
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học "Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá thực trạng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh; Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh; Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ MINH CHÍ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. Hồ Chí Minh, 6/2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ MINH CHÍ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành : Giáo dục học Mã số : 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Vinh TS. Nguyễn Ngọc Hải TP. Hồ Chí Minh, 6/2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Minh Chí
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mụclục Danh mục những từ, thuật ngữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1 - TỔNG QUAN 5 1.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÓNG RỔ 5 1.1.1. Đặc điểm chung 5 1.1.2. Đặc điểm thi đấu bóng rổ 6 1.1.3. Xu hướng phát triển bóng rổ 10 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUẤN LUYỆN CÁC TỐ CHẤT THỂ 17 LỰC TRONG BÓNG RỔ 1.2.1. Thể lực trong bóng rổ 17 1.2.2. Tính chu kỳ trong xây dựng kế hoạch huấn luyện (kế hoạch 30 năm) 1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÀI TẬP TDTT 32 1.3.1. Khái niệm về bài tập TDTT 32 1.3.2. Phân loại bài tập TDTT 33 1.3.3. Kỹ thuật bài tập TDTT 35 1.3.4. Cách thức tiến hành biên soạn bài tập TDTT 36 1.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 37 1.4.1. Một số công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan 37 1.4.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước có liên quan 38 Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC 43 NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 43 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 43 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 43 2.2.3. Phạm vi nghiên cứu 43 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44 2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu 44
- 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 44 2.2.3. Phương pháp kiểm tra y học 45 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 50 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 57 2.2.6. Phương pháp quan sát sư phạm 57 2.2.7. Phương pháp toán thống kê 58 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 60 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu 60 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu 60 Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 62 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI 62 TUYỂN BÓNG RỔ TP. HỒ CHÍ MINH 3.1.1. Thực trạng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động 62 viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh 3.1.2. Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên đội 66 tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh.. 3.2. LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VĐV ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ TP. HỒ 89 CHÍ MINH. 3.2.1. Định hướng lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn 89 cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. 3.2.2. Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ 91 vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI 104 TUYỂN BÓNG RỔ TP. HỒ CHÍ MINH 3.3.1. Xây dựng chương trình thực nghiệm 104 3.3.2. Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực chuyên 105 môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh sau thực nghiệm KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 137-139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC NHỮNG TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BT Bài tập BVHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CB Chuẩn bị CBC Chuẩn bị chung CBCM Chuẩn bị chuyên môn CLB Câu lạc bộ CT Chuyển tiếp D Độ dẻo ĐHSP Đại học Sư phạm GDTC Giáo dục thể chất HLV Huấn luyện viên KL Khéo léo LVĐ Lượng vận động Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư QĐ Quyết định SB Sức bền SM Sức mạnh SN Sức nhanh SV Sinh viên TB Trung bình TDTT Thể dục thể thao TL Thể lực TT Thông tư TLCM Thể lực chuyên môn TP Thành phố TS Tiến sĩ TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TW Trung Ương UB Ủy ban VĐV Vận động viên
- DANH MỤC KÝ TỰ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN KÝ TỰ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG m mét cm cen ti mét g gam kg ki lô gam s Giây w Wat ml Mililít
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng Trang Sau Kế hoạch huấn luyện đội tuyển bóng rổ nữ TP. Hồ Chí Minh năm 2018 3.1 trang - 2019 63 Sau Kết quả phỏng vấn các dấu hiệu quan sát thể lực của nữ VĐV đội tuyển 3.2 trang bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. 67 Tổng hợp kết quả quan sát các dấu hiệu hoạt động thể lực của nữ VĐV Sau 3.3 đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh trong giải Vô địch bóng rổ quốc trang gia năm 2019 68 Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển Sau 3.4 Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh theo công trình nghiên cứu của các trang tác giả trong và ngoài nước 70 Sau So sánh kết quả hai lần phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể lực 3.5 trang chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh. 71 Hệ số tin cậy của các test sư phạm đánh giá thể lực chuyên môn của nữ 3.6 74 VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro – Winki các test đánh giá thể lực 3.7 78 chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. HCM (n = 16) Sau Bảng điểm các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển 3.8 trang bóng rổ TP. Hồ Chí Minh 78 Tổng hợp thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV 3.9 81 đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh Tổng hợp giới thiệu khách thể so sánh với VĐV đội tuyển bóng rổ nữ 3.10 82 TP. Hồ Chí Minh So sánh thể lực giữa nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh với 3.11 nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh thời điểm năm 2004, 83 2010 và nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Việt Nam năm 2006 So sánh thể lực giữa nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh với 3.12 85 nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ cấp cao Anh, Úc, SV Mỹ Sau Bảng điểm các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển 3.13 trang Bóng rổ TP. Hồ Chí Minh 85 Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng 3.14 86 rổ thành phố Hồ Chí Minh theo từng yếu tố
- Sau So sánh kết quả hai lần phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực 3.15 trang chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ TP. Hồ Chí Minh 95 So sánh sự khác biệt bài tập phát triển thể lực chuyên môn của nữ VĐV 3.16 99 đội tuyển Bóng rổ TP. Hồ Chí Minh năm 2019 và năm 2020 Sau Kế hoạch huấn luyện đội tuyển bóng rổ nữ tp. Hồ chí minh Năm 2020 3.17 trang 104 Thống kê thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV 3.18 106 đội tuyển Bóng rổ TP. HCM theo từng thời kỳ huấn luyện So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể lực chuyên 3.19 môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ TP. Hồ Chí Minh qua các thời kỳ 107 huấn luyện. Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ 3.20 109 VĐV đội tuyển Bóng rổ TP. Hồ Chí Minh sau thời kỳ chuyển tiếp Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên 3.21 từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau thời kỳ 111 chuyển tiếp Sau Bảng điểm thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ 3.22 trang VĐV đội tuyển Bóng rổ TP. Hồ Chí Minh sau thời kỳ chuyển tiếp 112 Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng 3.23 113 rổ TP Hồ Chí Minh theo từng yếu tố sau thời kỳ chuyển tiếp Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ 3.24 115 VĐV đội tuyển bóng Bóng rổ TP. HCM sau giai đoạn chuẩn bị chung Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên 3.25 từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau giai đoạn 117 chuẩn bị chung Bảng điểm thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ Sau 3.26 VĐV đội tuyển Bóng rổ TP. Hồ Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị chung trang 118 Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng 3.27 rổ thành phố Hồ Chí Minh theo từng yếu tố sau giai đoạn chuẩn bị 119 chung Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ 3.28 VĐV đội tuyển bóng Bóng rổ TP. HCM sau giai đoạn chuẩn bị chuyên 121 môn Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên 3.29 từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau giai đoạn 123 chuẩn bị chuyên môn
- Bảng điểm thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ 3.30 VĐV đội tuyển Bóng rổ TP. Hồ Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị 124 chuyên môn Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng 3.31 rổ thành phố Hồ Chí Minh theo từng yếu tố sau giai đoạn chuẩn bị 125 chuyên môn Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ 3.32 127 VĐV đội tuyển bóng Bóng rổ TP. HCM sau thời kỳ chuẩn bị Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên 3.33 từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau thời kỳ 129 chuẩn bị So sánh nhịp tăng trưởng trung bình thành tích các test đánh giá thể lực 3.34 chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ TP. Hồ Chí Minh qua các 131 thời kỳ huấn luyện. Thống kê tổng điểm trung bình thành tích các test đánh giá thể lực 3.35 chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ TP. Hồ Chí Minh qua các 133 thời kỳ huấn luyện Sau Tổng hợp các dấu hiệu hoạt động thể lực của nữ VĐV đội tuyển Bóng 3.36 trang rổ TP. Hồ Chí Minh tại giải vô địch bóng rổ quốc gia năm 2020 134 Sau So sánh hoạt động thể lực của VĐV trong các trận thi đấu trước và sau 3.37 trang thực nghiệm 134
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số Tên biểu đồ Trang 3.1 Thành phần khách thể phỏng vấn 67 So sánh tỷ lệ % xếp loại thể lực chuyên môn nữ vận động viên đội 3.2 87 tuyển Bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên 3.3 môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau 110 thời kỳ chuyển tiếp So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên 3.4 môn cho từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí 112 Minh sau thời kỳ chuyển tiếp So sánh tỷ lệ % xếp loại thể lực chuyên môn nữ vận động viên đội 3.5 114 tuyển Bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh sau thời kỳ chuyển tiếp So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên 3.6 môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau 116 giai đoạn chuẩn bị chung So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên 3.7 môn cho từng nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Thành phố Hồ Chí 118 Minh sau giai đoạn chuẩn bị chung So sánh tỷ lệ % xếp loại thể lực chuyên môn nữ VĐV đội tuyển 3.8 120 Bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị chung So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên 3.9 môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau 122 giai đoạn chuẩn bị chuyên môn So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên 3.10 môn cho từng nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Thành phố Hồ Chí 124 Minh sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn So sánh tỷ lệ % xếp loại thể lực chuyên môn nữ VĐV đội tuyển 3.11 126 Bóng rổ TP. Hồ Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên 3.12 môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau 128 thời kỳ chuẩn bị So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên 3.13 môn cho từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí 130 Minh sau thời kỳ chuẩn bị So sánh tỷ lệ % đạt các dấu hiệu hoạt động thể lực của VĐV trong 3.14 135 các trận thi đấu trước và sau thực nghiệm
- DANH MỤC HÌNH VẼ Số Tên Hình vẽ Trang 2.1 VĐV thực hiện test YMCA 47 2.2 Cách thực hiện test bật cao tại chỗ (cm) 51 2.3 Test nhảy lục giác (s) 51 2.4 Test chạy chữ T (giây) 52 2.5 Drill Test (giây) 53 2.6 Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30 giây (điểm) 54 2.7 Di chuyển ném rổ trong 1 phút (điểm) 55 2.8 Test Trượt phòng thủ (giây) 56 2.9 Test Dẫn bóng (giây) 57
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Phát triển thể dục, thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020 nhằm xây dựng và phát triển nền Thể dục Thể thao nước nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tinh thần vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển [33]. Trên thế giới, Bóng rổ là một trong những môn thể thao hấp dẫn có đông đảo người tham gia tập luyện và xem thi đấu. Bóng rổ là môn thể thao được công nhận thi đấu tại Thế vận hội Olympic rất sớm (1936). Bóng rổ cũng là môn thể thao được thi đấu chính thức trong các kỳ Đại hội thể thao Châu Á, Đông Nam Á (Sea Games). Ở Việt Nam có hệ thống thi đấu đa cấp (Hội khỏe Phù Đổng, Vô địch Học sinh toàn quốc, Vô địch SV toàn quốc, giải Trẻ toàn quốc, giải Cúp liên đoàn bóng rổ Việt Nam, giải Vô địch toàn quốc) nhưng trình độ bóng rổ đỉnh cao Việt Nam đến nay còn hạn chế. Thành tích 2 đội tuyển quốc gia nam và nữ luôn xếp ở vị trí khiêm tốn trong khu vực. Với một phong trào rộng lớn và bề dày thành tích trong các giải đấu đỉnh cao, TP. Hồ Chí Minh đã trở thành “Trung tâm Bóng rổ Việt Nam” đây là nơi có số người tập luyện bộ môn bóng rổ nhiều nhất trong cả nước (16.692 người). Tổng số các quận, huyện có phong trào bóng rổ lên 19/24. Câu lạc bộ trường học hiện nay có 132 Câu lạc bộ trường học trên toàn thành phố. Các đơn vị xây dựng phong trào tập luyện thi đấu cho thanh thiếu niên học sinh khá tốt. Xây dựng thành công được hệ thống CLB Trường học và giải Festival truyền thống hàng năm ngày càng thu hút các CLB đến tham dự [23].
- 2 Cầu thủ bóng rổ cấp cao ngày nay phải có kỹ chiến thuật toàn diện tâm lý vững vàng và đặc biệt phải có trình độ thể lực sung mãn. Thật vậy bóng rổ là môn thể thao tập thể và đối kháng trực tiếp cùng sân. Hoạt động bóng rổ đa dạng với nhiều động tác như đi, chạy, nhảy, dừng, quay người, bắt, ném và dẫn bóng được thực hiện trong điều kiện thi đấu đối kháng. Tính đa dạng đó của các động tác giúp củng cố hệ thần kinh, cơ quan vận động, thúc đẩy nhanh sự trao đổi chất và tăng cường khả năng hoạt động của tất cả hệ thống trong cơ thể. Tập luyện bóng rổ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Mặt khác, do tác động của một số điều luật qui định về thời gian khống chế bóng nên ngoại trừ các tình huống phản công nhanh dẫn đến kết thúc rổ bất ngờ thì các đấu thủ trên sân thường có xu hướng tấn công qua nữa sân đối phương hoặc lui về phòng thủ tích cực ở nữa sân nhà. Nhìn chung, mọi hoạt động của 10 đấu thủ trên sân hầu như chỉ diễn ra trên cùng một nữa sân mà quyết liệt nhất vẫn là từ khu vực lân cận rổ cho đến những khu vực cách vòng 3 điểm khoảng từ 1.00m đến 1.20m. Các hành động vận động liên tục nêu trên đòi hỏi người chơi phải có thể lực sung mãn, thuần thục kỹ năng, kỹ xảo động tác và có khả năng nhận xét, đánh giá nhạy bén mọi tình huống xảy ra để lựa chọn hành động đáp trả một cách nhanh chóng và hợp lý nhất. Trên sân đấu, mỗi cú nhảy, mỗi đường chuyền, và mỗi nỗ lực phòng ngự đều đòi hỏi một cơ thể mạnh mẽ và sẵn sàng đối mặt với áp lực liên tục. Thể lực không chỉ là yếu tố quyết định giữa chiến thắng và thất bại, mà còn là nền tảng cho sự phát triển cá nhân và đội bóng. Do đó thể lực đóng vai trò quan trọng và quyết định thành tích thi đấu của môn bóng rổ; có thể lực tốt VĐV sẽ thực hiện tốt các kỹ chiến thuật do huấn luyện viên đề ra hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao trong thi đấu. Đội tuyển bóng rổ Nữ TP. HCM có kỹ thuật tốt, chiến thuật đa dạng, thi đấu với tốc độ cao và các VĐV rất linh hoạt. Tuy nhiên hiện nay trong đội có một số VĐV chủ lực đã lớn tuổi các VĐV trẻ chưa thay thế kịp nên quan sát các
- 3 VĐV thi đấu các trận đấu căng thẳng thường xuống sức vào giai đoạn cuối trận. Do đó duy trì và nâng cao thể lực cho các VĐV là việc làm quan trọng và cần thiết. Thể lực chuyên môn là nhân tố cấp thiết nhất phải duy trì và nâng cao của các nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh để cũng cố và nâng cao thành tích thi đấu trong nước và quốc tế. Để nâng cao thể lực chuyên môn cho các nữa VĐV theo lý luận phương pháp huấn luyện hiện đại có nhiều phương pháp huấn luyện trong đó bài tập thể lực là phương tiện vô cùng quan trọng không thể thiếu. Thật vậy, huấn luyện thể thao là hình thức cơ bản của đào tạo vận động viên có hệ thống, chủ yếu bằng các phương pháp bài tập. Thực chất đây cũng là một quá trình sư phạm được tổ chức chặt chẽ với mục đích là làm cho thành tích thể thao của vận động viên không ngừng vươn lên đỉnh cao [19, tr 157]. Việc nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn ở một số môn thể thao đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với môn Bóng rổ nữ tính tới thời điểm này vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn được công bố. Vì vậy, kết quả nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn là hết sức cần thiết, làm cơ sở khoa học và thực hiện để giúp cho nhà quản lý và huấn luyện viên xác định được thành quả đào tạo, phát hiện những hạn chế cần khắc phục, từ đó đề ra các giải pháp, kế hoạch đào tạo hợp lý nhằm nhanh chóng giúp nữ bóng rổ TP. Hồ Chí Minh tự tin hơn trong thi đấu, nhất là thi đấu quốc tế. Do đó, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP.HCM một cách khoa học, qua đó góp phần cải thiện thể lực và nâng cao thành tích thi đấu. Kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo cho các HLV, chuyên gia, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo vận động viên đội tuyển bóng rổ nữ TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
- 4 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. - Thực trạng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. - Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 2. Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. - Định hướng lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP. HCM. - Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh. Tổng hợp một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên bóng rổ từ các nguồn tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Phỏng vấn các huấn luyện viên, chuyên gia, các nhà chuyên môn lựa chọn bài tập. Mục tiêu 3. Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh. - Xây dựng chương trình thực nghiệm. - Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh sau thực nghiệm. Giả thuyết khoa học Trong tập luyện và thi đấu môn bóng rổ, thể lực chuyên môn là một nhân tố vô cùng quan trọng và mang tính quyết định đến kết quả thi đấu. Với những bài tập phù hợp với trình độ, thời kỳ huấn luyện, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của VĐV sẽ phát triển thể lực góp phần nâng cao hiệu quả thi đấu của các nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP. Hồ Chí Minh.
- 5 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÓNG RỔ 1.1.1. Đặc điểm chung Bóng rổ là môn thể thao tập thể mang tính đối kháng trực tiếp và cùng sân. Trận thi đấu được tổ chức giữa hai đội trên sân có kích thước 28 x 15m, mỗi đội có 5 cầu thủ thi đấu trên sân, không hạn chế số lần thay đổi cầu thủ ra vào sân [81]. Mục đích của thi đấu bóng rổ là hạn chế tối đa đối phương ném bóng vào rổ mình và cố gắng đưa bóng vào rổ đội bạn càng nhiều càng tốt FIBA (2001) [81], [132]. Trận thi đấu bóng rổ bao gồm 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút (không tính thời gian bóng chết). Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 – 2 và giữa hiệp 3 – 4 là 2 phút, giữa hiệp 2 –3 là 15 phút. Mỗi đội được quyền hội ý hai lần (1 phút/lần) trong hiệp 1 – 2, 3 lần trong hiệp 3 – 4, và một lần trong từng hiệp phụ (mỗi hiệp phụ kéo dài 5 phút) FIBA (2001) [81], [52]. Hiệu quả của các họat động thi đấu gắn liền với các chỉ số phản xạ của cơ quan cảm thụ vận động. Hoạt động tổng hợp của các cơ quan phân tích là cơ sở của sự phát triển “cảm giác thời gian”, bởi vì cảm nhận thời gian gắn liền với cảm nhận về không gian. Trong thi đấu, VĐV muốn ném được bóng vào rổ cần vượt qua sự cản phá của đối phương và điều này chỉ có thể thực hiện được khi các vận động viên đã có được các động tác kỹ – chiến thuật ổn định, có thể di chuyển nhanh, bất ngờ thay đổi hướng và tốc độ di chuyển. Hoạt động của VĐV bóng rổ trong thi đấu không đơn thuần là tổng các động tác tấn công hay phòng thủ riêng biệt mà là tập hợp những hành động được hợp nhất vào một hệ thống linh hoạt duy nhất. Các hành động trong thi đấu được dựa vào sự ổn định và ứng dụng biến dạng các kỹ năng vận động vào mức độ phát triển các tố chất thể lực, tình trạng sức khỏe và trí tuệ của VĐV. Thời gian gần đây cường độ của trận đấu bóng rổ đã tăng lên đáng kể. Hoạt động thể lực tích cực trong thời gian thi đấu đòi hỏi sự tiêu hao năng lượng
- 6 rất lớn. Các hành động trong thi đấu được dựa vào sự ổn định và ứng dụng biến dạng các kỹ năng vận động vào mức độ phát triển các tố chất thể lực, tình trạng sức khỏe và trí tuệ của vận động viên. Bản chất của thi đấu sẽ không được xác định đầy đủ nếu không tính đến sự căng thẳng lớn của hệ thần kinh đối với các vận động viên và sự cần thiết phải nỗ lực ý chí và đạo đức để giành chiến thắng. Việc hiểu biết tất cả các mặt thể hiện đặc điểm hoạt động của các vận động viên bóng rổ sẽ giúp cho việc lập kế hoạch đối với quá trình tập luyện, học tập và thi đấu, đồng thời sẽ giúp cho việc xây dựng cơ sở hoặc mô hình tiêu biểu cho quá trình tập luyện và học tập đạt kết quả tốt hơn [21], [81]. 1.1.2. Đặc điểm thi đấu bóng rổ Theo các tác giả: Portnova (1997) [21, tr 302-322], Brittenham (1996) [64], Krause (1994) [102], Vương Thế An và cộng sự (1996) [1], Tôn Dân Trị (1996) [36] ở những năm cuối thế kỷ 20 bóng rổ đang được phát triển theo 4 xu thế: (1) Ngày càng cao hơn (nhằm chiếm lĩnh không gian); (2) ngày càng nhanh hơn (nhằm tăng cường ghi điểm từ tấn công nhanh và có khả năng khống chế toàn bộ các vị trí trọng yếu trên sân); (3) ngày càng chuẩn xác hơn (nhằm đạt mục đích thi đấu) và (4) tinh thông kỹ chiến thuật (kỹ thuật điêu luyện nhằm thích ứng với mọi chiến thuật; chiến thuật đa dạng, biến hoá nhằm tăng áp lực tâm lý, không cho đối phương kịp thích nghi nhằm dành thế chủ động trong thi đấu). Đến ngày nay bóng rổ đỉnh cao ngày càng nhanh, chuẩn xác và biến hóa hơn; tuy nhiên nó vẫn phát triển theo 04 xu thế tất yếu đó là xu thế tăng tốc, tăng độ chuẩn xác, tăng về chiều cao và lượng vận động cực hạn. Đặc điểm hoạt động thi đấu bóng rổ [46]: Hoạt động trong thi đấu bóng rổ rất đa dạng và thay đổi liên tục: Bóng rổ là môn thể thao tập thể và đối kháng trực tiếp cùng sân. Hoạt động bóng rổ đa dạng với nhiều động tác như đi, chạy, nhảy, dừng, quay người, bắt, ném và dẫn bóng được thực hiện trong điều kiện thi đấu đối kháng. Trong thi đấu bóng rổ, tiến trình tấn công và phòng thủ được chuyển đổi liên tục. Các VĐV khi thì lấy
- 7 bóng bật bảng, khi thì ném rổ, chuyền bóng, dẫn bóng, đột phá, kèm người … Riêng về hoạt động di chuyển, nghiên cứu của Mclnnes (1995) [110] đầu tiên đã phân thành 8 loại (Chạy: tăng tốc, giảm tốc, chuyển hướng và dừng nhanh; trượt phòng thủ: tiến về trước, lùi và sang ngang; bật nhảy) và thống kê tỷ lệ thời gian thực hiện các hoạt động đó trong thi đấu bóng rổ đỉnh cao. Theo quan sát, di động bước trượt phòng thủ chiếm 34,6%; chạy chiếm 31,2% và bật nhảy chiếm 4.6%; ngược lại hoạt động đứng và đi bộ chiếm 29.6% thời gian thi đấu. Tần số thay đổi các hoạt động trong thi đấu bóng rổ là 997 ±183 (khoảng 2 giây thì có một thay đổi) [110]. Điều này cho thấy các hoạt động trong thi đấu bóng rổ rất đa dạng và biến hóa liên tục, VĐV phải hoạt động liên tục với cường độ cao xen kẽ cường độ thấp và trung bình trong suốt trận đấu. Cấu trúc chuyển động cơ thể VĐV thay đổi liên tục ngay trong một khoảng thời gian ngắn đã có nhiều chuyển đổi qua lại giữa các dạng hoạt động, chạy tốc độ – trượt phòng thủ nhanh– bật nhảy. Trong một trận đấu số lần bật nhảy được VĐV thực hiện thường xuyên trong mỗi phút nhiều hơn so với các môn thể thao đồng đội khác [49], [129]. Thi đấu bóng rổ là hoạt động không liên tục (giãn cách) với mật độ hoạt động cường độ cao rất lớn: Mặc dù trận đấu bóng rổ kéo dài tới 1:30 giờ nhưng được chia thành 4 hiệp, ngoài ra mỗi đội được 5 lần hội ý (1 phút/lần) và 22,25 11,8 lần dừng ngẫu nhiên khác do bóng ra biên, cầu thủ phạm lỗi, ném phạt, hội ý của trọng tài … Thời gian một lần dừng ngẫu nhiên 25 – 40 giây (Taylor, 2003) [137]. Theo Taylor (2003) giá trị trung bình hoạt động nỗ lực cường độ cao trong một trận đấu là 134,5 32,4 lần, cường độ dưới tối đa là 150,3 40,6 lần, một đợt hoạt động cường độ cao kéo dài từ 1,5 tới 35 giây; mật độ giữa hoạt động cường độ cao và cường độ dưới tối đa là 1:1,12. Điều này có nghĩa là khoảng thời gian dài gần 1:30 giờ thi đấu bóng rổ (tính cả thời gian nghỉ và thời gian bóng chết) được chia thành nhiều đoạn ngắn hơn kế tiếp nhau giữa hoạt động cường độ cao và cường độ dưới tối đa hay tạm nghỉ [137]. Lượng vận động yêu cầu trong thi đấu bóng rổ
- 8 Khối lượng vận động trong thi đấu bóng rổ đỉnh cao rất lớn, các VĐV phải di chuyển tổng cộng 5000 – 7000m, phải thực hiện 130 – 140 lần bật nhảy, 120 – 150 lần chạy biến tốc và dừng nhanh [2, Tr.5]. Riêng về hoạt động di chuyển phòng thủ của VĐV nam bóng rổ trong thi đấu đã lên tới 1340 – 2430m (Baechle. T. R. và cộng sự, 2000) [56]. Tần số tim trung bình (TST) trong suốt thời gian bóng sống 169 9 lần/phút (chiếm 89 2% giá trị TST tối đa); Thời gian TST đáp ứng cao hơn 85% TST tối đa chiếm tới 75% thời gian thi đấu và 95 % TST tối đa chiếm 15 % thời gian đấu [9]. Qua đó cho thấy lượng vận động trong thi đấu bóng rổ rất lớn, nên các VĐV cần có khả năng chịu đựng và hệ thống tim mạch tốt. Theo McINNES (1995), cùng với sự ảnh hưởng của cường độ hoạt động cao, lượng vận động sinh lý rất lớn trong thi đấu bóng rổ còn phụ thuộc vào hoạt động kỹ năng (sử dụng phần thân trên cơ thể) như cướp bóng bật rổ, chuyền bóng, ném rổ, động tác tay phòng thủ … và các va chạm vật lý khác như dựa, tỳ vào nhau để duy trì hoặc chiếm vị trí thuận lợi gần rổ hơn [110], [9]. Nguồn cung cấp năng lượng trong thi đấu bóng rổ: Hoạt động thi đấu bóng rổ rất đa dạng, mang tính chất không liên tục và diễn ra trong thời gian dài nên có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng (biểu đồ 1.1), dựa trên các tài liệu của Brittenham (1996) [64], Hoffman (2002) [96] và Wilkens (1997) [141], William (1997) [142]. Hệ cung cấp năng lượng ATP-CP: cung cấp cho các hoạt động mang tính chất bột phát cao như ném rổ, bật nhảy, xuất phát nhanh, chạy chuyển hướng quãng ngắn, đột phá, các đợt nỗ lực với cường độ cao trong thời gian ngắn và trong những giây đầu tiên của 1 đợt nỗ lực với cường độ cao (B)… [17]. Hệ cung cấp năng lượng oxy hoá: cung cấp chính trong thời gian nghỉ (A) như khi hội ý (1 phút), nghỉ giữa hiệp 1-2 và 3-4 (2 phút), nghỉ giữa hiệp 3-4 (15 phút) và những lần nghỉ ngẫu nhiên khác như bóng ra biên, có cầu thủ phạm lỗi hay được thay thế… [17]. Hệ cung cấp năng lượng đường phân yếm khí: Các đợt hoạt động

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p |
626 |
162
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p |
276 |
87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p |
383 |
76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p |
315 |
64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p |
254 |
61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p |
155 |
21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p |
35 |
10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p |
34 |
7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p |
40 |
7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p |
54 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p |
25 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p |
34 |
5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p |
24 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p |
22 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p |
19 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng võ cổ truyền Bình Định vào chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
65 p |
30 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p |
32 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p |
28 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
