intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường tự do và sự suy sụp của nền kinh tế thế giới - Rơi tự do

Chia sẻ: Ngô Ý Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1607

305
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Rơi tự do - Nước Mỹ các thị trường tự do và sự suy sụp của nền kinh tế thế giới có cấu trúc gồm 10 chương trình bày các nội dung: Tạo ra khủng hoảng, rơi tự do và hậu quả của nó, một số phản ứng sai lầm, Cú lừa thế chấp, tính hám lợi chiến thắng sự cẩn trọng, một trật tự mới của chủ nghĩa tư bản,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung Tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường tự do và sự suy sụp của nền kinh tế thế giới - Rơi tự do

  1. RƠI TỰ DO Joseph E. Stiglitz NƯỚC MỸ, CÁC THỊ TRƯỜNG TỰ DO VÀ SỰ SUY SỤP CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI FREEFALL Thông tin sách: Tên sách: RƠI TỰ DO – Nước Mỹ, các thị trường tự do và sự suy sụp của nền kinh tế thế giới Tác giả: Joseph E. Stiglitz Dịch giả: Nguyễn Phúc Hoàng Số trang: 446
  2. Xuất bản: quý IV năm 2010 NXB Thời đại – DT Books (PACE) Giá tiền: 112.000đ Roitudo.100 (có bổ sung “Lời bạt dành cho ấn bản bìa mềm”, cập nhật một số đường dẫn liên quan và một số phần chú thích) Số hóa bởi ABBYY FineReader 11 Hiệu đính và dịch bổ sung bởi Bún và lemontree123 Thư viện ebook (e–thuvien.com) Thời gian hoàn thành: tháng 4/2013 “Cuốn sách này được số hóa với mục đích phi lợi nhuận. Nếu bạn thực sự yêu thích cuốn sách này, hãy mua sách từ các bên xuất bản và phân phối. Không
  3. được mua bán bản số hóa này.” ––– TỦ SÁCH DOANH TRÍ Do PACE tuyển chọn & giới thiệu. Vui lòng xem chi tiết trên website SachHay.com Nhà xuất bản Thời Đại DTBOOKS, a member of PACE ––– Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: FREEFALL Tác giả: Joseph E. Stiglitz First Edition Bản tiếng Việt được xuất bản theo sự thỏa thuận với W.W.Norton & Company, Inc. Bản quyền bản tiếng Việt
  4. ©DTBOOKS Công ty TNHH Sách Dân Trí, 2010 ––– VỀ TÁC GIẢ: (Bìa 4) Joseph E. Stiglitz là một nhà kinh tế học lỗi lạc của thế giới – người đã từng được trao giải thưởng Nobel Kinh tế. Ông nguyên là Phó Chủ tịch cấp cao và người đứng đầu nhóm các nhà kinh tế học của Ngân hàng Thế giới, nguyên là Chủ tịch hội đồng Cố vấn Kinh tế trong chính quyền Mỹ. Hiện ông là giáo sư kinh tế học của Đại học Columbia. Ông nổi tiếng với các quan điểm phê phán cái gọi là “chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ”, phê phán chủ thuyết tuyệt đối tin
  5. tưởng vào thị trường tự do, và chỉ trích một số tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Stiglitz là một trong những nhà kinh tế học được trích dẫn thường xuyên nhất thế giới. (Từ Wikipedia.org) Joseph E. Stiglitz là một trong những nhà kinh tế học xuất sắc nhất thế giới, theo đánh giá của dự án RePEc. Chuyên ngành của ông rất đa dạng, từ kinh tế học vĩ mô, kinh tế học công cộng, kinh tế học phát triển, đến kinh tế học quốc tế. Ông, cùng với A. Michael Spence và George A. Akerlof, đã được trao giải Nobel Kinh tế 2001 cho những lý luận về Ảnh hưởng của việc kiểm soát thông tin đến thị trường. Năm 2011, ông được tạp chí Time
  6. bình chọn vào danh sách 100 người quyền lực nhất thế giới. ––– Cùng một tác giả: - The Price of Inequality: How Today's Divided Society Endangers Our Future (2012) - Rơi tự do (Freefall: America, Free Markets, and the Sinking of the World Economy (2010) - Cuộc chiến ba ngàn tỷ đô la: Chi phí thực của chiến tranh Iraq (với Linda Bilmes) (The Three Trillion Dollar War: The True Cost of the Iraq Conflict (2008) - Stability with Growth: Macroeconomics, Liberalization and
  7. Development (2006) - Vận hành toàn cầu hóa (Making Globalization Work (2006) - đã dịch và xuất bản tại Việt Nam, NXB Trẻ và PACE, 2008) - Fair Trade for All (2005) - New Paradigm for Monetary Economics (2004) - Những năm 90 sôi động (The Roaring Nineties: A New History of the World's Most Prosperous Decade (2003) - Toàn cầu hóa và những mặt trái (Globalization and Its Discontents (2002) - đã dịch và xuất bản tại Việt Nam, NXB Trẻ và PACE, 2008) –––
  8. Dành tặng các sinh viên của tôi, những người mà tôi đã học hỏi được rất nhiều, mong rằng họ cũng sẽ học được từ các sai lầm của chúng ta.
  9. MỤC LỤC LỜI NGƯỜI DỊCH. 4 LỜI NÓI ĐẦU. 5 LỜI CẢM ƠN. 14 CHƯƠNG 1: TẠO RA KHỦNG HOẢNG. 16 CHƯƠNG 2: RƠI TỰ DO VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ. 31 CHƯƠNG 3: MỘT PHẢN ỨNG SAI LẦM. 48 CHƯƠNG 4: “CÚ LỪA” THẾ CHẤP. 59 CHƯƠNG 5: VỤ CƯỚP TÀI SẢN LỚN CỦA NƯỚC MỸ. 77 CHƯƠNG 6: TÍNH HÁM LỢI
  10. CHIẾN THẮNG SỰ CẨN TRỌNG. 100 CHƯƠNG 7: MỘT TRẬT TỰ MỚI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN. 121 CHƯƠNG 8: TỪ KHÔI PHỤC ĐẾN THỊNH VƯỢNG TOÀN CẦU. 136 CHƯƠNG 9: CẢI CÁCH KINH TẾ HỌC. 152 CHƯƠNG 10: HƯỚNG ĐẾN MỘT XÃ HỘI MỚI 174 LỜI BẠT. 187 LỜI BẠT (DÀNH CHO ẤN BẢN BÌA MỀM) 188
  11. LỜI NGƯỜI DỊCH Đây là cuốn sách mới nhất (vừa xuất bản đầu năm 2010) của Joseph Eugene Stiglitz – giáo sư Đại học Columbia, nhà kinh tế học hàng đầu thế giới thuộc trường phái Keynes. Không chỉ mô tả lại quá trình “rơi tự do” của nền kinh tế Mỹ bắt đầu từ mùa thu 2008, ông còn thảo luận qua 10 chương trong sách này các nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng tài chính và đợt suy thoái quy mô toàn cầu hiện nay, bàn về một trật tự kinh tế toàn cầu mới được thiết lập sau cuộc khủng hoảng và đề xuất các hành động cải cách cần thiết để phục hồi và phòng tránh sự lặp lại của khủng hoảng. Có lẽ thông
  12. điệp lớn nhất của ông là kêu gọi sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và những quy định trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất định. “Rơi tự do: nước Mỹ, các thị trường tự do và sự suy sụp của nền kinh tế thế giới” đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung trong giai đoạn hiện nay. Stiglitz ở đây không dành quá nhiều giấy mực vào việc “truy tìm các thủ phạm gây ra khủng hoảng và quy trách nhiệm” mà nỗ lực để phân tích các nội dung có ý nghĩa sâu xa hơn: đó là các động cơ, các học thuyết kinh tế làm nền tảng cho tư duy, hành động và cách biện hộ của chính phủ Mỹ, các tổ chức quốc
  13. tế cũng như các thành phần khác tham gia vào nền kinh tế. Vượt ra ngoài các yếu tố kỹ thuật trong hoạt động kinh tế, tác giả còn trình bày nhiều vấn đề từ góc độ chính trị, lịch sử, văn hóa xã hội. Joseph E. Stiglitz sinh năm 1943, người Mỹ, được trao giải Nobel Kinh tế năm 2001. Ông từng là Phó Chủ tịch cấp cao và là người đứng đầu nhóm các nhà kinh tế học của Ngân hàng Thế giới; từng là Chủ tịch hội đồng Cố vấn kinh tế trong chính quyền Mỹ. Ông nổi tiếng với các quan điểm phê phán cái gọi là "chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ”, phê phán chủ thuyết tuyệt đối tin tưởng vào thị trường tự do, và chỉ trích một số tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế
  14. giới. Stiglitz là một trong những nhà kinh tế học được trích dẫn thường xuyên nhất thế giới. Văn phong của Stiglitz luôn trong sáng, tự nhiên, không hề cầu kỳ rối rắm với những thuật ngữ kinh tế xa lạ hay khó hiểu, nên độc giả sẽ dễ dàng tiếp cận dù đề tài của ông có vẻ khô khan. Một số tác phẩm của Stiglitz đã từng được dịch và giới thiệu tại Việt Nam. Trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất này của Stiglitz với quý vị bạn đọc. Nguyễn Phúc Hoàng – tháng 6/2010
  15. LỜI NÓI ĐẦU 2008, hàng triệu người ở Mỹ và trên khắp thế giới đã bị mất nhà cửa và việc làm. Số người lo lắng và sợ hãi tình cảnh này còn cao hơn, và hầu như bất cứ ai dành dụm tiền để nghỉ hưu hoặc lo việc học hành cho con em họ đều thấy rằng giá trị của những khoản đầu tư đó đang teo tóp lại. Một cuộc khủng hoảng khởi đầu tại Hoa Kỳ đã sớm lan ra toàn cầu, khi hàng chục triệu người mất việc làm trên toàn thế giới – riêng tại Trung Quốc đã là 20 triệu người – và hàng chục triệu [1] người khác rơi vào cảnh đói nghèo. Đó không phải là điều được mong
  16. đợi. Kinh tế học hiện đại, với niềm tin vào thị trường tự do và toàn cầu hóa, đã hứa hẹn sự thịnh vượng cho tất cả mọi người. Nền Kinh tế Mới vốn đượ c ca tụng rất nhiều – những cải tiến đáng kinh ngạc ghi lại dấu ấn trong nửa sau của thế kỷ XX, trong đó có cả việc bãi bỏ các quy định và những kỹ thuật tài chính – là thứ mà người ta cho rằng sẽ giúp việc quản lý rủi ro có hiệu quả cao hơn, đồng thời chấm dứt ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh. Nếu sự kết hợp của nền kinh tế mới và kinh tế học hiện đại không loại trừ được những biến động kinh tế, thì ít nhất nó cũng chế ngự được chúng. Đại loại chúng ta đã nghe nói thế. Cuộc suy thoái quy mô lớn – rõ ràng
  17. là đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại Suy thoái cách đây 75 năm – đã làm tan vỡ những ảo tưởng. Nó buộc chúng ta phải xem lại những quan điểm trong dài hạn. Trong một phần tư thế kỷ, một số học thuyết về thị trường tự do đã thắng thế: thị trường tự do và không bị khống chế là có hiệu quả; nếu các thị trường này có khuyết tật, chúng sẽ nhanh chóng tự chỉnh sửa. Chính phủ tốt nhất là một chính phủ quy mô nhỏ, và các quy định chỉ cản trở sự đổi mới mà thôi. Ngân hàng trung ương phải được độc lập và chỉ tập trung vào việc kìm chế lạm phát ở mức thấp. Bây giờ thì ngay cả “Đức cha” cấp cao của ý thức hệ này, ông Alan Greenspan – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED: Federal Reserve System) trong
  18. giai đoạn mà các quan điểm trên còn đang thắng thế, cũng đã thừa nhận rằng có thiếu sót trong mặt lý luận, nhưng lời thú tội của ông quá muộn màng khiến cho nhiều người đã phải gánh chịu hậu quả. Cuốn sách này viết về một trận chiến giữa các luồng tư tưởng, các ý tưởng đã dẫn tới các chính sách sai lầm khiến cho cuộc khủng hoảng sớm diễn ra và về những bài học mà chúng ta thu được. Theo thời gian, cuộc khủng hoảng nào rồi cũng chấm dứt. Nhưng không có khủng hoảng nào, nhất là ở mức độ nghiêm trọng, đi qua mà không để lại sau nó các “di sản”. Các di sản của năm 2008 sẽ bao gồm những viễn cảnh mới cho cuộc xung đột lâu dài về loại hệ thống kinh tế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2