Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
THIẾT KẾ MÁY THU TÍN HIỆU NGUỒN ÂM DƯỚI NƯỚC<br />
Vũ Hải Lăng1*, Trần Quang Giang1,<br />
Nguyễn Thị Nga1, Đinh Thị Thùy Dương2<br />
<br />
Tóm tắt: Nội dung bài báo trình bày một giải pháp tính toán lựa chọn các<br />
tham số để thiết kế máy thu âm dải hẹp nhằm mục đích thu và phân tích các tham<br />
số đặc trưng của tín hiệu nguồn âm dưới nước. Thiết bị đã được nghiên cứu thiết<br />
kế, đo lường trong phòng thí nghiệm và chạy thử nghiệm đạt kết quả tốt trong môi<br />
trường nước ngọt.<br />
Từ khóa: Âm học, Kênh thông tin dưới nước, Xử lý tín hiệu.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong môi trường dưới nước, sóng điện từ bị suy giảm nhanh không thể truyền<br />
đi xa do vậy trong thông tin, định vị và trinh sát dưới nước, trong các thiết bị hàng<br />
hải cũng như các ứng dụng dưới nước khác chủ yếu dùng phương thức thu phát<br />
sóng âm học. Các tín hiệu nguồn âm dưới nước được đề cập trong bài báo này<br />
chính là các tín hiệu sóng âm sinh ra từ các nguồn trong tự nhiên như: sóng biển,<br />
mưa, gió, các sinh vật sống dưới nước,... các nguồn âm nhân tạo như: tàu bè, giàn<br />
khoan, các thiết bị đo đạc, thu phát thủy âm trong lĩnh vực hàng hải, quốc phòng,<br />
khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản,...<br />
Kênh âm dưới nước là kênh truyền sóng hết sức phức tạp. Sự phức tạp của kênh<br />
được thể hiện qua các đặc tính suy hao của sóng âm, sự truyền sóng đa đường, sự<br />
thay đổi các đặc tính của môi trường theo thời gian và sự không đồng nhất của môi<br />
trường truyền sóng. Trên cơ sở các nghiên cứu về các tính chất của sóng âm, tính<br />
chất vật lý của môi trường truyền sóng, ảnh hưởng của các loại tạp âm và nhiễu<br />
đến tín hiệu thu, biểu đồ phân bố tần số sóng âm dưới nước, bài báo phân tích lựa<br />
chọn dải tần, lựa chọn hydrophone và tính toán các tham số để thiết kế máy thu.<br />
Kết quả đạt được trong bài báo là đã nghiên cứu thiết kế chế tạo máy thu phân tích<br />
một số tham số đặc trưng của nguồn âm dưới nước làm tiền đề cho việc nghiên cứu<br />
xây dựng cơ sở dữ liệu về các đặc trưng của nguồn âm và nghiên cứu thiết kế chế<br />
tạo thiết bị thu trinh sát thủy âm.<br />
2. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA KÊNH TRUYỀN SÓNG ÂM<br />
TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC<br />
2.1. Suy hao và hấp thụ âm<br />
Sóng âm lan truyền dựa trên sự đàn hồi hoặc thay đổi áp suất của môi trường<br />
truyền sóng. Các sóng tạo ra do áp lực từng đợt trong môi trường truyền lan, tạo ra<br />
sự biến thiên mật độ vật chất theo dạng sóng. Vận tốc lan truyền của sóng âm phụ<br />
thuộc vào môi trường truyền sóng như: nhiệt độ, áp suất, độ mặn, độ sâu,...<br />
<br />
<br />
172 V.H. Lăng, Tr.Q. Giang, N.T. Nga, Đ.T.T.Dương, “Thiết kế máy thu … dưới nước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Hệ số suy hao của kênh sóng âm trong môi trường nước phụ thuộc vào khoảng<br />
cách giữa các thiết bị thu phát và tần số làm việc theo công thức sau:<br />
A(d,f) =dk.a(f)d (1)<br />
trong đó, d là khoảng cách truyền dẫn, f là tần số, k là hệ số tán xạ phụ thuộc<br />
vào hình dạng địa lý của môi trường truyền dẫn (có giá trị trong khoảng từ 1.5 đến<br />
2). Hệ số k tương ứng với hệ số mũ suy hao trong môi trường truyền sóng điện từ,<br />
a(f) là hệ số hấp thụ. Sự phụ thuộc của hệ số hấp thụ a(f) vào f được thể hiện ở<br />
hình 1.<br />
Hệ số suy hao biểu diễn ở dạng dB được viết như sau:<br />
10logA(d,f)=k.10logd+d.10loga(f) (2)<br />
Thành phần thứ nhất là thành phần tán xạ phụ thuộc vào địa hình lan truyền<br />
sóng dưới nước, thành phần thứ hai thể hiện yếu tố hấp thụ sóng âm.<br />
<br />
<br />
SNR<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
f<br />
Hình 1. Sự phụ thuộc của hệ số Hình 2. Sự phụ thuộc của SNR vào<br />
hấp thụ vào tần số. tần số và khoảng cách.<br />
<br />
2.2. Tạp âm và nhiễu<br />
Tạp âm nền được tạo ra từ nhiều nguồn do tự nhiên và nhân tạo. Các nguồn âm<br />
kết hợp với nhau tạo nên dải tần liên tục của tạp âm nền. Tạp âm nền được tạo ra<br />
từ ba thành phần chính: tạp âm dải rộng liên tục được đặc trưng bằng mức phổ<br />
trong độ rộng 1Hz; tạp âm đơn sắc có dải rất hẹp và được mô tả bằng biên độ và<br />
tần số; tạp âm xung có băng thông rộng, thời gian tồn tại ngắn, thường đặc trưng<br />
bằng biên độ đỉnh và chu kỳ lặp lại.<br />
Tạp âm nền bao trùm trong dải tần số từ 1Hz đến trên 100kHz. Theo [6], ở vùng<br />
nước sâu, tạp âm nền có thành phần phổ được mô tả như trên hình 3. Trong khu<br />
vực I và II âm tạo ra từ nguồn nhiễu loạn và áp lực thủy tĩnh (ví dụ thủy triều).<br />
Trong khu vực III âm thay đổi ít hơn, thường do hoạt động của các tàu thủy ở vùng<br />
xa truyền về. Khu vực IV chủ yếu là tạp âm bề mặt biển và có nguồn gốc xuất hiện<br />
gần điểm đo. Khu vực V bị chi phối bởi tạp âm nhiệt.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 173<br />
Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Biểu diễn các thành phần phổ tạp âm<br />
nền vùng nước sâu (Urick - 1983) [6].<br />
Mức tạp âm nền đã được Wenz tổng hợp và biểu diễn bằng biểu đồ phổ Knudsen<br />
trên hình 4 [6]. Phổ tạp âm nền bình thường nằm giữa hai đường màu đen dày và được<br />
tạo thành từ nhiều nguồn khác nhau. Ở tần số thấp, thành phần tạp âm này chủ yếu do<br />
hoạt động của tàu thủy, ở tần số cao hơn, tạp âm gây ra do sóng vỗ và mưa bề mặt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Biểu diễn phổ của tạp âm nền (Wenz - 1962) [6].<br />
Theo [6], ở vùng nước nông đối với vùng biển khu vực Đông Nam Á, mức phổ<br />
tạp âm nền có thể được mô tả như hình 4. Tác động của vùng nước nông như một bộ<br />
lọc thông cao sẽ hạn chế truyền âm học với độ dài bước sóng dài hơn so với độ sâu<br />
cột nước. Tại tần số cao (>10kHz) gia tăng mạnh hấp thụ, cản trở truyền âm trên<br />
khoảng cách lớn và tạp âm nền bị chi phối nhiều bởi tạp âm tại chỗ. Trong dải tần số<br />
khoảng 10kHz đến 50kHz hấp thụ 1dB/km và hấp thụ tăng lên đến 30dB/km ở tần<br />
số 80kHz đến 100kHz. Từ khoảng tần số trên 100kHz chủ yếu là tạp âm nhiệt.<br />
<br />
<br />
174 V.H. Lăng, Tr.Q. Giang, N.T. Nga, Đ.T.T.Dương, “Thiết kế máy thu … dưới nước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trên hình 4 cũng cho thấy mức độ tạp âm nền phụ thuộc vào cấp độ gió (từ cấp<br />
1 đến cấp 8) của vùng đặt thiết bị thu.<br />
<br />
3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÁY THU ÂM DƯỚI NƯỚC<br />
3.1. Xây dựng mô hình<br />
Cáp bọc<br />
Hydrophone LNA Lọc KĐ ADC<br />
kim<br />
<br />
<br />
Máy Giao tiếp Bộ xử lý<br />
Nguồn cấp tính RJ45 FPGA<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ khối máy thu âm dưới nước.<br />
Máy thu được xây dựng trên ba thành phần chính: (1) Hydrophone; (2) Các bộ<br />
xử lý tín hiệu tương tự (khuếch đại tạp thấp, các bộ lọc, ADC); (3) Các bộ xử lý tín<br />
hiệu số (ghi lưu, xử lý dữ liệu và hiển thị kết quả).<br />
Nguyên lý hoạt động của máy thu: Sóng âm lan truyền trong môi trường nước<br />
đến tác động vào đầu thu hydrophone. Hydrophone có chức năng chuyển đổi sự dao<br />
động nén giãn áp suất trong nước thành tín hiệu điện. Tín hiệu điện từ đầu ra của<br />
hydrophone được đưa qua khối khuếch đại tạp âm thấp LNA và đưa đến bộ lọc.<br />
Khối khuếch đại tạp âm thấp LNA có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu đầu ra của<br />
hydrophone đủ lớn để đưa vào tầng lọc và tầng khuếch đại sau. Khi có nhiều tầng<br />
khuếch đại nối tiếp thì mức tạp âm của các bộ khuếch đại được quyết định chủ yếu<br />
bởi tầng khuếch đại đầu. Bởi vậy tầng phối hợp trở kháng và khuếch đại tạp âm thấp<br />
LNA phải làm giảm tạp âm ngay từ tầng đầu đồng thời yêu cầu về độ méo phi tuyến<br />
phải nhỏ. Mạch lọc được thiết kế để loại bỏ tạp âm tần số thấp và các tạp âm cường<br />
độ thấp. Tín hiệu đầu ra bộ lọc và tầng khuếch đại được đưa đến đầu vào khối xử lý<br />
ADC. Khối xử lý trung tâm có nhiệm vụ xử lý sơ bộ dữ liệu sau khi ADC và điều<br />
khiền truyền dữ liệu về máy tính qua giao tiếp RJ45. Tại máy tính số liệu tiếp tục<br />
được xử lý phân tích FFT và hiển thị các tham số đặc trưng của tín hiệu theo miền<br />
thời gian và miền tần số.<br />
3.2. Tính toán lựa chọn tham số máy thu<br />
3.2.1. Khối xử lý tín hiệu tương tự<br />
Hydrophone<br />
Hydrophone dùng trong máy thu là đầu thu kiểu áp điện, với một số tham số kỹ<br />
thuật chính như sau:<br />
- Độ nhạy điện áp: -204dB re V/µPa;<br />
- Dải tần làm việc: 0,1Hz đến 100kHz;<br />
- Điện dung: 3,7nF;<br />
- Định hướng trong mặt phẳng ngang: vô hướng;<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 175<br />
Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
- Định hướng trong mặt phẳng đứng: 2200 ± 3dB 50kHz;<br />
- Độ sâu làm việc: > 300 mét;<br />
- Nhiệt độ làm việc: -100 ÷ +600.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Sơ đồ mạch tương đương của hydrophone,<br />
cáp tín hiệu và bộ khuếch đại.<br />
Giá trị độ nhạy của hydrophone theo nhà sản xuất là -204dB re V/µPa. Tuy<br />
nhiên trong thực tế cần phải tính thêm độ suy hao do điện dung của cáp nối<br />
hydrophone. Hình 6 chỉ ra sơ đồ mạch tương đương của hydrophone, cáp tín hiệu<br />
và tầng đầu vào của bộ khuếch đại [7]. Tín hiệu hydrophone bị suy hao bởi phân<br />
áp trên tụ Cc của cáp tín hiệu và tụ Ch của hydrophone. Vì vậy để giảm độ suy hao<br />
của tín hiệu nên chọn cáp tín hiệu ngắn nhất có thể. Hệ số suy hao tính theo công<br />
thức (3):<br />
ea Ch<br />
(3)<br />
ein Ch CC<br />
Điện dung của cáp khoảng 100pF/1m nếu ta chọn cáp dài 20m sẽ có điện dung<br />
Cc tương ứng khoảng 2nF. Điện dung của hydrophone theo nhà thiết kế là 3,7nF<br />
như vậy theo công thức (3) suy hao tín hiệu do cáp là 3,8dB. Như vậy khi nối cáp<br />
dài 20m do sự suy hao của tín hiệu trên cáp kéo dài dẫn đến tín hiệu thu bị suy hao<br />
xuống còn -207,8dB re V/µPa.<br />
Bộ khuếch đại thu<br />
Trở kháng đầu vào của bộ khuếch đại sẽ ảnh hưởng tới mức tín hiệu đầu vào<br />
của hệ thống. Như chỉ trong mạch tương đương hình 6, bộ khuếch đại có điện dung<br />
đầu vào Ca và trở kháng đầu vào Ra. theo công thức (3) tín hiệu sẽ giảm khi tăng Ca<br />
bởi vì điện dung của bộ khuếch đại song song với điện dung của cáp tín hiệu. Phần<br />
tử điện trở Ra cùng với các tụ điện Ca, Ch và Cc tạo thành mạch lọc thông cao với<br />
tần số cắt fc.<br />
fc =1/2πRa(Ca+Ch+Cc) (4)<br />
Theo công thức (4), Ra cần phải chọn đủ lớn để đạt tần số cắt nhỏ cho bộ lọc<br />
thông cao. Tuy nhiên trong khi mong muốn tạo điện trở lớn để tăng độ nhạy nhưng<br />
phải trả giá mức nhiễu đầu vào lớn do điện trở tăng. Vì vậy Ra không nên chọn giá<br />
<br />
<br />
<br />
176 V.H. Lăng, Tr.Q. Giang, N.T. Nga, Đ.T.T.Dương, “Thiết kế máy thu … dưới nước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
trị lớn. Điện trở đầu vào theo tính toán nên chọn 100k để cho giá trị tần số cắt<br />
nhỏ hơn 650Hz.<br />
Tạp âm máy thu<br />
Có ba thành phần chính gây ra tạp âm trong bộ khuếch đại máy thu. Hai thành<br />
phần đầu tiên là tạp âm dòng điện và điện áp liên quan đến đến mạch bên trong của<br />
bộ khuếch đại Opamp. Để giảm tạp âm dòng và áp, trong thiết kế máy thu đã chọn<br />
bộ khuếch đại thuật toán tạp âm thấp OPA211 của hãng TI để thiết kế mạch khuếch<br />
đại tạp âm thấp. Bộ khuếch đại OPA211có đầu vào là JFET theo nhà sản xuất tạp âm<br />
dòng đầu vào in cỡ 1,8pA/ Hz tạp âm điện áp đầu vào en là 1.1nV/ Hz .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Đặc tính tạp âm dòng và áp của OPA211 [7].<br />
Tạp âm do nguồn dòng được quyết định bởi tổ hợp song song của trở kháng<br />
nguồn Zs và trở kháng đầu vào của bộ khuếch đại Ra. Tạp âm nguồn dòng điện tính<br />
theo công thức (5):<br />
ei = in (Zs||Ra) (V/ Hz ) (5)<br />
Nguồn tạp âm thứ ba là tạp âm nhiệt Johnson gây ra do điện trở của mạch.<br />
Nguồn tạp âm nhiệt lớn nhất do điện trở đầu vào của Ra tính theo công thức (6):<br />
e j 4kTRa (V/ Hz ) (6)<br />
-23<br />
trong đó, k là hằng số Boltzman, k = 1,38.10 (J/K); T là nhiệt độ K; Ra là điện<br />
trở đầu vào bộ khuếch đại.<br />
Ba nguồn tạp âm không tương quan với nhau, vì vậy mức công suất tạp âm có<br />
thể được tính tổng trực tiếp. Mức tạp âm tổng RMS theo băng thông B:<br />
eT B( en2 ei2 e 2j )<br />
<br />
20000[(1.1 10 9 ) 2 ( 4.7 10 15 ) 2 ( 4 10 8 ) 2 ] (7)<br />
5.6V<br />
<br />
<br />
3.2.2. Khối xử lý tín hiệu số<br />
Xử lý số trên FPGA<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 177<br />
Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
Bộ chuyển đổi ADC lựa chọn trong thiết kế máy thu là AD7357 tốc độ cao.<br />
AD7357 là bộ chuyển đổi 2 kênh 14 bit, tạp âm thấp, công suất thấp, dùng nguồn<br />
một chiều 2.5V và đặc biệt tốc độ chuyển đổi lên đến 4,2Msps.<br />
Chương trình xử lý số trên FPGA được cài đặt trên họ Spartan-6<br />
XC6SLX9TQG144B tốc độ cao với 9152 logic Cells. Dữ liệu sau khi số hóa được<br />
bộ xử lý FPGA đóng gói và truyền về máy tính qua giao thức Ethernet có tốc độ<br />
truyền lên tới 100Mbps.<br />
Xử lý số trên máy tính<br />
Chương trình xử lý số liệu trên máy tính được viết trên phần mềm LabVIEW.<br />
Dữ liệu sau khi được truyền về máy tính sẽ xử lý trên các bộ lọc thông dải, bộ FFT,<br />
lưu trữ, phân tích và hiển thị dạng tín hiệu theo miền tần số và miền thời gian.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Chương trình LabVIEW xử lý trên máy tính.<br />
<br />
4. KẾT QUẢ ĐO ĐẠC VÀ THỬ NGHIỆM<br />
4.1. Mô hình đo lường trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa<br />
<br />
<br />
Máy phát KĐCS Phối hợp Cáp 1 2 Máy<br />
LNA ADC FPGA<br />
âm tần âm tần trở kháng Máy thu trinh sát<br />
tính<br />
Kênh 1 Kênh 2<br />
Máy Máy<br />
hiện sóng hiện sóng<br />
Môi trường nước ngọt<br />
Hydrophone<br />
<br />
Hình 9. Mô hình đo lường và thử nghiệm.<br />
<br />
4.2. Kết quả đo lường trong phòng thí nghiệm<br />
<br />
<br />
178 V.H. Lăng, Tr.Q. Giang, N.T. Nga, Đ.T.T.Dương, “Thiết kế máy thu … dưới nước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Phổ tín hiệu thu được sau LNA bằng máy phân tích<br />
phổ thời gian thực R&S FSVR7 tại fo=30kHz.<br />
<br />
Dùng máy phát tín hiệu R&S SMA100A (sau hydrophone) phát tín hiệu hình<br />
sin với mức công suất là -30dBm và thay đổi tần số phát.<br />
Dùng máy phân tích phổ thời gian thực R&S FSVR7 tiến hành đo tại điểm đo 2<br />
(sau LNA). Kết quả đo lường được thể hiện trên hình 10.<br />
4.3. Kết quả thử nghiệm thực địa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11. Hình ảnh kết quả phân tích phổ tín hiệu trên máy tính.<br />
<br />
Mô hình thu thử nghiệm như trên hình 11 với cự li giữa máy phát và máy thu<br />
100m trong môi trường nước ngọt tại Hồ Tây. Máy phát âm tần được thay đổi<br />
trong dải từ 100Hz đến 1050kHz. Kết quả thu phân tích tín hiệu thu tại tần số<br />
29kHz được thể hiện trên hình 11. Bằng tính toán lý thuyết theo công thức 7, kiểm<br />
chứng bằng đo lường và thực nghiệm qua nhiều phép đo ở các dải thu khác nhau,<br />
kết quả cho thấy ảnh hưởng của tạp âm nội bộ của máy thu nhỏ, máy thu đảm bảo<br />
độ ổn định và tin cậy cao.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 179<br />
Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu lý thuyết kết hợp với mô phỏng và tiến hành tính toán thiết kế,<br />
nhóm tác giả đã chế tạo và thử nghiệm thành công 01 mẫu máy thu. Trên cơ sở kết<br />
quả đã đạt được cùng với trình độ công nghệ hiện tại trong nước chúng ta hoàn<br />
toàn có thể thiết kế chế tạo mới máy thu thủy âm cho mục đích khảo sát, đo lường<br />
tiến tới làm chủ trong việc thiết kế chế tạo các thiết bị trinh sát thủy âm.<br />
Máy thu đã được triển khai thử nghiệm đánh giá thực tế trong môi trường nước<br />
ngọt. Để áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, trong thời gian tới nhóm<br />
nghiên cứu sẽ tiến hành đưa thiết bị đi khảo sát đánh giá thực tế tại môi trường<br />
biển. Với kết quả ban đầu đã đạt được nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tiếp tục cải<br />
thiện nâng cao phẩm chất máy thu, giảm ảnh hưởng của các loại nhiễu, tạp âm;<br />
nâng cao độ chính xác và độ tin cậy cũng như độ ổn định của máy thu nhằm mục<br />
đích ứng dụng đo đạc phân tích phát hiện các nguồn âm và ứng dụng trinh sát<br />
ngầm dưới nước.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Ian Roman Radziejewski (1990), “An investigation of the underwater acoustic<br />
communications channel”, Simon Fraser University.<br />
[2]. Michael A. Ainslie (2010), Principles of Sonar Performance Modeling”,<br />
Springer-Verlag Berlin Heidelberg.<br />
[3]. Richard P. Hodges (2010), “Underwater acoustic”, John Wiley and Sons, Ltd,<br />
Publication.<br />
[4]. HAZELWOOD, R.A. and CONNELLY, J., “Estimation of Underwater<br />
Noise - A Simplified Method”, Int. J. Soc. Underwater Tech., Vol. 26, No.3,<br />
2005, pp. 51-57.<br />
[5]. ISO/IEC Guide 98-3:2008, Uncertainty of Measurement - Part 3: Guide to the<br />
Expression of Uncertainty in Measurement.<br />
[6]. URICK, R., “Principles of Underwater Sound for Engineers”, New York: McGraw-<br />
Hill, 1967.<br />
[7]. Datasheet (2009) Operational Amplifier OPA211, Texas Instruments<br />
Incorporated.<br />
[8]. Burdic, W.S., “Underwater Acoustic System Analysis”, p.77, New Jersey:<br />
Prentice Hall, 1984.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
180 V.H. Lăng, Tr.Q. Giang, N.T. Nga, Đ.T.T.Dương, “Thiết kế máy thu … dưới nước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DESIGNING A RECEIVER FOR UNDERWATER ACOUSTIC SOURCES<br />
<br />
The article content introduces the calculation and selection of<br />
parameters in order to design a narrowband acoustic receiver for analyze<br />
the characteristic parameters of underwater acoustics signal.<br />
The prototype has been designed and produced, measured in the laboratory<br />
and tested with a good result in fresh water environment.<br />
<br />
Keywords: Acoustic, Underwater acoustic communication channels, Signal processing.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 08 tháng 05 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 08 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Điện tử, Viện KH-CN quân sự;<br />
2<br />
Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Viện KH-CN quân sự.<br />
* Email: langvh@vietkey.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 181<br />