNG THỨC CHÍNH TRỊ TRIẾT HỌC * Thường thức về triết học Mác - Lênin * Thường thức về kinh tế chính trị Mác - Lênin MÁC - LÊNIN * Thường thức về chủ nghĩa xã hội khoa học * Thường thức về tư tưởng Hồ Chí Minh QUYỂN 1 Thế giới quan triết học * Thường thức về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam * Thường thức về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam * Thường thức về hệ thống chính trị Việt Nam * Thường thức về nhà nước và pháp luật * Thường thức về văn hóa duy vật biện chứng * Thường thức về dân tộc, tôn giáo NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT SÁCH KHÔNG BÁN
- THƯỜNG THỨC VỀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN QUYỂN 1 Thế giới quan triết học duy vật biện chứng
- HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM MINH TUẤN Thành viên NGUYỄN HOÀI ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TÀI TỐNG VĂN THANH
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH THƯỜNG THỨC VỀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN QUYỂN 1 Thế giới quan triết học duy vật biện chứng NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
- BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN BỘ SÁCH LÝ LUẬN PHỔ THÔNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN RỘNG RÃI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC TRƯỞNG BAN GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương CÁC THÀNH VIÊN PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc Phó Trưởng ban PGS.TS. Lê Văn Lợi Thành viên PGS.TS. Dương Trung Ý Thành viên GS.TS. Trần Văn Phòng Thành viên PGS.TS. Trần Minh Trưởng Thành viên BIÊN SOẠN PGS.TS. Đặng Quang Định (Chủ biên) GS.TS. Trần Văn Phòng GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu
- Đ ại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Từ đó đến nay, Đảng luôn luôn nhấn mạnh “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Cùng với khẳng định vai trò, giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, Đảng ta thường xuyên quan tâm, coi trọng tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” đã xác định một trong những hướng nghiên cứu chủ yếu là “Tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa 5
- những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị bền vững phù hợp với thực tiễn Việt Nam; chỉ rõ vấn đề cần bổ sung, phát triển. Tiếp tục nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ sự bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, trong thời gian qua công tác lý luận đã đạt được những kết quả quan trọng. Tư duy lý luận tiếp tục có bước phát triển. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được đổi mới cả về nội dung và hình thức, đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Nội dung, phương pháp tuyên truyền còn đơn giản; tài liệu tuyên truyền chưa đa dạng; thiếu những bộ tài liệu mang tính cẩm nang, thường thức chính trị, ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Hiệu quả tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa cao. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức 6
- chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thật sâu sắc, toàn diện, hệ thống. Chính vì vậy, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt và thực hiện các nghị quyết của Đảng, với vai trò là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị, trung tâm quốc gia nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ năm 2020, dưới sự chỉ đạo của GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhóm tác giả, các nhà khoa học ở các viện chuyên ngành thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã biên soạn bộ sách lý luận phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới đất nước. Bộ sách gồm nhiều quyển, tập trung nghiên cứu 10 nhóm vấn đề: 1. Thường thức về triết học Mác - Lênin. 2. Thường thức về kinh tế chính trị Mác - Lênin. 3. Thường thức về chủ nghĩa xã hội khoa học. 4. Thường thức về tư tưởng Hồ Chí Minh. 5. Thường thức về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 6. Thường thức về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 7
