Thị trường bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 3
download
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là khái quát những điểm mạnh – yếu trong thương mại bán lẻ hiện nay, trong mối quan hệ so sánh với yêu cầu, tác động của cuộc cách mạng 4.0. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để phát triển thương mại bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang và sẽ tác động mạnh vào Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thị trường bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 RETAIL MARKET IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF THE NETWORK INDUSTRY 4.0 PGS. TS. Đào Duy Huân Trường Đại học Tài chính- Marketing (UFM) ThS. Đào Duy Tùng Học viện Hoàng Gia Phát triển Thái Lan (NIDA) Email: ddhuan50@gmail.com Tóm tắt Theo thống kê của Bộ Công Thương, dự kiến, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 sẽ đạt khoảng 4.269 - 4.288 nghìn tỷ đồng, tăng 10 - 10,5% so với năm 2017. Những năm qua, các doanh nghiệp bán lẻ bước đầu đã áp dụng công nghệ mới vào: ứng dụng mua sắm trực tuyến; phần mềm bán hàng; ap dụng việc xây dựng các KPIs; tiếp thị điện tử (e-marketing); và thanh toán thông minh. Việc áp dụng công nghệ mới đã giúp các doanh nghiệp bán lẻ gia tăng đáng kể năng lực cạnh tranh trong kinh doanh, góp phần nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ bộc lộ hạn chế: cạnh tranh chưa cân bằng, chi phí mặt bằng cao, nguồn nhân lực chưa đủ kiến thức, kỹ năng quản trị chưa cao. Tất cả điều này cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam chưa thể tiếp cận được với cuộc cách mạng 4.0. Có 5 nhân tố sẽ làm thay đổi môi trường bán lẻ trong tương lai như: hệ thống phân phối, mua bán và sát nhập, sự phát triển cửa hàng tiện lợi, các đối thủ trong nước và nhân tố quan trọng nhất là môi trường trực tuyến và thương mại điện tử. Từ khóa: Thị trường bán lẻ, thương mại, doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị Abstract According to statistics of the Ministry of Industry and Trade, total retail market value of goods and services pocedured in 2018 will expecting reach around VND 4,269 to 4,288 trillion, an increase 10% to 10,5% over 2017. Over the past years, retail companies were applying technologies into including online shopping apps, sales tools, development KPIs, e-marketing and smart payment. As a result, it leads retail companies dramatically increase competitive advantage in business contributing to improve customers’ experiences in retail stores. However, the retail market revealteed limitations namely unbalance competition, cost to rent propoerty for a business, poor employee performance, management skills. All in all, Vietnam’s retail market has not reached 4th industrial revolution. There are five factors, that will change retail environment in the future namely distribution, M&A, development of convenience stores, domestic competitiors. Generally speaking, the most important factor is online environment, e-commerce. Keywords: commercial, retail market, retail companies, supermarket 1. Giới thiệu Hoạt động bán lẻ có vai trò điều tiết hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Nó điều tiết hàng hóa ở tất cả các vùng miền từ thành phố, nông thôn, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu. Hoạt động bán lẻ, đảm bảo cung cấp hàng hóa công bằng cho mọi người tiêu dùng trên khắp các vùng của cả nước. Do vậy, hoạt động bán lẻ cũng có vai trò góp phần vào việc giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực. Khi hoạt động bán lẻ phát triển tức là hàng hóa phong phú và với nhiều nhà phân phối cộng với sự cạnh tranh khốc liệt thì chắc chắn rằng người tiêu dùng sẽ nhận được hàng hóa, dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội trong việc sử dụng công nghệ số để phát triển bán lẻ ở Việt Nam trong tương lai. Bởi vì việc sử dụng công nghệ số để phát triển bán lẻ, sẽ chứng minh được điểm mạnh hơn hẳn so với bán lẻ truyền thống. Vấn đề đặt ra hiện nay và tương lai, 219
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 là ngành bán lẻ Việt Nam phải phát triển như thế nào để phù hợp với cách mạng 4.0; làm thế nào để giành lấy thị phần tại Việt Nam, không để tiếp tục mất đi thị phần khi mà các nhà bán lẻ thế giới đang ồ ạt vào Việt Nam. Với lý do trên, nghiên cứu được xác định: “lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là khái quát những điểm mạnh – yếu trong thương mại bán lẻ hiện nay, trong mối quan hệ so sánh với yêu cầu, tác động của cuộc cách mạng 4.0. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để phát triển thương mại bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang và sẽ tác động mạnh vào Việt Nam. 2. Tổng quan các nghiên cứu trước và các khoảng trống 2.1. Tổng quan các nghiên cứu trước Phạm Hữu Thìn (2008), đã đưa ra nhiều cách tiếp cận về thương mại bán lẻ như: tiếp cận góc độ kinh tế: bán lẻ là bán hàng hóa dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng làm thay đổi giá trị hàng hóa từ hàng sang tiền nhằm mục đích thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng và thực hiện hiệu quả trong quá trình bán hàng. Tiếp cận góc độ Khoa học kỹ thuật – Công nghệ: bán lẻ hàng hóa là một tổ hợp các hoạt động công nghệ, dịch vụ phức tạp được tính từ khi hàng hóa được nhập vào doanh nghiệp bán lẻ, hàng hóa được chuyển giao danh nghĩa cho người tiêu dùng cuối cùng, biến giá trị cá biệt của hàng hóa thành giá trị xã hội, biến giá trị sử dụng tiềm năng thành giá trị thực hiện của hàng hóa. Tiếp cận ở góc độ Marketing: hành vi bán lẻ là bộ phận kết thúc về cơ bản của quá trình Marketing, trong đó các chức năng của người bán thường là một cửa hàng, một cơ sở dịch vụ và người mua, người tiêu dùng chủ yếu được trao đổi hàng hóa và dịch vụ kinh tế nhằm mục đích cho người tiêu dùng trực tiếp của cá nhân, gia đình hoặc nhóm tổ chức xã hội. Theo tính chất, trình độ phát triển (hay chất lượng dịch vụ) của cơ sở bán lẻ, loại hình bán lẻ được chia ra: loại hình cơ sở bán lẻ truyền thống, bao gồm các loại hình: chợ bán lẻ; cửa hàng tạp hóa, thực phẩm truyền thống; cửa hàng chuyên doanh truyền thống. Loại hình cơ sở bán lẻ hiện đại, bao gồm: cửa hàng tiện lợi; siêu thị các loại (chia ra siêu thị tổng hợp, trong đó có đại siêu thị); siêu thị chuyên doanh (trong đó có siêu thị thực phẩm); cửa hàng chuyên doanh (hiện đại); cửa hàng bách hóa; cửa hàng bán giá rẻ… Các loại hình bán lẻ đều được phân loại thành 02 loại: bán lẻ qua cơ sở bán hàng, bán lẻ không qua cơ sở bán hàng. Loại hình bán lẻ qua cơ sở bán hàng là loại hình bán hàng có không gian và địa điểm cố định cần thiết để trưng bày và bán hàng, đồng thời khách hàng hoàn thành việc mua hàng chủ yếu ở địa điểm này. Đinh Văn Thành (2011), đã đánh giá tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 và đề xuất một số nội dung chủ yếu cho xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại của Việt Nam thời kỳ 2011- 2020. Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân (2012) đã đưa ra những vấn đề cơ bản về thương mại gồm: khái niệm, hệ thống thương mại trong nền kinh tế quốc dân; đặc tính, vai trò của thương mại quốc gia; quy trình xây dựng chiến lược thương mại nói chung và bán lẻ nói riêng. Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân (2012) đã đưa ra những vấn đề cơ bản về thương mại gồm: khái niệm, hệ thống thương mại trong nền kinh tế quốc dân; đặc tính, vai trò của thương mại quốc gia; quy trình xây dựng chiến lược thương mại nói chung và bán lẻ nói riêng. Nguyễn Xuân Thủy (2016) đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử cũng như phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ. Làm nổi bật đặc điểm, vai trò, lợi ích và thế mạnh của thương mại điện tử đối với quá trình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ miền Trung. Chỉ rõ tiềm năng, thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, việc phát triển thương mại điện tử được coi là giải pháp đột phá trong khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh đó; phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp thương mại. Từ đó, nêu lên những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, những nguyên nhân và các vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong phát triển thương mại điện tử. Vận dụng mô hình lý thuyết 220
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 TOE (Technology - Organization - Environment) vào việc đi sâu nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp miền Trung. Võ Thy Trang (2016), đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiên cứu đo lường thương mại nội ngành và xác định các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản. Luận án đã phân tách thành thương mại nội ngành đối với hàng nông sản theo chiều ngang và chiều dọc giữa Việt Nam và APEC và các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành theo cả chiều ngang và chiều dọc đến năm 2020. Vũ Thị Lộc (2018), hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận về chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm với những nội dung như: khái niệm, đặc điểm và vai trò của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm; nội dung của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm; nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm. Về thực tiễn, xác định cơ sở thực tiễn cho xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bao gồm: đánh giá đúng thực trạng phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 10 năm gần đây (2006 - 2015), đặc biệt là xác định những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với xây dựng xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng. Đề xuất nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030, bao gồm: quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp chiến lược phát triển thương mại của vùng đến năm 2030 nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại của vùng trên cơ sở định hướng phát triển và khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế so sánh trong phát triển thương mại của vùng, từ đó tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu phát triển, đóng góp vào sự phát triển của thương mại cả nước và các vùng kinh tế lân cận 2.2. Khoảng trống khoa học cần tiếp tục được nghiên cứu Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến thương mại nói chung và thương mại bán lẻ nói riêng. Nhưng hầu hết các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu về chiến lược phát triển thương mại của cả nước, của vùng. Chưa có công trình nào nghiên cứu một các hệ thống về lĩnh vực bán lẻ trong bối cảnh cuộc các mạng 4.0. Tuy vậy, các nghiên cứu trên sẽ là nguồn tài liệu quan trọng để học hỏi và ứng dụng; thực hiện nghiên cứu này. Bên cạnh việc tiếp tục kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu khoa học trước, khoảng trống lý luận cần tiếp tục nghiên cứu trong chủ đề này như sau: lý luận về phát triển thương mại bán lẻ trong bối cảnh cách mạng 4.0 ở Việt Nam, bao gồm: khái niệm, đặc điểm và vai trò của thương mại bán lẻ; nội dung của thương mại bán lẻ trong cuộc cách mạng 4.0; nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại bán lẻ trong cách mạng 4.0. Khoảng trống thực tiễn: xác định cơ sở thực tiễn cho xây dựng phát triển thương mại bán lẻ trong cách mạng 4.0. Đánh giá đúng thực trạng phát triển thương mại bán lẻ những năm qua; xác định được những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với phát triển thương mại bán lẻ cả nước. Đề xuất nội dung chủ yếu của phát triển thương mại bán lẻ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. 3. Phương pháp sử dụng để thực hiện chủ đề nghiên cứu Bài viết thực hiện thông qua phương pháp phân tích định tính, để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại bán lẻ từ năm 2016 đến năm 2017. Đồng thời, phương pháp này cũng được sử dụng trong nghiên cứu, dự báo bối cảnh cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến xây dựng mục tiêu và chiến lược phát triển thương mại bán lẽ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Phương pháp so sánh được sử dụng để nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về phát triển thương mại bán lẻ; nghiên cứu và dự báo bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến sự phát triển thương mại bán lẻ ở Việt Nam. Phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích kinh tế được sử dụng để: tổng hợp và thống kê các số liệu về thương mại bán lẻ Việt Nam, tổng hợp và phân tích bối cảnh cách mạng 4.0 có ảnh hưởng đến xây dựng và thực thi chiến lược phát triển thương mại bán lẻ. 221
- Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư ương mại và phân phối” lần n 1 năm 20188 Phươnng pháp thảo luận nhóm m chuyên sâu s gồm 05 giảng viênn của trườngg đại học Tài T chính – Maarketing gồồm 03 giảngg viên khoaa thương mại, 02 giảng g viên khoaa quản trị kkinh doanh. Nội dung thảảo luận gồm m 02 vấn đềề lớn: thứ nhhất đánh giáá những điểểm mạnh vàà điểm yếu, nguyên nhân yếu của thư ương mại báán lẻ ở Việtt Nam nhữnng năm qua; thứ 2, giải pháp để phhát triển thưương mại bán lẻ ở Việt Naam trong cuuộc cách mạạng công nghhiệp 4.0. 4. Kết quả nghiên n cứu u đạt được 4.1 1. Đánh giáá được nhữn ng điểm mạạnh của lĩnh vực bán lẻ l ở Việt Naam những n năm qua Theo thống t kê củủa Bộ Công Thương, giiai đoạn 201 11- 2017, m mức tăng bìnnh quân củaa tổng mức bán n lẻ hàng hóa và doanhh thu dịch vvụ tiêu dùng g là 10%/năăm, đạt 3.5668,1 nghìn ttỷ đồng vào năm 2016 và đạt 3.234,22 nghìn tỷ đđồng vào năăm 2017. Dự ự kiến, tổng g mức bán llẻ hàng hóaa và doanh thu dịch vụ tiêêu dùng nămm 2018 sẽ đạạt khoảng 4.269 - 4.2888 nghìn tỷ đồng, đ tăng 1 0 - 10,5% sso với năm 2017. 2 Tính đến đ hết năm m 2017, cả nước có 8.5539 chợ, troong đó gầnn 75% là chhợ nông thôn. Hiện cả nư ước có 957 siêu s thị tại 662 tỉnh, thànnh phố (Hà Giang là tỉn nh chưa có ssiêu thị) và 189 trung tâm thương mạại tại 51 tỉnhh, thành phốố. Tổng hợp h của Forrbes Việt Naam cho thấy y doanh thu u bán lẻ Việtt Nam chưaa có năm nào o sụt giảm, từ 1990 đến nay n mặc dù ttốc độ tăng trưởng có xu x hướng ổnn định hơn ttừ 2010 trở lại đây. Ngànhh bán lẻ ở kkhu vực thàành thị tron ng năm vừaa qua vẫn đ ang là độngg lực cho sự thay đổi y. Mức sốnng tăng cùnng với sự m này mở rộng củaa tầng lớp trrung lưu vàà lối sống tthành thị đư ược cho là ng guyên nhân chính c khiếnn bán lẻ trở tthành một lĩĩnh vực tiềm m năng. Biểu đồ 1: Doanh thuu bán lẻ Việt Nam 1991 - 2017 (Forbees Việt Nam ttổng hợp từ T Tổng cục thố ống kê) Hàng loạt các thư ương hiệu thhời trang qu uốc tế đã đổ đ bộ vào V Việt Nam, đđón đầu xu hướng h tiêu dù ùng của tầngg lớp trung lưu tại đây.. H&M, Zarra, Seven Eleven, E Uniqqlo… đang dần kéo về Việt Nam và tọa lạc ở cáác trung tâm m thương mạại lớn. Vingrooup cũng đãã kịp mở trêên 1.000 cửa hàng tiện lợi Vinmarrt+, len lỏi vvào từng kh hu phố, con ng gõ ở các thànnh phố lớn, đang thay đđổi thói queen mua hàng g thiết yếu ccủa người dâân. Thế giiới di động, doanh nghhiệp dẫn đầuu trong lĩnh vực bán lẻ vừa thâu tóóm đối thủ bán b lẻ điện mááy Trần Anhh trong mộtt thương vụ trị giá trên 800 tỉ đồng g, và lấn sânn sang dượcc phẩm với vụ mua lại nh hà thuốc Phúúc An Khanng đổi tên thhành AnKhaang.com. 222
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Chính sách phát triển thị trường nội địa cân đối với đầu tư nước ngoài. Khuyến khích phát triển thị trường nội địa là mảng phân phối nội địa. Hiện nay, các mạng phân phối đang thay các chợ truyền thống, mặc dù mới chiếm 25% thị phần thương mại nội địa, nhưng xu hướng này nó sẽ phát triển rất nhanh và nó sẽ tác động mạnh tới sản xuất, bởi vì các hệ thống phân phối, mạng phân phối sẽ là nơi đặt hàng cho sản xuất. Theo khảo sát hàng năm về chỉ số GRDI này của A.T. Kearney, năm 2017, Việt Nam chỉ đứng sau các thị trường lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE). Việt Nam đã vượt các thị trường đông dân như Indonesia (vị trí trứ 8), hay các nước có thị trường bán lẻ tốt trong những năm qua như Thái Lan (thứ 30), Philippines (vị trí 18), Kazakhstan (thứ 16), Saudi Arabia (thứ 11). Thị trường bán lẻ ở Việt Nam cũng đang hấp dẫn trở lại đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì năm 2008,Việt Nam đã từng đứng đầu danh sách sự hấp dẫn thị trường bán lẽ đối với nhà đầu tư; năm 2009 xếp vị trí thứ 6; năm 2010 xếp thứ 14 và năm 2011, xếp thứ 23; năm 2012, tuột khỏi danh sách 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Năm 2017 và 6 tháng năm 2018, do môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn, nên Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng và tăng bậc về chỉ số hấp dẫn của thị trường bán lẽ đối với các nhà bán lẻ nước ngoài. Cụ thể, theo A.T. Kearney, Chính phủ đã cho phép 100% quyền sở hữu của các nhà bán lẻ nước ngoài từ năm 2015 (thực tế là từ ngày 1-1-2009 Việt Nam đã cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ) và chính sách ưu đãi tiếp tục thu hút họ. Thương mại điện tử trong nước cũng đóng góp đáng kể, với doanh số bán hàng dự kiến sẽ tăng 22%, chiếm 1,2% tổng số bán lẻ vào cuối năm 2017. Giảm giá trực tuyến và các chương trình khuyến mãi đang thúc đẩy doanh số bán hàng. Theo AT Kearney, mô hình cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhỏ (mini-marts) là phân khúc phát triển nhanh nhất. Circle K và FamilyMart đã bước vào thị trường trong năm 2009 và đang mở rộng mạnh mẽ. FamilyMart dự kiến sẽ có hơn 800 cửa hàng vào năm 2020. 7-Eleven dự định mở cửa hàng đầu tiên của Việt Nam vào năm 2018 theo hợp đồng nhượng quyền với Seven System Vietnam, với mục tiêu mở 1.000 cửa hàng trong 10 năm tới. Theo dữ liệu của Bộ Công thương, năm 2017, Lotte Mart có 13 cửa hàng bán lẽ tại Việt Nam, dự kiến sẽ mở 60 cửa hàng bán lẽ vào năm 2020. Emart, nhà bán lẻ hàng đầu của xứ kim chi cũng đã đưa vào hoạt động một trung tâm mua sắm trị giá 60 triệu đô la Mỹ tại TPHCM hay Takashimaya (Nhật) đã mở một trung tâm mua sắm đầu tiên ở Việt Nam, rộng 15.000 mét vuông tại khu trung tâm TPHCM... Bên cạnh đó, những nhà bán lẻ hiện hữu đang mở rộng chuỗi kinh doanh như Aeon, Auchan, Central Group,... Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn được nhà đầu tư nước ngoài, đánh giá còn rất nhiều tiềm năng vì kênh phân phối bán lẻ hiện đại mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ và phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Chính vì thế, có thể nói thị phần bán lẻ hiện đại Việt Nam còn nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư bán lẽ. 4.2. Những hạn chế, điểm yếu của lĩnh vực bán lẻ Các doanh nghiệp bán lẻ nội đang phải cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Metro, Big C, Lotte, Parkson... Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, lôi kéo nhân sự cao cấp, quảng cáo sai sự thật... để triệt hạ đối thủ 223
- Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư ương mại và phân phối” lần n 1 năm 20188 Biểu đồồ 2: Các tỷ lệệ về hình thứ ức cạnh tran nh không làn nh tại trườngg bán lẽ Việtt Nam năm 2017 2 Nguồnn: Quang Miinh research and consultaant Chi phhí mở cửa hhàng mới ttại Việt Namm luôn đượ ợc đánh giáá là rất cao so với khả ả năng của doanh nghiệp và cũng nhhư các khu vvực khác. Chi C phí thuê địa điểm, nnội thất tranng trí cũng được đ xếp ở mứức cao. Biểu đồ 3: Các tỷ lệ về chi phí mở m cửa hàng mới tại Việtt Nam, năm 2017 1: rất thấấp; 5: rất caoo – Theo báoo cáo Bán lẻ hiện đại tại Việt Nam củaa Maruyamaa và Lê Việt Trung T Nguồn: M Maruyama vvà Lê Việt Tru ung, Báo cáo o Bán lẻ hiệnn đại tại Việtt Nam Theo thống t kê, cáác doanh ngghiệp bán lẻẻ chủ yếu đào đ tạo kỹ nnăng chung,, chưa đào tạo t chuyên sâu u phù hợp với v đặc thù ccủa từng loạại hình bán lẻ. 224
- Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư ương mại và phân phối” lần n 1 năm 20188 Biểu đđồ 4: Các kỹ năng về lĩnh h vực bán lẽẽ năm 2017 Nguồn: M Maruyama vvà Lê Việt Tru ung, Báo cáoo Bán lẻ hiệnn đại tại Việtt Nam Nhân viên v chưa lààm quen vớ ới hệ thống trao đổi dữ liệu cao cấấp mà chủ yyếu là điện thoại t và hệ thố ống máy tínnh phổ thôngg. Biểu đồồ 5: Các hệ th thống trao đổ ổi dữ liệu về thị trường bbán lẽ năm 22017 Nguồnn: Quang Minh research and consultaant 1: Rất ít;; 5: Rất nhiềuu – Theo báoo cáo Bán lẻ hiện đại tại Việt Nam củaa Maruyamaa và Lê Việt Trung T Nhân sự phục vụ cho ngành bán lẻ chủ yếu vẫn là nhân viên ttiếp thị, bánn hàng. Nhữ ững cán bộ cao o cấp xây dự ựng kế hoạcch và chiến lược phát triển cho côn ng ty vẫn còòn rất thiếu.. 225
- Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư ương mại và phân phối” lần n 1 năm 20188 Biểu đđồ 6: Hiện trrạng Nhân sự phục vụ ch ho ngành báán lẻ năm 20017 Mức M độ đáng giá: 1: Dồi ddào; 5: Rất tthiếu – Theo báo cáo Bán n lẻ hiện đại tại Việt Nam m của Maruya ama và Lê Việt V Trung Ngoài những hạnn chế kể trênn, doanh ng ghiệp bán lẻẻ Việt Nam m còn vướngg phải nhiều u khó khăn về chính sáchh, khung pháp lý và tầm m nhìn còn hạn chế, ch hưa kịp thícch ứng với thị trường cạnh trạnh hiệện đại. Do đó đ các doannh nghiệp bbán lẻ đang co cụm lạii, bán bớt ccổ phần hoặặc rút bớt nh hững điểm kh hông hiệu quuả, xây dựngg lại thươngg hiệu. Ngoài ra, các doaanh nghiệp bán lẽ nướcc ngoài đan ng gia tăng lliên doanh liên kết để thâm nhập và thâu tóm thhị trường V Việt Nam. Đ Điển hình làà hàng loạt doanh d nghiệệp bán lẻ củủa Hàn Quốốc và Nhật Bảản thông qua hình thức liên doanhh, liên kết đãã mua từ 20 0-40% cổ phhần của mộtt số doanh nghiệp n bán lẻ hàng đầu của c Việt Naam như Nguuyễn Kim và v Trần Anh h, Fivimart hay Citimaart. Các doaanh nghiệp bánn lẽ Việt Nam, N phải cạạnh tranh khhốc liệt vớii các đối thủ ủ nước ngooài đang và sẽ vào kinh h doanh tại Viiệt Nam. Viện kinh tế và pphát triển T Thành phố Hồ H Chí Minh h đã tiến hàành khảo sátt 1000 DN bán lẽ trên địaa bàn, thì cóó hơn 70% doanh nghhiệp bán lẻ còn thờ ơ với các Hiệệp định thư ương mại tự ự do thế hệ mớới, ít quan tâm tìm hiểuu đến các chhính sách pháp luật để phản biện, góp ý cho chính phủ và v cơ quan soạạn thảo.... Điều Đ này dẫẫn đến các ddoanh nghiệệp thiếu thôn ng tin hội nnhập, thị trư ường và khó ó định hình chiến lược hư ướng đi mới cho mình Thị trư ường bán lẽẽ Việt Namm, gặp khó không k chỉ xuất x phát từ ừ các nhà kkinh doanh bán lẻ còn nh hiều yếu kémm, việc phânn phối các sản phẩm nội n địa - sản n xuất trongg nước gặp khó còn doo chính các nh hà sản xuất trong t nước chưa ý thứcc được tầm quan trọng g của hệ thốống phân phhối, chưa qu uan tâm tới vấn n đề marketting, xây dự ựng thương hiệu để tạo ra lợi thế cạạnh tranh 5. Các nhân n tố tố ảnh hưởng đến n sự phát trriển thị trư ường bán lẻẻ Việt Nam m trong bối cảnh cuộc cách mạn ng công nghhiệp 4.0 Thứ nhhất, Việt Naam là quốc ggia đông dân n số với gần n 100 triệu nngười, trongg đó gần 70% % ở độ tuổi lao o động, 34%% sinh sốngg ở đô thị vvà GDP kho oảng 2.385 USD/người U năm 2018 (tăng 10% mỗi năm). Chhính nhờ tỉ lệ l người trẻẻ cao đã tác động mạnh h mẽ đến xu u hướng pháát triển của ngành bán lẻ, giúp thị trư ường bán lẻ Việt Nam đđược đánh giiá là một tro ong những th hị trường cóó sức hấp dầần vô cùng lớn. 226
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Thứ hai, Sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, điện thoại di động, tivi thông minh và truyền hình cáp ở Việt Nam đã góp phần thay đổi diện mạo của ngành bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ. Theo ông Philippe Courbois – Giám đốc dịch vụ Khách hàng và Đổi Savills (2018) cho rằng, bên cạnh sự chuyển mình của mô hình bán lẻ truyền thống, những đầu tư về công nghệ như ứng dụng (app), điện thoại thông minh, thương mại điện tử, việc mua bán hàng hóa trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Sự kết hợp gần đây của nhiều nhà bán lẻ truyền thống và các sàn thương mại điện tử cũng là một câu trả lời cho việc thích ứng, thay đổi nhằm hướng đến một mô hình bán lẻ phù hợp với thời đại và người tiêu dùng. Mạng Internet là chất keo nổi bật kết nối doanh nghiệp, thị trường với người tiêu dùng. Có rất nhiều doanh nghiệp bán hàng thông qua cửa hàng đã vận hành song song hai mô hình bán hàng trực tuyến (online) và trực tiếp (offline) một cách linh hoạt. Bên cạnh đó, công nghệ cũng đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến lĩnh vực bán lẻ. Kết quả nghiên cứu của công ty Nielsen vừa công bố cho thấy, môi trường kinh doanh trực tuyến và thương mại điện tử là những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thay đổi của môi trường bán lẻ. Và 50% lãnh đạo doanh nghiệp cũng tin rằng thương mại điện tử sẽ đóng góp 30% hoặc có thể cao hơn nữa vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp Việt Nam; hơn 32% lãnh đạo nghĩ rằng thương mại điện tử sẽ mang lại cho họ hơn 20% trong tổng doanh thu của hoạt động kinh doanh trong 5 năm tới. Thứ ba, là sự tác động lớn của mạng xã hội facebook đến thị trường bán lẻ Việt Nam. Facebook mới đây đã đưa ra một số thống kê về thói quen và hành vi sử dụng Facebook của người Việt. Thống kê cho thấy tại Việt Nam, mỗi tháng có tới 30 triệu người dùng Facebook, trong đó có 27 triệu người sử dụng các thiết bị di động để truy cập. 5 giờ là thời gian trung bình một người dùng Facebook Việt Nam dành ra mỗi ngày để lang thang trên mạng xã hội, gấp đôi thời gian được dành ra mỗi ngày để xem tivi. Facebook cho biết những con số này cao hơn 13% so với mức độ sử dụng Facebook trung bình của thế giới. Ngành bán lẻ Việt Nam không thể tách rời các ứng dụng khoa học kỹ thuật đang nổi lên như internet vạn vật, thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, robot, máy bay và xe không người lái… Những công nghệ mới được giới thiệu tại APRCE 18 chắc chắn cũng sẽ được triển khai trong tương lai ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam như: công nghệ gương ảo, công nghệ facial recognition – công nghệ nhận dạng khuôn mặt khách hàng, sau đó phân tích thói quen của khách hàng khi họ bước vào một siêu thị… Giao hàng cực nhanh là một nhu cầu của người mua. Kết quả khảo sát trực tuyến 500 sinh viên đang học từ năm thứ 2 đến năm thư 4 của khoa thương mại trường đại học Tài chính – Marketing về thời gian giao hàng. Kết quả cho thấy có tới hơn 90% muốn được giao hàng trong vòng một ngày. Điều này phù hợp với khảo sát Amazon và họ có chiến lược đơn hàng được giao cho người mua chỉ vẻn vẹn 2 giờ và cho biết về việc giao hàng bằng vật thể bay không người lái chỉ trong vòng 30 phút. Robot cũng sẽ được sử dụng cho ngành bán lẽ trong tương lai của ngành bán lẻ. Các robot sẽ có nhiệm vụ phân loại đơn hàng và thực tế ở Mỹ cho thấy, chúng làm việc hiệu quả hơn sức người tới 70%. Bên cạnh đó, các robot hoặc thiết bị bay không người lái còn vận chuyển sản phẩm tới tay người tiêu dùng theo đúng lộ trình và thời gian đã định. Do sự tác động của cuộc cách mạng 4.0, vì vậy tương lai gồn ngành bán lẽ trên thế giới và ở Việt Nam sẽ có loại Robot có thể nói được nhiều thứ tiếng và có thể hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, sử dụng Robot để vận chuyển sản phẩm hàng hóa, sử dụng Robot làm bảo vệ Nghiên cứu của công ty Nielsen cũng chỉ ra rằng trong 5 nhân tố sẽ làm thay đổi môi trường bán lẻ trong tương lai thì nhân tố quan trọng nhất là môi trường trực tuyến và thương mại điện tử. 227
- Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư ương mại và phân phối” lần n 1 năm 20188 TOP 5 NHÂN T TỐ SẼ LÀM L THAAY ĐỔI MÔI TRƯỜỜNG BÁ ÁN LẺ TRRONG TƯƠNG T LAI 70% 60% 50% 40% 63% 30% 522% 50% 48% 20% 25% 10% 0% MÔI TRƯỜNNG HỆ THỐNG SỰ HỢ ỢP NHẤT SỰ PPHÁT TRIỂN CÁC ĐỐI THỦ TRỰC TUYẾẾN HỐI PHÂN PH CỦA SỨ ỨC MẠNH CỦA A CÁC CỬA NỘI ĐỊA VÀ THƯƠN NG BÁ ÁN LẺ HÀN NG NHỎ VÀ MẠI ĐIỆN T TỬ CỬAA HÀNG TIỆN LỢI Biểu đồ 77: Năm nhân n tố sẽ làm thay t đổi môi trường bán lẻ trong tươ ơng lai Nguồồn: Nghiên cứu c của côn ng ty Nielseen Thứ tưư, là Thị trư ường bán lẻẻ trong nướớc đón nhận n nhiều luồnng đầu tư m mới từ nướcc ngoài khi Viiệt Nam choo phép thànhh lập các côông ty bán lẻl 100% vốn đầu tư nư ước ngoài. N Những cam kết về mở cử ửa thị trườngg dịch vụ, đđầu tư, phânn phối đượcc quy định trong các qquy định củủa AEC. Bên cạnh đó, việệc Việt Nam m đã và đanng tham gia một loại cáác FTA song g phương vvà đa phươnng cũng là một m cú hích lớnn thu hút cáác nhà đầu tư ư nước ngoàài rót vốn vào thị trườn ng bán lẻ Viiệt Nam. Thứ năm, là muaa bán và sápp nhập các doanh d nghiệệp bán lẻ. T Thị trường bbán lẻ Việt Nam hiện đanng sôi độngg bởi các thư ương vụ muua bán, sáp nhập (M&A A) lớn thu hhút các nhàà đầu tư tron ng nước và nưước ngoài. Hiện H các kênnh bán lẻ hhiện đại của Việt Nam chỉ chiếm 225% thị phầần, thấp hơn n các nước tro ong khu vựcc như Philippines với 33%, Thái Laan với 34%, Trung Quốốc với 51%, Malaysia với v 60% và Sinngapore lênn đến 90%. Dự kiến đếến năm 2020 0, Việt Nam m sẽ nâng tỉỉ lệ kênh báán lẻ hiện đại lên mức 45%. Vì vậy, thị trường bbán lẻ Việt NNam chính là “mảnh đấất màu mỡ”” để đầu tư. 6. Giải pháp phát triển thị trườn ng bán lẻ Việt Nam tro ong bối cản nh cuộc cácch mạng 4.0 0 Một. Dịch vụ báán lẻ trong cách mạng g công nghiiệp 4.0 cũnng cần đượcc phát triển n một cách thô ông minh với v hỗ trợ củủa công ngghệ số. Ví dụ, d điển hình h như trướcc đây, dù trrời mưa hayy nắng, thì ph hải đi mua sắm. Còn hiệện nay và tưương lai việệc mua sắm m được thực hiện một ccách dễ dàng g và nhanh chóng thông qua q các webbsite, facebbook, zalo. Tuy T chưa có ó thống kê đầy đủ về ttác động củủa mạng xã hội đối với nggành bán lẻ nhưng khôông thể phủ nhận được mức lan tỏỏa, độ ảnh hhưởng của chúng, nhất là trong tươngg lai. Hai. Đối Đ với các ddoanh nghiệệp bán lẻ, đây đ cũng là một m cơ hội để có thể trruyền thôngg, quảng bá nh hững thông tin t lên mạnng, lên webssite. Đưa nhhững sản ph hẩm, dịch vụụ chuẩn từ chất lượng đến giá cả đến n khách hànng. Mặt kháác thông quua đó để tiếp nhận nhữ ững thông tiin về sự chư ưa hài lòng của khách hàn ng ở mỗi khhâu, mỗi dịcch vụ khác nnhau. Ba. Nggoài sự hỗ ttrợ của Nhàà nước đảm m bảo công bằng, b minh bạch trong kinh doanh h, bản thân mỗỗi doanh ngghiệp bán lẻẻ cũng phải cố gắng vưươn lên, khắắc phục hiệuu quả các điiểm yếu về chiến lược kin nh doanh, về v vốn, côngg nghệ, quảản trị doanh nghiệp, ngguồn nhân lự ực, thiếu tínnh liên kết trong t mua, bán n hàng hóa.. Sự phát triiển nhanh chhóng về côn ng nghệ số, thương mạii điện tử, xuu thế tiêu dù ùng mới và hìn nh thức muaa sắm trực ttuyến… sẽ tác động trực tiếp đến n ngành bánn lẻ Việt Naam trong th hời gian tới 228
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 như: giải pháp bán lẻ online trong thời gian thực; thách thức từ Me age ; đầu tư, tư vấn tiêu dùng cho cộng đồng và hỗ trợ khách hàng; mô hình mua hàng không cần thanh toán tại chỗ… Bốn. Các doanh nghiệp bán lẻ, Phát triển nhanh hơn thương mại điện tử, để tiến tới đạt mục tiêu chi phối phần lớn thị trường bán lẻ Việt Nam. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử, tốc độ của loại hình bán lẻ này có thể đạt 30-50%/năm và dự báo đến năm 2020 doanh thu của thương mại điện tử sẽ đạt mốc 10 tỷ USD. Việc phổ cập internet, kỹ thuật số và công nghệ di động đã tạo điều kiện để thương mại điện tử cất cánh, tạo cơ hội tốt hơn cho sự phát triển ngành dịch vụ bán lẻ trong tương lai. Các doanh nghiệp bán lẻ, cần có chiến lược trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật đang nổi lên như internet vạn vật, thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, robot, máy bay và xe không người lái, công nghệ gương ảo, công nghệ facial recognition – công nghệ nhận dạng khuôn mặt khách hàng, sau đó phân tích thói quen của khách hàng khi họ bước vào một siêu thị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh… Năm. Các doanh nghiệp bán lẻ tiếp tục nâng cao giá trị chất lượng dịch vụ tổng thể cho khác hàng, thay vì giảm giá như trước. Sự thay đổi mang tính chiến lược này hoàn toàn hợp với xu thế hiện nay, khi mà nhu cầu về việc được phục vụ của khách hàng càng ngày càng phát triển. Các trung tâm chăm sóc khách hàng, tổng đài điện thoại chăm sóc khách hàng phải được đầu tư một cách chuyên nghiệp, chế độ hậu mãi và bảo hành dài hạn/tại nhà cũng được áp dụng triệt để. Bằng những cuộc trao đổi qua điện thoại ngắn gọn, chuyên nghiệp cũng như giải đáp được đúng thắc mắc, hỗ trợ bảo hành kĩ thuật chính xác hoặc đơn giản hơn như gọi điện mời dự tiệc tri ân, chúc mừng sinh nhật những khách mua hàng. Sáu. Các chương trình chăm sóc khách hàng và thẻ quà tặng cũng được áp dụng đa dạng, như một hình thức thu hút khách hàng. Thay vì tung ra loại thẻ chỉ sử dụng hạn chế, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ giới thiệu các loại thẻ, cho phép khách hàng tiêu điểm thưởng tại nhiều cửa hàng khác trong cùng hệ thống sử dụng chung loại thẻ. Điều này đồng nghĩa với việc, chủ thẻ có thể dùng điểm tích lũy để mua xăng ở Direct Energy hay trả hóa đơn điện thoại của AT&T… Có nhiều cách để nhà bán lẻ có thể thay đổi và vươn xa hơn, nhưng điều quan trọng là nhà bán lẻ phải chuẩn bị cho sự thay đổi. Điều này vượt ra khỏi phạm vi của một dự án. Vấn đề là cần thay đổi chiến lược cho các hoạt động bán lẻ. Vì vậy, các nhà bán lẻ nên làm rõ chiến lược kinh doanh của mình và thành lập đội ngũ chuyên tạo ra những cải tiến. Thay đổi nên tiến hành từ bên trong ra bên ngoài, từ trên xuống dưới, nhưng quan trọng là phải học hỏi từ bên ngoài và thúc đẩy nhân viên đóng vai trò lớn hơn. Bảy. Các doanh nghiệp bán lẽ tiếp tục phát triển máy bán hàng tự động để đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng. Nền công nghiệp 4.0 được áp dụng vào hệ thống máy bán hàng tự động Toro sẽ đem lại giải pháp tối ưu cho các nhà sản xuất.Thông qua những chiếc máy hoạt động 24/7, tiết kiệm chi chí về lạo động, không tốn quá nhiều thời gian để thanh toán, sức chứa từ 300-600 mặt hàng, thích hợp ở những nơi có dân số đông, giá bất động sản đắt đỏ. Mọi giao dịch mua bán đều được ghi nhận và phân tích thông qua hệ thống thông minh của Toro rất rõ ràng và dễ kiếm soát. Không cần phải là một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, bất cứ nhà đầu tư nghiêm túc nào cũng có thể kiếm được lợi nhuận từ nó. Tám. Các doanh nghiệp bán lẻ đang hoạt động trong một thế giới công nghệ. Hầu hết các nhân viên trẻ tuổi có thể học hỏi và làm việc nhanh hơn các đồng nghiệp lớn tuổi, nhưng đó không phải là lý do khiến các nhà bán lẻ nên tập trung. Thay vì kiểm soát hoặc đưa ra nhiều hướng đi hoặc giữ một số tư duy cũ về tuổi tác, giới tính, cấp bậc... các nhà quản lý cần tạo cơ hội cho tất cả nhân viên, trao quyền cho họ làm những việc mới và sẵn sàng để họ phải đối mặt với những sai lầm mà không lo sợ bị trừng phạt.Nhà quản lý nên thiết kế nơi làm việc thành một không gian hiện đại, thân thiện, phù hợp xu hướng để có thể mang đến sự hài lòng và tăng tính sáng tạo của nhân viên. Nên cung cấp cho nhân viên cơ hội để học hỏi, thực hành và làm việc hiệu quả. Nhà quản lý cũng cần ghi nhận, tưởng thưởng và tạo cơ hội cho các nhân viên làm việc nhóm. Vấn đề ở đây không phải là cách thức kiểm soát hoặc quản lý từ nhà bán lẻ mà là về sự trao quyền và tin tưởng vào nhân viên. Nên để nhân viên được đảm 229
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 nhận vai trò nhiều hơn cùng với những hướng dẫn hữu ích từ cấp trên và cơ hội được tỏa sáng. Hãy để họ làm, giống như họ sẽ "dẫn dắt lãnh đạo". 7. Kết luận: Bán lẻ trong cách mạng 4.0 là mô hình kinh doanh mới hướng sự tập trung vào hành vi khách hàng, đặc biệt là trải nghiệm mua sắm của họ. Các nhà bán lẻ đang phải đối mặt với thách thức, nhưng cũng có thể tận dụng các cơ hội qua sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mới và trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ và khách hàng đang trở thành hai yếu tố chính, thúc đẩy các nhà bán lẻ hiện tại phải thay đổi (và cả sự cạnh tranh với các nhà bán lẻ trực tuyến). Vì vậy, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tổ chức vận hành tốt 2 yếu tố trên. Trong bài này, muốn chia sẻ một số thay đổi và sự khác biệt trong hoạt động bán lẻ trong bổi cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các hoạt động của người bán hàng truyền thống sẽ tiến hóa đến quản lý điều khiển công nghệ trí tuệ nhân tạo bán hàng. Vấn đề là robot chỉ có thể thay thế con người trong các hoạt động mà con người giao được cho nó. Còn những yếu tố quan trọng như tâm lý, tình cảm, các biểu hiện cảm xúc để lấy lòng khách hàng hay cảm nhận mong muốn của khách hàng v.v... sẽ vẫn còn là vấn đề thách thức đối với công nghệ robot tương lai. Do vậy, tất cả những điều này đòi hỏi mỗi ai dấn thân vào nghề bán hàng, cần học cách quan sát và nhận biết mình để sáng tạo ra các phương thức mới ứng dụng công nghệ thông minh một cách hiệu quả trong hoạt động bán hàng. Khó khăn của người vào nghề bán hàng trong điều kiện của nên công nghiệp 4.0, có lẽ là làm sao thay đổi được chính mình để khám phá và khai thác được những năng lực sáng tạo còn tiềm ẩn trong mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2017) “Rủi ro đối với ngành Bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP và các FTA – hiện trạng và các đề xuất chính sách”; 2. Hiệp hội AVR (2018), Cách mạng 4.0 tác động đến ngành bán lẻ, Kỷ yếu 10 năm đổi mới, sáng tạo và hội nhập (2007-2017); 3. Phạm Đình Đoàn (2017), Ngành phân phối – bán lẻ Việt Nam: Thách thức và giải pháp phát triển, Tập đoàn Phú Thái; 4. Đặng Thúy Hà (2017), Xu hướng tiêu dùng tương lai: Liệu chúng ta đã sẵn sàng để đón đầu, Nielsen Việt Nam; 5. Hoàng Thọ Xuân, Lê Trịnh Minh Châu (2016), Báo cáo đề xuất dự thảo tiêu chuẩn phân loại các loại hình bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam, Bộ Công thương – Vụ thị trường trong nước. 6. Phạm Hữu Thìn (2008), “Tiêu chí xây dựng và đánh giá các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam”, Tạp chí Thương mại (số 34/2008 và số 35/2008). 7. Đào Xuân Khương (2016), Mô hình phân phối & bán lẻ - Giải pháp nào cho doanh nghiệp Việt, NXB Lao động. 8. Đào Anh Tuân (2012), Quản lý nhà nước về Thương mại điện tử, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân 9. Nguyễn Xuân Thủy (2016), Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, luận án Tiến sĩ, ĐH kinh tế quốc dân 10. Vũ Thanh Hương (2017), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: tác động đối với thương mại hàng hóa giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam, 11. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2017), Chỉ số Thương mại điện tử 2017 230
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tình hình bán lẻ ở Việt Nam
45 p | 259 | 103
-
BÀI HỌC TRONG VIỆC "BẮT MẠCH" THỊ TRƯỜNG
2 p | 117 | 22
-
Bài học kinh nghiệm từ thành công của một số loại hình bán lẻ tại các khu vực thành phố ở Việt Nam
4 p | 106 | 13
-
Thương hiệu bán lẻ Việt Nam: Quyền lực nằm ở đâu?
3 p | 90 | 12
-
Kỷ yếu Hội thảo: Thị trường bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
176 p | 35 | 10
-
Hoạt động bán hàng và sự khác biệt giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại
3 p | 46 | 7
-
Kinh nghiệm phát triển hoạt động bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn nông thôn của một số nước và bài học cho Việt Nam
4 p | 103 | 7
-
Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nội địa ở Việt Nam
7 p | 48 | 6
-
Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn
5 p | 45 | 6
-
Một số giải pháp công nghệ tối ưu hóa hoạt động bán lẻ ở Việt Nam trong thời gian tới
8 p | 43 | 5
-
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ ở Hà Nội
4 p | 90 | 5
-
Hàm ý phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn hiện nay
8 p | 24 | 5
-
M&A cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường bán lẻ
5 p | 29 | 5
-
Mô hình bán lẻ Omnichannel
6 p | 24 | 4
-
Tìm kiếm nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
4 p | 66 | 4
-
Những điểm còn hạn chế của thị trường bán lẻ VN
4 p | 40 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh về hệ thống AEON Mall
5 p | 77 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn