intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa thay thế kết cấu mũi tàu vỏ thép chương 13

Chia sẻ: Duong Ngoc Dam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

152
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lắp ráp các chi tiết kết cấu vào vị trí Trình tự lắp ráp các chi tiết kết cấu được tiến hành theo các bước sau: - Bước1: Dùng cẩu hoặc xe chuyên dùng để di chuyển kết cấu thay thế vào vị trí của thân tàu; - Bước2: Cân chỉnh gồm có: nghiêng ngang, dọc và bề mặt chi tiết phải phẳng; - Bước3: Kiểm tra vị trí kích thước của kết cấu thay thế; - Bước4: Cố định các chi tiết kết cấu bằng các liên kết mềm như: mã răng lược, tăng đơ, hàn đính, kích…; - Bước5:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa thay thế kết cấu mũi tàu vỏ thép chương 13

  1. Chương 13: Lắp ráp các chi tiết kết cấu vào vị trí Trình tự lắp ráp các chi tiết kết cấu được tiến hành theo các bước sau: - Bước1: Dùng cẩu hoặc xe chuyên dùng để di chuyển kết cấu thay thế vào vị trí của thân tàu; - Bước2: Cân chỉnh gồm có: nghiêng ngang, dọc và bề mặt chi tiết phải phẳng; - Bước3: Kiểm tra vị trí kích thước của kết cấu thay thế; - Bước4: Cố định các chi tiết kết cấu bằng các liên kết mềm như: mã răng lược, tăng đơ, hàn đính, kích…; - Bước5: Hàn hoàn chỉnh kết cấu thay thế vào thân tàu; - Bước6: Kiểm tra mối hàn. 3. Lắp ráp phân đoạn đáy vào thân tàu. Việc lắp ráp tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Dùng xe chuyên dùng vận chuyển phân đoạn ra ụ sửa chữa, đúng vị trí đã vạch dấu đối với thân tàu. - Bước 2: Cân chỉnh bằng kích, tăng đơ. - Bước 3: Kiểm tra vị trí kích thước bằng ống thuỷ bình, dưỡng đo chiều cao và thước mét, dây căng.
  2. - Bước 4: Cố định phân đoạn đáy bằng tăng đơ, mã răng lược và hàn đính. - Bước 5: Hàn hoàn chỉnh. - Bước 6: kiểm tra mối hàn. 4. Lắp ráp các chi tiết khác. a. Lắp ráp các chi tiết sườn. - Ở đây tiến hành lắp ráp các chi tiết sườn sau: + Sườn 212+2160 gồm các chi tiết 22a,22b,22c,22d,22e,22f ; + Sườn 212+2880 gồm chi tiết 24, 25, 26; + Sườn 213 gồm các chi tiết 27a, 27b, 28; +Sườn 213+720 gồm các chi tiết 29a, 29b; + Sườn 213+1440 gồm chi tiết 30, 31; + Sườn 213+2160 : chi tiết 32. - Các chi tiết sườn trên đây đều được lắp theo trình tự sau: + Bước 1: Cẩu các chi tiết vào vị trí thân tàu; + Bước 2: Điều chỉnh đúng vị trí; + Bước 3: Cố định bằng các liên kết mềm như mã răng lược, hàn đính…; + Bước 4: Tiến hành kiểm tra phần lắp ráp; + Bước 5: Hàn hoàn chỉnh và kiểm tra mối hàn. b. Lắp ráp các chi tiết sống dọc đáy. - Cẩu các đoạn dọc đáy 3 từ sườn 212 tới sườn 212+2880 ( chi tiết 7c) vào vị trí điều chỉnh và hàn đính
  3. - Cẩu các đoạn dọc đáy 7 từ sườn 210 đến sườn 213+1440( chi tiết 10a, 10b, 10c, 10d, 10e) vào vị trí điều chỉnh, cố định và hàn đính. - Kiểm tra và hàn chính thức các đoạn dọc đáy3,7. c. Lắp ráp các gia cường. - Cẩu các mã gia cường sườn 212+2160( chi tiết 23a,23b,23c) vào vị trí , điều chỉnh cố định ,hàn đính ,kiểm tra và hàn chính thức. - Lắp các nẹp và tôn gia cường sườn 212+2880 ( chi tiết 25,26) rồi hàn chính thức. - Lắp các nẹp gia cường sườn 213, sườn213+1440( chi tiết 28,31) . - Lắp gia cường dọc mạn 19 ( chi tiết 33a,33b) . - Lắp nẹp gia cường sườn 213+2160( chi tiết 34). - Lắp tôn gia cường cho thanh gia cường dọc 14( chi tiết 40a, 40b, 40c,40d, 40e). - Lắp gia cường dọc đáy 16,17( chi tiết 41,42). - Lắp tôn gia cường sườn 212+2160 tại các vị trí gia cường dọc 2,3,6( chi tiết 51a,51b,51c,51d,51e). - Lắp gia cường cho sườn 213+720 tại vị trí gia cường dọc 6( chi tiết 52).
  4. - Lắp gia cường cho các sườn 210+1500,S211,S212,S212+2160,S213+720 tại vị trí gia cường dọc 14( chi tiết 53a,53b,53c,53d,53e). - Lắp gia cường cho sườn 211tại vị trí gia cường dọc 16,17( chi tiết 54,55). -Lắp gia cường ngang cho các sườn 210+1500, S210+2160, S210+2880, S211+720, S211+1440, S211+2160, S211+2880( chi tiết 56a,b,c,d,e,f,g). - Lắp nẹp gia cường cho chi tiết 56( chi tiết 57a, 57b,57c). d. Lắp ráp tôn vỏ còn lại. Tiến hành lắp và hàn tôn vỏ theo trình tự sau: - Bước1: Cẩu tấm tôn 1b vào vị trí ( theo bản vẽ sửa chữa tôn vỏ ), tiến hành hàn tấm tôn này với các sườn212+720,S212+1440. - Bước 2: Cẩu tấm tôn1d vào vị trí ( theo bản vẽ sửa chữa tôn vỏ ), tiến hành hàn tấm tôn này với các sườn 210, S210+1500, S211, S211+720, S211+1440, S211+2160, S211+2880, S212, S212+720, S212+1440. - Bước 3: Cẩu tấm tôn 1e vào vị trí ( theo bản vẽ sửa chữa tôn vỏ) tiến hành hàn tấm tôn này với các sườn 210, S210+1500, S211, S211+720, S211+1400, S211+2160, S211+2880, S212, S212+720,S212+1440.
  5. - Bước 4: Cẩu tấm tôn 1h vào vị trí ( theo bản vẽ sửa chữa tôn vỏ) tiến hành hàn tấm tôn này với các sườn 212+2160, S212+2880, S213. - Bước 5: Cẩu tấm tôn 1f vào vị trí ( theo bản vẽ sửa chữa tôn vỏ) tiến hành hàn tấm tôn này với các sườn 212+2160, S212+2880, S213, S213+720, S213+1440. - Bước 6: Cẩu tấm tôn 1g vào vị trí ( theo bản vẽ sửa chữa tôn vỏ) tiến hành hàn tấm tôn này với các sườn 212+2160, S212+2880, S213, S213+720, S213+1440, S2133+2160. - Bước 7: Cẩu tấm tôn 1i vaò vị trí ( theo bản vẽ sửa chữa tôn vỏ) tiến hành hàn tấm tôn này với các sườn 212+2160, S212+2880, S213. Đầu tiên ta tiến hành hàn một nửa mạn trái, còn một nửa mạn phải ta tiến hành lắp và hàn tương tự. 5. Báo nghiệm thu phần lắp ráp kết cấu và hàn tôn vỏ sửa chữa phần mũi, nội dung kiểm tra như sau:  Độ sai lệch giữa các kết cấu với đường kẻ ±1mm.  Khe hở giữa 2 tờ tôn nối tiếp nhau nhỏ hơn 3mm.  Dung sai giữa 2 đầu kết cấu nối tiếp nhau nhỏ hơn 3mm.  Độ sai lệch giữa các kết cấu và mép lỗ khoét 2
  6. - Báo nghiệm thu phần hàn: Nội dung kiểm tra theo bảng hướng dẫn kiểm tra mối hàn. 3.2.5.Kiểm tra nghiệm thu. Để đảm bảo chất lượng kết cấu hàn, phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ công tác hàn ngay từ khâu chuẩn bị, trong thời gian hàn và ngay sau khi hàn xong. Kiểm tra công tác chuẩn bị hàn bao gồm những việc sau: - Kiểm tra công tác chuẩn bị của xưởng đối với công tác hàn, trong đó bao gồm: các khâu chuẩn bị tài liệu kĩ thuật, công nghệ, các điều kiện đảm bảo thông số hàn. - Kiểm tra cấp bậc thợ có phù hợp với công tác yêu cầu hay không. - Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu hàn như dây hàn, que hàn, bột hàn. - Kiểm tra mác thép đưa đi hàn. - Kiểm tra trạng thái kĩ thuật của thiết bị dụng cụ hàn và các gá bệ hàn. - Kiểm tra việc chuẩn bị các mép hàn, bao gồm việc lắp ráp các chi tiết với nhau, làm sạch mối nối cũng như việc hàn đính. Trong khi hàn cần lưu ý kiểm tra: - Việc đảm bảo theo đúng quy trình công nghệ đã soạn. - Sử dụng đúng các thông số hàn và vật liệu hàn. - Đảm bảo an toàn lao động tại vị trí hàn.
  7. 1. Biến dạng hàn và biện pháp giảm biến dạng. Khi chế tạo các kết cấu kim loại bằng phương pháp hàn, ta thường gặp hiện tượng biến dạng kết cấu do hàn gây ra.. Nguyên nhân chủ yếu là do kết cấu bị đốt nóng không đồng đều và nơi bị đốt lại không được giản nở nhiệt tự do. Biến dạng hàn có thể phân ra làm biến dạng chung và biến dạng cục bộ.. Biến dạng chung là biến dạng gây thay đổi kích thước và hình dáng toàn bộ kết cấu, còn biến dạng cục bộ thì chỉ gây thay đổi kích thước kết cấu của từng chi tiết riêng biệt trên toàn bộ kết cấu. Biến dạng chung thường biểu hiện ở dạng co ngang, co dọc và uốn. Biến dạng cục bộ thường biểu hiện ở dạng gấp góc, mất ổn định tấm mỏng. Các biến dạng hàn gây nhiều khó khăn cho việc chế tạo phân đoạn và tổng đoạn, lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn đồng thời giảm sức bền thân tàu và một số đặt tính sử dụng của con tàu. Để giảm biến dạng hàn, đảm bảo các chi tiết kết cấu hàn có hình dáng và kích thước đúng theo yêu cầu thiết kế quy định, có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau Những biện pháp kết cấu. 1.Để giảm biến dạng chung và biến dạng cục bộ ngay từ khi thiết kế, phải lưu ý sao cho tại các mối hàn, thể tích kim loại nóng chảy đắp lên phải nhỏ nhất.. Muốn thế ta cần phải: - Thay kiểu vát mép chữ V bằng kiểu vát mép chữ X nếu chiều dày vật liệu lớn cho phép.
  8. - Nên dùng mối hàn lên tục thay thế cho mối hàn gián đoạn. Đối với mối hàn liên tục và không liên tục cùng sức chịu đựng thì mối hàn liên tục có biến dạng nhỏ hơn. - Đối với các mối hàn góc không tính sức chịu đựng mà chỉ xác định trị số chịu đựng tối thiểu của mối hàn thì nên dùng mối hàn gián đoạn. - Tại các mối hàn góc tấm mỏng nên dùng phương pháp hàn điểm. 2. Thông thường độ cong dọc trên cùng một đơn vị chiều dài nhỏ hơn nhiều so với độ cong ngang, cho nên trong khi phân chia thân tàu thành các phân đoạn, cụm chi tiết, ta cần đặt nhiều mối hàn song song với hướng mà ta cần biến dạng chung nhỏ. 3. Để tránh cho các tấm mỏng khỏi bị mất ổn định, khi thiết kế phải tăng chiều dài tấm hoặc giảm khoảng cách giữa các khung xương hoặc tăng cường gia cố phụ. Đối với các tấm mỏng, nên sắp xếp khung xương song song theo một hướng và các mối hàn đặt song song với các hướng đó và nên bố trí gần khung xương để tránh độ uốn. 4. Khi thiết kế cố gắng rút bớt số lượng chung các mối hàn trong kết cấu bằng cách dùng tấm có kích thước lớn và thay các khung xương hàn bằng kết cấu dập gân. 5. Để giảm uốn chung, các mối hàn cần phải bố trí đối xứng với trục của mặt cắt ngang và dọc của kết cấu.
  9. 6. Khi phân chia các phân đoạn sao cho khi lắp chung khối lượng hàn là nhỏ nhất. 7. Đặt các nẹp cứng, phụ tạm thời và hàn vào tôn bao bằng các mối hàn cỡ nhỏ nhất sẽ có thể giảm biến dạng của tấm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2