- 7. Thường thức về hệ thống chính trị Việt Nam. 8. Thường thức về nhà nước và pháp luật. 9. Thường thức về văn hóa. 10. Thường thức về dân tộc, tôn giáo. Bộ sách được biên soạn công phu, khoa học, nội dung súc tích, bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới đất nước nhằm đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến lý luận rộng rãi cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bối cảnh mới. Mặc dù đã rất cố gắng trong công tác biên soạn, biên tập, nhưng đây là những cuốn sách thường thức, phổ thông đòi hỏi phải có cách thức tiếp cận và thể hiện phù hợp, nên chắc chắn khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Ban Biên soạn và Nhà xuất bản mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để bộ sách được hoàn thiện hơn về nội dung trong những lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu bộ sách quý với bạn đọc. Tháng 8 năm 2022 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 8
- T riết học Mác - Lênin do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng tạo ra và được V.I. Lênin bổ sung, phát triển trong điều kiện mới, trên cơ sở kế thừa những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học trong lịch sử nhân loại. Triết học Mác - Lênin là một hệ thống quan điểm khoa học về thế giới xung quanh, về những quy luật vận động, phát triển của thế giới, về xã hội và về bản thân con người trong thế giới ấy. Triết học Mác - Lênin là sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng; giữa lý luận với thực tiễn; giữa tính khoa học với tính cách mạng. Triết học Mác - Lênin đã góp phần xây dựng thế giới quan và phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, đem lại những biến đổi vĩ đại trong sự phát triển của lịch sử nhân loại thời hiện đại. Việc nghiên cứu, học tập và vận dụng triết học Mác - Lênin là hết sức quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, là môn khoa học có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao, 9
- nên việc nhận thức triết học không hề đơn giản. Để giúp đông đảo bạn đọc học tập, nghiên cứu triết học Mác - Lênin có hiệu quả, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn bộ sách Thường thức về triết học Mác - Lênin gồm nhiều quyển. Xin trân trọng giới thiệu Quyển 1 - Thế giới quan triết học duy vật biện chứng cùng bạn đọc. TẬP THỂ TÁC GIẢ 10
- Phần I KHÁI QUÁT VỀ THẾ GIỚI QUAN 1. Định nghĩa thế giới quan, nhân sinh quan a) Thế giới quan * Định nghĩa: Thế giới quan là hệ thống quan niệm của con người về thế giới; về vị trí của con người trong thế giới đó. Trong quá trình cải tạo, tìm hiểu, nhận thức thế giới xung quanh, con người bắt gặp hàng loạt vấn đề cần lý giải như: Thế giới bên ngoài, xung quanh con người là gì? Bản chất của nó là gì? Cái gì chi phối sự tồn tại và biến đổi của các sự vật, hiện tượng trong thế giới bên ngoài, xung quanh con người? Con người có nguồn gốc từ đâu? Con người có quan hệ như thế nào với thế giới bên ngoài, xung quanh? Vì sao có người giàu, người nghèo, người tốt, người xấu? Con người có nhận thức và cải tạo được thế giới không? Ý nghĩa cuộc sống của con người là ở chỗ nào? v.v.. Quá trình tìm tòi và giải đáp những câu hỏi trên đã hình thành ở con người những quan niệm nhất định về thế giới. Đó chính là thế giới quan. 11
- * Nội dung: thế giới quan thể hiện những quan niệm của con người về các vấn đề: Thứ nhất, về bản chất của thế giới, nghĩa là những quan niệm của con người về tự nhiên, xã hội, về hiện thực xung quanh. Thứ hai, thể hiện quan niệm của con người về chính bản thân con người, về mục đích, ý nghĩa cuộc sống của con người hay có thể hiểu là khả năng tự nhận thức về bản thân, về vị trí, vai trò của mình trong thế giới và trong quan hệ với những người xung quanh. Thứ ba, thể hiện quan niệm về khả năng của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. b) Nhân sinh quan * Định nghĩa: Nhân sinh quan là hệ thống những quan niệm của con người về cuộc đời, về ý nghĩa, mục đích sống của con người. * Nội dung: Nhân sinh quan phản ánh điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt của con người, được thể hiện ở nhiều khía cạnh, mức độ khác nhau. Song có thể thấy nhân sinh quan được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, những quan niệm, đánh giá, nhận xét của cá nhân hoặc của cộng đồng người, về cuộc sống của mình và xã hội xung quanh. Ví dụ như, sự tự đánh giá về vai trò của mình trong cộng đồng, ý thức trách nhiệm của mình trong cộng đồng ấy. 12
- Thứ hai, những quan niệm về thái độ ứng xử của bản thân mình, của cộng đồng để xác định cách sống, ý nghĩa, giá trị cuộc sống. Ví dụ như, thái độ yêu cuộc sống, cống hiến, yêu lao động, v.v.. Thứ ba, những mong muốn, khát vọng của cá nhân, cộng đồng người về cuộc sống tương lai. Ví dụ như, mong ước cuộc sống hạnh phúc, yên bình, an nhiên. Nhân sinh quan có vai trò định hướng cho mọi hoạt động của con người, định hướng cuộc sống của con người. Do vậy, nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống của một cá nhân và của một cộng đồng người nhất định. c) Quan hệ giữa thế giới quan và nhân sinh quan Thế giới quan và nhân sinh quan đều là kết quả quá trình nhận thức của con người, phản ánh về thế giới bên ngoài xung quanh con người. - Tuy nhiên, thế giới quan nói đến quan hệ giữa con người, xã hội loài người và thế giới xung quanh. Con người ở đây có thể là cá nhân một người, một tầng lớp, một giai cấp hoặc một cộng đồng xã hội người. Vì vậy, thế giới quan bao hàm cả nhân sinh quan, tức là toàn bộ những quan niệm, quan điểm về cuộc sống của con người và loài người. 13
- 2. Sự hình thành thế giới quan Thế giới quan không có sẵn trong đầu óc con người mà được hình thành trong quá trình lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, xã hội của con người. Quá trình cải biến giới tự nhiên, con người làm cho sự vật bộc lộ thuộc tính của nó, từ đó, con người phản ánh, có hiểu biết về sự vật. Thế giới quan luôn biến đổi, luôn được các thế hệ người bổ sung, phát triển, qua các thời đại lịch sử khác nhau. Ví dụ như, ở thời kỳ cổ đại con người chưa hiểu về nhật thực, về bầu trời nên những hiểu biết về vũ trụ chủ yếu chỉ dựa trên phỏng đoán chưa rõ ràng, chưa biết nguyên nhân, bản chất của hiện tượng đó. Nhưng ngày nay, khi khoa học phát triển, con người hiểu đúng về bầu trời, vũ trụ, về nhật thực, nguyệt thực. Đây là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi qua trái đất và mặt trời trên cùng một đường thẳng và quan sát từ trái đất, lúc đó mặt trăng che khuất hoàn toàn hoặc một phần mặt trời. Mỗi bước tiến của lịch sử nhân loại, mỗi thành quả của kinh nghiệm xã hội, mỗi mốc đánh dấu sự tiến bộ trong lịch sử khoa học đều góp phần phát triển thế giới quan của con người. Ngày nay, 14
- những thành tựu khoa học hiện đại giúp cho chúng ta có thế giới quan khoa học hơn. 3. Cấu trúc thế giới quan Thế giới quan là sự thống nhất giữa tri thức, niềm tin và lý tưởng. a) Tri thức Tri thức là yếu tố quan trọng nhất, là cơ sở của thế giới quan. Tri thức là kết quả của quá trình con người phản ánh thế giới, là sự hiểu biết về thế giới thu nhận được thông qua lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, xã hội. Tri thức có nhiều loại khác nhau: tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức về con người, tri thức kinh nghiệm, tri thức lý luận. Ví dụ, kinh nghiệm trong lao động sản xuất được thể hiện qua câu tục ngữ “khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen”. Tri thức khái quát nhất, sâu sắc nhất là tri thức lý luận triết học khoa học. Vì triết học chỉ ra được những quy luật chung nhất về sự vận động, biến đổi của thế giới vật chất, của xã hội loài người. Triết học chỉ ra nguyên nhân, bản chất của mọi sự thay đổi trong thế giới vật chất. Vì vậy, triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. 15
- Tuy nhiên, bản thân tri thức chưa phải là thế giới quan. Tri thức phải được chuyển hóa thành những nhận định, đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh, phải góp phần hình thành nên niềm tin, lý tưởng của con người thì khi ấy tri thức mới tham gia vào thế giới quan. b) Niềm tin Niềm tin là trạng thái tình cảm thể hiện sự tin tưởng vào các nguyên tắc sống, quan điểm, tư tưởng... góp phần hình thành tình cảm, lương tâm, ý chí, bản lĩnh hành động của con người. Chính niềm tin tạo nên tính tích cực của cá nhân trong quan hệ đối với thế giới bên ngoài. Niềm tin thúc đẩy con người với tư cách là chủ thể hoạt động phù hợp với những quan điểm trong thế giới quan của mình và xác định đúng phương châm hành động cho họ. c) Lý tưởng Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp được phản ánh vào trong đầu óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh, có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân mà cao nhất là có thể sẵn sàng hy sinh quên mình để thực hiện mục tiêu đó. Sự hình thành lý tưởng là trình độ phát triển cao của thế giới quan. Lý tưởng 16
- thể hiện sự nhận thức sâu sắc và niềm tin mãnh liệt, là động cơ mạnh nhất thúc đẩy con người hoạt động. Lý tưởng tựa như ngôi sao sáng dẫn đường, chỉ hướng cho con người hoạt động. Ivanốp, nhà tâm lý học người Nga đã viết: “lý tưởng là cái vì nó mà ta sống, dưới ánh sáng của nó ta hiểu được ý nghĩa của cuộc đời”. Niềm tin, lý tưởng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó tạo nên ý chí, khát vọng, làm tăng thêm nghị lực, nhiệt tình, quyết tâm của con người để thực hiện mục tiêu, vượt qua khó khăn, thử thách. Với một niềm tin sâu sắc, lý tưởng cao cả, các lãnh tụ của giai cấp vô sản như C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp đấu tranh vì hạnh phúc của con người. Các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh đời mình cho lý tưởng cách mạng. Điều đó làm cho họ trở nên bất tử. 4. Các loại hình thế giới quan Thế giới quan được phân loại theo hai tiêu chí chủ yếu: theo lịch sử và theo góc độ nhận thức khoa học. a) Theo lịch sử Theo tiêu chí này có ba hình thức thế giới quan: huyền thoại, tôn giáo và triết học. 17
- - Thế giới quan huyền thoại Thế giới quan huyền thoại là hình thức thế giới quan đặc trưng của người nguyên thủy, trong giai đoạn sơ khai của lịch sử. Thế giới quan huyền thoại thể hiện qua các huyền thoại mà con người xây dựng nên để phản ánh thế giới hiện thực khách quan. Thế giới quan huyền thoại phản ánh những kết quả cảm nhận ban đầu của người nguyên thủy về tự nhiên, về xã hội. Mỗi dân tộc đều có huyền thoại để giải thích nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên xung quanh, như: sấm, chớp, mưa, gió, v.v. và nguồn gốc dân tộc mình. Nhưng không phải mọi huyền thoại đều có thể trở thành thế giới quan. Chỉ những huyền thoại có tính chất hệ thống hóa và thể hiện quan niệm của con người về thế giới tự nhiên, về xã hội, về chính con người mới là thế giới quan. Ở Việt Nam, truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên giải thích nguồn gốc cao quý của người Việt. Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con trai, 50 người theo mẹ lên rừng, 50 người theo cha xuống biển sinh sống. Đó chính là cách giải thích của người Việt cổ về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh là quan niệm của 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương bài giảng môn Triết học Chương VI: Chủ nghĩa duy vật biện chứng – Cơ sở của thế giới quan khoa học - PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng, TS. Lê Hữu Ái
27 p | 1005 | 192
-
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC - CHƯƠNG XII QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
46 p | 356 | 99
-
Bài giảng Triết học (sau đại học): Chủ nghĩa duy vật biện chứng – Cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học - Dr. Vũ Tình
45 p | 368 | 74
-
Bài giảng Triết học (cao học): Chương II - PGS.TS. Phạm Công Nhất
8 p | 164 | 41
-
Bài giảng Triết học (cao học): Chương V
53 p | 142 | 34
-
Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
49 p | 170 | 26
-
Bài giảng Triết học nâng cao - Chương 5
45 p | 138 | 18
-
Bài kiểm tra quá trình: Phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm làm rõ vai trò của Triết học đối với đời sống xã hội
15 p | 114 | 16
-
Bài giảng Triết học Mác Lênin: Chương 5 - TS Hồ Anh Dũng
15 p | 111 | 12
-
Bài giảng Chủ nghĩa duy vật biện chứng – Cơ sở lí luận của thế giới quan khoa học
55 p | 86 | 12
-
Bài giảng Triết học - Chủ nghĩa duy vật biện chứng cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học
41 p | 141 | 10
-
Thế giới quan triết học duy vật biện chứng - Thường thức về triết học Mác - Lênin (Quyển 1): Phần 2
53 p | 22 | 9
-
Bài giảng Triết học (Chương trình Cao học ngành Công nghệ thông tin) - Chương 5: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học
27 p | 15 | 6
-
Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi Triết học
34 p | 29 | 5
-
Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên qua dạy học các môn khoa học Mác - Lênin
5 p | 62 | 2
-
Triết học duy lý suy ngẫm về vấn đề trách nhiệm
5 p | 46 | 1
-
Những bước đầu tiên hình thành thế giới quan triết học của K. Marx
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn