Thức Ăn Tự Nhiên Của Cá
lượt xem 29
download
Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa và hấp thu được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể. Và thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của cá. Nếu không có thức ăn thì không có trao đổi chất. Thức ăn có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng quần đàn của cá hay hiệu quả của nghề nuôi cá. * Thức ăn tự nhiên: Nguồn thức ăn trong tự...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thức Ăn Tự Nhiên Của Cá
- Thức Ăn Tự Nhiên Của Cá Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa và hấp thu được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể. Và thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của cá. Nếu không có thức ăn thì không có trao đổi chất. Thức ăn có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng quần đàn của cá hay hiệu quả của nghề nuôi cá. * Thức ăn tự nhiên: Nguồn thức ăn trong tự nhiên rất phong phú như: vi sinh vật – vi khuẩn, tảo, động vật phù du, động vật đáy, thực vật thượng đẵng thũy sinh và động vật bơi lội tự do. Khi môi trường có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nguồn thức ăn tự nhiên (thường vào đầu mùa mưa) thì thức ăn tự nhiên sẽ góp phần tích cực nâng cao năng suất cho những loài cá sống hoang dã và cá nuôi, từ đó giảm được chi phí thức ăn cho người nuôi cá. Trong tự nhiên, một loại vật chất có thể là thức ăn của loài cá này, giai đoạn phát triển cơ thể này nhưng chưa hẳn đã là thức ăn của loài cá khác, giai đoạn phát triển cơ thể khác. Sự khác biệt đó là do đặc diểm dinh dưỡng khác nhau theo loài, mà nguyên nhân chính là khả năng tiếp nhận và tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau
- theo loài hoặc do sự khác biệt về mức độ hoàn thiện bộ máy tiêu hóa khác nhau theo giai đoạn phát triển cơ thể. Đó cũng thể hiện đặc tính loài. Ở đây chúng ta nói về nguồn thức ăn của cá trong tự nhiên cho nên cá sẽ là động vật ở trên đỉnh của tháp dinh dưỡng, cá sẽ là mắt xích cuối cùng của chuổi thức ăn, và nguồn thức ăn của thủy vực sẽ quy định về cơ cấu của đàn cá. * Chuỗi thức ăn tổng quát có dạng : Môi trường → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ (Cá). Nếu trong thực tế thì chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một mắt xích thức ăn, mỗi mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích trước nó và lại bị mắt xích phía sau tiêu thụ. Ở đây bậc dinh dưỡng của cá sẽ là nguồn dinh dưỡng được tỗng hợp từ tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng trong lưới thức ăn (Trong lưới thức ăn có nhiều bật dinh dưỡng: MT→SVSX→SVTT bậc1→SVTT bậc2→SVTT bậc3→ ...→ Sinh vật tiêu thụ(Cá). Và cá sẽ là động vật cuối cùng trong chuổi thức ăn tỗng quát này cho nên cá là bậc dinh dưỡng cao nhất). Và nếu như trong cùng điều kiện nuôi ( môi trường, đối tượng nuôi, các biện pháp kỷ thuật được áp dụng…) thì thức ăn có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưỡng, đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Ở chừng mực nhất định, thì “Ảnh hưỡng
- của thức ăn và chế độ nuôi dưỡng còn mạnh hơn giống và tổ tiên con vật”. Nguồn thức ăn tự nhiên rất đa dạng, phong phú và chiếm vai trò rất quan trọng đối với đời sống của cá vì vậy mổi loài cá có những tính ăn khác nhau, những loại thức ăn khác nhau: Cá có tập tính bắt mồi sống, ăn mồi chết, mùn bả, riêu tảo... Vì vậy để thay đổi được tính ăn của cá là vấn đề đang được quan tâm nhiều trong nghề nuôi cá hiện nay. Thức ăn và thay đổi tính ăn ở cá: - Vấn đề sữ dụng thức ăn trong các hình thức nuôi: Hiện nay tùy theo đối tượng nuôi và mức độ thâm canh mà người nuôi sữ dụng các dạng thức ăn khác nhau để nuôi cá. Trong mô hình VAC, VACR, hoặc nuôi ao hồ nhỏ, thức ăn chủ yếu là có sẵn có từ nông hộ, mức đầu tư thấp. Trong khi nuôi cá, mô hình nuôi cá tra bè và nuôi ao thâm canh, hơn 90% là sữ dụng thức ăn tự chế. Một số đối tượng cá đồng như cá lóc đen, cá lóc bong thì người dân sữ dụng 100% là thức ăn cá tạp. Từ đó cho thấy nguồn thức ăn tự nhiên chiếm vai trò rất quan trọng trong nuôi cá. Các đối tượng cá nuôi đều sữ dụng thức ăn tự nhiên. Nhờ đó mà giúp người nuôi cá giảm được chi phí về thức ăn. Đây là lợi điểm của nghề nuôi cá, góp phần cho nghề nuôi cá thu lợi cao.
- - Nhận thức về vị trí của thức ăn trong nuôi cá : Do nhận thức ngày càng rỏ về vai trò của nghề nuôi cá trong sự phát triển kinh tế khu vực, kinh tế gia đình nên vị trí thức ăn ngày càng được đánh giá đúng mức. Những quan niệm nuôi cá không cần cho ăn hay cho ăn ít đã dần được thay đổi. Luyện cho ăn : Thức ăn sống và thức ăn chế biến cá đều có thể ăn được tùy theo loài cá. Thức ăn sống gồm : tảo trần, cá rôphi con, tôm con, giun, dòi...... Trong nuôi cá khi cho ăn cần khống chế lượng thức ăn, tránh trường hợp thức ăn dư thừa quá nhiều để tránh trường hợp môi trường sống của cá bị ô nhiểm. Nếu cho ăn thức ăn chế biến phải luyện ngay từ nhỏ, chọn nơi nuôi thích hợp về điều kiện tự nhiên, độ sâu của ao nuôi, mật độ thả con nuôi, khẩu phần ăn, thức ăn thích hợp theo từng độ tuổi của từng loài cá mà mình cần nuôi. *Dưới đây là cách cho ăn trong nuôi cá lóc sẽ là một thí dụ để làm rỏ hơn về thay đổi tính ăn của cá. * Tập tính sinh học và tính ăn: Thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều cỏ. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, nhờ
- có cơ quan hô hấp phụ nên nó có thể hít thở được O2 trong không khí. ở vùng nước hàm lượng O2 thấp cũng vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu. Cá lóc thuộc loại cá dữ. Thức ăn là chân chèo và râu ngành; thân dài 3 - 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm con; thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100g cá. Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông không bắt mồi. * Phương pháp nuôi - Nuôi cá bột và giống : Cũng giống như ương nuôi các loài cá bột khác, trước khi thả cá phải tẩy dọn ao sạch, gây nuôi thức ăn tự nhiên sẵn trong ao. Mật độ nuôi 5 - 10 vạn/666m2, thông thường là 6 - 7 vạn. Trong 7 - 8 ngày đầu chưa cần cho ăn, sau đó vừa cho ăn vừa bón phân, mỗi vạn cá bột cho ăn 3 - 4kg tảo trần, nuôi như vậy 18 - 20 ngày khi toàn thân cá biến thành màu vàng bắt đầu xuất hiện vảy, sau đó biến thành màu đen, thân dài 3 - 6 cm, tỉ lệ sống 60 - 65%. Nuôi tiếp 20 ngày nữa, thân dài 6 cm, lúc này có thể cho ăn cá con, tôm con hoặc thức ăn chế biến giàu đạm. Sau 2 tháng nuôi cá đạt 9 - 12cm, lúc này có thể thả vào ao to để nuôi thành cá thịt. - Nuôi cá thịt : Luyện cho ăn : Thức ăn sống và thức ăn chế biến cá đều có thể ăn được. Thức ăn sống gồm : tảo trần, cá rôphi con, tôm con, giun, dòi
- Khi cho ăn cá con cần khống chế lượng thức ăn, quá nhiều dễ sinh ra hiện tượng nổi đầu. Nếu cho ăn thức ăn chế biến phải luyện ngay từ nhỏ (cỡ 2 cm) tốt nhất nuôi trong ao xi măng có nước chảy, mỗi m2 thả 500 con, bắt đầu cho ăn giun ít tơ, thức ăn cho vào sàn đặt cách mặt nước 10 cm khi cá đã quen ăn rồi dần dần giảm số lượng giun ít tơ tăng số lượng cá tạp nghiền nát cho đến khi cá lóc quen với thức ăn chế biến thì thôi, lúc này cá đã đạt 4 - 5 cm (tỉ lệ sống khoãng 20%). Không được đang luyện cho ăn thức ăn chế biến lại cho thức ăn sống. Thức ăn chế biến thường dùng 70% cá tạp nghiền nát; bột đậu tương hay bánh khô dầu 20%, men tiêu hoá 5%, một ít vi lượng và chất kháng sinh, vitamin. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và tối. Số lượng cho ăn 5 - 7% trọng lượng thân. Mùa sinh trưởng nhanh cũng không cho ăn quá 10%. Nuôi 1 năm cá đạt 0,5 kg/con, sản lượng 300 kg/666m2. Quản lý chăm sóc : Cá quả có khả năng nhảy phóng rất cao (nhảy cao khỏi mặt nước 1,5m); nếu nước ở ngoài ao thấp hơn nước trong ao thì cá nhảy qua ao có nước thấp, nước chảy hoặc trời mưa càng kích thích cá quả nhảy đi. Vì vậy nhất là khi có mưa rào phải thăm ao. Cá quả cần thức ăn phải tươi và sạch, cho nên trước khi cho ăn phải dọn rửa sàn ăn. Tuy cá quả có khả năng chịu được môi trường nước kém 02, nhưng không phải vì thế mà để nước bẩn. Phải thường
- xuyên bổ sung thêm nước mới, bảo đảm nước trong sạch, tốt nhất có giòng chảy. Từ những vấn đề đã nêu trên cho ta thấy trong thiên nhiên, cá sống trong nước sinh trưởng được bình thường nhờ có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú về chủng loại và về số lượng, như côn trùng, cá nhỏ, ếch nhái, thân giáp thủy sinh, rong, tảo ... Nhưng hiện nay vấn đề này đang gặp nhiều bất lợi do môi trường bị ô nhiểm nói chung và nuồn nước bị ô nhiểm nói riêng cho nên nguồn thức ăn ngày càng cạn kiệt, môi trường không còn thuận lợi nhiều cho cá phát triển từ đó dẩn đến nhiều mầm bệnh, sản lượng và chất lượng của cá cũng bị ảnh hưỡng về mặt tiêu cực rất nhiều... Đối với cá nuôi được chăm sóc thì cũng gặp không ít khó khăn về môi trường nuôi, nguồn nước sữ dụng, làm thế nào cho cá sinh sống được bình thường và chóng lớn ? Và làm thế nào để thay đổi được tính ăn của cá ? Vì thế người ta đã nghiên cứu và chế ra nhiều loại thức ăn nhân tạo cho nhu cầu chung cho các loại cá dù là cá ăn thịt hay cá ăn cỏ, hoặc riêng cho từng loại cá. Có nhiều loại thức ăn được chế biến khác nhau, như thức ăn thái lát, thức ăn lỏng, nén, dạng bánh, bọt hay miếng làm đông lạnh. Có đủ loại thức ăn không những để cho cá sinh sống bình thường mà còn giúp cho cá trưởng thành suốt đời sống của cá, từ lúc còn là cá bột mới nở rất nhỏ, đòi hỏi thức ăn hiển vi, cho đến cá lớn có thể ăn được mồi có cỡ lớn. Tuy nhiên, thức ăn tổng hợp này, dù có phong phú về chủng loại và đầy đủ
- về chất thì cũng bị giới hạn, vì chỉ là một kiểu thức ăn giản đơn sẽ gây ra một số phiền phức: cá chán một cách đặc biệt thức ăn đơn điệu này. Những điều rủi ro chủ yếu là khi người ta dùng loại sản phẩm nhân tạo này là sự dư thừa thức ăn. Cá ăn có mức độ mà người nuôi thì không hiểu hết nhu cầu của cá. Do vậy, cái nguy hiểm chính gây ra từ thức ăn dư này. Nếu cá ăn quá nhiều sẽ tích tụ mỡ làm giảm tuổi thọ của chúng. Mặt khác, phần thức ăn do cá ăn không hết sẽ tan rã ở trong nước bể nuôi và làm ô nhiễm nước nhanh hay chậm gây ra những hậu quả tai hại đối với sức khỏe của cá dẫn tới việc phải thay nước, bố trí lại bể, ...Thường thì nuôi cá là cho cá ăn ít nhưng nhiều lần, một lần vào buổi sáng, lần nữa vào buổi trưa và một lần cuối vào buổi chiều tối theo nhịp độ đều hàng ngày; miễn là phần thức ăn sử dụng mỗi lần phải có chừng mực. Lần cho ăn cuối ngày phải đúng trước lúc tắt nắng là có tính đến những loài sinh hoạt về đêm. Thêm vào những loại thức ăn công nghiệp đã khử nước, giàu về protein có bán tại các cửa hàng bán cá, mà ta thường gặp các loại dạng viên nhỏ đóng bao, ta có thể cho cá ăn nguồn thức ăn sống. Các loại cung quăng như cung quăng muỗi Culex, giun ống Tubifex, rận nước Daphnia pulex, trứng nước hay bo bo Moina, bọ một mắt (con độc nhãn) Cyclops, giun bùn, cả ấu trùng côn trùng, côn trùng thủy sinh, cá con ... Các loài thức ăn tươi thích hợp với tất cả các loài cá.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thức ăn theo giai đoạn sinh trưởng của tôm sú
2 p | 472 | 166
-
Kỹ thuật nuôi cá Giò thương phẩm
3 p | 455 | 92
-
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh và cách phòng trị bệnh
13 p | 212 | 70
-
Cá kèo
9 p | 255 | 54
-
VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG AO NUÔI THỦY SẢN
5 p | 289 | 53
-
Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của cá trắm đen
14 p | 318 | 40
-
Cho cá ăn cũng cần khoa học
5 p | 208 | 38
-
ĐẤT PHÈN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA pH THẤP LÊN ĐỜI SỐNG THỦY SINH VẬT
3 p | 235 | 35
-
Bài giảng Quản lý ao nuôi để phát triển thức ăn tự nhiên
19 p | 126 | 20
-
Axit hữu cơ trong thức ăn cá
3 p | 128 | 18
-
Thức ăn lên màu cho cá đĩa
2 p | 186 | 18
-
TÍNH ĂN CỦA CÁ RÔ PHI
3 p | 148 | 17
-
PHƯƠNG THỨC THAY THẾ THỨC ĂN CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG CÁ LÓC ĐEN (Channa striata)
15 p | 143 | 16
-
Thành phần và tỉ lệ nuôi ghép
4 p | 113 | 15
-
Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi thủy sản
6 p | 181 | 12
-
Ao nuôi cá mè làm chủ
2 p | 114 | 6
-
Xử lý cá dữ cá tạp
3 p | 71 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn