intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực phẩm trị bệnh loét dạ dày

Chia sẻ: Bacsi Bacsi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

172
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực phẩm trị bệnh loét dạ dày

  1. Thực phẩm trị bệnh loét dạ dày Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Ở một số người, có thể do ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, tiêu hóa kém dễ sinh ra hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ dày.
  2. Cảm xúc tiêu cực hại dạ dày Trong thời đại công nghiệp, cuộc sống nhiều áp lực, con người thường phải gánh chịu nhiều căng thẳng, lo âu. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài tác động xấu lên hệ thần kinh thực vật làm rối loạn hoạt động tiết dịch và vận động ở dạ dày. Điều này cũng làm rối loạn tiêu hóa, ăn kém, ăn không tiêu, thức ăn ứ đọng cũng dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Ngày nay, những cảm xúc tiêu cực, thường gọi là stress, là một yếu tố quan trọng gây bệnh. Theo y học hiện đại, bên cạnh một số trường hợp loét gây ra do dùng lâu dài những loại thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin, ibuprofen, tác nhân chính gây ra viêm loét dạ dày hoặc tá tràng là loại vi khuẩn HP. Mặt khác, y học hiện đại cũng đề cập hội chứng rối loạn tiêu hóa liên quan đến những yếu tố tâm lý. Người bệnh cũng có một số triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày như đầy bụng, ăn kém, đau vùng thượng vị... Tuy nhiên, qua xét nghiệm, người ta không thấy loét hoặc không tìm được HP trong ống tiêu hóa. Nếu không được giải quyết, rối loạn khí hóa ban đầu sẽ dẫn đến tổn thương thực thể. Ăn thực phẩm thô
  3. Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt. Hạt thô có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, nhất là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất, cho việc tiêu hóa thức ăn. Hạt thô có nhiều chất chống ôxy hóa quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày. Ăn ngũ cốc thô còn làm giảm tỉ lệ CRP (C-reactive protein), yếu tố biểu thị tình trạng viêm trong các chứng viêm nhiễm mãn tính.
  4. Ăn thực phẩm thô không chỉ giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn có thể chống stress, dễ tạo tâm lý cân bằng do hàm lượng những sinh tố nhóm B, sinh tố C, E, chất khoáng magnesium, selenium có nhiều trong ngũ cốc thô hoặc rau quả. Ngoài ngũ cốc thô, người bệnh có thể ăn thêm cá và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt hạnh nhân để được cung cấp thêm chất đạm và nhiều acid béo omega 3 hữu ích cho hoạt động của não và sự ổn định tâm lý. Ngoài ra, thường dùng chuối xanh dưới hình thức rau trộn trong các bữa ăn cũng là một liệu pháp bổ sung tốt cho trị viêm loét dạ dày. Chuối xanh có những hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy ở thành trong dạ dày. Lớp tế bào này tăng sinh nhanh chóng để chống loét hoặc hàn gắn vết loét đang tồn tại. Đông y có cách dùng chuối xanh trị bệnh dạ dày như sau: Chuối xanh phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột, bỏ vào lọ đậy kín. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8 g. Không nên uống nước súp trong bữa ăn Để tránh làm loãng các loại dịch tiêu hóa cũng như các vi chất dinh dưỡng có sẵn trong hạt thô, không nên uống nhiều nước súp, nước canh trong bữa ăn. Bù lại, cách xa bữa ăn có thể uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm canh súp.
  5. Uống nước ép hoa quả có tác dụng điều hòa sự co bóp ở dạ dày và kích thích sự tái tạo các tế bào màng nhầy để chữa vết loét. Người bị loét dạ dày không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều thịt hoặc những thức ăn chiên, xào có nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa. Ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm công nghiệp có lượng chất béo bão hòa cao có thể làm gia tăng ngay các triệu chứng bệnh lý liên quan đến stress như khó tiêu, đầy bụng, căng thẳng, tim đập nhanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2