intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:214

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó, xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa cho đối tượng nghiên cứu, bước đầu ứng dụng trong thực tế và đánh giá hiệu quả chương trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ----------------------- ĐÀO TIẾN DÂN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN BÓNG CHUYỀN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHỐI CÁC TRƯỜNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ------------------------------------ ĐÀO TIẾN DÂN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN BÓNG CHUYỀN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHỐI CÁC TRƯỜNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Giáo dục học Mã số : 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRẦN TUẤN HIẾU 2. TS. NGUYỄN THẾ TRUYỀN BẮC NINH – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Đào Tiến Dân
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGD-ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo CLB : Câu lạc bộ Cm : centimet CP : Chính phủ CSVC : Cơ sở vật chất CT : Chỉ thị GD : Giáo dục GDTC : Giáo dục thể chất GD-ĐT : Giáo dục.đào tạo GV : Giáo viên m : mét mi : Tần suất lặp lại NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết QĐ : Quyết định s : Giây SV : Sinh viên TDTT : Thể dục thể thao ThS : Thạc sĩ Tp. : Thành phố TS : Tiến sĩ TW : Trung ương
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Mục lục Danh mục bảng, sơ đồ, biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1 Mục đích nghiên cứu 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Giả thuyết khoa học 6 Ý nghĩa lý luận 7 Ý nghĩa thực tiễn 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 1.1. Một số khái niệm có liên quan 8 1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của tập luyện ngoại khóa môn Bóng 12 chuyền 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động Thể dục thể thao ngoại 15 khóa của sinh viên đại học 1.4. Những nguyên tắc khi thiết kế chương trình môn học ngoại 27 khóa môn bóng chuyền cho sinh viên đại học 1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý sinh viên các trường đại học khối kỹ 30 thuật tại Hà Nội 1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan 38 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 47 2.1. Phương pháp nghiên cứu 47 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 48 2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm 48 2.1.3. Phương pháp phỏng vấn 50 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 53 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 54 2.1.6. Phương pháp toán học thống kê 54 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 56
  6. 2.2.1. Thời gian nghiên cứu 56 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 57 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 58 3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác Giáo dục thể chất và thể 58 thao ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội 3.1.1. Thực trạng các yếu tố đảm bảo tới công tác Giáo dục thể chất 58 và hoạt động Thể thao ngoại khóa cho sinh viên các trường khối kỹ thuật tại thành phố Hà Nội 3.1.2. Thực trạng phong trào tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa 65 của cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội 3.1.3. Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên các trường khối kỹ 72 thuật tại thành phố Hà Nội 3.1.4. Thực trạng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng 79 chuyền cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội 3.1.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1 80 3.2. Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng 90 chuyền cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội 3.2.1. Cơ sở khoa học xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa 90 môn Bóng chuyền cho sinh viên cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội 3.2.2. Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng 99 chuyền cho sinh viên cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội 3.2.3. Kiểm định mức độ phù hợp của chương trình tập luyện ngoại 102 khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội 3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2 106 3.3. Kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả chương trình Bóng 115
  7. chuyền đã xây dựng trên sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội thông qua thực nghiệm 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm 115 3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm 118 3.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 3 129 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134 A. Kết luận 134 B. Kiến nghị 135 Các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Thể Số Nội dung Trang loại TT 3.1 Thực trạng chương trình môn học GDTC cho sinh viên 59 khối trường kỹ thuật tại thành phố Hà Nội (n=5 trường) 3.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC cho sinh viên 61 khối trường kỹ thuật thành phố Hà Nội (n=5 trường) 3.3 Thực trạng nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của 63 sinh viên các trường khối kỹ thuật tại Tp. Hà Nội (n=1635) 3.4 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện môn Bóng 64 chuyền cho sinh viên khối trường kỹ thuật thành phố Hà Nội (n=5 trường) 3.5 Thực trạng mức độ và nội dung tập luyện TDTT NK 65 của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật tại Hà Nội (n=1635) 3.6 Thực trạng hình thức tập luyện và hình thức tổ chức tập 68 Bảng luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật tại Hà Nội (n=1635) 3.7 Thực trạng tổ chức và tham gia các giải thi đấu thể thao 70 của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật tại Hà Nội (n=5 trường) 3.8 Số lượng câu lạc bộ thể thao tại sinh viên Đại học khối 71 các trường kỹ thuật tại Hà Nội (n=5 trường) 3.9 Thực trạng trình độ thể lực của sinh khối các trường kỹ 73 thuật tại thành phố Hà Nội (n=2700) 3.10 Thực trạng phân loại thể lực của sinh viên các trường Sau đại học khối kỹ thuật tại Hà Nội theo từng test kiểm tra Tr.74 (n=2700) 3.11 Kết quả phân loại trình độ thể lực của sinh viên các 75 trường khối kỹ thuật tại thành phố Hà Nội (n=2700)
  9. Thể Số Nội dung Trang loại TT 3.12 So sánh khác biệt trình độ thể lực của sinh viên năm thứ Sau nhất khối các trường kỹ thuật tại thành phố Hà Nội theo Tr.76 mức độ tập luyện TDTT ngoại khóa (n=900) 3.13 So sánh khác biệt trình độ thể lực của sinh viên năm thứ Sau hai khối các trường kỹ thuật tại thành phố Hà Nội theo Tr.76 mức độ tập luyện TDTT ngoại khóa (n=900) 3.14 So sánh khác biệt trình độ thể lực của sinh viên năm thứ Sau ba khối các trường kỹ thuật tại thành phố Hà Nội theo Tr.76 mức độ tập luyện TDTT ngoại khóa (n=900) 3.15 Kết quả so sánh phân loại trình độ thể lực của sinh viên 77 năm thứ nhất khối các trường kỹ thuật tại thành phố Hà Nội theo mức độ tập luyện TDTT ngoại khóa (n=900) 3.16 Kết quả so sánh phân loại trình độ thể lực của sinh viên 77 năm thứ hai khối các trường kỹ thuật tại thành phố Hà Nội theo mức độ tập luyện TDTT ngoại khóa (n=900) 3.17 Kết quả so sánh phân loại trình độ thể lực của sinh viên 78 Bảng năm thứ ba khối các trường kỹ thuật tại thành phố Hà Nội theo mức độ tập luyện TDTT ngoại khóa (n=900) 3.18 Thực trạng chương trình tập luyện ngoại khóa môn 80 bóng chuyền cho sinh viên các trường khối kỹ thuật tại Hà Nội (n=5 trường) 3.19 Kết quả phỏng vấn xác định nguyên tắc xây dựng 94 chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội (n=32) 3.20 Kết quả phỏng vấn nội dung nguyên tắc xây dựng 95 chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội (n=32) 3.21 Phân bổ chi tiết chương trình tập luyện ngoại khóa môn 101 Bóng chuyền cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ
  10. Thể Số Nội dung Trang loại TT thuật Thành phố Hà Nội 3.22 Kết quả phỏng vấn mức độ phù hợp của chương trình 103 tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền đã xây dựng cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội (n=35) 3.23 Tổng hợp ý kiến đóng góp của các chuyên gia về Sau chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền đã Tr.105 xây dựng cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội (n=15) 3.24 So sánh chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng 110 chuyền luận án đã xây dựng cho sinh viên sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật tại Hànội và chương trình cũ thường được sử dụng tại các Trường 3.25 Phân bổ đối tượng thực nghiệm thời điểm bắt đầu thực 116 nghiệm 3.26 Phân bổ đối tượng thực nghiệm thời điểm kết thúc thực 117 nghiệm 3.27 So sánh sự khác biệt trình độ thể lực của sinh viên các Sau nhóm đối tượng thực nghiệm thời điểm trước thực Tr.119 nghiệm (n=496) 3.28 So sánh kết quả phân loại trình độ thể lực của sinh viên 120 các nhóm đối chứng và thực nghiệm theo quy định của BGD-ĐT thời điểm trước thực nghiệm (n=496) 3.29 So sánh sự khác biệt trình độ thể lực của sinh viên các Sau nhóm đối tượng thực nghiệm thời điểm sau 1 năm học Tr.120 thực nghiệm (n=496) 3.30 Nhịp tăng trưởng thể lực của sinh viên nhóm đối chứng 122 và nhóm thực nghiệm sau 1 năm học thực nghiệm 3.31 So sánh kết quả phân loại trình độ thể lực của sinh viên 124 các nhóm đối chứng và thực nghiệm theo quy định của BGD-ĐT thời điểm sau 01 năm thực nghiệm (n=496)
  11. Thể Số Nội dung Trang loại TT 3.32 So sánh kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên 125 các nhóm đối tượng thực nghiệm thời điểm sau 01 năm học thực nghiệm (n=496) 3.33 So sánh kết quả kiểm tra trình độ tập luyện môn Bóng 127 chuyền của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 1 sau 01 năm thực nghiệm 3.34 Đánh giá mức độ phát triển phong trào tập luyện TDTT 128 NK của sinh viên các nhóm đối tượng thực nghiệm sau 01 năm học thực nghiệm Sơ 1.1 Sơ đồ chiến thuật môn Bóng chuyền 14 đồ 1.2 Tổ chức xãhội về TDTT ở trường đại học 23 3.1 Thực trạng sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa các 67 môn thể thao tại sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.2 Nhịp tăng trưởng thể lực của nam sinh viên các nhóm 123 Biểu đồ đối tượng thực nghiệm sau 1 năm thực nghiệm 3.3 Nhịp tăng trưởng thể lực của nữ sinh viên các nhóm đối 123 tượng thực nghiệm sau 1 năm thực nghiệm 3.4 So sánh kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên 126 các nhóm đối tượng thực nghiệm thời điểm sau 01 năm thực nghiệm
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây sự lớn mạnh của nền kinh tế Thế giới và các nước trong khu vực đã tạo tiền đề thúc đẩy Việt Nam đi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm tốt điều này Đảng và nhà nước ta đã không ngừng quan tâm đến giáo dục và phát triển giáo dục. Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi giáo dục phải có những con người phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ và nghề nghiệp. Vì vậy giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường cũng có nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người, góp phần nâng cao thể lực giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng cho đất nước. Khi sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dân cường thì quốc thịnh”. Đặc biệt đối với thanh, thiếu nhi, Người cho rằng: “Thanh niên cần phải chuyên tâm đi học và công tác, nhưng cũng cần có vui chơi. Vui chơi lành mạnh là một phần trong sự sinh hoạt của thanh niên…Trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hóa, thể dục có tính chất tập thể và quần chúng”. [102] Chỉ thị 36/CTTƯ, ngày 24 tháng 3 năm 1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học” nhưng để giáo dục thể chất đạt hiệu quả thì nhân tố quyết định hàng đầu là sự hứng thú của sinh viên với môn học này, nó ảnh hưởng đến tinh thần, tự giác, tích cực rèn luyện và học tập của học sinh, sinh viên. [6] Với xu hướng hội nhập và toàn cầu như hiện nay, nước ta đang có nhiều thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh về mọi mặt. Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều nguy cơ thách thức, trong đó giáo dục văn hóa, đạo đức, hướng giới trẻ, đặc biệt là sinh viên vào các hoạt động lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội là điều cần phải được chú trọng. Một trong những biện pháp hữu dụng để làm việc này là dùng hoạt động thể thao trường học như một phương tiện hữu ích để thu hút sinh viên tham gia, vừa có tác dụng giáo dục phẩm chất, ý chí, nhân cách, rèn luyện
  13. 2 sức khỏe, nâng cao tầm vóc giống nòi vừa góp phần giúp các em sử dụng thời gian nhàn rỗi hợp lý, xa rời cám dỗ đời thường để chăm lo học tập, gây dựng tương lai, hữu ích cho đời. Giáo dục thể chất (GDTC) và y tế trong trường học là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên (HS, SV). Điều 20, Luật thể dục thể thao (TDTT) đã nêu: “GDTC là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản có người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” cho HS,SV những chủ nhân tương lai của đất nước. [77] Giáo dục thể chất được thực hiện trong giờ học môn thể dục, sức khỏe và các hoạt động TDTT, y tế trường học. Theo đó giờ học nội khóa theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành. Hoạt động TDTT ngoại khóa (còn gọi là hoạt động thể thao ngoại khóa – Luật TDTT – 2006) theo kế hoạch của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục, bao gồm: Tự luyện tập, luyện tập có hướng dẫn, luyện tập theo nội dung chỉ tiêu thể lực chung áp dụng cho từng lứa tuổi, luyện tập các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Hội khỏe Phù Đổng, Đại hội TDTT, HSSV chuyên nghiệp trong và ngoài nước; Luyện tập trong các câu lạc bộ TDTT hoặc các Trung tâm TDTT trong và ngoài nhà trường; Luyện tập và thi đấu trong các đội tuyển TDTT của trường, địa phương, ngành và quốc gia. [76] Thực tế đã chứng minh công tác GDTC trong những năm qua tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp đã và đang giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Phải thừa
  14. 3 nhận rằng môn GDTC đã tạo ra được sức hút rất lớn trong phong trào rèn luyện thân thể của sinh viên. Song do đặc thù môn học và mỗi trường lại có những điều kiện khác nhau vì vậy việc áp dụng theo một khung chương trình cứng nhắc là chưa phù hợp. Tuy nhiên, thực tế ở rất nhiều trường Đại học hiện nay trên cả nước vẫn còn có việc sinh viên coi môn GDTC như một rào cản nhiều sinh viên khó có thể vượt qua. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân cơ bản mang tính chủ quan là chúng ta chưa xây dựng được chương trình môn học, nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Trong những năm qua, công tác GDTC ở một số trường Đại học khối kỹ thuật ở Thành phố Hà Nội đã được quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định; Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Vấn đề ở đây do nhiều nguyên nhân (khách qua, chủ quan) mà không ít trường Đại học khối trường kỹ thuật ở Thành phố Hà Nội chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, thống nhất chương trình theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt các hoạt động TDTT ngoại khóa dành cho sinh viên ở các trường gần như bỏ ngỏ, trong khi nhu cầu được vận động, tập luyện, vui chơi, giao tiếp của sinh viên là rất lớn mà chỉ có GDTC nội khóa không thì chưa đủ đáp ứng được. Việc này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo chung mà rõ nhất là thể chất sinh viên khi ra trường. Vì vậy, tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa có hiệu quả, ngoài nhiều việc phải làm như đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của tập luyện, chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất TDTT, tăng cường sự chỉ đạo của lãnh đạo các trường, khoa và bộ môn GDTC… thì vấn đề quan trọng đặc biệt cần quan tâm là phải có nội dung và hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa phù hợp nhằm lôi cuốn đông đảo sinh viên tham gia. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước đã có không ít công trình nghiên cứu mang ý nghĩa thực tế về thể thao trường học các cấp của nhiều tác giả theo nhiều chủ đề khác nhau như: Động cơ ham thích tập luyện TDTT của HS, SV; Đặc điểm tập luyện thể thao đối với các môn chuyên
  15. 4 biệt, đối với nữ sinh; Xác định nội dung và hình thức hoạt động thể thao NK; Xây dựng Bóng chuyền TDTT trường học; Vấn đề huấn luyện thể thao thành tích cao trong HS, SV và đổi mới hình thức tổ chức thi đấu thể thao trường học…Đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về các lĩnh vực ngoại khóa như tác giả: Hoàng Minh Tần (2001), Phạm Khánh Minh (2001), Trần Kim Cương (2006), Lê Trường Sơn Chấn Hải (2010), Nguyễn Đức Thành (2013)… Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về môn Bóng chuyền trong nước cũng chỉ tập trung vào đối tượng VĐV còn vấn đề này được ít người quan tâm nghiên cứu, đặc biệt tại khối trường Đại học kỹ thuật khu vực Thành phố Hà Nội chưa có tác giả nào nghiên cứu. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của GDTC, thực trạng và hạn chế về thể lực chung (TLC) của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng như định hướng của Đảng và Nhà nước về việc nâng cao thể chất và tầm vóc người Việt Nam và việc đưa môn Bóng chuyền vào giảng dạy trong các trường Đại học, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Hà Nội”. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với mục đích đánh giá thực trạng công tác GDTC và hoạt động thể thao ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó, xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa cho đối tượng nghiên cứu, bước đầu ứng dụng trong thực tế và đánh giá hiệu quả chương trình. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án sẽ góp phần phát triển thể lực cho sinh viên, nâng cao kết quả học tập môn học GDTC và phát triển phong trào tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền cho đối tượng nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng công tác Giáo dục thể chất và thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội
  16. 5 Nhiệm vụ 2: Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ 3: Kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả chương trình Bóng chuyền đã xây dựng trên sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Hà Nội. Khách thể khảo sát: Thực trạng nội dung và hình thức tổ chức TDTT ngoại khóa của sinh viên Đại học. Chương trình môn học ngoại khóa môn Bóng chuyền. Đội ngũ giáo viên GDTC tại sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đội ngũ HLV Bóng chuyền tại các câu lạc bộ Bóng chuyền tại sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền và các môn thể thao khác khối kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Sinh viên tập luyện ngoại khóa các môn thể thao khác tại các trường khối kỹ thuật tại Hà Nội. Khách thể phỏng vấn thực trạng và nhu cầu tập luyện TDTT NK: 1635 sinh viên (1168 nam và 467 nữ). Khách thể phỏng vấn xác định nguyên tắc xây dựng chương trình: 32 chuyên gia, giảng viên GDTC. Khách thể phỏng vấn kiểm định mức độ phù hợp của chương trình: 35 chuyên gia GDTC, các giảng viên môn Bóng chuyền, các HLV bóng chuyền tại các trường đại học. Khách thể tham gia hội thảo khoa học xin ý kiến hoàn thiện chương trình: 6 giáo sư, phó giáo sư, 7 tiến sĩ và 2 giảng viên là thạc sĩ giáo dục học Ngành Thể
  17. 6 dục thể thao có thâm niên từ 15 – 20 năm và có kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Bóng chuyền, các giảng viên tại sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật tại Hà Nội Khách thể kiểm tra thể lực của sinh viên: 2700 sinh viên trong đó mỗi năm khảo sát 900 sinh viên, trong đó có 500 sinh viên nam và 400 sinh viên nữ (mỗi trường lấy 100 sinh viên nam và 100 sinh viên nữ). Khách thể thực nghiệm: 794 sinh viên (trong đó có 453 sinh viên nam và 341 sinh viên nữ) năm thứ nhất tại sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật tại Hà Nội Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu thực trạng: Phong trào TDTT ngoại khóa cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Phạm vi thực nghiệm: 5 trường Đại học khối kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội gồm: Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Xây dựng; Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp; Trường Đại học Công nghiệp Hà nội và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trường học của chương trình TDTT ngoại khóa tại các Bóng chuyền Trường Đại học Thành phố Hà Nội. Thực trạng và mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trường học của chương trình môn học ngoại khóa Bóng chuyền. Chương trình ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học Tổ chức thực nghiệm chương trình ngoại khóa môn học Bóng chuyền mới và đánh giá hiệu quả. Giả thuyết khoa học: Thông qua quan sát thực tế, công tác GDTC ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội, nếu xây dựng được chương trình tập luyện ngoại khoá môn bóng chuyền phù hợp với sinh viên Đại học khối
  18. 7 kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đáp ứng mục tiêu TDTT Trường học thì sẽ thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền; đồng thời đóng góp phần nâng cao chất lượng GDTC, đáp ứng được mục tiêu của TDTT trường học. Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện các kiến thức lý luận về các vấn đề về quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khóa, những kiến thức cơ bản về xây dựng chương trình môn học nói chung và xây dựng chương trình môn học ngoại khóa nói riêng cũng như đặc điểm tâm, sinh lý sinh viên đại học và các khái niệm có liên quan, làm căn cứ xây dựng chương trình môn học ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội. Ý nghĩ thực tiễn: Đánh giá được thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó, xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Hà Nội, bước đầu ứng dụng chương trình xây dựng trong thực tế đã cho thấy hiệu quả thiết thực trong cả lĩnh vực phát triển thể lực cho sinh viên cũng như phát triển phong trào tập luyện bóng chuyền tại các trường trong nhóm thực nghiệm.
  19. 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1. Giáo dục thể chất (nội khóa) Có thể tiếp cận khái niệm GDTC từ rất nhiều góc độ khác nhau theo quan điểm của nhiều tác giả khác nhau. Có thể kể tới: Theo Nôvicốp A.D và Matvêep L.P, GDTC là một quá trình sư phạm nhằm giải quyết những nhiệm vụ giáo dục - giáo dưỡng nhất định mà đặc điểm của quá trình này là có tất cả các dấu hiệu chung của quá trình sư phạm vai trò chỉ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động tương ứng với các nguyên tắc sư phạm [66]. Theo Luật TDTT, điều 20 đã quy định: GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện [77]. Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn: GDTC là một loại hình giáo dục có nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người [98]. Theo tác giả Vũ Đức Thu và cộng sự, GDTC là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ [86]. Trong Nghị định Số: 11/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong trường học: “GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”. [92] Như vậy, có thể nhận thấy: Đặc điểm nổi bật của GDTC là quá trình hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực của con
  20. 9 người. Như vậy, GDTC là một hình thức giáo dục đặc biệt thể hiện ở việc giảng dạy các động tác (hành vi vận động) và giáo dục (điều khiển sự phát triển) các tố chất thể lực của con người. Theo quan điểm của tác giả: Nôvicôp A.D và Mátvêép L.P, trong suốt quá trình GDTC “giảng dạy các động tác và giáo dục các tố chất thể lực luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, chúng có thể “chuyển” lẫn nhau nhưng không đồng nhất với nhau, và trong các giai đoạn giáo dục khác nhau lại có quan hệ khác nhau” [66]. Như vậy, GDTC bao gồm dạy học động tác, giáo dưỡng thể chất và giáo dục các tố chất thể lực. Dạy học động tác là một trong những nội dung cơ bản của của quá trình giáo dưỡng thể chất. Đó là quá trình tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển động tác, vốn kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống và những tri thức chuyên môn. Còn giáo dục các tố chất thể lực là sự tác động hợp lý tới sự phát triển tố chất đảm bảo năng lực vận động. Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng này của GDTC gắn liền với trí dục, đạo đức, mỹ dục và giáo dục lao động. 1.1.2. Thể thao ngoại khóa Văn bản pháp quy cao nhất của Ngành TDTT, Luật TDTT năm 2006 đã quy định: Hoạt động thể thao trong nhà trường (ở đây được hiểu là Thể thao ngoại khóa) là hoạt động tự nguyện của người học, được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với điều kiện, sở thích, giới tính, lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển thể lực và phát triển năng khiếu thể thao [76]. Theo Nghị định Số: 11/2015/NĐ-CP quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường: “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu GDTC thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2