Thị trường Bất Động Sản Việt Nam đang có những bước<br />
chuyển mình?<br />
Sự ổn định của<br />
nền kinh tế vĩ<br />
mô, mức lạm<br />
phát bằng và<br />
dòng vốn FDI<br />
đã góp phần<br />
vào sự phục hồi<br />
của đất nước<br />
và củng cổ<br />
niềm tin của<br />
chúng tôi vào<br />
sự tăng trưởng<br />
của Việt Nam<br />
<br />
Có thể dễ dàng thấy rằng thị trường Bất Động Sản Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi<br />
mạnh mẽ. Trên từng góc đường từ TP.Hà Nội ở khu vực phía Bắc đến TP.HCM ở khu vực<br />
phía Nam (tổng thị phần chiếm khoảng 85% toàn thị trường) và ở giữa là TP. Đà Nẵng đã<br />
xuất hiện nhiều công trình xây dựng đang thi công. Những năm về trước, thị trường Việt<br />
Nam đã trải qua chu kỳ phát triển mạnh mẽ, trong đó Bất Động Sản được đánh giá là kênh<br />
đầu tư được ưa chuộng – dù cho bị giới hạn về nguồn cung những tài sản có giá cả hợp lý.<br />
Liệu rằng những gì đang diễn ra trên thị trường hiện tại có phải là dấu hiệu bắt đầu hiện<br />
tượng bong bóng mới? Hoặc liệu rằng thị trường đang thực sự có những thay đổi mới tích<br />
cực hơn?<br />
Nói tóm lại, chúng tôi tin rằng thị trường Bất Động Sản đang ở giai đoạn đầu của sự hồi phục,<br />
phần lớn dựa vào sự tăng trưởng trong nước và quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên,<br />
vẫn còn một số lĩnh vực cần được quan tâm và đưa ra cải cách nếu muốn thị trường Bất<br />
Động Sản phát triển bền vững.<br />
Thị trường nhà ở: Nhu cầu ổn định ở tất cả các phân khúc, vậy còn về vấn đề nguồn<br />
cung?<br />
Suy thoái của nền kinh tế trong những năm trước đã làm cho thị trường Bất Động Sản gặp<br />
nhều khó khăn và một số dự án phát triển phải tạm dừng. Đỉnh điểm là vào năm 2008, giá<br />
chào bán trung bình (tính theo đô Mỹ) trên tất cả các phân khúc nhà ở cao hơn giá hiện nay<br />
khoảng 29%, trong khi lãi suất thế chấp cao gấp 3 lần. Đối với người mua nhà là người Việt<br />
thì mức giá tại thời điểm đó được đánh giá là quá cao, trong khi người nước ngoài lại không<br />
được phép mua nhà. Tất cả điều này hoàn toàn trái ngược với thị trường Bất Động Sản thời<br />
điểm hiện tại, khi mà giá Bất Động Sản đang giảm, kích thước căn hộ nhỏ hơn, cho vay<br />
thương mại phục hồi, số lượng các khoản thế chấp tăng, cùng với những thay đổi trong luật<br />
pháp theo nguyên tắc mở cửa thị trường cho khách nước ngoài.<br />
<br />
Giá chào bán<br />
chung cư tại<br />
TP.HCM và<br />
TP.Hà Nội đều<br />
đang thấp so<br />
với các thành<br />
phố lớn khác<br />
trong khu vực<br />
Đông Nam Á<br />
<br />
Thị phần của phân khúc nhà ở chiếm 85% toàn thị<br />
trường Bất Động Sản. TP.HCM ghi nhận sự tăng<br />
lên đáng kể số lượng nhà ở trong Quý 2, trong khi<br />
TP.Hà Nội lại ghi nhận sự tăng trưởng mạnh này<br />
vào Quý 3 năm nay. So sánh với những nước trong<br />
khu vực, Việt Nam vẫn đang có lợi thế cạnh tranh<br />
khi giá Bất Động Sản vẫn rẻ hơn trên tất cả các<br />
phân khúc, trừ phân khúc nhà ở cao cấp (giá m2<br />
khoảng 3,000 đô đến 5000 đô) và dù thế vẫn thấp<br />
hơn so với ở Jakarta và ở Bangkok<br />
Nguồn cung trong phân khúc nhà ở cao cấp và<br />
phân khúc nhà ở bình dân<br />
Lãi suất phục hồi đã kích thích thị trường Bất Động Sản bằng rất nhiều tín hiệu tốt ở phân<br />
khúc nhà ở và chung cư cao cấp gần các khu trung tâm thương mại (TTTM) tại TP.HCM, cũng<br />
Nghiên cứu từ VinaCapital, tháng 10 năm 2015<br />
<br />
1<br />
<br />
như việc giảm lãi suất sẽ làm cho lợi suất cho thuê trở nên hấp dẫn hơn lợi suất Trái phiếu<br />
Chính phủ. Những dự án cao cấp tương tự được phát triển tại các quận và khu vực gần các<br />
khu TTTM, nơi mà tập trung nhiều người nước ngoài và những người Việt khá giả. TP.HCM<br />
có khoảng 18,000 căn hộ sẽ được hoàn thành trong vòng 2-3 năm tới và chúng tôi tin rằng<br />
việc này sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung trong ngắn hạn.<br />
Theo ước tính, khoảng 25% số căn hộ cao cấp được mua để cho thuê lại, và lãi suất tại Việt<br />
Nam cao hơn 1.5 lần đến 2.5 lần so với Hong Kong, Bangkok và Singapore. Câu hỏi cần được<br />
giải đáp về nhu cầu thị trường chỉ còn nằm lại ở phân khúc nhà ở cao cấp.<br />
Phân khúc nhà<br />
bình dân đang<br />
bị thiếu hụt; dù<br />
thế, doanh<br />
nghiệp vẫn<br />
không muốn<br />
tham gia vào<br />
phân khúc này<br />
vì biên lợi<br />
nhuận thấp<br />
<br />
Trong dài hạn, lực cầu vẫn còn mạnh ở phân khúc nhà ở bình dân với giá bán căn hộ trung<br />
bình trong khu vực đô thị thấp hơn $800/m2. Dù rằng mức giá này đã giảm đáng kể, từ 25x<br />
vào năm 2012 xuống 8x-9x hiện tại tính trên thu nhập trung bình, nhưng vẫn nằm ngoài khả<br />
năng chi trả của đa số người dân. Hơn thế, phân khúc này có biên lợi nhuận khá thấp cùng<br />
với những đánh giá về tình trạng cung vượt cầu trong thời điểm hiện tại và trong tương lai,<br />
doanh nghiệp đang cảm thấy lo ngại với phân khúc này. Chính Phủ cũng đã giới hạn ngân<br />
sách cho phân khúc nhà ở với mức biên lợi nhuận là 10%, trong khi đó, lợi nhuận thực tế<br />
thường sẽ thấp hơn rất nhiều hoặc thậm chí là có thua lỗ phát sinh. Điều này là kết quả của<br />
việc hạn chế về chi phí nguyên liệu đầu vào và/hoặc số tiền sử dụng đất quá cao. Vì vậy, khi<br />
làm báo cáo tài chính, doanh nghiệp được yêu cầu phải sử dụng giá mua thực tế thay vì sử<br />
dụng giá thị trường hoặc giá đất hiện tại mà được Chính phủ phê duyệt.<br />
<br />
Vào tháng 6 năm 2013, Chính Phủ đã đưa ra gói hỗ trợ 1,3 tỷ đô<br />
để kích thích sự phát triển của phân khúc nhà bình dân. Cho đến<br />
nay thì mức độ thành công vẫn chưa nhiều, trong 2 năm vừa qua<br />
chỉ giải ngân được 30%, và có thể sẽ không đạt được mục tiêu giải<br />
ngân đã được đặt ra cho tháng 6 năm 2016. Nguyên nhân là do thị<br />
trường vẫn bị hạn chế những cơ hội để sử dụng gói hỗ trợ này,<br />
như là việc thiếu nguồn cung cho phân khúc nhà bình dân mà đủ<br />
tiêu chuẩn để thực hiện giải ngân gói hỗ trợ. Tuy nhiên, Chính Phủ<br />
đã rút kinh nghiệm được từ những sai lầm trước đó bằng việc tiếp<br />
tục tung ra gói hỗ trợ thứ 2 trị giá 900 triệu đô vào tháng 5 năm<br />
2015 với ít hạn chế hơn và có thể sử dụng cho phân khúc nhà ở<br />
bình dân và nhà ở trung bình. Khi kế hoạch này nhận được sự chấp<br />
Sự can thiệp<br />
của Chính phủ thuận để thực thi thì nó có thể sẽ góp phần khắc phục những vẫn<br />
trong các dự án đề về khả năng chi trả hiện tại.<br />
Bất Động Sản<br />
là cần thiết để<br />
tạo ra sự hấp<br />
dẫn cho thị<br />
trường và đưa<br />
ra được mức<br />
giá hợp ý cho<br />
người sử dụng<br />
<br />
Thái Lan đã giải quyết tình trạng thiếu<br />
hụt trong phân khúc nhà ở bình dân như<br />
thế nào?<br />
Gần 20 năm trước, Thái Lan đã phải đối mặt<br />
với sự thiếu hụt tương tự trong phân khúc<br />
nhà ở bình dân. Đất nước này đã sử dụng<br />
nhiều hình thức khác nhau của mô hình hợp<br />
tác công-tư (PPP) và đã hoàn thành được<br />
800,000 dự án xây dựng. Một nửa tổng số dự<br />
án được Chính Phủ Thái Lan hợp tác với<br />
những doanh nghiệp phát triển xây dựng để<br />
xây nhà trên đất được Chính Phủ tặng. Ngoài<br />
ra, Chính Phủ cũng tạo ra một khuôn khổ mà<br />
theo đó cả Ngân hàng tư nhân và Ngân hàng<br />
nhà nước sẽ đưa ra những hỗ trợ tài chính<br />
đối với phân khúc nhà ở bình dân và nhà ở<br />
trung bình. Ngược lại đối với Việt Nam, gói<br />
kích cầu cho phân khúc nhà ở ban đầu được<br />
cung cấp chỉ qua 5 Ngân hàng nhà nước.<br />
Hiện nay thì Thái Lan hoàn toàn giải quyết<br />
được tình trạng thiếu hụt nhà ở.<br />
<br />
Đến năm 2025, dưới một nửa dân số tập trung ở đô thị, tương<br />
đương với việc thị trường sẽ phải cần thêm 5,1 triệu căn hộ, trong<br />
đó một nửa nhu cầu sẽ đến từ phân khúc nhà ở bình dân do có sự<br />
di cư của nhóm người thu nhập thấp ở nông thôn lên. Nhà ở xã hội (giá khoảng $150$300/m2) được coi là một giải pháp thay thế, nhưng cũng giống như nhà ở bình dân, phân<br />
khúc này sẽ có biên lợi nhuận khá thấp và chưa thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp.<br />
Tuy nhiên, nó cũng vẫn sẽ là yếu tố quan trọng giúp Nhà nước tạo ra môi trường thích hợp<br />
để phát triển phân khúc nhà ở bình dân thông qua những thay đổi về chính sách và sự ưu<br />
đãi mang tính kinh tế để vừa đảm bảo đủ nguồn cung cùng với giá cả phải chăng, vừa đảm<br />
bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp khi tham gia vào.<br />
<br />
Nghiên cứu từ VinaCapital, tháng 10 năm 2015<br />
<br />
2<br />
<br />
Những “người chơi chính” trên thị trường Bất Động Sản<br />
Doanh nghiệp trong nước tiếp tục là những người dẫn dắt thị trường. Ba cái tên nổi trội là<br />
Tập đoàn Vingroup, Novaland và Bitexco đã tồn tại và phát triển trên hơn 25 tỉnh thành đến<br />
nay. Vingroup đã thực hiện rất nhiều giao dịch mua lại những doanh nghiệp Nhà nước<br />
(DNNN) như Cảng Sài Gòn TP.HCM và Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam tại TP.Hà Nội,<br />
là những phân khúc có sự phát triển dân cư và thương mại khá mạnh. Hoạt động M&A cũng<br />
đóng một vai trò quan trọng cho sự hợp nhất này cùng với sự tham gia của những doanh<br />
nghiệp địa phương trong việc mua lại những doanh nghiệp yếu kém hơn.<br />
Dường như những doanh nghiệp trong nước không gặp quá nhiều trở ngại trong việc hoàn<br />
thành các dự án và đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong dài hạn. Bởi họ có được<br />
lợi thế trong khả năng xin được phê duyệt của Chính Phủ nhanh hơn, không chỉ là do nhờ<br />
kinh nghiệm của doanh nghiệp trong điều hành hệ thống hành chính quan liêu mà còn bởi<br />
vì những dự án đó sẽ góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng của đất nước như hệ thống đường bộ,<br />
nâng cấp và mở rộng hệ thống đường cao tốc và đó là những ưu tiên hàng đầu của Chính<br />
phủ. Việc này không chỉ giúp Chính phủ trong việc đáp ứng những mục tiêu tích cực về xây<br />
dựng cơ sở hạ tầng, mà còn mang lại những cơ hội phát triển mới. Điều này được đánh giá<br />
là một lợi ích rất quan trọng, đặc biêt là đối với một đất nước mà cơ sở hạ tầng không thể<br />
đáp ứng đầy đủ cho việc triển khai các dự án Bất Động Sản.<br />
<br />
Trong ngắn<br />
hạn sẽ không<br />
ghi nhận nhiều<br />
ảnh hưởng do<br />
thiếu Thông tư<br />
hướng dẫn,<br />
nhưng sẽ tạo<br />
ra sự tác động<br />
tích cực mạnh<br />
mẽ khi vấn đề<br />
về nhà ở cho<br />
Người nước<br />
ngoài và cho<br />
các nhà đầu tư<br />
trong khu vực<br />
được giải<br />
quyết<br />
<br />
Những doanh nghiệp Bất Động Sản nước ngoài như Keppel và<br />
Những thay đổi chính trong Luật nhà ở<br />
cho người nước ngoài<br />
Capitaland của Singapore, đã gia nhập thị trường khá thành công,<br />
và những dự án Bất Động Sản của họ nhận được được sự ổn định Người nước ngoài có visa hợp lệ được<br />
của nhu cầu thị trường, phần lớn là do sự nhận thức người dân về mua Bất Động Sản<br />
chất lượng cao của những dự án đó. Dù thế, những doanh nghiệp Số lượng nhà ở do người nước ngoài sở<br />
hữu tại một nhà chung cư không có 30% số<br />
nước ngoài vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn ở nước ta, lượng nhà, hay không quá 250 căn nhà ở<br />
bao hồm việc tranh chấp với đối tác địa phương, các vấn đề tham một phường. Không có giới hạn cho Việt<br />
nhũng, và quá trình phê duyệt dự án chậm trễ, … và những khó Kiều<br />
Những doanh nghiệp vốn đầu tư nước<br />
khăn này dẫn đến việc các dự án sẽ mang lại ít lợi nhuận hơn. Cơ ngoài và văn phòng đại diện có quyền sở<br />
hội vẫn còn rất nhiều cho những doanh nghiệp nước ngoài; tuy hữu nhà<br />
Bất<br />
nhiên, dù cho có thành công nhờ chuyên môn cao và nhờ có Tài sảndùngĐộng Sản được phép cho thuê<br />
lại, được<br />
để bán, kế thừa hoặc được sử<br />
thương hiệu được nhiều người biết đến, thì việc nhận sự hợp tác dụng như tài sản thế chấp<br />
của các đối tác địa phương vẫn giữ một vai trò quan trọng và thiết Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có<br />
thể mua và sở hữu một tòa nhà hoàn tất để<br />
yếu. Ngoài ra, những doanh nghiệp nước ngoài có thể thực hiện sử dụng phục vụ cho công việc của mình<br />
giao dịch “club deal” – là giao dịch mua lại những công ty công<br />
chúng của doanh nghiệp tư nhân, ví dụ phải kể đến là trường hợp GAW Capital (Hongkong)<br />
mua lại từ Indochia Land những dự án như Indochia Plaza (Hà Nội), Hyatt Regency (Đà<br />
Nẵng) và Indochina Riverside Tower (Đà Nẵng)<br />
Cải cách Luật nhà ở cho người nước ngoài: Một khởi đầu mới, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề<br />
cần giải quyết<br />
Sự thay đổi đáng chú ý trong hệ thống Luật hiện nay cho phép nhà đầu tư cá nhân nước<br />
ngoài mua Bất Động Sản đã tạo ra nhiều giao dịch sôi động cho thị trường và được xem như<br />
một chất xúc tác cho một sự tăng trưởng đáng kể. Dù rằng những thay đổi về Luật sẽ mang<br />
lại những tiềm năng phát triển trong dài hạn, nhưng tầm ảnh hưởng của sự thay đổi này sẽ<br />
không lớn trong ngắn hạn và thị trường vẫn đang chờ đợi một khuôn khổ pháp lý phù hợp<br />
<br />
Nghiên cứu từ VinaCapital, tháng 10 năm 2015<br />
<br />
3<br />
<br />
Cho đến nay, thị trường vẫn chưa ghi nhận được sự tăng trưởng tích cực trong doanh số bán<br />
nhà cho người nước ngoài, chủ yếu là do một số rào cản trong luật cải cách dù đã được xác<br />
định nhưng vẫn chưa có phương án giải quyết, bao gồm sự hạn chế về thời gian của các<br />
khoản thế chấp, vẫn tồn tại sự phân biệt khi bán Bất Động Sản cho người Việt so với bán cho<br />
người nước ngoài và những hạn chế về việc chuyển đổi lợi nhuận từ đồng ngoại tệ sang đồng<br />
tiền nội địa. Mặc dù Hiệp hội Bất Động Sản TP.HCM đã đưa ra quan điểm rằng Luật mới sẽ<br />
tạo ra sân chơi bình đẳng cho người nước ngoài và dân địa phương nhưng thực tế cho thấy<br />
thì những giao dịch mua bán của người nước ngoài sẽ không được thực hiện trong 6 tháng<br />
đến 12 tháng sắp tới, cho đến khi những vấn đề liên quan được giải quyết bằng việc tiếp tục<br />
cải cách.<br />
Tổng số người nước ngoài chiếm khoảng 1% tổng số người tham gia vào thị trường Bất<br />
Động Sản trên phân khúc nhà ở. Đa số họ đến từ những nước Châu Á và có những mối quan<br />
hệ ở Việt Nam, kể đến như những người gốc Việt nhưng sinh sống và làm việc ở nước ngoài<br />
hoặc Việt Kiều. Theo ước tính thì có khoảng 500,000 đến 1 triệu người nói rằng họ quan tâm<br />
đến việc được cho phép mua nhà ở Việt Nam và nghỉ hưu tại quê hương của mình<br />
Tuy nhiên, dù cho những thông tin báo chí luôn tập trung nói về lực bán nhà ở mạnh mẽ cho<br />
người nước ngoài nhưng thực tế lại cho thấy mọi thứ vẫn chưa khả thi. Các doanh nghiệp<br />
đang đưa ra nhiều chương trình bán hàng cấp tốc dù kết quả cho thấy số lượng nguời nước<br />
ngoài mua nhà vẫn còn rất hạn chế, và những công ty môi giới như Savills vẫn chưa cung cấp<br />
dịch vụ tư vấn cho người nước ngoài tại thời điểm này. Ở giai đoạn này, người mua nhà nước<br />
ngoài có thể giữ trước nhà ở bằng cách đặt cọc một khoản tiền tối thiểu. Mặc dù vậy, Bất<br />
Động Sản vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của họ. Vì vậy, tính đên nay, phân khúc nhà ở<br />
cao cấp và khu vực TP.HCM vẫn đang nhận được sự quan tâm lớn nhất, xu hướng tập trung<br />
vào khu vực phía Nam và dọc theo tuyến Metro 1.<br />
Văn Phòng Cho Thuê: “Ấm Nam Lạnh Bắc”<br />
Trong vòng 2 năm qua, TP.HCM luôn đối mặt với sự thiếu hụt về nguồn cung văn phòng cho<br />
thuê có không gian lớn và những tòa nhà văn phòng Hạng A, và tình trạng này vẫn sẽ tiếp<br />
tục kéo dài ít nhất là đến năm 2017 – 2018, khi mà Deutsches Haus (Tòa nhà bạch kim tại<br />
Việt Nam), Trung tâm The One and Saigon (giai đoạn 2) được chào bán, và sẽ mang lại<br />
khoảng 95,000 m2 không gian mới. Trong trung và dài hạn, tình trạng thiếu hụt đất ở khu<br />
trung tâm vẫn sẽ còn tồn tại, dẫn đến việc sẽ phải thực hiện các hoạt động phân tán.<br />
Tỷ lệ trống của<br />
số văn phòng<br />
cho thuê ở<br />
TP.Hà Nội cao<br />
gấp 2,4 lần so<br />
với TP.HCM<br />
<br />
Trong năm nay, không có tòa nhà văn phòng Hạng A nào được xây dựng tại những khu vực<br />
trung tâm TP.Hà Nội. Cuối năm nay, tòa nhà TNR Tower cách trung tâm thành phố khoảng<br />
15 phút đi bộ, sẽ được hoàn thành, cung cấp thêm 56,000m2 không gian cho phân khúc văn<br />
phòng cho thuê Hạng A. Hiện tại, phân khúc văn phòng Hạng A & B đang dư thừa nguồn cung<br />
và sẽ tiếp tục kéo dài trong trung hạn. Việc dư thừa nguồn cung sẽ kéo theo việc giá cho thuê<br />
văn phòng giảm xuống. Một vài dự án phát triển mới nằm ven rìa TP. Hà Nội hoặc nằm ở<br />
những khu vực ngoại ô đang triển khai sẽ dẫn đến sự phân tán đô thị trong thời gian sắp tới<br />
<br />
Nghiên cứu từ VinaCapital, tháng 10 năm 2015<br />
<br />
4<br />
<br />
Thủ Thiêm – Một giải pháp khả thi<br />
Từ khu vực trung tâm quận 1, và đi qua sông Sài Gòn sẽ<br />
đến được 657ha khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trong giai<br />
đoạn lên kế hoạch kéo dài hơn một thập kỉ qua, vùng<br />
đất này đã được giải tỏa và sẵn sàng để phát triển.<br />
Đường hầm và cầu Thủ Thiêm đã được xây dựng, nối<br />
giữa khu vực này và khu vực trung tâm nhưng vẫn còn<br />
nhiều không gian chưa được phát triển. Làm sao để có<br />
được dự án độc đáo này – có quá nhiều đất trống chưa được tận dụng trong khu vực trung<br />
tâm – đâu sẽ là cách tốt nhất để tận dụng những mảnh đất này? Ban đầu, kế hoạch phát triển<br />
dự án này được thực hiện song song với mục đích phát triển đồng thời Thủ Thiêm thành<br />
một trung tâm tài chính tương tự như Pudong ở Shanghai hoặc Canary Whard ở London.<br />
Theo quan điểm của chúng tôi, Thủ Thiêm nên được hợp nhất hóa, mang lại sự tiện lợi, và<br />
dễ dàng cho sự phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại.<br />
Một số dự án được dự kiến sẽ bắt đầu triển khai vào cuối năm nay hoặc vừa làm lễ động thổ<br />
như dự án Empire City – tòa nhà cao nhất Việt Nam và đồng thời cũng là khu trung tâm phức<br />
hợp bao gồm trung tâm mua sắm cao cấp, khách sạn 5 sao và chung cư. Dự án dự kiến sẽ<br />
hoàn thành trong năm 2022. Dù rằng hiện tại vẫn được cho là quá sớm để đánh giá tầm ảnh<br />
hưởng của dự án Thủ Thiêm lên thị trường, thì giá cho thuê nhà ở khu vực này vẫn được dự<br />
kiến sẽ thấp hơn rât nhiều so với thuê ở khu vực trung tâm.<br />
Mặt bằng bán lẻ: Sự thuận lợi về những yếu tố nhân khẩu học đã góp phần thúc đẩy<br />
tăng trưởng<br />
Hiệp định<br />
Thương mại tự<br />
do (FTA) loại<br />
bỏ rào cản thuế<br />
quan, làm cho<br />
các hàng hóa<br />
nhập khẩu trở<br />
nên cạnh tranh<br />
hơn, và đồng<br />
thời kích thích<br />
phát triển<br />
ngành bán lẻ<br />
trong thời gian<br />
sắp tới<br />
<br />
Nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCC) trong ngành bán lẻ đã phát triển ấn tượng nhờ hưởng<br />
lợi từ sự phát triển của đất nước và tầng lớp trung lưu Việt Nam, chỉ số GDP bình quân đầu<br />
người tăng khoảng 75% từ 2008 đến năm 2014, tương ứng với tốc độ phát triển của Thái<br />
Lan cách đây 20 năm và Indonesia cũng như Philippines cách đây 5-7 năm trước. Từ năm<br />
2012, chỉ số GDP ghi nhận sự tăng trưởng mỗi năm, cùng với sự tăng đáng kể trong mức độ<br />
tin cậy của người tiêu dùng, thị trường bán lẻ đã thực sự tăng trưởng mạnh mẽ. Những<br />
doanh nghiệp bán lẻ Quốc tế đang nhận thức được xu hướng hiện tại và đang dần gia nhập<br />
thị trường Việt Nam, dẫn đến nhu cầu cho không gian kinh doanh tăng cao, đặc biệt là trong<br />
khu vực trung tâm. Trong ngắn hạn và trung hạn, nguồn cung mặt bằng bán lẻ sẽ giữ được<br />
ở mức ổn định, với nhiều trung tâm mua sắm đang được xây dựng ở cả khu vực thành phố<br />
và ngoại thành. Đến năm 2020, mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại<br />
Tuy nhiên, sự thành công hay thất bại của những doanh nghiệp bán lẻ vẫn còn là một câu<br />
hỏi. Theo báo cáo của The Business Times – Singapore, Parkson - một trung tâm thương mại<br />
lớn của Malaysia đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn một thập kỉ qua đã trải qua những khó<br />
khăn, thua lỗ và đóng cửa nhiều cửa hàng trong năm 2015.<br />
<br />
Nghiên cứu từ VinaCapital, tháng 10 năm 2015<br />
<br />
5<br />
<br />