Thực hiện Luật Bình đẳng giới (Tập 2): Tài liệu hướng dẫn tập huấn về Thực hiện Luật Bình đẳng giới
lượt xem 18
download
Tập II có tiêu đề “Tài liệu hướng dẫn tập huấn về Thực hiện Luật Bình đẳng giới” nhằm cung cấp kỹ năng cho hướng dẫn viên về cách thức chuẩn bị, thực hiện tập huấn về những nội dung ở Tập I. Tập II cũng bao gồm phương pháp tập huấn, kỹ năng đào tạo nhằm tăng cường sự chủ động tham gia của người học vào quá trình học tập như thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống. Mỗi phần sẽ có bố cục chương trình tập huấn mẫu, hướng dẫn các hoạt động đào tạo, các bài tập tình huống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực hiện Luật Bình đẳng giới (Tập 2): Tài liệu hướng dẫn tập huấn về Thực hiện Luật Bình đẳng giới
- THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI Tài liệu tập huấn
- TẬP II TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN TẬP HUẤN VỀ THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI 1
- LỜI GIỚI THIỆU Tháng 11 năm 2006, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bình đẳng giới. Sự ra đời của Luật này thể hiện rõ sự cam kết của Việt Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới cho Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Để thực hiện Luật Bình đẳng giới, các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành chủ chốt và các tổ chức đoàn thể, xã hội ở tất cả các cấp đều đóng vai trò quan trọng trong thực hiện, giám sát, đánh giá, báo cáo về việc triển khai thực hiện Luật này. Tháng 3 năm 2009, Chƣơng trình chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc với sự tài trợ của Chính phủ Tây Ban Nha đã đƣợc thực hiện nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức cơ liên quan ở cấp quốc gia và cấp tỉnh trong thực hiện, giám sát, đánh giá và báo cáo tốt hơn về Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Trong khuôn khổ Chƣơng trình chung, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội với vai trò là cơ quan quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới xây dựng bộ tài liệu tập huấn về Luật Bình đẳng Giới cho cán bộ làm công tác Đảng, các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp), cán bộ cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp về bình đẳng giới cũng nhƣ cán bộ của các tổ chức đoàn thể các cấp chịu trách nhiệm thực thi và giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới. Mục tiêu của bộ tài liệu tập huấn nhằm: (i) Nâng cao năng lực cho những giảng viên nguồn về giới và bình đẳng giới của các cơ quan của Đảng, cơ quan của Quốc hội, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, các Bộ, ngành chủ chốt, cũng nhƣ cán bộ ở địa phƣơng; (ii) Hỗ trợ các cơ quan, tổ chức thuộc các ngành, các cấp xây dựng đƣợc chƣơng trình tập huấn cho cán bộ, nhân viên của mình; (iii) Nâng cao kỹ năng cho các cán bộ nói trên trong việc tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá và báo cáo việc thực hiện Luật Bình đẳng giới. Bộ Tài liệu tập huấn gồm 2 tập; Tập I là Tài liệu tập huấn cung cấp những kiến thức cơ bản về giới và Luật Bình Đẳng giới, biện pháp thúc đẩy thực hiện Luật và các công cụ để giám sát, đánh giá và báo cáo việc thực hiện Luật bình đẳng giới. Tập II là Tài liệu hƣớng dẫn dành cho giảng viên, cung cấp các phƣơng pháp và kỹ năng để tiến hành tập huấn dựa trên những nội dung đã đƣợc biên soạn ở Tập I. Tập I có tiêu đề “Tài liệu tập huấn về Thực hiện Luật Bình đẳng giới” sẽ cung cấp cho ngƣời học những khái niệm, kiến thức cơ bản về Giới và pháp luật về bình đẳng giới. Những ngƣời sử dụng tập I sẽ là các cán bộ làm công tác Đảng, các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp), cán bộ cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp về bình đẳng giới cũng nhƣ cán bộ của các tổ chức đoàn thể các cấp chịu trách nhiệm thực thi Luật Bình đẳng giới. Cụ thể tập I của tài liệu sẽ: i) Hỗ trợ kiến thức cho các cán bộ làm công tác Đảng trong việc chỉ đạo ban hành các chủ trƣơng và tuyên truyền thực hiện Luật Bình đẳng Giới. ii) Hỗ trợ kiến thức cho các đại biểu dân cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) lồng ghép giới trong các văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi, giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới. 2
- iii) Hỗ trợ kiến thức cho các cán bộ quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới trong việc thực hiện, theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới ở các cấp. Cấu trúc nội dung của Tập I nhƣ sau: Phần 1: Khái niệm cơ bản, chính sách và pháp luật về bình đẳng giới Phần 2: Các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới Phần 3: Tám lĩnh vực trong Luật Bình đẳng giới Phần 4: Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện bình đẳng giới Phần 5: Giám sát và công tác báo cáo về việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới Tập II có tiêu đề “Tài liệu hướng dẫn tập huấn về Thực hiện Luật Bình đẳng giới” nhằm cung cấp kỹ năng cho hƣớng dẫn viên về cách thức chuẩn bị, thực hiện tập huấn về những nội dung ở Tập I. Tập II cũng bao gồm phƣơng pháp tập huấn, kỹ năng đào tạo nhằm tăng cƣờng sự chủ động tham gia của ngƣời học vào quá trình học tập nhƣ thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống. Mỗi phần sẽ có bố cục chƣơng trình tập huấn mẫu, hƣớng dẫn các hoạt động đào tạo, các bài tập tình huống. Tập II chủ yếu dành cho các giảng viên nguồn của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành chủ chốt và các tổ chức đoàn thể, xã hội ở tất cả các cấp - những cơ quan chịu trách nhiệm thực thi Luật Bình đẳng giới. Cấu trúc nội dung của Tập II nhƣ sau: Phần 1: Hƣớng dẫn sử dụng tài liệu, gồm: (i) Giới thiệu tài liệu; và (ii) Gợi ý về phƣơng pháp tập huấn và kỹ năng cho tập huấn viên Phần 2: Chƣơng trình tập huấn mẫu Phần 3: Các chuyên đề 3
- LỜI CẢM ƠN Ban Quản lý Dự án Ô Chƣơng trình chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc của Bộ Lao Động, Thƣơng binh và Xã hội xin chân thành cảm ơn Chính Phủ Tây Ban Nha thông qua Quỹ Hỗ trợ các Mục tiêu Thiên niên kỷ và UNFPA đã hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, chỉ đạo và đóng góp ý kiến trong quá trình biên soạn Bộ tài liệu tập huấn này Ban Quản lý dự án xin chân thành cảm ơn sự tham gia biên soạn của nhóm tƣ vấn thuộc Trung Tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) đã biên soạn tài liệu và đặc biệt là sự đóng góp ý kiến của Trung tâm Hỗ trợ và Nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW) đã góp ý cho bộ tài liệu. Đặc biệt, xin cảm ơn sự góp ý và tham gia của bà Aya Matsuura, Chuyên gia Giới của Chƣơng trình chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc, bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, Phó giám đốc Ban Quản lý Dự án Ô Bộ tài liệu này đƣợc biên soạn trong thời gian ngắn, mang tính thử nghiệm nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Ban Quản lý Dự án Ô trân trọng mọi ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện bộ tài liệu này. 4
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 LỜI CẢM ƠN 4 PHẦN I. HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG 6 1.1 Giới thiệu tài liệu 6 1.1.1 Nội dung tài liệu 6 1.1.2 Đối tƣợng sử dụng 6 1.2 Gợi ý về phƣơng pháp và kỹ năng cho tập huấn viên 6 1.2.1 Quy trình tập huấn 6 1.2.2 Phƣơng pháp tập huấn 12 PHẦN II. CHƢƠNG TRÌNH MẪU CHO TẬP HUẤN 19 Chƣơng trình Mẫu 1: Đối tƣợng: Các cán bộ làm công tác Đảng 20 Chƣơng trình Mẫu 2: Đối tƣợng: Các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp) 21 Chƣơng trình Mẫu 3: Đối tƣợng: Các cán bộ của cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp về bình đẳng giới cũng nhƣ các tổ chức đoàn thể các cấp 22 PHẦN III. CÁC CHUYÊN ĐỀ 23 Chuyên đề 1: Một số khái niệm về giới 24 Chuyên đề 2: Pháp luật quốc tế và Việt Nam về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ 27 của phụ nữ Chuyên đề 3: Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới 30 Chuyên đề 4: Lồng ghép vấn đề bình đẳtng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 34 Chuyên đề 5: Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới 39 Chuyên đề 6: Kế hoạch hành động về bình đẳng giới 43 Chuyên đề 7: Tám lĩnh vực trong Luật Bình đẳng giới 47 Chuyên đề 8: Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới 51 Chuyên đề 9: Giám sát và công tác báo cáo về việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới 55 5
- PHẦN I HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG 1.1 GIỚI THIỆU TÀI LIỆU 1.1.1 Nội dung tài liệu Tập I đã cung cấp những khái niệm, kiến thức cơ bản về giới và pháp luật về bình đẳng giới. Tập II này là Tài liệu hƣớng dẫn dành cho tập huấn viên, sẽ cung cấp các phƣơng pháp và kỹ năng để tiến hành tập huấn dựa trên những nội dung đã đƣợc biên soạn ở Tập I. Tài liệu này gồm 3 phần nhằm giúp cho tập huấn viên nắm đƣợc phƣơng pháp, kỹ năng tập huấn chung (phần I). Tài liệu cũng gợi ý một số chƣơng trình bài giảng mẫu (phần II) và các chuyên đề (phần III). Phần các chuyên đề sẽ giúp tập huấn viên nắm đƣợc cụ thể nội dung, phƣơng pháp của từng bài giảng. Ngoài ra, tập huấn viên cần tham khảo nội dung của Tập I để truyền tải kiến thức một cách sâu hơn cho tham dự viên khóa học. 1.1.2 Đối tƣợng sử dụng Tài liệu và chƣơng trình bài giảng mẫu đƣợc thiết kế chủ yếu dành cho các giảng viên nguồn của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; các Bộ/ngành chủ chốt; các cơ quan của Đảng và cơ quan của Quốc hội cũng nhƣ cán bộ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, những ngƣời chịu trách nhiệm thực thi Luật Bình đẳng giới. Tùy theo nhu cầu tập huấn cho từng đối tƣợng mà tập huấn viên có thể tham khảo chƣơng trình bài giảng mẫu (phần II), và các chuyên đề (phần III) để thiết kế khóa tập huấn cho phù hợp. 1.2 Gợi ý về phƣơng pháp và kỹ năng cho tập huấn viên 1.2.1. Quy trình tập huấn 1. CHUẨN BỊ TẬP HUẤN Để đảm bảo cho khoá tập huấn diễn ra trôi chảy, hãy chuẩn bị thật cẩn thận trƣớc khi bắt đầu. Cần lƣu ý một số điểm trƣớc khi khoá học bắt đầu: o Có một chƣơng trình và nội dung tập huấn rõ ràng. o Biết rõ mục tiêu, nhóm đối tƣợng, trình độ học vấn của các tham dự viên cũng nhƣ thời gian và địa điểm tập huấn. 6
- o Để xây dựng nội dung tập huấn, cần cân nhắc đến mục tiêu học tập, kế hoạch đề ra cho các học phần để đạt đƣợc các mục tiêu đó, các thông tin phụ, cùng các tài liệu giảng dạy cần thiết cho khóa học. o Sắp xếp lớp học là một điểm rất quan trọng. Có nhiều cách sắp xếp khác nhau: kê theo hàng; kê hình chữ U; kê hình xƣơng cá hay kiểu bàn tiệc; kê kiểu hội nghị; kê hình bán nguyệt hoặc hình tròn. Mỗi kiểu đều có các ƣu, nhƣợc điểm riêng. Trong các lớp tập huấn sử dụng nhiều hình thức làm việc theo nhóm thì kê hình xƣơng cá hay kiểu bàn tiệc tỏ ra thích hợp hơn so với kiểu xếp chỗ hội trƣờng truyền thống. o Trong lớp học nên có nhiều giấy khổ lớn, bút viết bảng, viết giấy, các công cụ cần thiết khác để làm bài tập. o Nếu tập huấn viên sử dụng các phƣơng tiện nghe nhìn, cần đảm bảo rằng chúng đƣợc đặt ở vị trí thuận tiện nhất để mọi ngƣời có thể nhìn thấy. 2. BẮT ĐẦU KHÓA TẬP HUẤN Nhóm tập huấn viên cùng với ban tổ chức cần thực hiện một số hoạt động: o Hoan nghênh mọi ngƣời đến tham dự khoá học o Giới thiệu chủ đề, mục tiêu, tài liệu và phƣơng pháp tập huấn đƣợc sử dụng trong khoá học o Giới thiệu bản thân mình o Để các tham dự viên tự giới thiệu về mình o Bầu ban cán sự lớp, các nhóm trƣởng o Thống nhất một số nguyên tắc, giờ giấc làm việc Lưu ý: có rất nhiều cách tổ chức các hoạt động này, cần linh hoạt tùy theo số lượng tham dự viên để thực hiện. Song không nên để phần này chiếm nhiều thời gian, nhất là với các chương trình tập huấn chỉ có thời gian ngắn. 3. TRONG KHI TẬP HUẤN o Đảm bảo rằng mọi ngƣời đều tham gia. Khuyến khích các tham dự viên còn e ngại tham gia vào thảo luận 7
- o Luôn tạo cơ hội để tất cả mọi ngƣời tham gia làm các bài tập, bỏ qua các khiếm khuyết về hình thể, giọng nói của họ. Chỉ nên lựa chọn các bài tập phù hợp với tất cả mọi ngƣời. o Kiểm tra xem các tham dự viên có hiểu những gì đã đƣợc trình bày không bằng cách đề nghị họ tóm tắt những điểm chính sau khi thảo luận o Khuyến khích các tham dự viên đặt các câu hỏi khi họ không hiểu những điều đã đƣợc trình bày. 4. VÀO CUỐI HỌC PHẦN Việc đánh giá nên tiến hành vào cuối mỗi ngày hoặc cuối mỗi học phần bằng một số cách sau: o Đƣa các câu hỏi cho nhóm và/hoặc cho cá nhân o Đƣa các câu hỏi vấn đáp và/hoặc các khảo sát bằng văn bản o Đƣa các phần tóm tắt tổng kết tại cuối mỗi bài học hoặc học phần o Sử dụng các mẫu đã có sẵn hoặc tự tập huấn viên xây dựng một mẫu khác dựa trên nội dung cụ thể và yêu cầu đánh giá của mình. o Phỏng vấn các tham dự viên theo nhóm nhỏ. Tập huấn viên lưu ý: Tóm tắt những điểm chính của học phần. Lắng nghe thông tin phản hồi từ phía các tham dự viên về sự liên quan và tính hữu ích của bài học và và tổng hợp các kết luận của họ. 5. VÀO CUỐI KHÓA TẬP HUẤN Cần thu đƣợc thông tin phản hồi từ phía các tham dự viên về sự liên quan và tính hữu ích của khoá tập huấn. Thông thƣờng việc này đƣợc thực hiện qua một bản đánh giá nhằm mục đích: o Xác định cách thức tiến hành một khoá tập huấn nhƣ thế nào và cần phải điều chỉnh, sửa đổi những gì. o Xác định xem khoá tập huấn có đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra không. 8
- o Xem xét tính phù hợp của nội dung khoá tập huấn cũng nhƣ bố cục, cấu trúc của khoá tập huấn. o Tìm ra sự thích hợp và tính hữu dụng của tài liệu đã đƣợc sử dụng trong khoá tập huấn. o Đánh giá việc sắp xếp tổ chức và hành chính. o Đánh giá sự hài lòng của các tham dự viên. Lưu ý: Vào cuối khóa tập huấn, có thể dùng Mẫu đánh giá và có thể yêu cầu tham dự viên đánh giá bằng lời. CÁC MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ A. Xác định mục tiêu tập huấn của tập huấn viên Chủ đề tập huấn: Mục tiêu chung của khoá tập huấn: Sau khoá học, học viên sẽ có khả năng: Lưu ý: Tập huấn viên nên cụ thể hóa mục tiêu chung của khoá tập huấn thành mục tiêu cụ thể cho từng nội dung tập huấn mà tham dự viên cần “Nhớ đƣợc”, “Hiểu đƣợc”, “Làm đƣợc”. 9
- B. Mẫu đánh giá nhu cầu tập huấn của tham dự viên Chủ đề tập huấn: Sau khoá học, tham dự viên sẽ có khả năng: Lưu ý: Tập huấn viên phát các thẻ bằng giấy màu để tham dự viên ghi trong 5 phút, sau đó mọi ngƣời dán lên một tờ giấy khổ A0. Tập huấn viên tổng kết nhanh những ý kiến của tham dự viên và ghi nhận. Cuối khoá tập huấn sẽ đối chiếu với phiếu đánh giá cuối khoá. C. Mẫu đánh giá theo chuyên đề ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ THEO CHUYÊN ĐỀ Chủ đề: Tham dự viên hiểu được Hiểu đƣợc Hiều đƣợc Hiểu tốt Hiểu rất tốt Tập huấn viên truyền đạt Chƣa tốt Tốt vừa Tốt Rất tốt Đánh giá chung Không hài lòng Hài lòng ít Hài lòng Rất hài lòng 10
- D. Mẫu đánh giá khoá tập huấn Tên khoá tập huấn: Thời gian: từ ngày ... tháng ... năm .... đến ngày ... tháng ... năm .... Địa điểm: Hãy đánh dấu vào một ô dưới đây và nêu lý do 1. Sau khoá tập huấn này, bạn thấy kiến thức và kỹ năng của mình có? ٱCó ٱCó nhƣng không nhiều ٱÍt ٱKhông Nếu có, nhƣ thế nào? .................................................................................................................. Nếu không, tại sao? ..................................................................................................................... 2. Trong khi diễn ra khoá tập huấn, bạn có trao đổi những quan điểm, ý kiến và kinh nghiệm của mình với các tham dự viên khác không? ٱCó ٱCó nhƣng không nhiều ٱÍt ٱKhông Nếu có, nhƣ thế nào? .................................................................................................................. Nếu không, tại sao? ..................................................................................................................... 3. Sau khoá tập huấn, bạn có cảm thấy tự tin để áp dụng những kiến thức, kỹ năng thu đƣợc từ khoá tập huấn vào cuộc sống và công việc của bạn không? ٱCó ٱCó nhƣng không nhiều ٱÍt ٱKhông Nếu có, nhƣ thế nào? .................................................................................................................. Nếu không, tại sao? ..................................................................................................................... 4. Bạn có cho rằng những kiến thức, kỹ năng thu đƣợc từ khoá tập huấn này sẽ giúp ích cho bạn trong công việc hiện tại và/hoặc tìm kiếm công việc trong tƣơng lai của bạn không? ٱCó ٱCó nhƣng không nhiều ٱÍt ٱKhông Nếu có, nhƣ thế nào? .................................................................................................................. Nếu không, tại sao? ..................................................................................................................... 5. Các tài liệu đã đƣợc sử dụng có phù hợp với nội dung khoá tập huấn và có hữu ích với bạn không? ٱCó ٱCó nhƣng không nhiều ٱÍt ٱKhông Nếu có, nhƣ thế nào? .................................................................................................................. Nếu không, tại sao? ..................................................................................................................... 6. Việc sắp xếp tổ chức và hành chính của khoá tập huấn có phù hợp, thuận lợi cho việc học tập không? ٱCó ٱCó nhƣng không nhiều ٱÍt ٱKhông Nếu có, nhƣ thế nào? .................................................................................................................. Nếu không, tại sao? ..................................................................................................................... 7. Những gợi ý, đóng góp khác cho khoá tập huấn: ................................................................ ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... 11
- 1.2.2. Phƣơng pháp tập huấn Phần này cung cấp cho các tập huấn viên phƣơng pháp đào tạo cho ngƣời lớn và một số các kỹ năng trong khi áp dụng phƣơng pháp cùng tham gia trong khóa tập huấn về bình đằng giới và thực hiện Luật Bình đẳng giới. 1. Phƣơng pháp cùng tham gia và chu trình học qua trải nghiệm Phƣơng pháp cùng tham gia nhằm huy động sự tham gia tích cực của các tham dự viên. Điều quan trọng là bằng cách tham gia chủ động, tích cực, chủ đề mới hoặc vấn đề đang học sẽ trở thành chủ đề, vấn đề của chính tham dự viên và cả tập huấn viên. Nhờ đó, những điều đƣợc tiếp thu sẽ đƣợc ghi nhớ và áp dụng nhiều hơn, tốt hơn. Hình 1: Chu Trình Học Qua Trải Nghiệm . Phƣơng pháp cùng tham gia và chu trình học qua trải nghiệm thực chất là nguyên tắc tổ chức dạy và học. Phƣơng pháp - nguyên tắc này đƣợc thể hiện xuyên suốt các phƣơng pháp mang tính kỹ thuật sẽ đƣợc trình bày dƣới đây nhƣ: động não; thuyết trình; phƣơng pháp hỏi – đáp; thảo luận chung; thảo luận nhóm; và bài tập tình huống. Để áp dụng phƣơng pháp cùng tham gia và chu trình học qua trải nghiệm, cần xác định rõ vai trò của tập huấn viên và vai trò của tham dự viên. Vai trò của tập huấn viên Vai trò của tập huấn viên là rất quan trọng để đảm bảo khóa tập huấn có sự tham gia, trải nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm giữa các tham dự viên. Tập huấn viên sẽ đóng vai trò là ngƣời hỗ trợ, thúc đẩy hƣớng cho nội dung các cuộc thảo luận, các bài tập đi đúng hƣớng vào nội dung chủ đề khoá tập huấn. Hãy để cho các cuộc thảo luận nhóm, các bài tập tự tiến triển 12
- và cho tham dự viên có cơ hội đƣợc nói, đƣợc tranh luận và tham gia vào hầu hết các hoạt động và tạo ra một môi trƣờng tích cực cho đàm thoại, tác động qua lại lẫn nhau giữa tham dự viên. Điều quan trọng với một tập huấn viên là tạo đƣợc bầu không khí thân thiện, tin tƣởng lẫn nhau trong nhóm và sự tự tin của các tham dự viên. Khi các tham dự viên cảm thấy thoải mái với nhau và cảm thấy họ lắng nghe và đƣợc tôn trọng, các chuyên đề mới có thể đƣợc bàn luận có hiệu quả. Những điều tập huấn viên cần thực hiện: o Hãy để tham dự viên phát biểu và hỗ trợ nhau càng nhiều càng tốt. o Khuyến khích tham dự viên đặt câu hỏi khi họ không hiểu điều gì, hoặc nếu có gì đó chƣa rõ trƣớc khi chuyển sang chủ đề khác. o Không nên thuyết trình, giải thích hay chiếm ƣu thế trong lớp. o Công việc sẽ hiệu quả hơn nếu có ít nhất 2 tập huấn viên trong lớp cùng nhau. Một ngƣời sẽ dẫn dắt các chủ đề và ngƣời kia có thể hỗ trợ bằng cách viết những điểm chính lên bảng hoặc giấy khổ lớn. Khi có những vấn đề phát sinh cần xử lý, điều chỉnh, tập huấn viên này có thể hỗ trợ tập huấn viên kia. Vai trò của tham dự viên Trong phƣơng pháp cùng tham gia và chu trình học tập qua trải nghiệm, tham dự viên sẽ không thụ động tiếp thu kiến thức một chiều từ tập huấn viên mà chủ động, tích cực tham gia vào toàn bộ quá trình tập huấn. Tập huấn viên cần chú ý bộ tài liệu này đƣợc thiết kế để tập huấn cho đối tƣợng là những cán bộ - những ngƣời đã trƣởng thành. Họ đến khoá tập huấn khi đã có một số kiến thức, trải nghiệm từ trƣớc, có đầu óc cởi mở hơn, đã tích luỹ đƣợc một số kinh nghiệm và ý tƣởng, có những cảm nhận và có ý kiến rõ ràng - nói cách khác, có tƣ duy - về các vấn đề cần thảo luận. Trong quá trình tập huấn các tham dự học viên cùng tự thảo luận và làm bài tập, có thể trình bày và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm kinh nghiệm làm việc cũng nhƣ trong cuộc sống của mình cho các tham dự viên khác. 2. Động não Một bài tập động não có tác dụng tốt để tạo ra hứng thú, thu hút sự tập trung vào chuyên đề của buổi học, tạo ra những ý tƣởng mới hoặc các giải pháp lựa chọn cho một vấn đề. Với phƣơng pháp này, tham dự viên có thể trở nên sáng tạo, tham gia vào lớp học và bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ bị chỉ trích, phê phán. Các bài tập động não có thể đƣợc thực hiện với các nhóm nhỏ hoặc với toàn thể tham dự viên. Quy trình tiến hành bài tập động não o Thiết lập các quy tắc: phát huy khả năng sáng tạo của các tham dự viên, không ngắt lời nhau, không đánh giá, bình luận những ý kiến góp ý của ngƣời khác; 13
- o Đƣa ra một vấn đề hoặc đặt một câu hỏi mở nhằm tập trung ý kiến của tham dự viên; o Cho các tham dự viên/các nhóm một chút thời gian để gạch đầu dòng những ý tƣởng chợt đến trong đầu về chủ đề liên quan; o Liệt kê tất cả các ý tƣởng mà không cần đánh giá hoặc nhận xét gì. Khuyến khích tất cả các thành viên trong nhóm phát biểu để có số lƣợng ý tƣởng nhiều nhất mà chƣa cần quan tâm đến chất lƣợng. Mọi quan điểm/ý tƣởng đều đƣợc hoan nghênh - tính thực tế của chúng sẽ đƣợc bàn sau. Đôi khi những ý tƣởng có vẻ nhƣ buồn cƣời hoặc không xác thực lại đƣa đến một ý tƣởng thực tế hơn; o Tóm tắt các kết quả cũng nhƣ quan điểm/ý kiến quan trọng nhất đối với chủ đề bài học ghi nhận đƣợc. 3. Thuyết trình Phƣơng pháp thuyết trình có tác dụng mang đến những thông tin chủ chốt, nhanh chóng cho một nhóm đông ngƣời. Nhìn chung nên có một bài trình bày vào lúc bắt đầu và khi kết thúc mỗi chủ đề. Bài trình bày vào lúc bắt đầu là để trình bày nội dung cơ bản và các gợi ý thảo luận của mỗi chủ đề sẽ học. Phần này không cần thiết đƣa quá nhiều kiến thức của tập huấn viên mà nên đƣa các gợi ý để tham dự viên chia sẻ kiến thức của họ thông qua các thảo luận sau phần trình bày. Phần trình bày khi kết thúc có thể nhằm tóm lƣợc những ý chính và kết quả của chủ đề đó. Các bài trình bày/thuyết giảng ít có tác dụng duy trì sự chú ý của tham dự viên và ứng dụng các kiến thức thu đƣợc, do vậy, thời lƣợng bài thuyết trình không nên quá 15 phút, nên ngắn gọn, không nên lặp lại quá nhiều các thông tin mà tham dự viên có thể khai thác trong tài liệu đã đƣợc phát. Khi thuyết trình, giảng viên cần chú ý o Bắt đầu bằng giới thiệu chủ đề, cấu trúc của bài, mục tiêu cần đạt đƣợc sau phần trình bày. o Cố gắng thu hút học viên cùng tham gia ngay từ đầu bằng những câu hỏi/bài tập động não hoặc một vài câu hỏi. Lựa chọn đƣa ra các ví dụ có liên quan đến những kinh nghiệm của mọi ngƣời trong nhóm để minh hoạ các khái niệm. o Khuyến khích các tham dự viên đƣa ra các câu hỏi, các vấn đề của họ để thảo luận. o Kết thúc mỗi thuyết trình bằng việc tóm lƣợc những thông điệp chính của chủ đề. 14
- o Có thể phát bản copy bài thuyết trình sau khi trình bày để duy trì sự chú ý của tham dự viên vào phần trình bày của tập huấn viên. 4. Phƣơng pháp Hỏi – Đáp Phƣơng pháp hỏi - đáp là phƣơng pháp tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm với tham dự viên dựa trên câu hỏi của tập huấn viên hoặc của tham dự viên. Tập huấn viên cần chủ động chuẩn bị trƣớc một số câu hỏi. Tham dự viên sẽ hỏi những vấn đề mà họ quan tâm, họ đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp. Trao đổi, thảo luận muốn đi tới một kết quả nào đó thì phải trả lời câu hỏi đã đặt ra. Trong quá trình đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, tham dự viên đƣợc khuyến khích, huy động để chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của họ. Quan trọng hơn là cả tham dự viên và tập huấn viên đều học hỏi đƣợc từ quá trình này. 5. Thảo luận chung Thảo luận chung là một phƣơng pháp tập huấn cùng tham gia hữu ích, thiết thực. Phƣơng pháp này làm cho các tham dự viên có điều kiện tác động lẫn nhau và trao đổi những ý tƣởng theo kế hoạch/vấn đề đã định. Đồng thời, phƣơng pháp này tạo cơ hội cho tập huấn viên lắng nghe đƣợc nhiều ý kiến, tìm hiểu đƣợc nhiều quan điểm, vấn đề, kinh nghiệm thực tiễn từ các tham dự viên. Khi sử dụng phƣơng pháp thảo luận chung cần chú ý: o Đảm bảo mọi tham dự viên đều hiểu những điểm chính và những thông điệp cốt yếu. o Làm rõ các câu hỏi. o Đạt đƣợc sự nhất trí về các hƣớng đi chính hoặc thu đƣợc thông tin chi tiết cần thiết để tạo ra các hƣớng đi chính. o Khuyến khích càng nhiều tham dự viên tham gia vào buổi thảo luận càng tốt. Cố gắng nhận ra ngƣời nào chƣa tham gia phát biểu ý kiến, nghĩ cách để động viên họ tham gia vào nhƣng tránh tạo ra sức ép cho họ. o Kích thích sự phản hồi bằng cách sử dụng những câu hỏi mở nhƣ: “Bạn thấy gì ở đây?”, “Tại sao bạn nghĩ nó sẽ xảy ra?”, “Chúng ta có thể làm gì trong trường hợp này?” 15
- o Chuẩn bị cho buổi thảo luận nhƣng không chi phối nó. Dùng ý tƣởng và thông tin của tham dự viên để thúc đẩy diễn tiến đồng thời giúp làm rõ các điểm trong thảo luận. o Đảm bảo rằng không ai là ngƣời chiếm ƣu thế chính trong các buổi thảo luận hoặc trình bày quá nhiều về quan điểm riêng của mình (dù là tập huấn viên hay bất kỳ một tham dự viên nào). Cố gắng khuyến khích tham dự viên lắng nghe lẫn nhau và chú ý tới tiến độ của cuộc thảo luận. Nếu buổi thảo luận bắt đầu lan man sang các chủ đề khác, ghi lại điều này cho các học phần sau và đƣa mọi ngƣời quay lại chủ đề chính bằng cách đặt các câu hỏi trực tiếp. o Chú ý đến việc kiểm soát thời gian. o Cuối buổi, tóm tắt các điểm chính đã đƣợc nêu ra trong buổi thảo luận. Nên nhắc lại những quan điểm còn chƣa thống nhất. Có thể viết những điểm chính, quan trọng nhất lên giấy, phim đèn chiếu, bảng để ghi nhớ kết quả thảo luận, kể cả những quan điểm còn chƣa thống nhất để có thể giải quyết trong các học phần tiếp theo hoặc buổi học sau. 6. Thảo luận nhóm Thảo luận nhóm là một trong những phƣơng pháp giảng dạy chính trong phƣơng pháp cùng tham gia. Phƣơng pháp này tạo sự chủ động và khuyến khích sự hợp tác, cho phép dành nhiều cơ hội và thời gian tham gia trình bày cho tất cả tham viên, giúp tham dự viên xây dựng các mạng lƣới giao tiếp. Phƣơng pháp này cũng giúp cho các tham dự viên ít tự tin có thể tham gia vào thảo luận. Các nhóm cần đƣợc hình thành có đƣợc sự đa dạng về giới, độ tuổi, khả năng về ngôn ngữ. Nếu khoá tập huấn kéo dài, sẽ tốt hơn nếu thành phần các nhóm đƣợc liên tục chuyển đổi. Ngày đầu tiên nên để tham dự viên hình thành những nhóm không quen biết để tăng cơ hội làm quen, giao lƣu với nhau. Vào ngày cuối, sẽ hiệu quả hơn nếu nhóm tham dự viên đƣợc chia theo khu vực, cùng địa phƣơng, hoặc cùng lĩnh vực công tác. Trong quá trình tổ chức thảo luận nhóm cần chú ý một số điểm sau: Hƣớng dẫn, hỗ trợ thảo luận nhóm o Thiết lập và thống nhất về phƣơng pháp cũng nhƣ mục tiêu làm việc của nhóm. o Tạo ra bầu không khí cởi mở, tin tƣởng, an toàn và năng suất, nhằm gia tăng hiệu quả làm việc của nhóm. o Tôn trọng các thành viên của nhóm. 16
- o Theo dõi sự đóng góp của mỗi thành viên nhằm tránh tình trạng một số cá nhân nào đó chiếm ƣu thế hoàn toàn trong buổi thảo luận. o Giữ cho chƣơng trình luôn tiến triển, nhạy cảm với nhịp độ diễn biến. Trƣớc khi thảo luận nhóm o Cần đảm bảo mọi học viên hiểu rõ mình đƣợc yêu cầu làm gì; thời gian, cách thức tiến hành; giải thích các điểm hoặc câu hỏi đã đƣợc gợi ý cho buổi thảo luận trƣớc khi chia tham dự viên thành nhóm nhỏ. o Câu hỏi thảo luận nên đơn giản, rõ ràng, gắn với chủ đề buổi học. o Nên viết câu hỏi, yêu cầu, thời gian, cách thức tiến hành lên bảng, hoặc giấy A0, hoặc chiếu lên màn hình để tham dự viên có thể theo dõi trong quá trình làm việc nhóm. o Kiểm tra xem tham dự viên trong các nhóm đã hiểu và đƣợc giao nhiệm vụ chƣa. Trong khi thảo luận nhóm o Nên dành thời gian cho tham dự viên trong từng nhóm ổn định, phân công công việc trong nhóm, sau đó tập huấn viên đi kiểm tra tiến độ, ghi nhận những thắc mắc, những vấn đề nổi bật của các nhóm. o Cố gắng giám sát, hỗ trợ công việc của các nhóm nhƣng không chi phối. Cần lƣờng trƣớc có thể có một vài nhóm cần hỗ trợ nhiều hơn các nhóm khác. Nếu cần, cùng ngồi lại với nhóm đang cần hỗ trợ để giúp họ sắp xếp bố cục cuộc thảo luận, phân công hoặc giải đáp thắc mắc để tiến độ làm việc của nhóm không bị ngừng trệ. o Đảm bảo các tham dự viên có thể hoàn thành công việc đúng thời gian quy định hoặc có thể bố trí thêm thời gian nếu cần. Báo cáo kết quả thảo luận nhóm o Tập huấn viên cần làm rõ mục tiêu của việc Báo cáo kết quả thảo luận nhóm. o Chỉ ra mối liên kết giữa báo cáo của các nhóm để có thể phục vụ cho chủ đề chung của buổi học. o Tránh lặp lại nhiều lần một nội dung cho các nhóm mà nên bố trí để mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi, các nhóm khác chỉ bổ sung thêm những điều mới nếu có, hoặc hỏi cho rõ hơn. Tóm tắt trong buổi thảo luận chung cho các nhóm 17
- o Tập huấn viên nên cung cấp một bản tóm tắt các điểm chính rút ra từ báo cáo của các nhóm. Việc này có thể làm trong hoặc cuối buổi thảo luận hay ngay lúc bắt đầu một chủ đề mới. Điều quan trọng là tập huấn viên phải lĩnh hội đƣợc những kết quả thảo luận nhóm và tóm tắt chúng lại. 7. Các bài tập tình huống Các bài tập tình huống cho phép các học viên nghiên cứu, phân tích và đề đạt các giải pháp cho nhiều tình huống đa dạng trong cuộc sống, có thể hữu dụng để giúp mọi ngƣời tập áp dụng những kiến thức vừa học đƣợc trong một tình huống thật. Các bài tập tình huống đặc biệt có tác dụng khi đƣợc thực hiện trong một nhóm hỗn hợp đủ các thành phần vì sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về một vấn đề đƣợc đƣa ra. Các bài tập tình huống có thể là một câu chuyện miêu tả chi tiết về một tình huống, hoặc một vấn đề và phƣơng thức/kỹ năng giải quyết nó. Các bài tập tình huống phải liên quan đến chủ đề và mục đích chính của khoá học. Các bài tập tình huống có thể dựa trên các sự kiện, số liệu thực hoặc các tình huống trong đời thƣờng. Không nên cho một bài tập tình huống quá dài và quá chi tiết. Nếu muốn học viên nhìn nhận vấn đề sâu và thấu đáo hơn thì nên dùng chính các vấn đề và các kinh nghiệm của học viên cho bài tập tình huống. Các bƣớc chính để tiến hành một bài tập tình huống o Giới thiệu bài tập tình huống: đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho tham dự viên làm việc. o Chia các tham dự viên thành các nhóm cho dù chỉ có một vấn đề cho bài tập tình huống, có thể chia theo một đặc điểm nào đó nhƣ theo địa bàn, lĩnh vực công tác của tham dự viên, hoặc theo giới tính, hoặc theo lứa tuổi. o Cho tham dự viên có đủ thời gian để đọc và suy nghĩ về tình huống. o Để từng nhóm phân tích một tình huống và đƣa ra giải pháp trong từng nhóm. o Từng nhóm trình bày kết quả làm bài tập tình huống. o Thảo luận công khai rộng rãi về các giải pháp đã đƣợc đƣa ra. o Tóm tắt kết quả của bài tập tình huống. 18
- Phần II CHƢƠNG TRÌNH MẪU CHO TẬP HUẤN Phần này gợi ý các chƣơng trình tập huấn mẫu cho các nhóm đối tƣợng khác nhau theo nội dung của Luật Bình đẳng giới, phù hợp với vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nhƣ quy định của Luật Bình đẳng giới, Có ba nhóm đối tượng chính là: o Các cán bộ làm công tác Đảng o Các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp) o Các cán bộ của cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp về bình đẳng giới cũng nhƣ cán bộ của các tổ chức đoàn thể các cấp Mỗi chƣơng trình sẽ gồm một số chuyên đề. Các chuyên đề đƣợc xây dựng dựa vào Tập I – Tài liệu tập huấn về thực hiện Luật Bình đẳng giới. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu chính sách trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam
10 p | 245 | 85
-
Thực hiện Luật Bình đẳng giới (Tập 1): Tài liệu tập huấn về Thực hiện Luật Bình đẳng giới
66 p | 117 | 20
-
Tài liệu tập huấn: Thực hiện Luật Bình đẳng giới
66 p | 133 | 16
-
Báo cáo tình hình thực hiện Luật bình đẳng giới tỉnh Đắk Nông
11 p | 269 | 14
-
Tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về Lý – Đạo - Tâm
10 p | 126 | 13
-
Bộ tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới
26 p | 129 | 12
-
Báo cáo về việc thực hiện luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Đắk Nông
20 p | 201 | 12
-
Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới
184 p | 34 | 10
-
Bài giảng Việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng giới và quy trình LGG trong xây dựng dự án luật người cao tuổi - Dương Thanh Mai
19 p | 109 | 9
-
Đề cương môn học Giới trong lãnh đạo quản lý
29 p | 117 | 6
-
Tài liệu chuyên đề 9: Kỹ năng thực hiện bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và nhóm hộ xóa đói giảm nghèo (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)
95 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn