intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thể trạng kinh tế Việt Nam và kích cầu với tam nông

Chia sẻ: Sunflower Sunflower_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

142
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Khuyết tật lớn nhất của thế giới kinh tế mà chúng ta đang sống là sự thất bại của nó trong việc tạo ra đầy đủ việc làm và tình trạng phân phối thu nhập, của cải rất bất bình đẳng và tùy tiện". - John Maynard Keynes, Lý thuyết chung về việc làm, tiền lãi và giá cả (1935) Những tác động của cuộc đại suy thoái kinh tế xuất phát từ Mỹ đang dần dần lan tỏa ra khắp thế giới với mức tàn phá ở mỗi quốc gia một khác, mỗi ngành sản xuất, kinh doanh cũng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thể trạng kinh tế Việt Nam và kích cầu với tam nông

  1. Thể trạng kinh tế Việt Nam và kích cầu với tam nông Khí chất nông nghiệp vẫn còn hiện hữu rõ nét trong tỷ lệ thành phần dân số, trình độ dân trí và cả phong cách sống, lối tư duy, thiết nghĩ cần “bổ” nhiều hơn cho nông thôn, nông nghiệp và nông dân trong giải pháp kích cầu của Việt Nam. "Khuyết tật lớn nhất của thế giới kinh tế mà chúng ta đang sống là sự thất bại của nó trong việc tạo ra đầy đủ việc làm và tình trạng phân phối thu nhập, của cải rất bất bình đẳng và tùy tiện". - John Maynard Keynes, Lý thuyết chung về việc làm, tiền lãi và giá cả (1935) Những tác động của cuộc đại suy thoái kinh tế xuất phát từ Mỹ đang dần dần lan tỏa ra khắp thế giới với mức tàn phá ở mỗi quốc gia một khác, mỗi ngành sản xuất, kinh doanh cũng không giống nhau khiến c ho những người lạc quan nhất cũng phải dè dặt mà nhận định rằng: có lẽ ít nhất từ 2 đến 3 năm nữa cơn ác mộng này mới qua đi. Hiện tượng đang diễn ra không mới vì trước đây đã từng có những giai đoạn tương tự, chẳng hạn Ảnh: agro.gov.vn như đại suy thoái 1930-1939, khủng hoảng 1954-1960, đình trệ 1973-1975, 1981- 1982, 1990-1991 và khủng hoảng tài chính Á châu 1997. Đó là đặc điểm 1
  2. chung của tất cả các nền kinh tế thị trường do chịu sự chi phối của các chu kỳ kinh doanh. Kích cầu: "bổ" và "tả" Các biện pháp kích cầu dựa trên lý thuyết Tổng cầu (Aggregate Demand) của Keynes và những người kế tục ông đề ra cho đến nay vẫn được coi là một công cụ hữu hiệu để tìm hiểu và ứng phó với khủng hoảng kinh tế. Mỗi quốc gia tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình mà đưa ra những gói giải pháp kích cầu khác nhau và đều nhằm mục đích là ngăn chặn suy thoái, tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh để tạo tiền đề cho sự bùng nổ kinh tế tiếp theo. Có thể ví kích cầu như châm cứu trị bệnh, trước tiên thầy thuốc phải chẩn đoán đúng nguồn gốc căn bệnh rồi dựa trên thể trạng của bệnh nhân mà tác động vào các huyệt đạo nhằm khôi phục lại sinh lực và lưu thông khí huyết. Thầy thuốc giỏi là người biết đánh giá đúng thể trạng người bệnh và chọn đúng huyệt mà tiến hành châm "bổ" hay "tả" đúng liều lượng, đúng lúc (trong Đông y "bổ" là châm để thêm năng lượng còn "tả" là rút bớt năng lượng đi để cân bằng khí huyết). Cho đến nay nền kinh tế Việt Nam chưa thể được coi là nền kinh tế thị trường đầy đủ xét trên nhiều phương diện, do vậy khi thực hiện gói giải pháp kích cầu áp dụng cho nền kinh tế thị trường hoàn hảo (Perfect Market Economy) theo khái niệm của Keynes sẽ không tránh khỏi những ngộ nhận trong nhận thức và gượng ép khi hành động. Việc các Tổng công ty nhà nước (TCTNN) hăng hái "xin" được ưu tiên cấp các khoản tiền hỗ trợ trong khi hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài quốc doanh là nơi tạo ra nhiều việc làm và GDP hơn lại có ít cơ hội tiếp cận nguồn tài chính là một minh chứng cho tập quán "xin-cho" không mang tính thị trường. Nhận thức rõ điều này, Chính phủ (với vai trò là người thầy thuốc) sẽ phải có quyết sách phù hợp là "bổ" (tức là hỗ trợ tài chính kích cầu) với tỷ lệ đúng mức cho các TCTNN và "tả" (tức là yêu cầu các Tổng công ty này hạn chế đầu tư thậm chí phải rút vốn ra khỏi các lĩnh vực kinh doanh không chủ đạo của mình để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp vừa và nhỏ), đồng thời quan tâm tới việc châm "bổ" nhiều hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phân biệt trong hay ngoài quốc doanh. 2
  3. Thể trạng kinh tế Việt và kích cầu tam nông Thể trạng của chúng ta là một nền kinh tế đang tiến hành công nghiệp hóa, cái khí chất nông nghiệp vẫn còn hiện hữu rõ nét trong tỷ lệ thành phần dân số, trình độ dân trí và cả phong cách sống, lối tư duy. Hàng trăm ngàn công nhân làm việc trong các khu công nghiệp mới hôm qua còn là những nông dân và nếu nay mai chủ nhà máy gặp khó khăn phải cắt giảm việc làm thì có lẽ suy nghĩ phổ biến của họ cũng vẫn là: về quê thôi ! Ảnh: baohoinhap.vn Còn một điều bất cập đã nhiều lần được nhắc tới mà xã hội chưa giúp đỡ khắc phục được bao nhiêu đó là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thì tầng lớp bị thiệt thòi và ảnh hưởng nhiều nhất chính là nông dân. Trong hoàn cảnh như vậy, thiết nghĩ cần “bổ” nhiều hơn cho nông thôn, nông nghiệp và nông dân (Tam nông) vì đây vẫn là khu vực chiếm khoảng 80% dân số, tiêu thụ phần lớn hàng hóa, dịch vụ và là nơi cung cấp nhân lực chủ yếu cho các ngành kinh tế khác, trong khi đó cả một giai đoạn 10 năm 1997-2006 tỷ trọng chi tiêu công vào nông nghiệp chỉ chiếm có 10-15% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước. Đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp đã giảm từ 13,8% năm 2000 xuống 3
  4. 7,5% năm 2006, đầu tư trực tiếp nước ngoài hầu như không đáng kể (3-4%) (1). Việc châm” bổ” vào “huyệt “ tam nông cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất thiết phải tính đến đặc điểm của thể trạng nền kinh tế - xã hội hiện nay. Đó là trình độ quản lý yếu kém ở nhiều cấp chính quyền địa phương và ngành kinh tế, nạn tham nhũng, thiếu minh bạch và tốc độ giải ngân cũng như cách thức thực hiện chỉ thị từ cấp trên đưa xuống hết sức chậm chạp, không ít lần đã để lỡ cơ hội kinh doanh và làm mất ý nghĩa các chủ trương, quyết sách đúng đắn của Nhà nước. Do vậy, nhất thiết phải xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan công quyền, báo chí và các tổ chức nhân dân. Tiêu chí để được hưởng các khoản hỗ trợ kích cầu phải sớm đưa ra công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và việc xét duyệt cũng phải tiến hành với sự tham gia của đại diện các cơ quan nói trên. Mô hình làng mới của Hàn Quốc Nhân đây xin giới thiệu cùng bạn đọc mô hình Làng Mới (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc đã góp phần to lớn trong công cuộc phát triển và hiện đại hóa nông thôn trong nhiều năm qua. Nền tảng của Làng Mới là nông dân được tạo điều kiện phát huy dân chủ, tự cử người lãnh đạo, xây dựng tổ chức cộng đồng dân cư nông thôn tự quản của mình độc lập với hệ thống hành chính ở nông thôn. Tổ chức này tham gia quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý công trình công cộng, bảo tồn văn hóa, môi trường Ảnh: agro.gov.vn và xây dựng thói quen tương trợ, hợp tác cho nông dân. Đặc biệt khi nhà nước đầu 4
  5. tư về các địa phương thì tổ chức này đóng vai trò tham gia vạch kế hoạch, duyệt thiết kế, giám sát thi công và nghiệm thu công trình trên cơ sở công khai, minh bạch đối với cộng đồng cư dân địa phương.(1) Nếu vận hành tốt mô hình này thì nạn tham nhũng và “cường hào mới” ở nông thôn sẽ khó có đất tồn tại . Trước tình hình nóng lên toàn cầu và nước biển dâng cao Việt Nam sẽ phải đối mặt với lũ lụt và mất đất nghiêm trọng. Thiết nghĩ lúc này là thời điểm phù hợp để tiến hành xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở có quy mô lớn trong nông nghiệp nhằm củng cố hệ thống đê biển, chống ngập mặn vào đồng (điều mà Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã hằng ấp ủ học kinh nghiệm của Hà Lan mà chưa kịp triển khai!). Đồng thời tiếp tục tiến hành việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn, xử lý các dòng sông đã bị ô nhiễm nặng trong thời gian vừa qua (ví dụ như sông Thị Vải, sông Nhuệ v.v…) và các “làng ung thư” do môi trường bị nhiễm độc, phổ cập điện thoại và Internet cho các gia đình ở nông thôn và mở các khóa đào tạo nghề miễn phí nhằm mục tiêu cung cấp thông tin thị trường vật tư và nông sản, kỹ thuật nông nghiệp và kiến thức quản trị kinh doanh cho quảng đại quần chúng. Đây sẽ là một hoạt động kích cầu có quy mô rộng lớn, một cú hích trong nhận thức giúp tạo nên sự nâng cấp về chất cho sản xuất nông nghiệp trong những năm sắp tới. Thời kỳ khủng hoảng kinh tế bao giờ cũng chính là giai đoạn thai nghén những ý tưởng về hình thức kinh doanh cũng như sản phẩm mới hoàn thiện hơn. Ai biết làm như vậy chính là người đã biết biến “hung” thành “cát” và tìm thấy cơ hội trong muôn vàn nguy cơ. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0