Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ
lượt xem 48
download
Nghề nuôi cá có từ thời văn minh cổ. Theo sử sách, nghề nuôi cá bắt đầu ở Trung Quốc từ 3500 năm trước công nguyên. Trước công nguyên 2000 năm, cư dân vùng Sumer (nam Babylon- thuộc Iraq ngày nay) đã biết nuôi cá thịt trong ao. Năm 1800 trước công nguyên, vua Ai cập là Maeris đã nuôi được 20 loài cá trong ao để giải trí. Ở Trung Quốc, khoảng 1000 năm trước công nguyên, đời nhà Ân đã biết nuôi cá....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng MỞ ĐẦU Nghề nuôi cá có từ thời văn minh cổ. Theo sử sách, nghề nuôi cá bắt đầu ở Trung Quốc từ 3500 năm trước công nguyên. Trước công nguyên 2000 năm, cư dân vùng Sumer (nam Babylon- thuộc Iraq ngày nay) đã biết nuôi cá thịt trong ao. Năm 1800 trước công nguyên, vua Ai cập là Maeris đã nuôi được 20 loài cá trong ao để giải trí. Ở Trung Quốc, khoảng 1000 năm trước công nguyên, đời nhà Ân đã biết nuôi cá. Năm 1963, với sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc, nước ta đã sử dụng HCG cho cá mè Hoa đẻ thành công. Từ sau 1965, trạm nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng (nay là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II). Từ năm 1968- 1972, ở miền Bắc đã dùng não thùy cho cá trôi, cá trê đẻ thành công và từ đó đến nay thì nghề Nuôi Trồng Thủy Sản (NTTS) cũng không ngừng phát triển, mà đặc biệt là trong những năm gần đây thì nghề nuôi cá nước ngọt, nước lợ ở Việt Nam phát triển khá mạnh chủ yếu tập trung tại đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long và cũng đang phát triển sang các khu vực khác như: vùng Đông Nam Bộ, các khu vực ven biển,… Do, nước ta có điều kiện khí hậu thuận lợi, nhiệt độ và các thành phần của nước tương đối ổn định, hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện tốt cho việc khai thác, cũng như nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt nước, lợ. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu con giống phục vụ cho nghề nuôi cá nước ngọt theo phương châm đa dạng hóa đối tượng, nhiều loài cá có giá trị kinh tế đã được nghiên cứu và cho sinh sản thành công như: cá tra, cá basa, cá bông lao,...đã cung cấp đủ về số lượng, giống loài cho người nuôi, hạ giá thành sản phẩm. Những thành tựu nghiên cứu và thành công của công nghệ sản xuất cá giống cá nước ngọt đã và đang là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển không ngừng của nghề nuôi cá nước ngọt theo hướng công nghiệp ở Việt Nam. Trong NTTS còn nhiều vấn đề nang giải như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thị trường tiêu thụ, giá cả,... bên cạnh đó thì đa số người nuôi, chỉ nuôi một cách tự phát, nuôi theo kinh nghiệm, nuôi một cách rầm rộ theo phong trào, không theo qui hoạch một vùng nuôi cụ thể, sử dụng thuốc và hóa chất một cách bừa bãi trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm, cũng như trong quá trình chế biến gây ảnh hưởng đến chất lượng tôm cá nuôi, sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. 1
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo qui hoạch phát triển sản xuất, tiêu thụ cá tra và tôm càng xanh đến năm 2020 với mục tiêu: đối với cá tra: về diện tích nuôi đạt 13000ha, sản lượng đ ạt 1850000tấn, kim ngạch suất khẩu đạt 2,1- 2,3tỷ USD, giải quyết lao động cho khoảng 250000; tôm càng xanh: về diện tích nuôi đạt 1800ha, sản lượng đạt 2880tấn, giá trị sản lượng đạt 354213triệu đồng vào năm 2020. Mặt khác, trong tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều nhà máy chế biến thủy sản được thành lập cả về qui mô và sản lượng, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó, nhu cầu cá tra, tôm càng xanh nguyên liệu cung cấp cho các nhà chế biến thuỷ sản là rất lớn. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy đông lạnh chế biến xuất khẩu, thì con giống cung cấp cho nuôi thương phẩm cũng là một yêu cầu bức thiết. Chính từ nhu cầu thực tế, nhà trường đã thấy được tầm quan trọng của môn học thực tập giáo trình cơ sở chuyên môn nước ngọt, lợ là môn học không thể thiếu trong quá trình đào tạo cán bộ kỹ thuật của ngành nuôi trồng thủy sản. Thông qua quá trình thực tập chuyên môn nước ngọt, lợ nhằm mục đích giúp cho sinh viên có điều kiện cũng cố lý thuyết, hiểu sâu và nhớ day hơn về kiến thức chuyên môn; rèn luyện, năng cao tay nghề, nắm được tình hình thực tế sản xuất giống thông qua việc tiếp xúc trực tiếp thực tế sản xuất và tham quan một số mô hình sản xuất giống trong tỉnh. Qua quá trình thực tập đã giúp cho em hiểu biết sâu hơn về kỹ thuật sản xuất giống cá tra và tôm càng xanh. Biết được cách chăm sóc, quản lí, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên các đối tượng nuôi. 2
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho em có được chuyến đi thực tập chuyên môn giáo trình nước ngọt, lợ đầy ý nghĩa và bổ ích. Em xin chân thành cám ơn quí thầy cô Khoa Nông Nghiệp Thủy S ản, cùng quí thầy cô bộ môn đã tạo diều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Xin chân thành cám ơn cơ sở sản xuất giống Tôm Càng Xanh Tám Thạnh, Trang trại sản xuất cá giống Mừng Liên đã giúp đỡ và nhiệt tình chỉ dạy trong suốt thời gian thực tập. Cuối cùng em xin thành thật biết ơn quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản, cùng toàn thể các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K6 đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết báo cáo. Trong quá trình viết báo cáo không tránh khỏi những sai xót, do trình độ chuyên môn còn hạn chế. Rất mong nhận dược sự hướng dẫn và dạy bảo của quí thầy cô, sự đóng góp ý kiến của các bạn để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cám ơn ! 3
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng PHẦN I- LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU I. Đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasius hypophthalmus) 1. Phân loại Cá tra thuộc: Ngành: Chordate Lớp: Pisce Họ: Pangasiidae Hình 1. Cá Tra Giống: Pangasius Loài: Pangasius hypophthalmus . 2.Phân bố Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mekong và Chao Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa chưa cho sinh sản cá tra nhân tạo, cá bột và cá giống cá tra được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong t ự nhiên trên địa phận Việt Nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy, cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có khả năng sống ở ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao. 3. Hình thái, sinh lí Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài và thon, dẹp bên, lưng có màu xám xanh hay xám đen, bụng có màu trắng bạc, khoang bụng rộng và to, vây 4
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng lưng cao, vây ngực có ngạnh, miệng rộng và có 2 đôi râu, vây đuôi to. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ (nồng đ ộ muối 7-100/00 ), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 390C. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ, còn có th ể hô hấp bằng bóng khí và da, nên chịu đựng được môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan 0,13 mg/l. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng. 4. Đặc điểm dinh dưỡng Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Ngòai ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các lòai cá khác. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại động vật phù du có kích thước nhỏ vừa cỡ miệng và các loại thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như: cám, tấm, cá tạp, rau muống,... Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành phần thức ăn khá đa dạng, cho thấy cá tra ăn tạp thiên về động vật. 5
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên (Theo D.Menon và P.I.Cheko, 1955) - Nhuyễn thể 35,4% - Cá nhỏ 31,8% - Côn trùng 18,2% - Thực vật thượng đẳng 10,7% - Thực vật đa bào 1,6% - Giáp xác 2,3% 5. Đặc điểm sinh trưởng Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10-12 cm (14-15 gam). Từ khỏang 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng tr ọng rất ít. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá trong tự nhiên nặng 18 kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m. Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi. Nuôi trong ao 1 năm cá đ ạt 1-1,5 kg/con ( năm đầu tiên ), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5-6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. Ðộ béo của cá tăng dần theo trọng lượng và nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản. Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương thức nuôi, mật độ thả và chế độ chăm sóc. 6. Đặc điểm sinh sản Cá Tra thành thục sau 3-4 năm tuổi. Là loài đẻ trứng dính và có thể đẻ 2-3 lần trong năm. Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay nõan sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt được đực cái từ giai đọan II, tuy màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đọan sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa. Hệ 6
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng số thành thục của cá tra khảo sát được trong tự nhiên từ 1,76-12,94 (cá cái) và từ 0,83-2,1 (cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên sông cỡ từ 8-11kg (Nguyễn văn Trọng, 1989). Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra cái có thể đạt tới 19,5%. Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đ ến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối nhỏ và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1mm. Sau khi đẻ ra và hút nước đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5-1,6mm. Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-6 dương lịch, cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều ki ện sinh thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mêkông và Tonlesap, từ thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và Lào. Nhưng tập trung nhất từ Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa giới 2 tỉnh Kratie và Stung Treng. Tại đây có thể bắt được những cá tra nặng tới 15 kg với buồng trứng đã thành thục. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông Gimenila asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn. Trong ao nuôi với chế độ dinh dưỡng thích hợp cá tra thành thục nhưng không tự sinh sản được. Nhưng hiện nay , quy trình sinh sản nhân tạo cá tra đã hoàn chỉnh và đã được chuyển giao cho người sản xuất, nên số l ượng cá tra bột sản xuất ra có thể đáp ứng của nhu cầu người nuôi. Chính điều này đã góp phần vào việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở khu vực sông Mê Công và làm thay đổi tập quán nuôi cá tra truyền thống ở Đồng bằng sông Cửu Long. 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục của cá Chế độ dinh dưỡng Tuổi thọ, nguồn gốc cá bố mẹ. Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, tốc độ dòng chảy, oxy hòa tan, nguồn nước,… có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tuyến sinh dục và sức sinh sản của cá. 7
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Ngoài ra, thức ăn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thành thục, nó quyết định số lượng, cũng như chất lượng con giống sau này. II. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh (TCX) 1 Phân loại Tôm càng xanh là một trong loài giáp xác quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau: Tôm càng xanh thuộc: Ngành: arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Palaemonida Giống: Macrobrachium Hình 2. Tôm càng xanh Loài: Macrobrachium rosenbergii 2. Phân bố Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy TCX phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (đầm, hồ, ao, sông) và các thủy vực nước lợ của nhiều vùng trên thế giới (Nguyễn Việt Thắng, 2003). Môi trường sống của tôm càng xanh đa dạng trong thủy vực nước trong cũng như nước đục (FAO, 1985), phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và một khu vực khá hẹp của Đông Bắc Á, giới hạn từ Ấn Độ đến phía Đông của nước Úc và đảo Solomon (Arrigon, 1994) như: Thái Lan (De Man, 1879; Lanchester, 1879; Rabanal và Soesaton, 1985), Ấn Độ (Hurbest, 1792; Rabanal và Soesaton, 198), Miến Điện 8
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng (Handerson, 1893), Singapore, Nhật Bản (Vonmartens 1868), Hồng Kông (Thomson,1937), Philippine, (Castro De Elera, 1895), Indonesia (De Man,1879), Australia (J.roux 1933) và Việt Nam (Rabanal và Soesaton, 1985) và khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở các khu vực từ Châu Úc đến New Guinea (Nguyễn Việt Thắng, 2003) Ở Việt Nam TCX phân bố tự nhiên từ Nha Trang trở vào đến Đồng Bằng Nam Bộ và tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở các thuỷ vưc có độ mặn 180/00 đôi khi cả 250/00 vẫn thấy tôm xuất hiện. 3.Vòng đời và tập tính sống Theo Ling S.W và Omerica A.B (1962); Nguyễn Thanh Phương (2003), vòng đời TCX được chia thành 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Khi tôm đã trưởng thành, chúng thường sống ở vùng nước ngọt như: sông, rạch, ao hồ…. Cũng chính nơi này sẽ xảy ra quá trình thành thục, phát dục và giao vĩ đẻ trứng. Nhưng khi ôm trứng chúng có xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6-18o/oo, ở đó ấu trùng được nở ra và sống trôi nổi theo kiểu phù du. Sau 11 lần lột xác với 12 giai đoạn biến thái, ấu trùng (Nauplii) biến thành hậu ấu trùng (Post larvae) lúc này tôm con di cư về vùng nước ngọt, sống và lớn lên ở đây. Ấu trùng có tính hướng quang mạnh, vận động trôi nổi trong nước. Sang thời kỳ hậu ấu trùng và giai đoạn trưởng thành, tôm có tập tính sống ở đáy, bám vào cây cỏ; giá thể… Tôm trưởng thành ít hoạt động và thường ẩn náu vào ban ngày và tích cực hoạt động vào ban đêm. TCX có tập tính ăn thịt lẫn nhau, điều này thể hiện rõ trong ao nuôi ở mật độ cao hoặc khi bị thiếu thức ăn (Ismael và New, 2000). Vì vậy, việc dùng giá thể tăng chổ ẩn nấp, hạn chế hiện tượng này để nâng cao tỷ lệ sống của tôm đã được đ ề xuất trong nuôi thương phẩm (Ling, 1969; Fujimuta và Okamoto, 1972; Sandifer và Smith, 1975, 1977, 1983; Faria và Valenti, 1996; Sampaio, 1995; Alston và Sampaio, 2000). 9
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Hình 3. Vòng đời tôm càng xanh 4. Đặc điểm dinh dưỡng Tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau mà tôm ăn các loại thức ăn khác nhau. Ở giai đoạn ấu trùng mới nở sống phù du, ăn chủ yếu là phiêu sinh động vật, giun nhỏ, và ấu trùng của các động vật không xương sống khác. Hậu ấu trùng có hình dáng và tập tinh giống như tôm. Thức ăn gồm các loại côn trùng thủy sinh, giun nước, các mảnh nhỏ thịt ốc, sò, mực, tôm cá…và xác bả thực vật. Tôm Càng Xanh là loài ăn tạp thiên về động vật. Thành phần thức ăn hầu như không thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Trong tự nhiên, chúng ăn hầu hết các động thực vật ở dưới nước, các mảnh vụng hữu cơ, chúng thích bắt mồi vào ban đêm hơn ban ngày. Tôm Càng Xanh xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc. Tôm tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác (râu), khi tìm được thức ăn, chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp gắp thức ăn đưa vào miệng. Trong thời gian ấp trứng tôm có thể nhịn ăn vài ba ngày. Tôm thường bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, tôm thường bò trên mặt đáy ao, dùng càng nhỏ đ ưa mồi vào miệng. Đặc tính của tôm càng xanh nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, đây là đặc tính của loài. Tôm Càng Xanh là loài giáp xác 10 chân sống chủ yếu ở tầng đáy, chúng có thể vừa bơi vừa bò. Tôm càng xanh thích sống trong vùng nước trong sạch, nước có hàm lượng Oxy hòa tan cao (5-7mg/ l) ngưỡng O2 của tôm cao hơn các loài cá nước ngọt (3mg/l). Độ pH thích hợp là 7-8, nhiệt độ: 25-30oC, Tôm Càng Xanh có thể sống được ở độ mặn 28o/oo độ mặn tốt nhất cho sự tăng trưởng không vượt quá 12 o/oo. 10
