intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa thay thế kết cấu mũi tàu vỏ thép chương 7

Chia sẻ: Duong Ngoc Dam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

232
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ta sẽ tiến hành nghiên cứu thiết lập quy trình công nghệ sửa chữa thay thế kết cấu mũi cho tàu chở hàng trọng tải 43500 DWT với các thông số cơ bản sau: - Chiều dài toàn bộ 185,9m. - Chiều dài hai trụ 177m. - Chiều rộng 30,4m. - Chiều cao đến boong chính 16,2m. - Trọng tải tối đa 43500 T. Hình3.1 : Hình tàu sửa chữa. Toàn bộ phần thân tàu, kể cả máy móc và trang thiết bị được lắp đặt thỏa mãn cấp hoạt động không hạn chế theo quy phạm phân cấp và đóng tàu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa thay thế kết cấu mũi tàu vỏ thép chương 7

  1. CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA THAY THẾ KẾT CẤU MŨI TÀU VỎ THÉP 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TAU SỬA CHỮA. Ta sẽ tiến hành nghiên cứu thiết lập quy trình công nghệ sửa chữa thay thế kết cấu mũi cho tàu chở hàng trọng tải 43500 DWT với các thông số cơ bản sau: - Chiều dài toàn bộ 185,9m. - Chiều dài hai trụ 177m. - Chiều rộng 30,4m. - Chiều cao đến boong chính 16,2m. - Trọng tải tối đa 43500 T. Hình3.1 : Hình tàu sửa chữa. Toàn bộ phần thân tàu, kể cả máy móc và trang thiết bị được lắp đặt thỏa mãn cấp hoạt động không hạn chế theo quy phạm phân
  2. cấp và đóng tàu biển vỏ thép của Na uy, dưới sự giám sát của đăng kiểm DNV. Trong quá trình hoạt động , tàu đã va phải đá ngầm làm cho kết cấu đáy tàu bị hư hỏng. Ở đây chỉ quan tâm đến khu vực hư hỏng ở mũi tàu. Phần mũi tàu bắt đầu từ sườn 210 đến mũi, khoảng cách sườn là 3600mm và trong đó gồm nhiều sườn phụ. Để có thể sửa chữa phần hư hỏng của con tàu, cần có một quy trình công nghệ sửa chữa hợp lý vừa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của con tàu như ban đầu đồng thời phải thoả mãn nhu cầu chủ tàu. Việc sửa chữa kết cấu mũi tàu bị hư hỏng bao gồm các công việc chính sau đây : - Xác định vùng hư hỏng ; - Chế tạo chi tiết cần thay thế theo phương pháp phân đoạn; - Cắt bỏ vùng hư hỏng ; - Lắp ráp chi tiết kết cấu cần thay thế ; - Kiểm tra và nghiệm thu. Yêu cầu chung về phương án công nghệ. 1.Kết cấu gia công có độ cong phải đúng tuyến hình, khi lắp ráp phải ăn khớp với tôn vỏ của vùng không hư hỏng. 2.Trước khi gia công các chi tiết kết cấu, cần lưu ý các điểm sau: - Phải được KCS kiểm tra chất lượng tôn. - Sơ chế tôn: + Đánh sạch bề mặt các tấm tôn ;
  3. + Nắn phẳng các tấm tôn bị cong vênh; + Sơn chống gỉ bề mặt tôn. - Sau đó mới tiến hành gia công hạ liệu các chi tiết kết cấu. 3. Chuẩn bị vật liệu hàn: - Đối với hàn hồ quang tay: + Que hàn S-7016.H, đường kính 3.2 đến 4.0. + Que hàn loại S-7016.H được sấy khô ở nhiệt độ 300 đến 350 độ C trong vòng 30 đến 60 phút trước khi sử dụng. - Đối với hàn bán tự động: + Dây hàn SM- 70, đường kính 1.2mm. + Hàm lượng khí CO2 sử dụng khí hàn đạt 15% đến 25% CO2. + Lưu lượng khí bảo vệ vào khoảng 25 lít /phút. + Sử dụng tấm chắn để tránh gió. 3.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA THAY THẾ KẾT CẤU MŨI TÀU VỎ THÉP. 3.2.1.Quy trình xác định vùng hư hỏng. 1.Công tác chuẩn bị. Do tàu sửa chữa bị hư hỏng ở phần ngâm nước của thân tàu nên nhất thiết phải đưa tàu vào ụ khô để xác định chính xác vùng hư
  4. hỏng của con tàu và thuận tiện cho việc sửa chữa. Chuẩn bị tốt căn kê tàu trong ụ trước khi đưa tàu vào ụ để đảm bảo tính an toàn cho tàu. Hình 3.2: Kê tàu trong ụ khô. - Xả tất cả các van của két nước dằn; - Mở tất cả các nắp hầm hàng, cửa lỗ người chui; - Máy thông khí cung cấp không khí cho vùng kín của tàu; - Đèn điện cung cấp ánh sáng; - Chuẩn bị giàn giáo ; - Chuẩn bị đèn pin cá nhân , thước đo, sơn làm dấu… phục vụ cho công tác khảo sát xác định vùng hư hỏng của tàu; - Bản vẽ của tàu.(chủ tàu cung cấp cho nhà máy sửa chữa.
  5. 2. Công tác khảo sát xác định vùng hư hỏng. Đối tượng tham gia công tác khảo sát gồm có chủ tàu, cơ quan đăng kiểm DNV và bên nhà máy sửa chữa (HVS). Vì tàu va phải đá ngầm nên kết cấu tàu không những bị biến dạng, phá vỡ mà còn gây ra những khuyết tật bên trong (rạn nứt) kết cấu không bị biến dạng. Do đó, việc khảo sát xác định vùng hư hỏng được tiến hành như sau: + Đối với những loại hư hỏng bên ngoài ta khảo sát bằng mắt thường; + Đối với những vị trí có khả năng xảy ra khuyết tật bên trong do va đập thì ta xác định bằng phương pháp từ tính, siêu âm, … a. Xác định vùng hư hỏng của tôn bao. Tôn bao phần đáy mũi tàu bị đá ngầm phá vở, biến dạng nên không thể xác định chính xác kích thước vùng hư hỏng một cách trực tiếp. Công tác xác định vùng hư hỏng được tiến hành theo các bước sau: + Bước 1: Dùng thước, búa để đo và xác định chính xác vị trí các sườn thuộc phần mũi, bắt đầu từ sườn 210. Và xác định vị trí của các gia cường dọc mạn mũi tàu gần mép tôn bị hư hỏng; + Bước 2: Dùng sơn làm dấu đường giới hạn hư hỏng của tôn bao. Chú ý những đường giới hạn phải là các đường thẳng và không được trùng lên vị trí các kết cấu khung xương mà phải cách ra một khoảng từ 100 đến 200mm;
  6. + Bước 3: Bộ phận MAKING của nhà máy sửa chữa sẽ đo chính xác vùng hư hỏng và dựa trên bản vẽ khai triển tôn vỏ của tàu lập nên bản vẽ sửa chữa tôn. Vùng hư hỏng của tôn vỏ được xác định chính xác như sau: chiều dài từ sườn 210 lùi về phí lái 150mm kéo dài cho tới mũi, chiều rộng từ đường cơ bản cho đến vượt qua gia cường dọc đáy 150mm. Đường giới hạn vùng hư hỏng của tôn trùng với đường chia tôn cũ của tàu trên bản vẽ trải tôn.Vùng hư hỏng của tôn mạn trái và mạn phải là như nhau .
  7. Hình 3.3: Vùng hư hỏng tôn bao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0