intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thế giới quan triết học duy vật biện chứng - Thường thức về triết học Mác - Lênin (Quyển 1): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

23
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Thường thức về triết học Mác - Lênin (Quyển 1) - Thế giới quan triết học duy vật biện chứng" trình bày về bồi dưỡng thế giới quan triết học duy vật biện chứng cho người Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thế giới quan triết học duy vật biện chứng - Thường thức về triết học Mác - Lênin (Quyển 1): Phần 2

  1. 11. Thế giới quan triết học duy vật biện chứng có quan niệm đúng đắn về bản chất của ý thức a) Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nghĩa là ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan trong bộ óc người trên cơ sở thực tiễn, do thực tiễn quy định. Là hình ảnh chủ quan bởi lẽ, sự hiểu biết của mỗi con người tùy thuộc vào phương thức, đối tượng, nội dung, năng lực phản ánh... của mỗi chủ thể. Do vậy, sự hiểu biết đầy đủ, sống động, phong phú, giàu cảm xúc phụ thuộc nhiều vào nhân tố chủ quan. Tất nhiên, tính đúng đắn của tri thức được chủ thể phản ánh không phụ thuộc vào chủ thể mà phụ thuộc vào đối tượng phản ánh, mang tính khách quan. Ví dụ như, nhìn một sự vật, có người cho là đẹp, nhưng có người lại cho là không đẹp; người thấy được giá trị, người lại không thấy giá trị; người thấy được thuộc tính bên trong, người lại chỉ thấy hình thức bề ngoài mà thôi. Ý thức là hình ảnh của sự vật được “di chuyển” vào trong bộ óc con người và được cải biến ở trong đó. Do vậy, ý thức không phải là hình ảnh vật lý, đó là hình ảnh tinh thần. Theo đó, ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. 75
  2. b) Phản ánh ý thức là sự phản ánh tích cực, chủ động. Trên cơ sở hoạt động lao động sản xuất, đấu tranh chính trị - xã hội, thực nghiệm khoa học, con người chủ động tác động vào sự vật, hiện tượng làm cho chúng bộc lộ thuộc tính, tính chất, qua đó con người phản ánh và có hiểu biết về sự vật, hiện tượng. Hơn nữa, con người còn biết vận dụng tri thức để cải tạo sự vật. Ví dụ như, khi con người biết cây cao su có thể cho mủ để phục vụ nhu cầu của con người, con người chủ động nghiên cứu nó, trồng để cạo mủ, không chờ ngẫu nhiên như trước đó. c) Ý thức có tính sáng tạo. Tính sáng tạo của ý thức thể hiện rất đa dạng. Thứ nhất, trên cơ sở những hiểu biết có trước, ý thức của con người có thể tạo ra sự hiểu biết mới về sự vật. Ví dụ, trên cơ sở những cấu trúc vật chất hiện có mà con người biết, con người có thể tạo ra cấu trúc vật chất mới với khả năng liên kết bền vững hơn, nhiều tính năng hơn. Con người có thể tạo ra kim cương nhân tạo phục vụ cho cuộc sống của mình. Thứ hai, trên cơ sở những hiểu biết đã có, ý thức của con người có thể dự báo tương lai, khuynh hướng vận động của sự vật (dự báo thời tiết...). 76
  3. Ví dụ, khi biết được tốc độ gió của cơn bão và điều kiện khí hậu, áp suất nơi cơn bão đang tồn tại, con người có thể dự báo được hướng đi của bão để kịp thời phòng tránh. Tính sáng tạo của ý thức dựa trên cơ sở sáng tạo của các hình thức phản ánh. Cùng một đối tượng phản ánh, mỗi chủ thể có phương thức phản ánh khác nhau sẽ thu nhận được sự hiểu biết khác nhau. Phản ánh thụ động sẽ cho hiểu biết thụ động, phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo sẽ cho những hiểu biết mới, sáng tạo. Ví dụ như, cùng nghe một thầy giáo giảng bài, nhưng khả năng lĩnh hội tri thức, hiểu biết của mỗi người rất khác nhau. Có người nghe hào hứng, chủ động, có người nghe hời hợt, ép buộc. Vì thế, sự hiểu biết của mỗi người có được sẽ khác nhau. Khả năng tư duy, phong cách giảng đổi mới, sáng tạo của người thầy cũng sẽ thúc đẩy khả năng tư duy của người học để hình thành những hiểu biết mới. 12. Kết cấu của ý thức Là hiện tượng tâm lý - xã hội, ý thức bao gồm nhiều thành tố có quan hệ với hữu cơ. Tuỳ theo cách tiếp cận, có thể phân chia kết cấu ý thức ở những góc độ khác nhau. 77
  4. a) Theo chiều ngang, có thể xem ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức (sự hiểu biết), niềm tin, tình cảm, ý chí. - Tri thức (sự hiểu biết) là yếu tố cơ bản, cốt lõi nhất của ý thức. Tri thức là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới khách quan. Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau (như: tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người...) và có nhiều cấp độ khác nhau (tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học...). Muốn cải tạo thế giới, con người phải có sự hiểu biết về thế giới, tức là phải có tri thức về đối tượng cải tạo. Bởi vậy, mọi hiện tượng của ý thức đều có nội dung tri thức ở những mức độ khác nhau. Quá trình hình thành và phát triển ý thức cũng chính là quá trình con người tìm kiếm, tích lũy tri thức về thế giới. Càng hiểu biết về sự vật thì ý thức về sự vật càng sâu sắc. - Niềm tin là trạng thái cảm xúc của chủ thể về những tri thức, hiểu biết thu nhận được trong quá trình phản ánh thế giới. Do khả năng nhận thức của chủ thể bị ngăn cản bởi nhiều yếu tố, như khả năng phản ánh, hiểu biết của chủ thể, sự bộc lộ các thuộc tính của đối tượng phản ánh... Nên mức độ 78
  5. của niềm tin của chủ thể vào hiểu biết của mình cũng rất khác nhau. Niềm tin là yếu tố không thể thiếu trong các nấc thang cảm xúc của con người. Con người tin vào tri thức, tin vào bản thân, tin vào xu hướng thay đổi... sẽ góp phần định hướng tốt cho hoạt động thực tiễn. Ví dụ như, khi nhân dân ta tin vào đường lối của Đảng, tin vào cách mạng, tin vào Bác Hồ thì phong trào cách mạng sẽ chuyển từ tự phát lên tự giác, đưa đến những hành động cách mạng đúng đắn, hiệu quả hơn. Sự tác động của thế giới bên ngoài đến con người không chỉ đem lại cho con người sự hiểu biết về thế giới, mà còn đem lại những tình cảm của họ về thế giới, về đối tượng phản ánh. - Tình cảm là một hình thái đặc biệt của phản ánh ý thức, nó là những cung bậc cảm xúc, thể hiện thái độ yêu quý, trân trọng, sẻ chia, tình yêu... của con người đối với thế giới xung quanh. Tri thức, niềm tin có biến thành tình cảm mãnh liệt thì tri thức mới có thể phát huy được sức mạnh và được chuyển hóa thành hiện thực, mới được vật chất hóa. Tình yêu cuộc sống của một cá nhân sẽ quyết định đến hiệu quả công việc và cuộc sống của họ. 79
  6. - Ý chí là mức độ cao trong ý thức của con người, thể hiện sự quyết tâm cao độ để hiện thực hóa những mục tiêu đã xác định từ những hiểu biết trước đó về đối tượng. Thông qua ý chí, con người có thể nhân lên sức mạnh vật chất to lớn, thậm chí là phi thường. Ví dụ như, ý chí quyết tâm “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm được hình thành khi nhân dân đã tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng, đi theo Đảng, từ đó biến thành tình cảm cách mạng, thành ý chí quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”... Các yếu tố của ý thức không tách rời nhau mà chúng thống nhất, hòa quyện vào nhau. Tri thức đúng thì sẽ góp phần tạo nên niềm tin, tình cảm, ý chí, và ý chí, tình cảm, niềm tin mãnh liệt sẽ vật chất hóa được tri thức, hiện thực hóa được tư tưởng. Có sự phân biệt nhất định giữa cấu trúc của thế giới quan với kết cấu của ý thức. Thế giới quan bao gồm: tri thức, niềm tin, lý tưởng. Ý thức bao gồm: tri thức, niềm tin, tình cảm, ý chí. Ý thức là nền tảng của thế giới quan. 80
  7. Ý thức nói về quá trình hình thành hiểu biết của con người thông qua phản ánh thế giới. Hiểu biết đó quy định các trạng thái xúc cảm của con người. Thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới. Thế giới quan là nấc thang cao hơn, thể hiện được vai trò của con người trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới. b) Theo chiều dọc, kết cấu ý thức bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức. Những yếu tố này cùng với những yếu tố khác quy định tính chất phong phú, phức tạp trong thế giới tinh thần của con người. - Tự ý thức Con người trong quá trình nhận thức thế giới, đồng thời cũng là quá trình tự nhận thức bản thân, tự nhận biết mình, tự tách mình, tự phân biệt mình với thế giới đó. Tự nhận thức bản thân mình, đó là tự ý thức. Tự ý thức là một thành tố quan trọng của ý thức. Tự ý thức là ý thức của con người về những hành vi, tình cảm, tư tưởng, động cơ, nhu cầu, lợi ích, về địa vị của mình trong xã hội. Thông qua phản ánh thế giới bên ngoài, con người tự ý thức về mình như một cá nhân đang tồn tại, đang hoạt động, có tư duy, có cảm giác, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội. 81
  8. Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân, mà còn là tự ý thức của một giai cấp, một tập đoàn xã hội, hay của cả một dân tộc về địa vị của mình trong hệ thống thế giới. Đối với mỗi người, trình độ tự ý thức là thước đo trình độ phát triển nhân cách, trình độ làm chủ bản thân. Nhờ có tự ý thức mà con người tự điều chỉnh được các hành vi và cả suy nghĩ của mình theo các quy tắc, chuẩn mực của xã hội đương thời và phấn đấu tự hoàn thiện mình trong quá trình phát triển xã hội. Đối với giai cấp công nhân, đó là khi giai cấp công nhân tự nhận thức được sứ mệnh của mình, tự mình trở thành dân tộc. Tự ý thức dân tộc để tạo ra sức “đề kháng”, chống nô dịch, đồng hóa, khẳng định ý chí tự lực, tự cường của dân tộc đó. - Tiềm thức là quá trình tâm lý tích cực, là những tri thức, những tình cảm nằm ở tầng sâu của trí não chủ thể, được định hình trong ý thức của chủ thể, tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng bổ sung cho quá trình tìm hiểu đối tượng của con người với tư cách là những cái đã có. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp nắm bắt chúng) nhưng gần như đã trở thành bản năng, 82
  9. thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể. Tiềm thức có vai trò quan trọng cả trong hoạt động tâm lý hằng ngày của con người và cả trong tư duy khoa học. - Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, là phản xạ tự nhiên, tức thời khi mà nguyên nhân của nó chưa được ý thức. Con người là một thực thể xã hội có ý thức, nhưng không phải mọi hoạt động, hành vi của con người đều được ý thức chỉ đạo, điều khiển. Trong đời sống của con người có không ít những hành vi do bản năng chi phối hoặc do những tác động được lặp lại nhiều lần trở thành thói quen tới mức chúng tự động xảy ra ngay cả khi không có sự chỉ đạo của lý trí. Những hoạt động, hành vi như vậy là những hành vi vô thức, do vô thức điều khiển. Vô thức điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người khi chưa có sự tranh luận nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí. Vô thức biểu hiện ra thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, trực giác... Tuy nhiên, vô thức không tách rời ý thức nói chung. Nó vẫn có quan hệ với các yếu tố khác của 83
  10. ý thức, vẫn có thể được lý trí điều chỉnh và trong hoạt động của con người, đối với những công việc hệ trọng bao giờ cũng đòi hỏi phải cân nhắc, tính toán. Vì vậy, hoạt động dưới sự điều khiển của trí tuệ bao giờ cũng là hoạt động mang tính đặc thù của con người. 13. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức; ý nghĩa phương pháp luận Theo thế giới quan triết học duy vật biện chứng, quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được thể hiện ở những nội dung sau: a) Vật chất quyết định ý thức - Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức. Vật chất có trước, tồn tại khách quan độc lập với ý thức, là nguồn gốc của ý thức. Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với vật chất. Ý thức tồn tại còn phụ thuộc vào dạng vật chất sống đặc biệt có tổ chức cao là bộ óc người. Óc người là cơ quan vật chất của ý thức. Do vậy, bộ óc có ảnh hưởng trực tiếp đến phản ánh có ý thức của con người. Ví dụ như, tâm lý sản xuất nhỏ được nảy sinh từ phương thức sản xuất manh mún, gắn với nền nông nghiệp cổ truyền, của công xã nông thôn dai dẳng. Trong nền sản xuất ấy, ai cũng chỉ biết đến 84
  11. mảnh ruộng, mảnh vườn của mình, không có tầm nhìn xa trông rộng, không có tính toán đại cục, chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt, chỉ lo vun vén lợi ích cá nhân. Lối sống bon chen, vị kỷ, tư hữu nhỏ đã làm cho tư duy, suy nghĩ của họ bị bó buộc bởi khuôn mẫu đó. Điều đó chỉ được thay đổi khi có sự thay đổi từ phương thức sản xuất. - Vật chất quyết định nội dung của ý thức. Vật chất như thế nào thì ý thức của con người sẽ phản ánh như thế ấy. Nghĩa là nội dung của ý thức phụ thuộc vào nội dung vật chất khách quan mà nó phản ánh. Ví dụ, vẫn là xã hội nông nghiệp cổ truyền với tâm lý sản xuất nhỏ, nhưng ở mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia, dân tộc lại mang những đặc trưng khác nhau. Tính đa dạng, phức tạp của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán cũng quy định những lề thói, chuẩn mực khác nhau. Do vậy, nội dung của ý thức phụ thuộc vào đối tượng mà nó phản ánh. - Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức. Vật chất thay đổi thì sớm muộn ý thức cũng biến đổi theo. Tuy nhiên, ý thức có tính độc lập tương đối nên sự biến đổi của ý thức có thể không diễn ra đồng thời với sự biến đổi của vật chất. 85
  12. Khi phương thức sản xuất manh mún của xã hội nông nghiệp cổ truyền không còn thì tâm lý sản xuất nhỏ sẽ dần mất đi. Tuy nhiên, tâm lý ấy không mất đi ngay cùng với sự thay đổi bởi các điều kiện kinh tế - xã hội đã thay đổi. Mức độ biến đổi của từng yếu tố trong đời sống tinh thần, tư tưởng theo đó cũng không giống nhau. Nhưng sớm hay muộn sự biến đổi đó sẽ được thực hiện. Vai trò của vật chất đối với ý thức trong đời sống xã hội được bộc lộ ở mối quan hệ giữa đời sống vật chất với các lĩnh vực tinh thần, tư tưởng nói chung. b) Ý thức tác động trở lại vật chất Ý thức tác động trở lại vật chất theo cả hướng tích cực và tiêu cực. - Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì có cơ sở tác dụng thúc đẩy, góp phần cải biến thế giới vật chất theo hướng tiến bộ. Thông qua sự hiểu biết khoa học, con người có nhận thức đúng đắn về thế giới xung quanh, hiểu đúng bản chất, xu thế vận động của thế giới, từ đó con người tìm ra phương thức tác động vào các đối tượng vật chất, nâng cao hiệu quả hoạt động của con người. Ví dụ, khi con người biết được các hiện tượng mưa, sấm, chớp, bão thì con người có thể dự báo 86
  13. được thời tiết để phòng, tránh bão, tránh được mất mát, rủi ro. Con người có thể chủ động ra khơi khai thác biển cả, đi vào lòng đất, lên mặt trăng và các hành tinh khác để chinh phục tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của con người. - Ý thức không phản ánh đúng hiện thực khách quan thì có thể suy giảm, hạn chế sức mạnh vật chất. Trong lịch sử loài người, những tư tưởng khoa học đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người, những tư tưởng phản khoa học, duy tâm, tôn giáo đã tạo ra những lực cản đối với sự phát triển của lịch sử. Tư tưởng bá quyền, đế quốc chủ nghĩa đã từng gây ra những cuộc chiến tranh tàn khốc làm hao tổn biết bao sức người, sức của. Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người. Bởi lẽ, ý thức tự bản thân nó không làm biến đổi được hiện thực. Thông qua việc nắm được quy luật vận động của thế giới vật chất, con người chuyển hóa thành niềm tin, tình cảm, ý chí và thông qua bàn tay mình để sử dụng những công cụ vật chất tác động làm cải biến các đối tượng vật chất khác. Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người; hình thành 87
  14. nên những mục tiêu, kế hoạch, ý chí, biện pháp cho hoạt động của họ; nó có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định. c) Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở lý luận của quan điểm khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điểm khách quan yêu cầu: - Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng quy luật khách quan, hành động theo quy luật khách quan, không được lấy ý muốn chủ quan thay cho điều kiện khách quan. - Ý thức có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy, phải thấy được vai trò tích cực của ý thức, tinh thần để sử dụng có hiệu quả các điều kiện vật chất hiện có. Nghĩa là, phải biết động viên tinh thần, phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của ý thức, tinh thần vượt khó vươn lên... Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải nâng cao trình độ tri thức, bồi dưỡng, rèn luyện tư duy trí tuệ, trình độ lý luận. 88
  15. - Chống chủ nghĩa khách quan - quan điểm tuyệt đối hóa điều kiện vật chất, ỷ lại, trông chờ vào điều kiện vật chất, không chịu cố gắng, tích cực, chủ động vượt khó, vươn lên. - Chống chủ nghĩa chủ quan - quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, của ý chí, cho rằng ý chí, ý thức nói chung có thể thay được điều kiện khách quan, quyết định điều kiện khách quan. 14. Thế giới quan duy vật biện chứng có quan niệm duy vật, khoa học về nguồn gốc loài người và bản chất của con người a) Về nguồn gốc loài người Theo thế giới quan duy vật biện chứng, con người là thực thể sinh vật - xã hội nên con người có nguồn gốc tự nhiên và xã hội. - Nguồn gốc tự nhiên của con người thể hiện ở chỗ, con người là kết quả tiến hóa lâu dài của chính thế giới tự nhiên. Bản thân con người được cấu tạo từ những yếu tố của tự nhiên, chính con người phải dựa vào các điều kiện tự nhiên mới sống được. Sự sống chết của con người phụ thuộc vào các quy luật sinh học của chính bản thân con người. Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”; con người là một bộ phận của tự nhiên; là kết quả của 89
  16. quá trình phát triển và tiến hóa lâu dài của chính môi trường tự nhiên. - Nguồn gốc xã hội hình thành con người là lao động và ngôn ngữ. Đó là hai yếu tố thúc đẩy quá trình vượn người chuyển biến thành người. Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, bởi thông qua lao động con người tạo ra sản phẩm nuôi sống mình và cải biến mình, tạo ra dáng đứng thẳng, thay đổi tập tính của loài vượn. Theo nghĩa đó, lao động đã sáng tạo ra bản thân con người. Thông qua lao động, con người luôn luôn phát hiện ra được những đặc tính mới mà từ trước tới nay chưa ai biết đến. Mặt khác, sự phát triển của lao động đã đưa đến kết quả tất yếu là thắt chặt thêm những mối liên hệ giữa các thành viên của xã hội, bằng cách tạo ra rất nhiều trường hợp để con người giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau, và làm cho con người ngày càng có ý thức rõ rệt hơn về lợi ích của sự hợp tác ấy đối với mỗi thành viên riêng rẽ. Tóm lại, những con người đang hình thành ấy đã phát triển đến mức là họ thấy cần thiết phải nói với nhau một cái gì đấy. Nhu cầu đó đã tự nó tạo ra cho nó một khí quan, tạo cơ sở cho sự ra đời ngôn ngữ. Như vậy, ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với 90
  17. lao động. Theo đó, trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người. Trong mối quan hệ giữa mặt sinh vật và mặt xã hội, mặt sinh vật là tiền đề tạo điều kiện cần cho sự tồn tại có tính người, thực tế hiện thực của con người vận động theo chiều hướng nào còn chịu sự quy định bởi các quan hệ xã hội. b) Về bản chất con người C.Mác viết: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”1. - Phương thức hình thành bản chất con người Thông qua vô vàn các quan hệ xã hội trong suốt đời sống của mình, bằng con đường giáo dục và tự giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã chắt lọc, thẩm thấu và cải biến các quan hệ xã hội theo nhu cầu của mình bằng những phương thức khác nhau. Đó là một quá trình tự giác, chủ động, tích cực của mỗi cá nhân trong xã hội. 1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, t.3, tr.11. 91
  18. Tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người, nên con người càng mở rộng quan hệ trong đời sống của mình thì con người càng có khả năng hoàn thiện bản chất, phát triển nhân cách và khẳng định được mình trong đời sống xã hội. Quan hệ có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự hình thành bản chất con người đó là quan hệ xã hội của con người trong sản xuất vật chất - quan hệ sản xuất. Mặt khác, các quan hệ xã hội không phải chỉ xét ở từng hình thái xã hội riêng biệt mà còn khái quát những quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng chế độ, thời đại riêng biệt, cũng như các quan hệ xã hội hiện tại và truyền thống. Bản chất con người là sự hòa quyện giữa cái phổ biến (cái chung của nhân loại), cái đặc thù (hình thái xã hội, giai cấp) và cái đơn chất (cá nhân từng con người). Do đó khi bàn đến bản chất chung của con người không thể gạt bỏ bản chất giai cấp, khi nói bản chất giai cấp của các lớp người không được quên bản chất chung của con người. Điều đó cũng nói lên rằng mặc dù có cùng điều kiện sống như nhau, trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội tương đối giống nhau thì bản chất 92
  19. xã hội của con người bên cạnh những cái chung sẽ có nhiều yếu tố riêng mang tính độc đáo, không giống nhau giữa các cá nhân trong xã hội, đó là nhân cách. Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, bản chất con người không phải là cái có sẵn, là thiên tính bẩm sinh của con người, bản chất đó là tổng hòa của những quan hệ xã hội được hình thành trong suốt đời sống của con người. Bản chất của con người được hình thành qua việc chắt lọc, thẩm thấu các quan hệ xã hội. Do vậy, nếu thay đổi quan hệ xã hội, thay đổi hoàn cảnh thì bản chất con người có thể thay đổi. - Đặc trưng bản chất con người Bản chất con người là tổng thể những đặc trưng về lối sống, phẩm giá, lương tri, đạo đức... được thể hiện thông qua nhân cách. Bản chất con người phù hợp với xu hướng tích cực, tiến bộ được xem là bản chất tốt. Ngược lại với xu hướng này được coi là bản chất xấu. Bản chất và thể hiện bản chất của con người có khác biệt nhất định. Bản chất là cái ẩn giấu bên trong, còn hành vi là sự biểu hiện bản chất ra bên ngoài, nên bản chất và biểu hiện bản chất nhiều khi lại mâu thuẫn nhau. 93
  20. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, quan hệ xã hội không áp bức, bóc lột, bất công sẽ tạo ra những con người mang bản chất tốt, thể hiện sự hài hòa, gắn bó chặt chẽ giữa cá nhân trong xã hội, con người có điều kiện để thể hiện đầy đủ những năng lực bản chất nhất của mình. Trong xã hội có áp bức, bóc lột, “xã hội mất nhân tính” sẽ tạo ra những con người phi nhân tính. Ở đó con người tranh giành, mâu thuẫn, đố kỵ, tư lợi, cản trở sự phát triển của nhau, kéo theo sự hạn chế của cả cá nhân và xã hội. Do vậy, để xây dựng một xã hội mà trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người thì phải cải tạo các quan hệ xã hội. 15. Bản chất của thế giới quan triết học duy vật biện chứng Một là, thế giới quan triết học duy vật biện chứng dựa trên những thành tựu của khoa học giải thích một cách khoa học về thế giới vật chất, về nguồn gốc loài người và của lịch sử, xã hội loài người. Mỗi lần có một phát minh mang ý nghĩa thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó. 94
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0