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng 5. Đặc điểm sinh trưởng Tôm Càng Xanh có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Trong quá trình lớn lên tôm phải trải qua nhiều lần lột xác. Chu ki lột xác của tôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước tôm, nhiệt độ, giới tính Sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng không tăng liên tục mà tăng theo hình bậc thang. Tôm nhỏ lớn nhanh hơn tôm lớn, tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái. Trong điều kiện nuôi tôm có thể đạt 35-40g sau 6 tháng và 70- 100g sau 6-8 tháng (Nguyễn Thanh Phương, 2003). Bảng1. Chu kỳ lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau. (ở nhiệt độ 28oC) Khối lượng (g/con) Chu kỳ lột vỏ (ngày) 2-5 9 6-10 13 11-15 17 16-20 18 21-25 20 26-35 22 36-60 22-24 Khi lột xác tôm thường vào bờ hoặc tìm những nơi c ạn, hay chà để lột xác. Tôm thường lột xác vào ban đêm hay sáng sớm. Sau khi lột xác tôm có thể ho ạt động trở lại nhưng vỏ kitin vẫn còn mềm sau khoảng 4-5 gi ờ thì v ỏ c ứng h ẳn. Trong khi lột xác tôm rất yếu dễ bị tôm khác ăn thịt, đây cũng là m ột trong nh ững nguyên nhân làm hao hụt trong quá trình ương nuôi. 6. Đặc điểm sinh sản Phân biệt giới tính 11
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Tôm đực Tôm cái Hình 4: Hình phân biệt tôm đực và tôm cái Dựa vào hình thái ngoài có thể phân biệt được TCX đực và cái dễ dàng. Ở tôm trưởng thành, tôm đực thường có kích thước lớn hơn con cái cùng tuổi. Đầu ngực tôm đực to hơn và khoang bụng hẹp hơn so với con cái. Bên cạnh đó, đôi càng thứ hai dài, thô và to hơn. Ngoài ra, có thể dựa vào một số đặc điểm sau: Đặc điểm Tôm đực Tôm cái Kích cở Lớn hơn và đầu ngực to Nhỏ hơn và đầu ngự hơn tôm cái nhỏ hơn tôm đực Càng (kẹp) Đôi càng thứ hai rất to, Nhỏ hơn và nhẵn hơn gồ ghề nhiều gai càng của tôm đực Lỗ sinh dục Hiện diện dưới gốc Hiện diện dưới gốc chân ngực thứ năm. Có chân ngực thứ ba, có nắp đậy màng mỏng bao phủ Phụ bộ giao vỹ Xuất hiện giữa nhánh Không có trong và nhánh phụ trong của chân bụng thứ hai Bụng Mặt bụng của đốt thứ Tôm cái thành thục có nhất có điểm cứng ở tấm bụng thứ nhất, thứ giữa 2, và thứ ba nở rộng hình thành buồng ấp trứng Lông tơ sinh dục Không có Xuát hiện nhiều trên chân ngực và chân bụng 12
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng của tôm trưởng thành Tuyến adrogenic Dãy tế bào đính vào Không có vẫnng gần cuối của ống dẫn Chiều dài và kích cỡ Chiều dài 17,5 cm, khối Chiều dài trung bình 15 thành thục lượng trung bình 35g cm, khối lượng 25g Thành thục, giao vĩ, đẻ và ấp trứng Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nhân tạo, tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm. Mùa đẻ rộ của TCX ở đồng bằng Nam Bộ tập trung từ tháng 4 - 6 và từ tháng 8 - 10 (Nguyễn Việt Thắng, 1993, Phạm Văn Tình, 1996; Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2005). TCX cái thành thục lần đầu tiên ở khoảng 3 - 3,5 tháng kể từ hậu ấu trùng 10 - 15 ngày (PL 10-15). Kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục từ 10 -13cm và 7,5g. (Nguyễn Việt Thắng, 1993) Là loài di cư sinh sản. Đẻ trứng ở vùng nước lợ (6-18 ppt), cũng có nở ở nước ngọt nhưng sẽ chết dần nếu không có nước lợ. Quá trình giao vĩ của tôm có thể chia thành 4 giai đoạn: -Giai đoạn tiếp xúc. -Giai đoạn tôm đực ôm giữ tôm cái. -Giai đoạn tôm đực trèo lên lưng tôm cái. -Giai đoạn cuối. Quá trình lột xác tiền giao vĩ của tôm cái sẽ tiết ra chất dẫn dụ có tác dụng kích thích tôm đực tìm đến. Sau khi tôm lột xác 1 - 22 giờ, thường 3 - 6 giờ, tôm bắt đầu giao vĩ. Toàn bộ quá trình tiếp xúc và giao vĩ xảy ra trong vòng 20 - 35 phút. Sau khi giao vĩ 2-5 giờ, có khi 6 - 24 giờ, tôm cái bắt đầu đẻ trứng (Nguyễn Thanh Phương, 2003) 13
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Tôm thường đẻ trứng vào ban đêm. Tôm cái thường di chuyển từ tầng đáy lên tầng giữa hay tầng mặt để đẻ. Trong quá trình đẻ trứng, trứng được thụ tinh khi đi ngang túi chứa tinh. Trứng sẽ lần lượt dính từng chùm vào các lông tơ của các đôi chân bụng thứ tư, thứ ba, thứ hai và thứ nhất. Thời gian đẻ trứng khoảng 10 - 60 phút và thông thường từ 15 - 25 phút. Những tôm cái thành thục chín muồi nhưng không được giao vĩ vẫn đẻ trứng trong vòng 24 giờ sau khi lột xác. Những trứng này do không được thụ tinh nên sẽ rụng sau 1-2 ngày (FAO, 1985). Trong quá trình ấp trứng, tôm cái thường dùng chân bụng quạt nước, tạo dòng nước, cung cấp dưỡng khí cho trứng thời gian ấp đến trứng nở có thể từ 15-23 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ nước . PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. Thời gian và địa điểm thực tập 1. Đối tượng cá Tra Thời gian: 28/3 – 9/5/2011 Địa chỉ: Trang trại nuôi trồng thuỷ sản của kỹ sư Huỳnh Văn Mừng thuộc xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. 2. Đối tượng tôm Càng Xanh Thời gian: 9/5 – 17/6/2011. 14
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Địa chỉ: Cơ sở sản xuất giống Tôm Càng Xanh Tám Thạnh, xã Mỹ An Hưng B, Lấp Vò, Đồng Tháp II. Vật liệu nghiên cứu 1. Vật liệu nghiên cứu cá Tra Các trang thiết bị: - Ao nuôi vỗ, bể xi măng có bố trí vèo để nhốt cá cái, bể tròn Inox để chứa cá đực. -Dụng cụ cho cá tra sinh sản: que thăm trứng, đĩa 15ung15, thùng trữ tinh, thau, vợt, băng ca, máng, cân, 15ung gà,… -Dụng cụ ấp: 1 bể tròn Inox có thể tích V= 2,5 – 3m3 và bình Weys Inox có thể tích mỗi bình V= 15lít có thể ấp 1 – 2kg trứng, bể tròn dùng để lắng nước, thể tích mỗi bể V= 2m3 -Thiết bị: máy sục khí, máy điện, máy bơm, hệ thống van cấp nước - Hóa chất sử dụng: Tanin, thuốc lắng nước,HCG(Human chorionic Gonadotropin) -Ống tiêm và kim tiêm để chích cá. 2. Vật liệu nghiên cứu tôm Càng Xanh Bảng 2. Một số dụng cụ cần thiết Nội dung Đơn vị Số lượng Bơm ly tâm 30m 3 /h Cái 01 Bơm ngầm 3- 4m 3 /h Cái 03 15
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Máy nén khí 400 W Cái 02 Máy phát điện 7KW Cái 01 Ống siphon Cái 02 Còi báo mất điện Cái 01 Bể chứa nước ót Cái 02 Thau cho tôm nở Cái 10 Bể ấp artemia Cái 05 Bể ương ấu trùng Cái 48 Ống nhựa trong PE ø = 5mm Cuộn 10 Van sục khí ø 5mm Cái 100 Đá bọt Cục 100 Các dụng cụ khác Thau nhựa 60 lít Cái 10 Xô nhựa 25 lít Cái 10 Ca nhựa 2 lít Cái 06 Thùng nhựa 100 lít Cái 02 Lưới thu Artemia Cái 04 Vợt thu ấu trùng Cái 04 Vợt thu post Cái 04 Tủ lạnh 200 lít Cái 01 Túi lọc nước 1micron Cái 06 16
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Dụng cụ đo độ mặn Cái 01 Nhiệt kế 1000C Cái 06 3. Phương pháp thu thập số liệu 3.1 Thu thập số liệu sơ cấp Thu thập trực tiếp kết quả thu được tại cơ sở thực tập như: mật độ nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, ấp nở, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở, các yếu tố môi tr ường ảnh hưởng tới phôi... 3.2 Thu thập số liệu thứ cấp Các số liệu thông tin đã được xử lí, các số liệu ở sách, giáo trình... 4 . Phương pháp bố trí thí nghiệm và xác định các chỉ số kĩ thuật 4.1 Nội dung nghiên cứu đối cá Tra - Kĩ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ + Tỷ lệ thành thục (%) Số cá thành thục Tỷ lệ thành thục (%) = ---------------------- x 100 Số cá nuôi vỗ + Hệ số thành thục (%) Trọng lượng trứng do cá đẻ ra Hệ số thành thục (%) = --------------------------------------- x 100 Trọng lượng cơ thể cá +Sức sinh sản thực tế Tổng số trứng vuốt ra Sức sinh sản thực tế = ------------------------------------- x 100 Tổng trọng lượng cá mẹ 17
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng - Kỹ thuật cho cá đẻ + Tỷ lệ sinh sản ( tỷ lệ rụng trứng ) Số cá cái đã đẻ Tỷ lệ sinh sản ( %) = ---------------------------------------- X 100 Số cá cái tham gia sinh sản - Kỹ thuật ấp nở - Xác định các chỉ tiêu: tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở Số trứng thụ tinh Tỷ lệ thụ tinh (%) = ----------------------- x 100 100 trứng quan sát Số cá nở Tỷ lệ nở (%) = ----------------------- x 100 Số trứng đã thụ tinh 4.2 Nội dung nghiên cứu đối với tôm càng xanh - Thiết kế trại - Vệ sinh - Pha nước ót - Cấp nước vào bể - Vận chuyển và xử lý tôm mẹ - Thu ấu trùng - Tỷ lệ sinh sản (tỷ lệ rụng trứng) - Bố trí ấu trùng vào bể - Xử lý nước sau khi bố trí ấu trùng vào bể ương 18
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng - Ấp Artemia và thu Atemia - Chế độ chăm sóc cho ăn - Quản lý môi trường nước ương - Thu hoạch - Vận chuyển 5. Phương pháp xử lí số liệu Các phương pháp toán học thông thường (cộng, trừ, nhân, chia). PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN A. ĐỐI TƯỢNG CÁ TRA I. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ Vị trí trang trại: trại nằm trên một cồn nhỏ, cạnh sông Tiền nên luôn có nguồn nước tốt, dồi dào quanh năm, tình hình an ninh ổn định. 1. Nuôi vỗ trong ao a. Chuẩn bị ao 19
- Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Trước khi thả cá bố mẹ phải tiến hành các công tác chuẩn bị lại ao: - Tác cạn nước để diệt tạp cá dử vét bớt bùn đáy. - Dọn sạch cỏ tán cây che khuất quanh bờ. - Sửa san bờ ao cống bọng. - Rãi vôi bột 7-10 kg/100m2 rãi đều khắp ao và quanh bờ. - Phơi nắng đáy ao 1 – 2 ngày thì cho nước vào khi đạt được mực nước đúng theo yêu cầu thì ta tiến hành thả cá bố mẹ thường thì độ sâu mực nước từ 2,5-3m trở lên. b. Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ Cá bố mẹ nuôi vỗ trong ao là cá có nguồn gốc rõ ràng ( từ viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (viện 2), cá không bị tật dị hình, khỏe mạnh, có độ tuổi từ 3 tuổi trở lên, khối lượng từ 3kg trở lên. Mật độ nuôi vỗ 1 con/m2 hoặc 1.5kg/m2. Tỷ lệ đực cái là 1:2. Phân biệt cá tra đực và cái: Con cá cái: Có ống dẫn niệu và ống dẫn trứng gặp nhau ở phía ngoài lỗ sinh dục . Con cá đực: Có ống dẫn niệu và ống dẫn tinh gặp nhau ở sâu hơn. Cá đực Cá cái Hình 5. Phân biệt cá tra đực và cái 2. Nuôi vỗ trong bè 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh nghiệm khi chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn
39 p | 747 | 211
-
Tiểu luận - Tìm hiểu cấu trúc chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học Vật lý 8
17 p | 1031 | 185
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công Ty Dịch Vụ Lữ Hành Saigontourist
50 p | 783 | 138
-
Báo cáo: "Tăng cường công tác phổ biến pháp luật, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên, trong các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN ”
33 p | 302 | 74
-
Chuyên đề thực tập Các chuẩn mã hóa Wireless
43 p | 194 | 65
-
Báo cáo thực tập rèn nghề tại Hạt kiểm lâm liên huyện RPH BĐ Chi cục kiểm lâm Bạc Liêu
28 p | 312 | 52
-
Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục: Thực trạng việc quản lý thực tập tại trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen và một số giải pháp
126 p | 109 | 16
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty CP khoáng sản và xây dựng Bình Dương
23 p | 131 | 14
-
Chương trình khảo sát thực tập thực tế Tuyến: TPHCM-Đồng Nai- Bà Rịa- Vũng Tàu- TPHCM
25 p | 127 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Ứng dụng các chỉ số tâm lý và chuyên môn (sư phạm) trong đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua lứa tuổi 8-10 trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam
43 p | 117 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho vận động viên Bóng đá nữ U17 quốc gia
303 p | 44 | 12
-
Tạp chí khoa học: Về sáu giáo trình các môn học thuộc chuyên ngành tư pháp hình sự ở các cơ sở đào tạo luật nước ta
21 p | 116 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Hà Nội
214 p | 36 | 8
-
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TRONG PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
11 p | 105 | 8
-
Hướng dẫn thực tập nghề nghiệp (TTNN)
12 p | 87 | 5
-
Báo cáo kết quả thực tập: Giáo trình môn hệ thống nông nghiệp
25 p | 91 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho vận động viên Bóng đá nữ U17 quốc gia
27 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn