Nguyễn Thị Thu Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
98(10): 135 - 139<br />
<br />
THỰC TRẠNG KĨ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC<br />
DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng*<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Học sinh tiểu học dân tộc thiểu số là một đối tượng giáo dục đặc biệt, mang những đặc điểm riêng<br />
về học tập, tâm lý và giao tiếp. Để việc thực hiện giáo dục nói chung và giáo dục kĩ năng sống nói<br />
riêng cho các em mang lại hiệu quả đòi hỏi những nhà nghiên cứu và giáo dục phải xuất phát từ<br />
những cơ sở thực tiễn cơ bản. Bài viết này xin trình bày những nét cơ bản nhất về kĩ năng sống của<br />
học sinh tiểu học dân tộc thiểu số, với hy vọng nó sẽ phần nào chỉ ra được những nét cơ bản về<br />
thực trạng làm cơ sở cho quá trình đề xuất và triển khai giáo dục kĩ năng sống cho đối tượng học<br />
sinh này.<br />
Từ khóa: kĩ năng, kĩ năng sống, tiểu học, dân tộc thiểu số<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Các dân tộc thiểu số (DTTS) ở khu vực miền<br />
núi phía Bắc Việt Nam chủ yếu sinh sống ở<br />
những vùng núi cao, nơi có khí hậu khắc<br />
nghiệt, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại<br />
khó khăn nên chất lượng cuộc sống và trình<br />
độ dân trí còn rất thấp. Học sinh (HS) tiểu học<br />
ở vùng núi, ngoài việc đến trường thì các em<br />
còn phải phụ giúp gia đình để kiếm sống.<br />
Chính những yếu tố như: môi trường sinh<br />
sống, điều kiện kinh tế, phong tục tập<br />
quán…đã và đang tạo ra những nguy cơ,<br />
thách thức đối với sự phát triển của các em<br />
nói chung và quá trình giáo dục kĩ năng sống<br />
(GDKNS) nói riêng. Vì vậy, việc trang bị và<br />
giáo dục cho các em những nhóm kĩ năng<br />
sống (KNS) đặc thù, phù hợp để các em có<br />
thể sống khoẻ mạnh là điều đặc biệt quan<br />
trọng và cần thiết.<br />
NỘI DUNG<br />
Để đánh giá thực trạng KNS của học sinh tiểu<br />
học DTTS chúng tôi đã thực hiện theo hai con<br />
đường: tham khảo, lấy ý kiến đánh giá của<br />
589 giáo viên và cán bộ quản lý ở tiểu học đã<br />
và đang công tác tại 6 tỉnh: Yên Bái, Bắc<br />
Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,<br />
Hoà Bình, nơi có nhiều học sinh tiểu học<br />
DTTS thông qua phiếu điều tra; quan sát và<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 869849, Email: hangsptn@yahoo.com<br />
<br />
phỏng vấn sâu trực tiếp học sinh tiểu học dân<br />
tộc thiểu số (HSTHDTTS).<br />
Chúng tôi phân chia KNS của HSTHDTTS<br />
gồm 3 nhóm KNS cơ bản với 24 kĩ năng<br />
thành phần và xây dựng tiêu chí đánh giá.<br />
Mỗi kĩ năng được đánh giá riêng theo 4 mức<br />
độ: Tốt, khá, trung bình, yếu. Các khách thể<br />
được yêu cầu đánh giá theo 4 mức điểm: Tốt4 điểm; Khá- 3 điểm; Trung bình- 2 điểm;<br />
Yếu- 1 điểm. Tiến hành tính điểm trung bình<br />
của từng kĩ năng thành phần và của mỗi nhóm<br />
kĩ năng. Sau đó phân chia mức độ KNS của<br />
HSTHDTTS thành 4 mức độ. Điểm chênh<br />
lệch của thang đo được tính như sau: Điểm<br />
chênh lệch của thang đo = (Điểm tối đa điểm tối thiểu) : Số mức độ; Kết quả là: (4 - 1)<br />
: 4 = 0,75; Vậy điểm của 4 mức độ thang là:<br />
mức độ yếu (Từ 1 đến dưới 1,75); mức độ<br />
trung bình (từ 1,75 đến dưới 2,5); mức độ khá<br />
(Từ 2,5 đến dưới 3,25); mức độ tốt (Từ 3,25<br />
đến 4). Kết quả khảo sát từng nhóm KNS<br />
được thể hiện như sau:<br />
Nhóm kĩ năng giao tiếp<br />
Để đánh giá kĩ năng giao tiếp của học sinh<br />
tiểu học dân tộc thiểu số, chúng tôi đã phân<br />
tích KN giao tiếp thành các KN thành phần và<br />
kết quả thực trạng KN giao tiếp của<br />
HSTHDTTS khu vực miền núi phía Bắc được<br />
thống kê và thể hiện trong bảng sau:<br />
135<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
98(10): 135 - 139<br />
<br />
Bảng 1. Tổng hợp đánh giá nhóm KN giao tiếp<br />
STT<br />
<br />
Biểu hiện<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Chủ động xin trình bày, nêu vấn đề trong các hoạt động học tập.<br />
Trình bày vấn đề rõ ràng, không rụt rè.<br />
Nét mặt tự nhiên, mắt hướng về phía người nghe.<br />
Sử dụng các cử chỉ, điệu bộ phù hợp để hỗ trợ cho việc trình bày được<br />
thuyết phục.<br />
Sẵn sàng hợp tác và làm việc nhóm khi GV yêu cầu.<br />
Nghiêm túc làm việc cùng nhóm.<br />
Chủ động đưa ra ý kiến đóng góp, thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm.<br />
Lắng nghe, tôn trọng ý kiến, hành động của các bạn khác trong nhóm.<br />
Tự điều chỉnh, chấp nhận thay đổi khi cần thiết<br />
Cởi mở, hòa nhập với bạn bè, thầy cô ở trường.<br />
Không trốn tránh, ngại ngùng khi gặp người lạ.<br />
Chủ động chào hỏi, giao tiếp khi tiếp xúc, gặp gỡ người quen.<br />
Chủ động chào hỏi, giao tiếp khi tiếp xúc, gặp gỡ người lạ.<br />
Biết kiềm chế cảm xúc, có thái độ và cách cư xử tích cực với người<br />
khác khi gặp mâu thuẫn.<br />
Biết cách thể hiện và đưa ra lời từ chối khi bị rủ rê, gạ gẫm làm những<br />
việc không thích.<br />
ĐTB<br />
<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
<br />
Các số liệu trên cho thấy, các KN giao tiếp<br />
của HSTH DTTS chỉ ở mức độ trung bình<br />
(ĐTB = 2, 1668), mức độ thực hiện các KN<br />
thành phần được thể hiện không đồng đều.<br />
HS thực hiện khá tốt những KN giao tiếp với<br />
đối tượng giao tiếp quen thuộc, đặc biệt là<br />
thầy cô, bạn bè ở trường. Nhưng cũng có<br />
những kĩ năng được đánh giá ở mức độ yếu<br />
là: khả năng chủ động đưa ra ý kiến đóng<br />
góp, thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm;<br />
khả năng chủ động xin trình bày, nêu vấn đề<br />
trong các hoạt động học tập; khả năng chủ<br />
động chào hỏi, giao tiếp khi tiếp xúc, gặp gỡ<br />
người lạ và khả năng sử dụng các cử chỉ, điệu<br />
bộ phù hợp để hỗ trợ cho việc trình bày được<br />
thuyết phục.<br />
Bên cạnh việc điều tra thực trạng thông qua<br />
bảng câu hỏi đối với giáo viên, chúng tôi<br />
quan sát và thực hiện giao tiếp trực tiếp với<br />
học sinh. Phần lớn những HSTHDTTS mà<br />
chúng tôi tiếp xúc lần đầu thường rất rụt rè và<br />
có thái độ ngại ngùng, muốn né tránh, nhưng<br />
sau 2, 3 lần tiếp xúc, làm quen và thể hiện<br />
những hành động hữu nghị (tặng quà, kể<br />
chuyện, cùng làm việc chung) thì thái độ của<br />
các em đã có những chuyển biến rõ rệt, các<br />
em có thái độ cởi mở, chủ động hơn khi giao<br />
tiếp, và khi trình bày vấn đề cũng thể hiện sự<br />
rõ ràng, thuyết phục hơn. Bên cạnh việc trò<br />
chuyện trực tiếp, chúng tôi còn tiến hành<br />
quan sát các hoạt động của học sinh trong giờ<br />
136<br />
<br />
Điểm<br />
TB<br />
1.6907<br />
1.9889<br />
2.0796<br />
1.4630<br />
<br />
13<br />
10<br />
8<br />
15<br />
<br />
2.0389<br />
2.1296<br />
1.7259<br />
2.7167<br />
2.4796<br />
3.1556<br />
1.8667<br />
3.0926<br />
1.5741<br />
2.0926<br />
<br />
9<br />
6<br />
12<br />
3<br />
4<br />
1<br />
11<br />
2<br />
14<br />
7<br />
<br />
2.4074<br />
<br />
5<br />
<br />
2,1668<br />
<br />
TB<br />
<br />
Thứ bậc<br />
<br />
học, trong giờ ra chơi và trong các hoạt động<br />
sinh hoạt tại trường. Kết quả quan sát cho<br />
thấy: trong giờ học, học sinh thường rất trầm,<br />
không chú ý, tập trung vào bài giảng của cô<br />
giáo; sự chủ động, giơ tay xin phát biểu ý<br />
kiến rất ít và chỉ tập trung vào một số cá nhân<br />
nhất định, ngay cả khi làm việc nhóm, không<br />
khí giờ học cũng không sôi nổi, không có sự<br />
tranh luận, bàn bạc nhiều giữa các cá nhân<br />
học sinh. Trong giờ ra chơi và trong các hoạt<br />
động sinh hoạt chung ngoài giờ học, không<br />
khí giao tiếp khác hẳn với trong lớp, học sinh<br />
cởi mở, chủ động, sôi nổi và rất đoàn kết, sự<br />
tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn rất ít xảy ra<br />
và hầu như không có. Điều này thể hiện một<br />
kết quả khá tương đồng với ý kiến đánh giá<br />
của giáo viên về mức độ thực hiện các kĩ<br />
năng thành phần trong nhóm kĩ năng giao tiếp<br />
của của HSTHDTTS trong bảng câu hỏi.<br />
Như vậy, kết quả khảo sát ban đầu cho thấy:<br />
HSTHDTTS sống cởi mở, chủ động giao tiếp<br />
với người quen nhưng chưa chủ động, còn rụt<br />
rè trong giao tiếp với người lạ; bước đầu có ý<br />
thức làm việc nhóm khi GV yêu cầu nhưng<br />
còn bị động, chưa chủ động nêu ý kiến trong<br />
các hoạt động nhóm, tập thể nhưng biết lắng<br />
nghe và tôn trọng ý kiến người khác; khả<br />
năng thể hiện ngôn ngữ cơ thể không nhiều;<br />
khả năng giải quyết mâu thuẫn và nói lời từ<br />
chối còn ở mức độ thấp.<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
98(10): 135 - 139<br />
<br />
Nhóm kĩ năng tự nhận thức<br />
Kết quả đánh giá nhóm kĩ năng tự nhận thức của HSTHDTTS thông qua bảng câu hỏi được thể<br />
hiện trong bảng 2.<br />
Bảng 2. Tổng hợp đánh giá nhóm KN tự nhận thức<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Biểu hiện<br />
Tự nhận thức về vai trò quan trọng của bản thân đối với gia đình và xã<br />
hội.<br />
Hiểu rõ cơ thể mình, nhận biết được sự thay đổi của cơ thể về mặt thể<br />
chất và tinh thần, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân<br />
Xác định và đánh giá những việc bản thân đã làm được.<br />
Xác định hướng phấn đấu, những hành động bản thân cần làm và sẽ<br />
làm trong tương lai.<br />
ĐTB<br />
<br />
ĐiểmTB<br />
2.0556<br />
<br />
Thứ bậc<br />
3<br />
<br />
2.2778<br />
<br />
2<br />
<br />
2.3889<br />
1.7222<br />
<br />
1<br />
4<br />
<br />
2,1111<br />
<br />
TB<br />
<br />
Bảng 3. Tổng hợp đánh giá nhóm KN ra quyết định và GQVĐ<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Biểu hiện<br />
KN đối mặt với vấn đề một cách tích cực (kìm chế cảm xúc tiêu cực, tự<br />
tin, quyết tâm giải quyết vấn đề)<br />
KN tư duy, phân tích vấn đề để đưa ra các cách giải quyết<br />
KN chia sẻ, bày tỏ quan điểm để tìm kiếm sự giúp đỡ.<br />
KN tự tin, quyết tâm thực hiện theo cách giải quyết vấn đề đã chọn.<br />
KN đánh giá hiệu quả GQVĐ, chia sẻ, lắng nghe ý kiến của người khác.<br />
ĐTB<br />
<br />
Nhìn vào bảng 2, chúng ta có thể thấy rằng:<br />
nhóm kĩ năng tự nhận thức của HSTHDTTS<br />
được thể hiện ở mức độ trung bình với ĐTB<br />
là 2,1111. Trong đó, kĩ năng đặt mục tiêu để<br />
xác định được hướng phấn đấu cho bản thân<br />
được đánh giá ở mức độ thấp nhất. Kết quả<br />
phỏng vấn sâu trực tiếp trên 25 học sinh với<br />
các câu hỏi: ”Điểm mạnh của em là gì?”<br />
(6/25 HS chiếm 24% trả lời được nhưng chưa<br />
rõ ràng, 19/25 HS chỉ cười và không nói gì<br />
hoặc trả lời ”không biết”, chiếm 76%), ”Điểm<br />
yếu của em là gì?” (6/25 HS trả lời được<br />
nhưng câu trả lời còn đơn giản, chưa cụ thể,<br />
chiếm 24%, còn lại 76% không trả lời được);<br />
”Em đến trường học để làm gì?” (7/25 HS trả<br />
lời là để lấy kiến thức, chiếm 28%, còn lại<br />
72% HS trả lời đơn giản hoặc không trả lời<br />
được); ”Nếu được ước một điều gì đó, em sẽ<br />
ước điều gì?” (4/25 học sinh nói ra rõ ràng<br />
ước muốn của mình và giải thích lý do, chiếm<br />
16%; 9/25 học sinh nói ra được mong ước của<br />
mình nhưng còn đơn giản và không có lý do<br />
rõ ràng, chiếm 36%; còn lại 12/25 học sinh<br />
chỉ cười và lắc đầu, chiếm 48%). Điều này<br />
cho thấy giữa ý kiến đánh giá của GV và kết<br />
quả quan sát, phỏng vấn sâu học sinh có sự<br />
<br />
Điểm<br />
TB<br />
2.1111<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
2<br />
<br />
2.0741<br />
1.8889<br />
2.0926<br />
2.1481<br />
2,0630<br />
<br />
4<br />
5<br />
3<br />
1<br />
TB<br />
<br />
tương đồng, nhìn chung nhóm kĩ năng tự<br />
nhận thức của HSTHDTTS được thể hiện ở<br />
mức độ trung bình. Ở mức độ này, HS đã<br />
nhận thức được mối quan hệ của bản thân<br />
trong gia đình và xã hội; bước đầu biết xác<br />
định vai trò và trách nhiệm của bản thân đối<br />
với gia đình nhưng chưa xác định được vai trò<br />
của bản thân đối với xã hội; việc nhận biết và<br />
đánh giá được những thay đổi về mặt thể chất<br />
và tinh thần của bản thân còn chưa rõ ràng;<br />
chưa đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của<br />
bản thân; chưa biết đặt ra mục tiêu phấn đấu<br />
cho bản thân.<br />
Nhóm kĩ năng ra quyết định và giải quyết<br />
vấn đề<br />
Kết quả khảo sát nhóm KN ra quyết định và<br />
giải quyết vấn đề thông qua bảng câu hỏi<br />
được thể hiện trên bảng 3.<br />
Kết quả thể hiện trong bảng 3 cho thấy, nhóm<br />
KN ra quyết định và GQVĐ của HSTHDTTS<br />
cũng chỉ ở mức độ trung bình. Kết quả quan<br />
sát và phỏng vấn sâu trên 25 học sinh thông<br />
qua tình huống cụ thể cũng cho thấy: có 5/25<br />
học sinh (chiếm 20%) không phân tích và xác<br />
định được vấn đề cần giải quyết; 10/25 học<br />
sinh (chiếm 40 %) biết đưa ra 1 phương án<br />
137<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
giải quyết vấn đề nhưng không biết phân tích<br />
vấn đề; 7/25 học sinh (chiếm 28%) biết đưa ra<br />
1 phương án giải quyết vấn đề và biết phân<br />
tích nhưng chưa hoàn toàn chính xác; 3/25<br />
học sinh (chiếm 12%) biết phân tích vấn đề<br />
tương đối rõ ràng và có thể đưa ra được ít<br />
nhất 2 cách giải quyết khác nhau cho vấn đề<br />
đó. Bên cạnh đó, phần lớn HS còn rụt rè, chưa<br />
tự tin khi nhận nhiệm vụ GQVĐ cũng như khi<br />
ra quyết định đưa ra phương án giải quyết vấn<br />
đề của mình trong các tình huống chúng tôi<br />
phỏng vấn (chỉ có 4/25 học sinh có thái độ tự<br />
tin, sẵn sàng nhận nhiệm vụ phỏng vấn, chiếm<br />
16%; 3/25 học sinh thể hiện sự tự tin, dứt<br />
khoát khi đưa ra câu trả lời về quyết định<br />
GQVĐ mà bản thân đã lựa chọn, chiếm<br />
(12%). Nhìn chung, đối với kĩ năng ra quyết<br />
định và GQVĐ, HSTHDTTS bước đầu đã<br />
chấp nhận giải quyết vấn đề nhưng còn miễn<br />
cưỡng, bắt buộc; chưa tự tin vào bản thân khi<br />
đưa ra cách GQVĐ; HS có thể đưa ra được 1<br />
phương án GQVĐ nhưng không biết phân<br />
tích lý do đưa ra phương án đó nếu không có<br />
sự trợ giúp của GV hoặc người khác.<br />
Khi xem xét mối tương quan giữa các nhóm<br />
KNS của HSTHDTTS, chúng tôi thu được kết<br />
quả như ở sơ đồ 1.<br />
Sơ đồ 1 cho thấy, các nhóm KNS của<br />
HSTHDTTS đều có mối tương quan thuận,<br />
khá chặt chẽ với nhau, với hệ số tương quan<br />
(r) dao động từ 0,5 đến 0,6, xác suất xảy ra<br />
ngẫu nhiên nằm trong khoảng chênh lệch có ý<br />
nghĩa (p < 0,01). Điều đó chứng tỏ, việc hình<br />
thành, phát triển, thực hiện thành thạo nhóm<br />
KN này sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự<br />
hình thành, phát triển, thực hiện thành thạo<br />
nhóm KN khác. Ngược lại, việc phát triển,<br />
thực hiện kém thành thạo nhóm KN này sẽ<br />
<br />
98(10): 135 - 139<br />
<br />
cản trở sự phát triển, thực hiện của nhóm KN<br />
khác. Như vậy, KNS của HSTHDTTS là tổ<br />
hợp các nhóm KN thành phần. Chúng có mối<br />
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách<br />
chặt chẽ, toàn diện. Trình độ phát triển của<br />
nhóm KN này là cơ sở hình thành, là yếu tố<br />
ảnh hưởng đến các nhóm KN khác và ngược<br />
lại. Chính vì vậy việc thực hiện GDKNS cho<br />
HSTHDTTS cần được quan tâm và chú trọng<br />
đến tất cả các nhóm KN, không nên chỉ coi<br />
trọng việc rèn luyện những nhóm KN này mà<br />
bỏ qua hoặc coi nhẹ các nhóm KN khác.<br />
KẾT LUẬN<br />
KNS có vai trò quan trọng đối với sự hình<br />
thành và phát triển toàn diện nhân cách của<br />
mỗi cá nhân. Chính vì vậy, GDKNS hiện nay<br />
là vấn đề rất quan trọng và cần thiết không chỉ<br />
đối với HSTHDTTS nói riêng mà còn đối với<br />
tất cả sự phát triển của mọi cá nhân trong xã<br />
hội hiện đại. KNS của HSTHDTTS là tổng<br />
hòa, gắn bó tương quan chặt chẽ của các<br />
nhóm kĩ năng thành phần, sự hình thành, phát<br />
triển của nhóm kĩ năng này sẽ tạo điều kiện<br />
thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhóm<br />
kĩ năng khác. Tuy nhiên, hiện nay, KNS của<br />
HSTHDTTS ở miền núi phía Bắc chỉ đạt<br />
được ở mức độ trung bình. Một số kĩ năng<br />
của học sinh được giáo viên đánh giá ở mức<br />
độ khá chủ yếu được thực hiện trong môi<br />
trường giao tiếp xã hội quen thuộc, xoay<br />
quanh mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, những<br />
người cùng thôn bản. Điểm trung bình của 3<br />
nhóm kĩ năng được đánh giá có độ xấp xỉ<br />
tương đương nhau, trong đó KN ra quyết định<br />
và GQVĐ được đánh giá thấp hơn so với<br />
nhóm KN tự nhận thức và KN giao tiếp.<br />
<br />
KN giao tiếp<br />
r = 0.606**<br />
p < 0,01<br />
<br />
r = 0.506**<br />
p < 0,01<br />
<br />
KN tự nhận thức<br />
r = 0.614**<br />
p < 0,01<br />
<br />
KN ra quyết định và<br />
GQVĐ<br />
<br />
Sơ đồ 1. Mối tương quan về mức độ thực hiện các KNS của HSTHDTTS<br />
<br />
138<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Thanh Bình, 2010, Giáo trình chuyên<br />
đề Giáo dục kĩ năng sống, Nxb Đại học sư Phạm<br />
Hà Nội<br />
[2]. Phạm Hồng Quang, 2009, Tổ chức dạy học<br />
cho học sinh dân tộc miền núi, Nxb Đại học Thái<br />
Nguyên, Thái Nguyên.<br />
<br />
98(10): 135 - 139<br />
<br />
[3]. Nguyễn Ngọc Thanh, Những đặc điểm tâm lý<br />
xã hội của một số dân tộc ít người phía Bắc và<br />
công tác vận động quần chúng, Tạp chí Tâm lý<br />
học, 1/1996, Tr. 18- 24.<br />
[4]. UNESCO Hà Nội và Viện Chiến lược và<br />
Chương trình giáo dục, 2006, Tài liệu giáo dục kỹ<br />
năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.<br />
<br />
SUMMARY<br />
SITUATION OF ETHNIC MINORITY PRIMARY SCHOOL STUDENTS’ LIFE<br />
SKILLS IN NORTHERN MOUNTAINOUS AREA<br />
Nguyen Thi Thu Hang*<br />
College of Education – TNU<br />
<br />
Elementary school students of ethnic minorities are an special educational object with specific<br />
characteristics of learning, psychology and communication. To gain certain achievements in life<br />
skill education for these students, researchers and educators should consider some factual bases.<br />
This article presents the definition for the most basic life skills of elementary school students of<br />
ethnic minorities in aim to indicate some actual features as a basis for proposing and implementing<br />
life skills education for those students.<br />
Key words: skill, life skills, primary, map, mind maps<br />
<br />
Ngày nhận bài: 18/9/2012, ngày phản biện:01/10/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 869849, Email: hangsptn@yahoo.com<br />
<br />
139<br />
<br />