THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ
lượt xem 84
download
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng hút thuốc lá trên sinh viên Y3 – ĐHYD – TPHCM Phương pháp: 345 sinh viên Y3 (50,4% nam, 49,6% nữ) trả lời bảng 42 câu hỏi về kiến thức, thái độ, hành vi của họ đối với việc hút thuốc lá. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có hiểu biết về tác hại thuốc lá là 77%; về ba biện pháp cai thuốc lá lần lượt là 39% ( Tư vấn), 86% ( Nicotin thay thế) và 24% (Bupropion). Tỷ lệ sinh viên cho rằng: Nên: Cấm bán thuốc lá cho người...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ
- THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát thực trạng hút thuốc lá trên sinh viên Y3 – ĐHYD – TPHCM Phương pháp: 345 sinh viên Y3 (50,4% nam, 49,6% nữ) trả lời bảng 42 câu hỏi về kiến thức, thái độ, hành vi của họ đối với việc hút thuốc lá. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có hiểu biết về tác hại thuốc lá là 77%; về ba biện pháp cai thuốc lá lần lượt là 39% ( Tư vấn), 86% ( Nicotin thay thế) và 24% (Bupropion). Tỷ lệ sinh viên cho rằng: Nên: Cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi là 90%; Cấm quảng cáo thuốc lá: 78%; Cấm nhận tài trợ từ công ty thuốc lá: 85%;Cấm hút thuốc lá nơi công cộng kín gió: 97%. Thầy thuốc nên: Được huấn luyện về kỹ thuật cai nghiện thuốc lá: 93%; Nêu gương “Không hút thuốc lá” cho bệnh nhân và cộng đồng: 95%; Khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá: 98%. 30% sinh viên đã từng hút thuốc lá - chiếm tỷ lệ 16% nữ và 43% nam; 7% sinh viên hiện vẫn còn hút thuốc lá chiếm tỷ lệ 1,2% nữ và 12,6% nam.
- Kết luận: Sinh viên Y3 có thái độ kiên quyết “nói không” với thuốc lá, tỷ lệ sinh viên đang hút thuốc lá thấp. Nhưng kiến thức về tác hại thuốc lá và hỗ trợ cai thuốc lá của họ thấp hơn nhiều so với mong đợi. Cần tăng cường đào tạo, huấn luyện cho sinh viên các kiến thức trên. ABSTRACT Objectives: Study the smoking status in 3rd–year medical students of the University of Medicine and Pharmacy at HCMC. Methods: 345 students (50.4% male, 49.6% female) have answered to the 42-question questionnaire on their knowledge, attitude and behavior on smoking. Results: The student percentage having knowledge on bad consequences of smoking, measures to quit smoking: counselling, nicotine replacement, bupropion is of 77%, 39%, 86%, 24% respectively. The student percentage supporting the ban on tobacco selling to children under 18, tobacco advertissement, acceptance the donation from tobacco company, smoking in close public spaces is of 90%, 78%, 85%, 97% respectively. The fact that the physicans should be trained on mesures to help quitting tobacco, set a “non- smoking” example for patients and community, advise their
- patients to quit smoking is agreed by 93%, 95%, and 98% respectively. 30% students have once smoked, representing 16% female and 43% male students. Only 7% students (1.2% female, 12.6% male) continue to smoke. Conclusion: Third-year students have a strong attitude - “say no” on smoking. The smoking rate among students is quite low. However, their knowledge on bad consequences of smoking as well as on measures to help quitting is not as high as expected. As a result, further education on the knowledge to them is recommended. Đặt vấn đề Hút thuốc lá là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại Việt nam. Theo WHO năm 2002(9), 56,1% nam giới và 1,8% phụ nữ Việt nam hút thuốc lá. Tỷ lệ các bệnh liên quan đến thuốc lá ở ta vì thế cao điển hình như tỷ lệ COPD là 6,7% - cao nhất trong khu vực(7). Nhiều lý do khác nhau có thể giải thích cho tỷ lệ hút thuốc lá cao như vậy, trong đó phải kể đến lý do thuộc về đội ngũ y tế. Thực vậy, theo kết quả một nghiên cứu khảo sát tình hình hút thuốc lá tại Việt nam năm 1996, chỉ có 15% bệnh nhân hút thuốc lá được bác sỹ khuyên bỏ hút thuốc(8). Tỷ lệ ấy ở Hoa kỳ cũng vào thời điểm này là 61%(1).
- Sinh viên y khoa chính là đội ngũ nhân viên y tế trong tương lai. Kiến thức – thái độ - hành vi của họ đối với việc hút thuốc lá có tầm quan trọng đặc biệt trong việc góp phần cải thiện tình hình hút thuốc lá trong cộng đồng (6) . Để có được những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao kiến thức – thái độ - hành vi của sinh viên y khoa về vấn đề này, một khảo sát về thực trạng hút thuốc lá trong sinh viên y khoa là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Khảo sát thực trạng hút thuốc lá trong sinh viên Y khoa năm 3 – ĐHYD – TPHCM”. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thực trạng hút thuốc lá trong sinh viên Y khoa năm 3 – ĐHYD – TPHCM gồm những khía cạnh có liên quan đến hành vi hút thuốc lá cụ thể là kiến thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với hành vi hút thuốc lá. Đối tượng nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: tháng 12/2006. Đối tượng nghiên cứu 345 sinh viên Y3 (50,4% nam, 49,6% nữ) – 2006 – 2007. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Quản lý và xử lý dữ liệu S.P.S.S - 11.5. Bảng câu hỏi nghiên cứu: 42 câu về: - Kiến thức của sinh viên về tác hại thuốc lá – các biện pháp cai thuốc lá. - Thái độ của sinh viên về các việc nên làm để cải thiện tình hình hút thuốc lá tại Việt nam. - Hành vi của sinh viên đối với: § Hút thuốc lá chủ động. § Phơi nhiễm với thuốc lá thụ động. § Các động thái của nhà trường để kiểm soát hút thuốc lá. Kết quả Kiến thức của sinh viên về hút thuốc lá Kiến Co Không thức khảo sát
- hại Tác 77% 23% của thuốc lá Lý do 23% 77% bắt đầu hút thuốc lá Quá 91% 9% trình sử dụng thuốc lá Hiệu quả 39% 61% tư vấn cai thuốc la Hiệu quả 86% 14% của nicotin thay thế Hiệu quả 24% 76% của bupropion Hiểu cụ 11% 89%
- thể 3 biện pháp trên Hiệu quả 37% 63% lời khuyên BS Thái độ của sinh viên đối với hút thuốc lá: Thái đ ộ Co Không khảo sát Nên cấm 90% 10% bán thuốc lá cho người < 18 tuổi Nên cấm 78% 22% triệt để quảng sản cáo các phẩm thuốc lá Nên cấm 60% 40% nhận tài trợ từ
- Thái đ ộ Co Không khảo sát nghiệp doanh thuốc lá cho trường học Nên cấm 81% 19% hút thuốc / nhà hàng” Nên cấm 53% 47% hút thuốc/ vũ trường, quán bar, quán karaoke Nên cấm 97% 3% hút thuốc/ nơi công cộng kém thông gió như xe bus”
- Thái đ ộ Co Không khảo sát Nên 94% 6% huấn luyện kỹ năng cai nghiện thuốc lá cho BS BS nên 95% 5% nêu gương không hút thuốc cho bệnh cộng nhân, đồng BS nên 98% 2% thường xuyên bệnh khuyên nhân bỏ thuốc lá
- Thái đ ộ Co Không khảo sát BS nên 82% 18% giữ vai trò trọng/ quan chống phòng tác hại thuốc lá” Hành vi hút thuốc lá chủ động và thụ động của sinh viên: Hút thuốc lá chủ động: Đặc điểm hút thuốc lá: Trong số 22 sinh viên đang hút thuốc lá: - 16 sinh viên hút thuốc lá mỗi ngày, 6 sinh viên thỉnh thoảng mới hút. - 20 sinh viên hút thuốc lá ngay trong khuôn viên trường học.
- - 10 sinh viên không muốn bỏ thuốc lá, 12 sinh viên muốn bỏ nhưng chưa bỏ. Phơi nhiễm thuốc lá thụ động: Số ngày phơi nhiễm trong một tuần tại nơi sinh sống Số ngày phơi nhiễm trong một tuần tại nơi học tập, làm việc Qui định của nhà trường về việc cấm hút thuốc trong trường học Ý kiến Có Không khảo sát từ
- sinh viên nội Có 37% 63% qui + biển báo cấm hút thuốc lá trong trường học Nội 65% 35% dung điều cấm ở trên được thực thi Bàn luận Kiến thức của sinh viên về hút thuốc lá Nếu như thông điệp “thuốc lá có hại cho sức khỏe” được phổ biến rộng rãi đến tận từng người dân, thì sinh viên y khoa được mong chờ sẽ hiểu thật rõ tác hại thuốc lá. Trái với mong đợi, chỉ có 77% sinh viên cho rằng họ hiểu rõ tác hại thuốc lá! - 91% sinh viên biết cần phải hỏi tiền căn sử dụng thuốc lá của người bệnh. Tuy nhiên chỉ 23% biết phải tiếp tục phân tích sâu hơn ví dụ hỏi về các lý
- do bệnh nhân của mình hút thuốc lá để có thể hỗ trợ họ cai thuốc lá. Điều đó cho thấy sinh viên hỏi tiền căn hút thuốc lá để chẩn đoán bệnh liên quan nhưng chưa chú ý đến sử dụng các dữ kiện này để hỗ trợ cai thuốc lá cho bệnh nhân. - Xét về kiến thức của sinh viên trong việc hỗ trợ bệnh nhân cai thuốc lá, nếu các nghiên cứu cho thấy lời khuyên bỏ thuốc lá của thầy thuốc rất quan trọng trong giảm tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá, thì chỉ 37% sinh viên trong nghiên cứu này biết được điều ấy. Hiện nay có ba biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá có hiệu quả được WHO khuyên dùng là điều trị nhận thức - chuyển đổi hành vi thông qua tư vấn; dùng nicotin thay thế và bupropion(2,5,6,4). Tỷ lệ sinh viên có kiến thức về những biện pháp này thấp, chỉ có 11% biết cụ thể đó là những biện pháp như thế nào. Chương trình đào tạo sinh viên y khoa hiện nay chưa đề cập vấn đề này là một trong các lý do giải thích. Thái độ của sinh viên đối với hút thuốc lá - Tuy nhiên nếu lưu ý đến tỷ lệ sinh viên đã từng hút thuốc lá là Sinh viên nhìn chung thể hiện thái độ “nói không với thuốc lá” rõ ràng và mạnh mẽ ví dụ như là hơn 90% sinh viên ủng hộ việc cấm bán thuốc lá cho trẻ em dưới 18 tuổi, cấm hút thuốc lá nơi công cộng kém thông gió như xe bus, rạp chiếu phim. Đây là một điểm rất đáng mừng, đặc biệt khi qua phân tích ở trên ta thấy kiến thức sinh viên về vấn đề này chưa thật tốt.
- - Ngoài “nói không với hút thuốc lá”, đa số sinh viên (82%) thể hiện mong muốn tham gia tích cực vào công tác phòng chống tác hại thuốc lá, 94% mong muốn được huấn luyện cụ thể về các kỹ năng hỗ trợ cai thuốc lá, 95% thấy rằng thầy thuốc phải nêu gương “Không hút thuốc lá” cho bệnh nhân và cộng đồng, 98% có ý thức phải thường xuyên khuyên người bệnh bỏ thuốc lá. Hành vi hút thuốc lá - Tỷ lệ sinh viên đang hút thuốc lá là 12,6% nam và 1,2% nữ. Hai tỷ lệ này là thấp khi so với tỷ lệ hút thuốc lá trong dân số chung là 56,1% cho nam và 1,8% cho nữ(8). Tỷ lệ này có thể giải thích do đặc thù của ngành học của sinh viên giúp sinh viên có kiến thức thái độ đúng đắn hơn dân số chung dẫn đến hành vi hút thuốc lá chủ động trong sinh viên là thấp. Thực vậy tỷ lệ nam sinh viên đã từng hút lên đến 43% và tỷ lệ nữ sinh viên từng hút thuốc lá lên đến 16%. - Nếu tỷ lệ hút thuốc lá chủ động trong sinh viên là thấp thì tỷ lệ phơi nhiễm của họ với khói thuốc lá lại rất nghiêm trọng với 60% tiếp xúc trong môi trường sống và 77% tiếp xúc trong môi trường học tập. Sinh viên vì thế nên được rèn luyện để tiếp tục nói không với thuốc lá và tham gia tích cực hơn để cải tạo môi trường sống, làm việc của mình.
- - Vai trò của nhà trường cũng quan trọng trong tạo ra môi trường không thuốc lá(3). Nghiên cứu cho thấy chỉ có 37% sinh viên cho rằng trường có nội qui và biển báo cấm hút thuốc lá, và chỉ 65% số sinh viên này cho rằng nội dung cấm hút thuốc lá được tuân thủ. Thực tế, nhà trường có biển báo, nội qui cấm hút thuốc lá nhưng các biển báo này có số lượng ít, lại không được treo ở nơi dễ thấy nên chỉ có một tỷ lệ rất thấp sinh viên ghi nhận được những điều cấm này. Kết luận Sinh viên Y3 – ĐHYD – TPHCM có thái độ kiên quyết “nói không” với thuốc lá, tỷ lệ sinh viên đang hút thuốc lá thấp. Nhưng kiến thức của sinh viên về tác hại thuốc lá và các biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá thấp hơn nhiều so với mong đợi. Dựa trên nghiên cứu trên chúng tôi có các kiến nghị sau: - Cần tăng cường đào tạo, huấn luyện cho sinh viên các kiến thức trên để họ có thể đóng vai trò hiệu quả hơn trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá. - Nhà trường nên can thiệp tích cực hơn để tạo ra môi trường “Trường học không thuốc lá”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng về kiến thức và thái độ về hút thuốc lá của trường Đại Học Y tế công cộng năm 2004
7 p | 204 | 32
-
Khảo sát thực trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 270 | 27
-
Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá của nam sinh viên y khoa Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, năm 2011
6 p | 301 | 18
-
Tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố liên quan ở nam từ 18 tuổi trở lên tại quận 6 - Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 167 | 16
-
Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình năm 2018
6 p | 157 | 13
-
Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016
7 p | 91 | 10
-
Kiến thức, thái độ về tác hại của thuốc lá và thực trạng hút thuốc lá của học viên tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thành phố Bến Tre năm 2020
7 p | 100 | 7
-
Thực trạng hút thuốc lá và các yếu tố liên quan ở học sinh phổ thông trung học huyện Hòn Đất, Kiên Giang 2016
5 p | 106 | 6
-
Khảo sát tình trạng hút thuốc lá ở bệnh nhân nam mắc lao phổi
8 p | 92 | 5
-
Thực trạng hút thuốc lá ở học sinh một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số yếu tố liên quan năm 2019
10 p | 92 | 4
-
So sánh thực trạng hút thuốc lá tại tỉnh Bình Định sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 12/2000 của Chính phủ
4 p | 32 | 4
-
Bỏ hút thuốc lá điếu và một số yếu tố liên quan ở thanh thiếu niên 13-15 tuổi tại Việt Nam năm 2022
5 p | 11 | 3
-
Hút thuốc lá và tình trạng nha chu ở nam giới 35-44 tuổi quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007
8 p | 72 | 2
-
Nghiên cứu nồng độ oxít nitơ khí thở ra ở người hút thuốc lá và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
6 p | 52 | 2
-
Thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh
8 p | 14 | 2
-
Thực trạng hút thuốc lá và các yếu tố liên quan của học sinh trung học phổ thông tại quận Tân Bình năm 2023
9 p | 11 | 2
-
Thực trạng hút thuốc lá thụ động của phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện tỉnh Hua Phăn, Lào, năm 2018
5 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn