intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THIẾT KẾ CẤU TẠO KẾT CẤU CầU ĐƯỜNG - chương 16

Chia sẻ: Nguyễn Thành Tiến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

139
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'thiết kế cấu tạo kết cấu cầu đường - chương 16', kỹ thuật - công nghệ, kiến trúc - xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THIẾT KẾ CẤU TẠO KẾT CẤU CầU ĐƯỜNG - chương 16

  1. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ CHÆÅNG 16: THIẾT KẾ CẢNH QUAN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ------  ------ 16.1 NỘI DUNG, Ý NGHĨA 1.1 Nội dung ý nghĩa của thiết kế cảnh quan đường ôtô : Thiết kế đường ôtô trước hết phải xuất phát từ điều kiện chuyển động của ôtô về mặt động lực. Tuy nhiên qua thực tế khai thác đường và nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ngoài yếu tố động lực còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu chạy xe an toàn, tiện lợi, kinh tế. Trong số các yếu tố đó có yếu tố đánh giá chủ quan của người lái xe đ ối v ới đường trên cơ sở các thông tin thu được qua thị giác. Sự đánh giá đúng hay sai của người lái xe phụ thuộc trạng thái tinh thần, tâm lý của người lái xe, đồng thời cũng có phụ thuộc lớn vào các giải pháp thiết kế có thuận lợi cho người lái xe hay không. Tuỳ theo điều kiện vùng tuyến đi qua phải có những giải pháp thiết kế sao cho người lái xe bớt cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận thị giác và đánh giá đúng điều kiện chạy xe nhằm mục đích cuối cùng là Độ an toàn Nội dung của các giải pháp thiết kế cảnh quan : - Thiết kế phối hợp không gian với các yếu tố của tuyến đường đ ể đảm bảo tính đ ều đ ặn và rõ ràng của tuyến - Thiết kế dẫn hướng và các biện pháp tạo thuận lợi cho việc thu nhận thị giác để đảm bảo người lái xe cảm nhận rõ ràng được hướng tuyến và điều kiện chạy xe từ tr ước 1 khoảng đ ủ lớn - Thiết kế phối hợp đường với quan cảnh vùng tuyến đi qua đảm bảo đường không phá hoại cảnh quan thiên nhiên, đồng thời phải tạo cảnh quan đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho người lái xe. 1.2 Thiết kế bảo vệ môi trường : Các yếu tố của môi trường chính là yếu tố ảnh hưởng đến không gian và hoàn cảnh sinh sống của con người Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  1
  2. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ 1.2.1 Yếu tố môi trường kinh tế - xã hội - nhân văn ( Anh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội - nhân văn) - Sự đi lại làm việc của người dân ( xây dựng 1 tuyến đường có thể làm chia cắt các khối dân cư nhất là đường cao tốc  làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế , đi lại sinh hoạt của nhân dân ) - Môi trường hoạt động kinh tế và điều kiện sinh sống - Môi trường nông nghiệp, thuỷ lợi - Môi trường du lịch, lịch sử và di sản văn hoá - Môi trường thẩm mỹ và cảnh quan - Tập quán sing hoạt, dân tộc, tôn giáo - Chất lượng sinh hoạt của cộng đồng ( chất lượng không khí , tiếng ồn , vệ sinh . . .) 1.2.2 Các yếu tố môi trường tài nguyên thiên và môi trường sinh thái : - Môi trường đất - Môi trường nước - Môi trường sinh thái Vì vậy mục đích của việc nghiên cứu thiết kế bảo vệ môi trường chính là điều tra, phân tích, đánh giá, dự báo các tác động của quá trình xây dựng , khai thác và sử dụng đường có thể gây ra đối với các yếu tố của môi trường Để đạt được các mục tiêu trên cần phải có quan điểm đánh giá tác dụng của môi trường một cách lâu dài và đầy đủ. Các phương pháp dự báo và các tiêu chuẩn cho phép phải đ ược th ực hiện theo các văn bản pháp quy sau : - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và nghị định 175/CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành bộ luật này - Quyết định số 290.QDD/MTg của Bộ Khoa học, Công nghệ, Môi trường công bố tiêu chuản Việt Nam về môi trường - Quy trình đánh giá tác động môi trường 22TCN 242-98 của Bộ GTVT Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  2
  3. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ 16.2 THIẾT KẾ KHÔNG GIAN VÀ THIẾT KẾ DẪN HƯỚNG 2.1Nguyên tắc và yêu cầu khi phối hợp các yếu tố tuyến : 2.1.1Nguyên tắc : - Đảm bảo đều đặn về thị giác và rõ ràng về tâm lý cho người lái xe an tâm chạy xe với tốc độ cao. Để thoả mãn khi thiết kế phải phối hợp các yếu tố bình đồ, trắc dọc, trắc ngang. Hình vẽ  Trường hợp đoạn tuyến có đường cong nằm các nhân tố ảnh hưởng bao gồm : - Bán kính đường cong và góc chuyển hướng : góc ngoặt lớn thì phải chọn bán kính lớn. - Vị trí điểm nhìn : càng xa thì hình ảnh càng bị bóp méo vì vậy ph ải thi ết kế kho ảng cách giữa điểm nhìn và điểm đầu đường cong thích hợp - Hình dạng tiết diện ngang : nếu không có siêu cao thì có tâm lý sợ đổ xe vì vậy phải bố trí siêu cao.  Trường hợp có chỗ đổi dốc trên trắc dọc: - Bề rộng phần xe chạy : càng rộng thì phải bố trí đường cong đứng có bán kính lớn - Bố trí khoảng cách từ điểm nhìn và chiều nhìn. - Góc đổi dốc và bán kính đường cong đứng : khi góc đổi dốc càng nhỏ thì bán kính phải càng lớn mới đảm bảo tuyến không bị gãy 2.1.2 Yêu cầu :  Loại bỏ các chỗ bóp méo, gãy, lượn sóng trên ảnh phối cảnh  Tạo điều kiện để người lái xe dễ nhận được hướng đường tiếp theo, xoá bỏ các trở ngại ở các chỗ đổi dốc, đảm bảo tầm nhìn đến mức tối đa  Các yếu tố tuyến ở những đoạn liên tiếp nhau cần tạo điều kiện để ít thay đổi tốc độ xe chạy, ít hãm phanh. 2.1.3 Các biện pháp thiết kế phối hợp các yếu tố tuyến : Chủ yếu dựa trên thực nghiệm và kinh nghiệm của Liên Xô cũ đưa ra các biện pháp thiết kế không gian sau : Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  3
  4. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ a.Sự phối hợp giữa các yếu tố trắc dọc và bình đồ :  Vị trí những đường cong nằm và đường cong đứng nên trùng nhau và số đ ường cong đứng và đường cong nằm nên trùng nhau - Khi bố trí các đường cong đứng trùng vào đường cong nằm thì không những có thể đảm bảo độ đều đặn quang học mà còn đảm bảo được độ rõ ràng trên hình ảnh phối cảnh giúp lái xe dễ dàng nhận biết được hướng rẽ. - Khi đường cong nằm cắm theo đường cong clotôit và đường cong đ ứng vẫn là đ ường cong tròn thì sẽ gây ra hiện tượng bóp méo nếu bố trí điểm đ ầu và điểm cuối 2 đ ường cong này hoàn toàn trùng nhau. Tốt nhất đường cong đứng cúng phải bố bí đ ường cong clotôit và bố trí hoàn toàn trùng nhau. Nếu vẫn phải dùng đường cong tròn thì đường cong đứng nên dài hơn đường cong nằm mỗi bên 1 đoạn δ (m) xác định theo thông số A như bảng sau : A (m) 200 300 400 500 600 1000 2000 δ (m) 40 50 60 70 80 90 100 Trong đó : A = RL L : chiều dài đường vòng nối clotôit R : bán kính tương ứng với L - Nếu trong trường hợp bắt buộc (do địa hình hay 1 lý do nào đó) thì đ ỉnh đ ường cong nằm và đỉnh đường cong đứng không nên lệch quá 1/4 chiều dài đường cong ngắn hơn trong 2 đường cong đó.  Không nên bố trí đường cong đứng lồi hay lõm tiếp theo sau đoạn đường vòng trên bình đồ vì đường cong đứng lồi cản không nhìn thấy được hướng ngoặt, còn đ ường cong đ ứng lõm sẽ tạo 1 khoảng hạn chế tầm nhìn ban đêm do pha đèn.  Không nên bố trí đổi dốc nhiều lần trên 1 đoạn thẳng ở bình đồ vì sẽ tạo dạng lượn sóng gây khó khăn cho việc đảm bảo tầm nhìn.  Việc phân phối dốc trên các đoạn lên và xuống dốc dài ở vùng núi nên tuân theo quy tắc: ở đầu và cuối dốc thì nên bố trí dốc dọc nhỏ, còn giữa dốc thì dùng độ dốc tối đa.  Tại các vị trí qua cầu và nút giao thông nên bố trí cầu hay nút trên 1 đoạn thẳng nằm giữa 2 đường cong nằm cùng chiều, 2 đường cong nằm này hoàn toàn trùng với 2 đ ường cong đứng lõm tại đó. Hình vẽ Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  4
  5. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ b.Phối hợp các yếu tố tuyến trên bình đồ :  Để tránh sự bóp méo, khi cắm tuyến nếu góc chuyển hướng α nhỏ thì nên dùng bán kính R lớn. Trị số tối thiểu của bán kính R quy định trong bảng sau : Bán kính R nhỏ nhất (m) Trị số góc ngoặt α (0) Với đường cấp I Với đường cấp II ÷ V 1 20000 (30000) 10000(15000) 2 14000(20000) 6000(10000) 3 8000(10000) 4000(5000) 4 6000(8000) 3000(4000) 5 4000(5000) 2000(2500) 6 2000 1000 7 1500 800 Ghi chú : Trị số ghi trong ngoặc là trị số nên dùng . - Chiều dài đường cong ngắn nhất Kmin còn phụ thuộc vào cự li D có thể quan sát được khi xe chạy trên đoạn trước khi bắt đầu vào đường cong : Cự li D nhìn được trước 50 100 150 200 250 300 350 400 450 điểm đầu đường cong (m) Chiều dài đường cong tối 50 115 180 250 330 400 500 600 750 thiểu Kmin(m) - Kmin có thể xác định tuỳ theo tìm nhìn cần đảm bảo độ đều đặn của tuyến Dmin xác định phụ thuộc vận tốc xe chạy V : Tốc độ tính toán (km/h) 50 60 80 100 120 150 Tầm nhìn cần đảm bảo độ đều 90 110 150 210 260 380 đặn của tuyến Dmin(m) Chiều dài đường cong tối thiểu 100 130 180 270 350 540 Kmin(m)  Khi thiết kế bình đồ cũng cố gắng tránh sự thay đổi 1 cách đột ngột các yếu tố liên ti ếp nhau. Về bán kính đường cong nên di trì tỉ lệ 1/1,4, tránh hiện tượng đ ặt đoạn chêm ngắn giữa 2 đường cong cùng chiều hoặc ngược chiều. Nếu gặp trường hợp này ta phải thay đoạn Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  5
  6. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ thẳng bằng đường cong bán kính lớn hoặc nối tiếp nhiều đường cong chuyển tiếp, có thể dùng đường cong chuyển tiếp. c.Việc sử dụng các đường cong clotôit khi thiết kế tuyến : @ Mục đích, ý nghĩa : - Tuyến clotôit có thể dùng phổ biến trên bình đồ và trắc dọc để đảm bảo đến mức tối đa độ đều đặn và rõ ràng về quan học của tuyến - Tuyến clotôit là tuyến được cắm hoàn toàn bằng đường cong bán kính lớn hoặc tổ hợp nhiều đường cong nối tiếp nhau và giữa chúng được nối bằng đường cong chuyển tiếp clotôit @ Cách cắm đường clotôit : - Quyết định các điểm đầu của đường cong clotôit cúng với hướng tuyến tại đó và các điểm nối tiếp với các đường cong khác trên bình đồ và trên thực địa - Xác định các thông số đoạn clotôit : A = R.L  (α ) goïcngoàût Trong đó : R : bán kính đường cong tại cuối đoạn clotôit L : chiều dài đoạn clotôit tương ứng - Toạ độ để cắm đường clotôit bất kỳ có được bằng cách nhân giá trị trong bảng tra với thông số A. + Trị số trong bảng tra là toạ độ đơn vị x, y và chiều dài cung đơn vị l ứng với đường clotôit có thông số A = L (R=1,0m) + Bảng tra sách TKĐ tập 1 - Trên bình đồ để xác định các điểm đặc trưng và các thông số đoạn cong clotôit người ta thường dùng thước mềm bằng chất dẻo. - Một số chú ý để đảm bảo độ đều đặn thị giác : • Khi góc ngoặt α > 80 thì thông số A chọn không nhỏ hơn Amin Amin = 300 đối với đường cấp I Amin = 200 đối với đường cấp II, III Amin = 100 đối với đường cấp IV, V Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  6
  7. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ • Khi góc ngoặt nhỏ (α= (0,5 ÷ 8) thì thông số A chọn theo bảng sau 0 Góc ngoặt α (0) 2÷ 3 3÷ 4 4÷ 5 5÷ 6 6 1000 ÷ A (m) > 1400 700 ÷ 1000 500 ÷ 700 600 1400 • Thông số A và bán kính R có quan hệ sau : 0,4R ≤ A ≤ 1,4R • Trường hợp 2 đường cong ngược chiều liên tiếp nền chọn : R1< 3 R2 • Trường hợp 2 đường cong cùng chiều nên chọn : 0,5R1 < A < R2 và thoả : R1≤ 2 R2 • Nếu đoạn clotôit nối tiếp với cung tròn thì chiều dài của nó không nhỏ hơn 1/4 chiều dài cung tròn. • Cấu tạo siêu cao đối với trường hợp 2 đường clotôit ngược chiều như hình vẽ sau : Hình vẽ d.Thiết kế dẫn hướng tuyến : @ Mục đich : Thiết kế dẫn hướng tuyến nhằm đảm bảo mức độ rõ ràng của tuyến bằng cách dùng các công trình nhân tạo để tạo thành một hệ thống dẫn hướng cho người lái xe @ Nội dung : - Các công trình nhân tạo thường sử dụng các rặng cây, các trang thiết bị : cột mốc, cọc tiêu, biến báo... - Khi thiết kế dẫn hướng phải xét đầy đủ các đặc điểm về sự quan sát để điều khiển xe của người lái. Cần đặc biệt chú ý tránh các trường hợp gây ngộ nhận đường - Có thể dùng các cột đường dây thông tin để dẫn hướng. Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  7
  8. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ 16.3 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĐỀU ĐẶN, RÕ RÀNG CỦA GIẢI PHÁP THIẾT KẾ 3.1 Đặt vấn đề : Để có thể kiểm tra và thiết kế điều chỉnh trên phối cảnh cần phải giải quyết : - Xác định vị trí điểm nhìn và xác định phạm vi nhìn rõ - Sử dụng hình ảnh phối cảnh - Phương pháp đánh giá độ đều đặn, rõ ràng của đoạn đường trên phối cảnh và trên bình đồ, trắc dọc. - Phương pháp thiết kế điều chỉnh các yếu tố của đoạn tuyến nhằm cải thiện độ đều đặn và rõ ràng kết hợp luận chứng hiệu quả của nó. 3.2 Xác định vị trí điểm nhìn : - Phụ thuộc vào đặc điểm, quy luật và khả năng quan sát, thu nhận thị giác của người lái đồng thời phải đảm bảo về điều kiện xe chạy và tuỳ thuộc tuyến đường đi trên địa hình nào. - Kinh nghiệm của Liên Xô trước đây về chọn vị trí điểm nhìn : • Đặt ở cuối những chỗ đổi dốc lồi trên trắc dọc • Trường hợp bị hạn chế về tầm nhìn do địa hình thì vị trí điểm nhìn cần đặt trước điểm đầu đoạn đường cần kiểm tra 1cự li bằng tầm nhìn vượt xe. • Vị trí điểm nhìn đặt cách mép phần xe chạy phía phải 1,5m và cao trên mặt đ ường 1,2m. • Tầm nhìn cần hướng vào giữa hình quạt có đỉnh là mắt người lái và góc nhìn (18 ÷ 20)0, trên trắc dọc tia nhìn đặt nằm ngang với đường có dốc dọc nhỏ hơn 2% và đặt song song với độ dốc nếu dốc dọc lớn hơn 2% • Nếu dùng được máy vi tính thì có thể thay đổi vị trí điểm nhìn 3.3 Phương pháp dựng phối cảnh : Có các bước sau : - Toạ độ các điểm trong không gian được xác định bởi các trị số x, y, z; tr ục x đ ặt theo tia nhìn chính còn trục y, z đặt thẳng góc voái tia nhìn chính, nhờ bình đồ và trắc dọc có thể xác định được các toạ độ x, y, z Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  8
  9. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ -Nếu muốn dựng phối cảnh có khoảng cách từ mắt đến mặt phẳng chứa ảnh N n và bề rộng ảnh Bn của một điển có toạ độ x, y, z và bề rộng B trên thực tế ta dùng quan hệ theo đ ịnh lý Talet - Dựng lại các toạ độ xn, yn , zn trên mặt phẳng ảnh ta được hình ảnh phối cảnh. 3.4 Phương pháp đánh giá độ đều dặn : Phương pháp chủ yếu vẫn thường dùng là quan sát trực tiếp hình ảnh phối cảnh. Nội dung quan sát chủ yếu là xem có nhận biết được hướng đường tiếp tục không, có phát hi ện đ ược caccs điểm uốn lượn bất thường hay không và có chỗ gãy gập, bóp méo hay không. Đánh giá mức độ đều đặn của tuyến có thể căn cứ : - Trường hợp đường cong đứng lõm ứng với đoạn thẳng trên bình đồ độ đều đặn sẽ đ ảm bảo nếu thoả mãn : (ảnh để cách mắt 1,0m)  β ≥ 120 0  f ≥ 4mm  Trong đó : β là trị số góc và khoảng phân cự f trên ảnh như hình vẽ Hình vẽ - Trường hợp đoạn vòng trên bình đồ thì độ đều đặn chủ yếu đánh giảhông qua trị số f(m), tuỳ thuộc khoảng cách từ điểm nhìn đến đỉnh đường cong tròn D(m). Muốn đảm bảo độ đều đặn thì f phải lớn hơn trị số trong bảng Hình vẽ Khoảng cách nhìn D(m) 550 500 300 250 200 Trị số f (m) >5,5 >5,0 >3,0 >2,5 >2,0 Chú ý : trị số f (m) ở trên là trị số thực, có thể xác định trên ảnh bằng cách nhân với tỉ lệ bình đồ. - Trường hợp đường cong đứng lồi trên đường cong nằm thì có thể đảm bảo nhận rõ được hướng ngoặt nếu trị số f trên ảnh ≥ 4mm Có thể đánh giá mức bảo đảm độ rõ ràng, đều đặn thông qua việc phân tích các yếu tố của tuyến và sự phối hợp các yếu tố của tuyến trên bình đồ và trắc dọc mà không cần dùng hình ảnh phối cảnh. Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  9
  10. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ 3.5 Phương pháp thiết kế điều chỉnh các yếu tố của đoạn tuyến : - Trong trường hợp thấy không đảm bảo độ đều đặn, rõ ràng thì có thể tiến hành điều chỉnh ngay trên ảnh. Các điểm gãy gập, bóp méo, uốn bất thường trên ảnh và cải thi ện ảnh theo ý muốn. - Khi chữa trên ảnh phải vạch lại các đường đặc trưng như đường tim, đường mép, phần xe chạy. Tự đó xác định toạ độ trên ảnh các điểm mong muốn - Tính ra được toạ độ các điểm mong muốn trên bình đồ và trắc dọc. - Vẽ lại phối cảnh để kiểm tra kết quả chữa tuyến , và công việc có thể lặp lại cho đến khi tuyến đạt yêu cầu. 16.4 THIẾT KẾ ĐƯỜNG PHỐI HỢP VỚI CẢNH QUAN HAI BÊN 4.1 Mục đích : - Phối hợp đường với cảnh quan 2 bên nhằm tạo ra 1 tuyến đường hẹp, không phá hoại, không cắt nát địa hình và cảnh quan thiên nhiên hai bên tuyến . Đ ồng thời phối h ợp hài hoà, tô điểm thêm cho quan cảnh thiên nhiên 2 bên - Nếu tuyến đường phối hợp tốt không những làm người lái xe thích thú mà còn làm cho h ọ không bị căng thẳng, mệt mỏi; nhờ đó làm tăng mức độ an toàn tức đ ạt chỉ tiêu v ận danh khai thác cao. 4.2 Yêu cầu : - Phải nắm được quy luật và đặc điểm của các yếu tố quan cảnh thiên nhiênvùng tuy ến đường đi qua để chọn tuyến phù hợp, hài hoà. Tuyến đi cho sao cho luôn thấy đ ược c ảnh đ ẹp thiên nhiên, tránh những cảnh xấu và đơn điệu kéo dài, đồng thời tuyến cũng tạo tahnfh 1 dải viền nhấn mạnh thêm quan cảnh thiên nhiên. - Các giải pháp thiết kế không được trái với các yêu cầu thiết kế khácdẫn đ ến giảm chất lượng vận doanh, khai thác của đường và phù hợ với yêu cầu quang học. 4.3 Nguyên tắc :  Đối với vùng đồng bằng, cao nguyên bằng phẳng hoặc vùng đồng cỏ bằng phẳng - Do địa hình bằng phảng không có cản trở khi cắm tuyến nên tuyến thẳng, tuy nhiên nếu đoạn thẳng kéo dài quá sẽ gây một ấn tượng quan cảnh đơn điệu làm người lái xe có cảm Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  10
  11. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ giác mệt mỏi và dễ làm giảm sự chú ý, không làm chủ được tốc độ, hoặc về ban đêm người lái xe thường bị loá mắt vì ánh đèn pha xe ngược chiều trong thời gian dài. Vì thế khi thiết kế đoạn thẳng phải dài không vượt quá (4 ÷ 6)km, thời gian xe chạy không quá (3 ÷ 4) phút - Việc bố trí các đoạn cong phải cần kết hợp khéo léo với hướng dẫn đ ịa vật, nên tận dụng các địa vật thiên nhiên hoặc nhân tạo như ngọn đồi, rặng cây, công trình kiến trúc đ ể thu hút sự chú ý của người lái xe - Nếu trường hợp phải cắt qua thảm thực vật thì không nên cắt thẳng mà phải đi vòng  Đối với quang cảnh vùng đồi : - Tuyến đường phải uốn lượn đều đặn phù hợp với địa hình. Tuy nhiên tuỳ cấp đ ường, nếu cấp đường cao thì nên bở qua các nếp uốn lượn nhỏ tránh làm cho tuyến có chất l ượng xấu. - Khi chuyển từ đồi này sang đồi khác cần đào đắp lớn để trắc dọc không bị gãy và phải cấu tạo taluy thoải cong dễ hoà hợp với địa hình.  Đối với địa hình vùng núi - Ap dụng các tiêu chuẩn tối thiếu về bình đồ và tắc dọc để đảm bảo phù hợp với đ ịa hình. - Đối với các tuyến đường cấp cao có thể xây dựng các công trình như tường chắn, đường cong rắn, hầm để thảo mãn các yêu cầu cần thiết đồng thời phải chú ý biến công trình đó thành trọng tâm chú ý của người lái xe, tô điểm thêm cho quang cảnh thiên nhiên. *.Giải pháp cấu tạo nền Ngoài các gải pháp kể trên, giải pháp thiết kế cấu tạo nền đ ường có vai trò quan tr ọng trong thiết kế đường phù hợp với cảnh quang, nó có các ưu điểm sau : - Tăng an toàn xe chạy, nếu xaẩy ra trường hợp mất tay lái thì xe vẫn có thể chạy trên taluy thoải. - Người lái xe có thể thấy toàn bộ nền đường nên yên tâm chạy xe với tốc độ cao. *.Nếu tuyến đi qua những vùng quang cảnh đơn điệu, nghèo nàn : - Có thể bố trí cây xanh trên đường chắn nhứng chỗ gây ấn tượng không đẹp mắt. - Trồng các nhóm cây trang trí những vùng quang cảnh đơn điệu nghéo nàn. - Trồng các hàng cây hai bên đường thành hành lang cây xanh ở những tuyến đi vào di tích lịch sử, trung tâm nghỉ ngơi, trung tâm văn hoá hoặc vào thành phố Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  11
  12. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ - Trồng các nhóm cây dẫn hướng 16.5 YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KHÁC 5.1 Yêu cầu bảo vệ môi trường xung quanh : Bảo vệ môi trường là một công việc kéo dài mọi nơi, mọi lúc, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế bởi vì tầm quan trọng của nó rất lớn trong cuộc sống con người. Môi trường bị ô nhiễm gây ra những hậu quả to lớn nư giảm tuổi thọ con người, gây ra hạn hán lụt lội và tai biến môi trường. Trong thiết kế đường cũng có thể thể gây ô nhiễm môi trường vì nó là công trình xây dựng nên ảnh ảnh hưởng đến địa chất, nước ngầm, chế độ dòng chảy, khói bụi, tiếng ồn ôtô...Ô nhiễm môi trường do việc xây dựng tuyến đường có thể xuất hiện trong quá trình chuẩn bị thi công, thi công đường và trong quá trình khai thác, sử dụng. Vì vậy yêu cầu đặt ra khi thiết kế 1 tuyến đường là phải đánh giá tác động của môi trường để đề ra các biện pháp đ ề phòng giảm thiểu tác hại đến môi trường do việc xây dựng tuyến đường gây ra. Nhìn chung các yêu cầu bảo vệ môi trường tuân theo các nguyên tác sau : - Tuyến và công trình đường ôtô không được nằm trong khu vực cấm xây dựng vì lý do bảo vệ môi trường, tài nguyên, cảnh quan, di tích, bảo tồn thiên nhiên. -Tuyến và các giải pháp xây dựng các hạng mục công trình đường ôtô không đ ược gaya tác động xấu tới các yếu tố môi trường quá mức ghới hạn cho phép trong quá trình chuẩn b ị, thi coogn và khai thác, sử dụng. Trong moi trường hợp phải tiết kiệm tối đa tài nguyên đất, phải tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Phải có biện pháp đ ảm b ảo vi ệc đi lại bình thường cho nhân dân hai bên được. - Các tuyến đường cao tốc và đường ôtô có tốc độ thiết kế 60km/h trở lên đều phải đi vòng không được xuyên qua khu dân cư (trừ trường hợp tuyến xây dựng trên cao) - Tuyến phải kết hợp chặt chẽ và lợi dụng đại hình tránh đào sâu, đắp cao. 5.2 Các biện pháp thiết kế khác : 5.2.1 Biện pháp hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường thẩm mỹ và cảnh quan: Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung còn có các biện pháp sau : Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  12
  13. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ - Cố gắng lợi dụng phong cảnh tự nhiên để loại trừ cảm giác đơn điệu, trồng cây đ ể che đi các hình ảnh không đẹp mắt. Trồng cây cao để nhấn mạnh và dẫn hướng tuy ến, cây th ấp đ ẻ che phủ, cây to cô lập hoặc lùm cây để tô điểm. - Mái dốc taluy nên thay đổi để phù hợp địa hình - Tạo các điểm nghỉ với phong cảnh phù hợp. - Khi tuyến qua vùng đồi nên sử dụng các đường cong bán kính lớn theo các uốn l ượng c ủa địa hình. Cố gắng dùng tuyến toàn đường clotôit - Đường miền núi nên dùng các công trình tường chắn, cầu cao, các kiểu gia cố mái dốc. - Đường qua vùng đồng bằng không nên dài quá 20 ÷ 25 lần tốc độ thiết kế (chiều dài tính bằng (m), vận tốc tính bằng (km/h) ) - Không bố trí khai thác vật liệu gần khu vực di tích, thắng cảnh. 5.2.2 Biện pháp hạn chế tác động gây ồn và rung: - Đối với các đô thị và các trường hợp không đảm bảo được khoảng cách cần thiết kế giảm ồn bằng cách áp dung các biện pháp : xây tường hút âm, đ ắp các đê ch ắn âm hoặc tr ồng các hàng cây để giảm tiếng ồn - Các tường chắn âm thường cao 3,0 ÷ 3,5m đặt ở sát mép nền đường (ngoài phạm vi nền đường), tường bằng tấm ximăng cách âm hoặc bằng bêtông lắp ghép; có thể làm tường bằng ụ đất rộng 2,0m - Các rặng cây phải đủ cao, nằm giữa đường và khu vực cần cách âm - Trong quá trình thi công cố gắng tránh tiếng ồn và tránh rung bằng cách dùng các thiết bị thích hợp. - Bố trí các khu sản xuất , khai thác vật liệu cách xa khu dân cư, nếu ở gần khu dân c ư thì phải hạn chế thi công ban đêm. 5.2.3 Biện pháp hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường không khí : - Hạn chế bụi : + Làm mặt đường nhựa ở các đường qua đô thị. + Bố trí các đoạn đường chuyển tiếp với mặt đường cấp cao ít bụi dài tối thiểu 30 ÷ 50m trước khi xe từ các đường nhiều bụi nhập vào đường chính (đường cao tốc, đường có tốc độ 80 ÷ 120 km/h) Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  13
  14. TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA ÂN --- ¥ --- BÄÜ MÄN ÂÆÅÌNG – KHOA XDCÂ - Trồng các rặng cây giữa các khu dân cư. - Cần có biện pháp thiết kế tổng hợp để giảm ùn tắc, giảm dừng xe trên đường. - Các cơ sở gia công, khai thác vật liệu phải sử dụng các máy móc có trang thiết bị hút b ụi, thoát khói. ------  ------ Voî Âæïc Hoaìng Giaïo aïn : Thiãút Kãú Âæåìng ä tä Trang :  14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2