TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 26 - 32<br />
<br />
THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TOÁN CAO CẤP<br />
SO VỚI CHUẨN ĐẦU RA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG<br />
<br />
Trần Văn Hoan<br />
Trường Đại học Lạc Hồng<br />
<br />
Tóm tắt: Xây dựng chuẩn đầu ra với yêu cầu cao là một nội dung đổi mới quan trọng trong công tác<br />
giáo dục đào tạo ở Trường Đại học Lạc Hồng. Trong chuẩn đầu ra này, các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng<br />
nghề nghiệp cần được trang bị cho sinh viên khi ra trường được nêu rõ. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đặt<br />
ra “Cần phải dạy học các môn thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và kiến thức đại cương như thế nào để đảm<br />
bảo chuẩn đầu ra?”. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng dạy học môn học Toán cao cấp ở Trường, chúng<br />
tôi đã có sự tiếp cận mới về vai trò của việc giảng dạy môn học này cho sinh viên khối ngành kinh tế hướng<br />
đến đáp ứng chuẩn đầu ra đã xây dựng. Cụ thể hướng đến trả lời hai câu hỏi: Dạy cái gì? và dạy như thế<br />
nào? đối với môn học Toán cao cấp cho sinh viên khối ngành kinh tế.<br />
Từ khóa: Chuẩn đầu ra, kinh tế, kiến thứ, kỹ năng nghề nghi, môn Toán cao cấp.<br />
<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Nâng cao chất lượng, đổi mới trong giáo dục đào tạo là tiêu chí sống còn đối với một<br />
trường đại học trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay. Việc đổi mới là xu thế tất yếu<br />
của thời đại và theo chiến lược phát triển giáo dục được báo cáo tại Đại hội Đảng lần thứ<br />
XI “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục<br />
Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc<br />
tế” [2].<br />
Hướng theo đó, một trong những nội dung đổi mới quan trọng ở Trường Đại học Lạc<br />
Hồng thực hiện trong thời gian qua là xây dựng chuẩn đầu ra (CĐR) với yêu cầu cao.<br />
Nhưng làm thế nào để sinh viên (SV) khi ra trường đạt được CĐR như đã xây dựng luôn là<br />
vấn đề cần nghiên cứu và phải cụ thể hóa ở từng ngành, từng lĩnh vực.<br />
Môn học Toán cao cấp (TCC) có vai trò đặc biệt đối với ngành kinh tế. Nó không chỉ<br />
là môn học cung cấp các kiến thức cơ bản mà còn là công cụ trong phân tích, nghiên cứu<br />
kinh tế. Hơn nữa, bên cạnh việc trang bị các kiến thức cơ bản cho nhiều môn học cơ sở và<br />
chuyên ngành của khối kinh tế và rèn luyện các thao tác tư duy thì việc học TCC còn góp<br />
phần rèn luyện các kỹ năng gắn với SV ngành kinh tế mà CĐR của nhà trường đã đặt ra.<br />
Nhưng, nên dạy học TCC như thế nào để có thể góp phần đáp ứng CĐR ở Trường Đại học<br />
Lạc Hồng thì hiện nay vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời.<br />
Bài báo này bước đầu đề cập định hướng việc dạy học Toán cao cấp (TCC) cho SV<br />
khối ngành kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng nhằm đáp ứng CĐR dựa trên cơ sở phân<br />
tích thực trạng dạy học môn học này.<br />
2. Môn học Toán cao cấp đối với yêu cầu của CĐR ở Trường Đại học Lạc Hồng<br />
<br />
Ngày nhận bài: 2/11/2015. Ngày nhận đăng: 25/9/2016<br />
Liên lạc: Trần Văn Hoan, e - mail: tranhoan.math@gmail.com<br />
<br />
<br />
26<br />
2.1. Những nội dung trong CĐR với yêu cầu cao<br />
Một trong những công việc quan trọng nhất được thực hiện trong thời gian qua ở<br />
Trường đó là xây dựng CĐR với yêu cầu cao của mỗi chuyên ngành đào tạo. Qua nhiều lần<br />
chỉnh sửa, đến nay CĐR của nhà trường được hoàn thiện với sự góp ý của nhiều doanh<br />
nghiệp, sở, ban ngành trên địa bàn. Từ sứ mạng của nhà trường và các cuộc khảo sát hàng<br />
năm, nhà trường xây dựng “Chuẩn đầu ra 2012” [4], bao gồm:<br />
- Kiến thức;<br />
- Kỹ năng;<br />
- Thái độ;<br />
- Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp;<br />
- Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ vai trò môn Cơ bản đối với CĐR của Trường Đại học Lạc Hồng.<br />
Như vậy trong CĐR này đã nêu rõ các nội dung kiến thức Toán cần phải trang bị<br />
cho SV khối ngành kinh tế: Toán cao cấp, Xác suất – Thống kê, Quy hoạch tuyến tính,<br />
Thống kê toán, các chỉ tiêu phân tích kinh tế chủ yếu,... Nhưng để đạt được các yêu cầu về<br />
kỹ năng trong CĐR đã xây dựng thì việc dạy học Toán cần phải hướng đến trang bị các<br />
kiến thức Toán áp dụng vào chuyên ngành kinh tế để SV có thể sử dụng trong học tập các<br />
học phần tiếp theo cũng như học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường. Không những<br />
vậy, việc dạy học Toán cần hướng đến rèn luyện các kỹ năng đã nêu trong CĐR. Để đạt<br />
được các yêu cầu trên, cần thực hiện nghiên cứu một số vấn đề cụ thể sau:<br />
- Đề xuất chương trình các học phần Toán phục vụ cho chuyên ngành kinh tế.<br />
- Xây dựng đề cương với các yêu cầu cụ thể cần đạt được so với CĐR.<br />
27<br />
- Cách thức dạy học các môn Toán nhằm đạt được các yêu cầu đó.<br />
2.2. Vai trò của môn học TCC đối với chuẩn đầu ra<br />
Môn học TCC là một môn thuộc khối kiến thức cơ bản và ngày nay các kiến thức<br />
thuộc về mảng này đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực và các ngành khoa học khác<br />
nhau. Các tri thức về TCC đã được ứng dụng một cách rộng rãi. Đây là một trong những<br />
học phần quan trọng của khối kiến thức cơ bản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định là<br />
môn học bắt buộc đối với SV khối ngành kinh tế, kỹ thuật, y dược, hóa, môi trường…<br />
Hơn nữa, bên cạnh việc trang bị các kiến thức cơ bản cho nhiều môn học cơ sở và<br />
chuyên ngành của khối kinh tế như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế lượng, … và rèn<br />
luyện các kỹ năng cơ bản mang tính toán học như: khái quát hóa, đặc biệt hóa, mô hình<br />
hóa, phát hiện và giải quyết vấn đề… thì việc học TCC còn góp phần rèn luyện các kỹ<br />
năng gắn với SV ngành kinh tế, như: kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; kỹ năng tự<br />
học; kỹ năng làm việc nhóm… Những kỹ năng này là một phần không nhỏ trong yêu cầu<br />
về kỹ năng nghề nghiệp đối với SV khối ngành kinh tế mà CĐR của nhà trường đã đặt ra.<br />
Nhưng, nên dạy học TCC như thế nào để có thể góp phần đáp ứng CĐR ở Trường Đại học<br />
Lạc Hồng thì hiện nay vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời.<br />
Từ đó cho thấy cần phải có những nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu “Dạy học TCC theo<br />
hướng đáp ứng CĐR cho SV khối ngành kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng”.<br />
3. Thực trạng dạy học môn học TCC ở Trường Đại học Lạc Hồng<br />
Chương trình học phần TCC ở Trường có 3 tín chỉ, trong đó phần Phép tính vi tích<br />
phân chiếm 2/3 nội dung, còn lại là Đại số tuyến tính. Việc dạy học môn TCC ở Trường có<br />
những thuận lợi và khó khăn nhất định.<br />
Thuận lợi:<br />
Chương trình có tính hệ thống chặt chẽ, logic, có tính thực tiễn;<br />
Có thể tiếp cận môn học theo hướng kế thừa các kiến thức mà SV đã được học từ<br />
trung học phổ thông.<br />
Khó khăn:<br />
Tâm lí SV xem môn TCC là học phần đại cương, dẫn đến chưa chú trọng việc học<br />
môn học này;<br />
Chưa có tài liệu, giáo trình đặc thù cho SV theo định hướng phát triển kỹ năng.<br />
Từ những thuận lợi và khó khăn như trên, việc dạy học môn TCC ở Trường còn những hạn<br />
chế chủ yếu sau đây:<br />
Việc rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề chưa được thể hiện nhiều trong bài<br />
giảng. Đa số giảng viên (GV) đều giảng dạy theo phương pháp truyền thống là chủ yếu<br />
(nêu tri thức và áp dụng tri thức để giải các bài tập cụ thể), dẫn đến chưa rèn luyện kỹ năng<br />
giải quyết vấn đề cho SV.<br />
Chưa gắn việc kiểm tra đánh giá với nội dung thực tiễn môn học. Chẳng hạn các đề<br />
28<br />
kiểm tra, thi cuối kì vẫn mang nhiều tính chất của toán học và được áp dụng cho tất cả các<br />
chuyên ngành đào tạo, chưa có sự cài đặt các bài toán mang tính ứng dụng trong thực tiễn<br />
nghề nghiệp cho SV đối với các ngành nghề cụ thể.<br />
Chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách có hiệu quả. Hiện nay ở<br />
trường, đa số giảng viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn SV tính toán bằng máy tính bỏ túi<br />
mà chưa sử dụng công cụ là một phần mềm cụ thể (chẳng hạn Maple, Mathematica,…) để<br />
giải các bài toán cụ thể hướng đến rèn luyện tư duy tựa thuật giải cho SV…<br />
Chưa phát huy khả năng tự học, khả năng làm việc tập thể của SV thông qua các<br />
bài tập nhóm, bài tập lớn ở nhà. Hiện tại, nhà trường chưa biên soạn hệ thống bài tập lớn<br />
của môn học, dẫn đến việc rèn luyện các kỹ năng trên chưa được thực hiện đối với môn<br />
học này.<br />
Thực trạng trên dẫn đến kết quả thi hết môn của học phần TCC còn thấp, số lượng<br />
SV thi lại, học lại còn khá cao. Hơn nữa, đa số SV cho rằng đây là một môn học khó và<br />
chưa định hướng được các ứng dụng môn học đối với chuyên ngành của mình cũng như<br />
rèn luyện các kỹ năng thông qua học tập môn học này. Những hạn chế này được thể hiện<br />
rõ thông qua kết quả khảo sát đánh giá của SV đối với môn học TCC năm học 2013 - 2014<br />
ở Trường Đại học Lạc Hồng. Bộ phiếu khảo sát gồm 20 câu hỏi với thang đo mức độ: 5 =<br />
hoàn toàn đồng ý, 4 = đồng ý, 3 = không có ý kiến, 2 = không đồng ý, 1 = hoàn toàn không<br />
đồng ý, được khảo sát trên 350 SV của 2 khoa Quản Trị Kinh Tế Quốc Tế và Kế toán - Tài<br />
chính. Các kết quả khảo sát được lấy từ Trung tâm Thông tin tư liệu Trường Đại học Lạc<br />
Hồng, website: https://lhu.edu.vn/261/12501/Trung-tam-Thong-tin-Tu-lieu.html (ở đây tác<br />
giả chỉ liệt kê các câu hỏi có liên quan đến rèn luyện kỹ năng và ứng dụng môn học).<br />
Bảng 1. Bảng kết quả khảo sát SV đánh giá môn học TCC năm học 2013 - 2014<br />
<br />
Ý KIẾN TRẢ LỜI CỦA<br />
STT NỘI DUNG KHẢO SÁT SV<br />
1 2 3 4 5<br />
GV tổ chức, hướng dẫn SV hoạt động nhóm để củng cố bài<br />
6 20 102 201 24 3<br />
học, mở rộng nhận thức, vận dụng kiến thức<br />
GV dạy học theo phương pháp nêu vấn đề, kích thích tư duy<br />
7 5 44 213 83 5<br />
phê phán và sáng tạo của người học<br />
Trong giờ học, GV chú trọng phát triển kỹ năng diễn đạt, kỹ<br />
8 11 61 211 54 13<br />
năng giải quyết vấn đề của SV<br />
GV liên hệ nội dung bài học với thực tiễn đời sống, gắn với<br />
9 12 51 205 76 6<br />
nghề nghiệp tương lai của ngành học<br />
<br />
Kết quả khảo sát ở cho thấy rằng đa số SV chọn câu trả lời là: không có ý kiến và<br />
không đồng ý về các câu hỏi đặt ra liên quan đến việc GV hướng dẫn rèn luyện các kỹ<br />
năng và ứng dụng môn học vào thực tiễn nghề nghiệp. Cụ thể câu 6: “GV tổ chức, hướng<br />
<br />
29<br />
dẫn SV hoạt động nhóm để củng cố bài học, mở rộng nhận thức, vận dụng kiến thức” có<br />
86,57% SV, câu 7: “GV dạy học theo phương pháp nêu vấn đề, kích thích tư duy phê phán<br />
và sáng tạo của người học” có 73,43% SV, câu 8: “Trong giờ học, GV chú trọng phát triển<br />
kỹ năng diễn đạt, kỹ năng giải quyết vấn đề của SV” có 77,71%, câu 9: “GV liên hệ nội<br />
dung bài học với thực tiễn đời sống, gắn với nghề nghiệp tương lai của ngành học” có<br />
73,14% SV lựa chọn câu trả lời là không ý kiến và không đồng ý. Điều này khẳng định<br />
rằng: GV trong quá trình giảng dạy môn học chưa thật sự chú trọng vào việc rèn luyện kỹ<br />
năng, cũng như chưa có sự liện hệ từ bài học đến vấn đề thực tiễn ngành nghề của SV.<br />
<br />
<br />
NĂM HỌC 2013-2014<br />
250<br />
<br />
<br />
200<br />
<br />
<br />
150<br />
<br />
<br />
100<br />
<br />
<br />
50<br />
<br />
<br />
0<br />
Câu 6 Câu 7 Câu 8 câu 9<br />
<br />
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý<br />
<br />
<br />
Hình 2. Biểu đồ đánh giá môn học TCC năm học 2013 – 2014 (nguồn: Trung tâm thông tin<br />
tư liệu trường Đại học Lạc Hồng – https://lhu.edu.vn/261/12501/Trung-tam-Thong-tin-Tu-<br />
lieu.html)<br />
Như vậy việc dạy học TCC theo khảo sát là chưa đạt yêu cầu đặt ra trong CĐR của nhà<br />
trường. Cụ thể ở các tiêu chí như:<br />
Nội dung môn TCC còn mang tính chung chung, nặng về lý thuyết, chưa áp dụng<br />
trực tiếp vào chuyên ngành kinh tế.<br />
Chưa tổ chức dạy học hướng đến rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho SV.<br />
Để khắc phục các vấn đề trên cần dạy học TCC theo các định hướng sau:<br />
Xây dựng CĐR cho môn TCC thông qua đề cương môn học theo hướng tích hợp với<br />
30<br />
CĐR của quá trình đào tạo (trả lời câu hỏi dạy cái gì trong nội dung môn TCC? trên cơ sở<br />
CĐR của nhà trường đã công bố).<br />
Cách triển khai và vận hành trong quá trình giảng dạy môn TCC để đáp ứng được<br />
một số CĐR của môn học đã đề xuất (trả lời câu hỏi dạy như thế nào?).<br />
Biên soạn giáo trình các môn TCC cho chuyên ngành kinh tế và hướng đến rèn<br />
luyện kỹ năng.<br />
Hỗ trợ giảng viên TCC về kiến thức ngành kinh tế.<br />
Từ thực trạng và phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu “Dạy học TCC<br />
theo hướng đáp ứng CĐR cho SV khối ngành kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng” là yêu<br />
cầu cấp thiết.<br />
4. Kết luận và kiến nghị<br />
Xây dựng chương trình và giảng dạy mỗi môn học trong chương trình đạo tạo<br />
hướng đến đáp ứng CĐR cho SV các ngành là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết,<br />
cụ thể là: xuất phát từ CĐR của quá trình đào tạo chung thì cần phải xây dựng được CĐR<br />
cho từng môn học thông qua đề cương (Trả lời câu hỏi dạy cái gì?) và nghiên cứu vận<br />
dụng các phương pháp dạy học trải nghiệm chủ động để truyền tải được nội dung đề cương<br />
môn học (Trả lời câu hỏi dạy như thế nào?), nhưng thực tế ở Trường cho thấy vẫn chưa có<br />
sự quan tâm đúng mực và đầu tư nghiên cứu thích đáng đối với vấn đề này.<br />
Trên đây là một tiếp cận của chúng tôi về vai trò của dạy học TCC hướng đến đáp<br />
ứng các yêu cầu trong CĐR đã xây dựng cho SV khối ngành kinh tế. Qua đó cho thấy cần<br />
phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao tối đa hiệu quả của việc dạy học<br />
môn học này. Nếu làm được điều đó thì có thể tin rằng công tác đổi mới trong giáo dục và<br />
đào tạo ở Trường Đại học Lạc Hồng sẽ có một bước tiến mới, hiệu quả và vững chắc.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỉ yếu Hội thảo “Tập huấn quốc gia về phát<br />
triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV sư phạm qua hệ thống trường thực hành”, Nxb<br />
Giáo dục Việt Nam.<br />
[2] Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Quyết định số<br />
711/QĐ - TTg ngày 16-6-2012, Hà Nội.<br />
[3] Trần Văn Hoan (2016), Tăng cường ứng dụng thực tiễn trong dạy học Toán Cao Cấp<br />
cho sinh viên khối ngành kinh tế ở trường Đại học Lạc Hồng hướng đến đáp ứng<br />
chuẩn đầu ra, Tạp chí Khoa học và Công nghệ trường Đại học Đà Nẵng, số 4(101).<br />
[4] Trường Đại học Lạc Hồng (2013), Báo cáo thực hiện quy chế công khai của Trường<br />
Đại học Lạc Hồng năm học 2013 - 2014.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
31<br />
THE CURRENT SITUATION OF TEACHING ADVANCED MATHEMATICS<br />
SUBJECT COMPARED TO THE STANDARD LEARNING OUTCOMES<br />
AT LAC HONG UNIVERSITY<br />
<br />
Tran Van Hoan<br />
Lac Hong University<br />
Abstract: Constructing standard learning outcomes with high demands is an important innovative<br />
content in the education and training at Lac Hong University. The requirements of professional knowledge<br />
and skills are clearly stated in the contents of the standard outcomes. However, a big question arises "How<br />
teaching in the fields of basic science and general knowledge should be to meet the standard learning<br />
outcomes?". Basing on the analysis of the current situation of teaching Advanced Mathematics subject at the<br />
school, we have come up with a new approach towards teaching this subject for students majoring in<br />
economics to meet the requirements of the standard learning outcomes mentioned above. Specifically, we aim<br />
to answer two issues: what to teach and how to teach.<br />
Keywords: standard learning outcomes; economy; knowledge; professional skill; Advanced<br />
Mathematics.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
32<br />