T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI<br />
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015<br />
Lê Thị Thanh Xuân*; Lý Thị Thúy**; Lương Mai Anh***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá thực trạng sức khoẻ nghề nghiệp (SKNN) tại Việt Nam giai đoạn 2010 2015. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả phân bố các nghiên cứu<br />
về sức khỏe nghề nghiệp tại một số trường y công lập tại Việt Nam từ 2010 - 2015. Nghiên cứu<br />
rà soát 171 tài liệu tóm tắt (khoá luận, luận văn, luận án, báo cáo nghiên cứu) tại thư viện một<br />
số trường y công lập tại Việt Nam. Kết quả và kết luận: có sự phân bố không đồng đều về thời<br />
gian, các đơn vị thực hiện và địa điểm nghiên cứu về SKNN. Số lượng nghiên cứu tăng trong<br />
giai đoạn từ 2010 - 2012 và giảm từ 2013 - 2015. Chủ đề nghiên cứu về dịch tễ học nghề<br />
nghiệp là nhiều nhất (29,8%), chủ đề về tâm lý lao động ít nhất (3%). Các nghiên cứu được<br />
thực hiện nhiều nhất ở Hà Nội (19,3%). Các địa điểm khác < 15%; nghiên cứu tập trung nhiều<br />
ở vùng Đồng bằng sông Hồng (36%) và chưa có nghiên cứu nào triển khai tại Tây Nguyên. Đa<br />
số các nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang (86%), số nghiên cứu áp dụng<br />
phương pháp can thiệp còn thấp (5,2%). Chính vì vậy, các chủ đề nghiên cứu về bệnh nghề<br />
nghiệp, tâm lý lao động, độc chất hóa học cần được ưu tiên trong thời gian tới.<br />
* Từ khóa: Sức khỏe nghề nghiệp; Tổng quan; 2010 - 2015.<br />
<br />
Situation of Occupational Health Studies in Vietnam Period 2010 - 2015<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate situation of ocupational health studies in Vietnam from 2010 to 2015.<br />
Subjects and methods: A cross-sectional study describes the distribution of research on<br />
occupational health in a number of public medical schools in Vietnam from 2010 to 2015. The<br />
study reviewed 171 abstracts (thesis, dissertations, theses, research reports) in the library at<br />
some public medical schools in Vietnam. Results: Uneven distribution of time, the implementing<br />
agencies and research sites on occupational health. By year, the number of studies on<br />
occupational health has increased in the period from 2010 - 2012 and decreased in the period<br />
2013 - 2015. Study’s subject of occupational epidemiology was the most common (accounting<br />
for 29.8%), the topic of labor psychology at least (3%). The studies were performed at most<br />
19.3% in Hanoi. Other places were lower than 15%. The studies were conducted at most 36%<br />
in Red River delta region; was not any studies done in Taynguyen region. The majority of the<br />
research method was descriptive, cross-sectional study (86%), some studies applying<br />
interventions remains low (5.2%). Therefore, the theme study on occupational diseases, labor<br />
psychology, and toxic chemicals should be priorities in the coming period.<br />
* Key words: Occupational health; Review; 2010 - 2015.<br />
* Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng<br />
** Trường Đại học Y Hà Nội<br />
*** Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lương Mai Anh (luongmaianh@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 27/12/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/02/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2017<br />
<br />
62<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, Việt<br />
Nam có sự chuyển mình mạnh mẽ trong<br />
quá trình hội nhập quốc tế, phát triển kinh<br />
tế - xã hội và tiếp tục quá trình công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài việc xây<br />
dựng mới các khu công nghiệp, nhà máy,<br />
xí nghiệp là đổi mới quy trình kỹ thuật sản<br />
xuất và cải thiện, nâng cao chất lượng<br />
môi trường làm việc. Nhân tố đóng vai trò<br />
quan trọng trong công tác chăm lo bảo vệ<br />
sức khỏe của người lao động [1]. Sức<br />
khỏe người lao động đảm bảo cho năng<br />
suất lao động, chất lượng và phát triển<br />
bền vững. Chính vì vậy, kết quả các<br />
nghiên cứu giúp cung cấp bằng chứng<br />
khoa học về công tác chăm sóc sức khỏe<br />
cho người lao động hiện tại, là cơ sở để<br />
xây dựng phương hướng cho kế hoạch,<br />
chính sách phát triển để chăm sóc sức<br />
khỏe người lao động tốt hơn trong tương<br />
lai [2, 3]. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có<br />
nhiều nghiên cứu tổng hợp kết quả của<br />
những nghiên cứu đã hoàn thành, làm cơ<br />
sở gợi ý hướng nghiên cứu và lập kế<br />
hoạch can thiệp chăm sóc sức khỏe<br />
người lao động [4, 5, 6].<br />
Trên thế giới, phương pháp “tổng quan<br />
hệ thống” được áp dụng trong nghiên cứu<br />
thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm những chủ<br />
đề như sử dụng thuốc, lựa chọn liệu pháp<br />
điều trị trong lâm sàng, can thiệp y tế<br />
công cộng, hay phát triển các chính sách<br />
y tế [7, 8, 9]. Bên cạnh giá trị khoa học<br />
cao, tổng quan hệ thống còn giúp tiết<br />
kiệm thời gian và chi phí hơn so với việc<br />
tiến hành triển khai nghiên cứu, nhất là<br />
khi các bằng chứng về lĩnh vực cần quan<br />
tâm đã có sẵn và có chất lượng cao. Mặc<br />
dù có nhiều ưu điểm, việc áp dụng<br />
phương pháp này trong các nghiên cứu ở<br />
Việt Nam còn khá khiêm tốn so với mặt<br />
bằng thế giới và khu vực, nhất là trong<br />
<br />
lĩnh vực SKNN. Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả<br />
phân bố các nghiên cứu về sức khỏe<br />
nghề nghiệp tại một số trường y công lập<br />
tại Việt Nam từ 2010 - 2015.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu.<br />
- Đối tượng: các nghiên cứu, luận văn,<br />
luận án, khóa luận tốt nghiệp về SKNN tại<br />
một số trường y công lập từ 2010 - 2015.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: thư viện trường<br />
y công lập: Y Hà Nội, Y Dược Thái Nguyên,<br />
Y Thái Bình, Y Hải Phòng, Y Dược Huế,<br />
Y Tây Nguyên, Y Dược Thành phố Hồ<br />
Chí Minh, Y Dược Cần Thơ… Thư viện<br />
Quốc gia (http://nlv.gov.vn/).<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu áp dụng theo 6 bước của<br />
tổng quan hệ thống, bao gồm:<br />
- Xác định câu hỏi nghiên cứu: thực<br />
trạng (phân bố) các nghiên cứu về SKNN<br />
được thực hiện tại một số trường y công<br />
lập tại Việt Nam từ 2010 - 2015.<br />
- Xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn nghiên<br />
cứu: thời gian từ 2010 - 2015, tiến hành<br />
tại một số trường y công lập Việt Nam,<br />
nội dung nghiên cứu về SKNN.<br />
- Phương pháp, chiến lược tìm kiếm<br />
và nguồn dữ liệu: sử dụng các cơ sở y<br />
học trực tuyến (online) (Thư viện Quốc gia,<br />
thư viện Đại học Y Hà Nội, Y Dược Thái<br />
Nguyên, Y Thái Bình, Y Hải Phòng, Y Dược<br />
Huế, Y Tây Nguyên, Y Dược Thành phố<br />
Hồ Chí Minh, Y Dược Cần Thơ) và tìm<br />
kiếm thủ công (offline) tại thư viện đọc<br />
truyền thống của một số trường y công lập<br />
(Y Dược Thái Nguyên, Y Hà Nội, Y Dược<br />
Huế, Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh).<br />
Từ khoá được tìm kiếm là: SKNN, sức<br />
khoẻ người lao động, sức khoẻ công nhân,<br />
63<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp, vệ<br />
sinh lao động, an toàn lao động, ecgonomi,<br />
chăm sóc sức khoẻ người lao động.<br />
- Lựa chọn nghiên cứu theo tiêu chuẩn<br />
ở bước 2.<br />
- Trích xuất dữ liệu:<br />
Trích xuất dữ liệu từ các nghiên cứu<br />
được lựa chọn theo một biểu mẫu thống<br />
nhất nhằm phục vụ cho phân tích kết quả.<br />
Các đặc tính được trích xuất bao gồm:<br />
+ Thông tin cơ bản: tác giả, năm tiến<br />
hành, địa điểm (một nghiên cứu có thể<br />
được thực hiện tại nhiều địa điểm khác<br />
nhau), đơn vị nguồn thông tin.<br />
+ Thông tin chi tiết: thiết kế nghiên cứu,<br />
cách chọn mẫu, cỡ mẫu, lĩnh vực nghiên<br />
cứu (8 nội dung của SKNN). Nếu một<br />
nghiên cứu có trên một nội dung về<br />
SKNN thì chúng tôi lựa chọn nội dung nổi<br />
bật nhất (nội dung trọng tâm) của nghiên<br />
cứu để đưa vào tổng hợp.<br />
- Chủ đề nghiên cứu gồm 8 nội dung:<br />
an toàn lao động, vệ sinh lao động, độc<br />
<br />
chất hóa học, tâm lý lao động, sinh lý lao<br />
động, ecgonomi, bệnh nghề nghiệp, dịch<br />
tễ học nghề nghiệp.<br />
* Phân tích xử lý số liệu: số liệu được<br />
lưu trữ và đưa vào phần mềm quản lý Excel,<br />
sau đó phân tích bằng phần mềm STATA 12.<br />
Kết quả trong bài báo này là một phần<br />
kết quả phân tích 171 nghiên cứu tổng<br />
quan hệ thống về SKNN tại Việt Nam.<br />
Thống kê mô tả được áp dụng để trình<br />
bày tần suất, tỷ lệ % về phân bố và kết<br />
quả các nghiên cứu về SKNN giai đoạn<br />
2010 - 2015.<br />
* Đạo đức trong nghiên cứu:<br />
- Nghiên cứu được sự chấp nhận của<br />
Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế<br />
Công cộng, Đại học Y Hà Nội.<br />
- Chúng tôi cam kết tiến hành nghiên<br />
cứu với tinh thần trung thực, áp dụng các<br />
nguyên lý về nghiên cứu và đạo đức<br />
nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu chỉ phục vụ cho sức<br />
khỏe của người lao động, ngoài ra không<br />
có mục đích nào khác.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Kết quả phân tích cho thấy, tổng số nghiên cứu trong lĩnh vực y tế lao động, SKNN<br />
là 171 nghiên cứu.<br />
60<br />
<br />
54<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
50<br />
40<br />
30<br />
<br />
27<br />
<br />
32<br />
<br />
31<br />
16<br />
<br />
20<br />
<br />
11<br />
<br />
10<br />
0<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
2014<br />
<br />
2015 Năm<br />
<br />
Hình 1: Số lượng nghiên cứu về SKNN theo các năm.<br />
64<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
Kết quả cho thấy số lượng các nghiên<br />
cứu thay đổi theo năm. Năm 2012 có số<br />
lượng nghiên cứu cao nhất (54 nghiên<br />
cứu) và thấp nhất năm 2015 với 11<br />
nghiên cứu. Như vậy, trong giai đoạn từ<br />
2010 - 2015, các nghiên cứu về SKNN tại<br />
Việt Nam có sự phân bố không đồng đều.<br />
Số lượng nghiên cứu theo các năm có<br />
biến động: cụ thể số lượng nghiên cứu có<br />
xu hướng tăng trong những năm từ 2010<br />
- 2012 và có xu hướng giảm trong giai<br />
đoạn từ 2013 - 2015. Kết quả này có thể<br />
do năm 2012, Quốc hội Việt Nam bổ sung<br />
và điều chỉnh Bộ luật Lao động (Luật số<br />
10/2012/QĐ 13 - Bộ Lao động - Thương<br />
binh và Xã hội) [10, 11], đây là yếu tố góp<br />
phần thúc đẩy các tác giả tiến hành<br />
nghiên cứu về SKNN. Ngoài ra, có thể do<br />
các thư viện chưa cập nhật đầy đủ<br />
nghiên cứu của những năm gần đây.<br />
Điển hình là thư viện trực tuyến của Thư<br />
viện Quốc gia, đa số là nghiên cứu từ<br />
năm 2013 trở về trước, các nghiên cứu<br />
năm 2014 và 2015 phải tìm kiếm tại thư<br />
viện đọc truyền thống.<br />
Bảng 1: Phân bố theo địa điểm nghiên<br />
cứu.<br />
Địa điểm<br />
<br />
Số lượng nghiên cứu<br />
n = 171<br />
<br />
%<br />
<br />
Hà Nội<br />
<br />
33<br />
<br />
19,30<br />
<br />
Thái Nguyên<br />
<br />
25<br />
<br />
14,62<br />
<br />
TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
24<br />
<br />
14,04<br />
<br />
Huế<br />
<br />
11<br />
<br />
6,43<br />
<br />
Bắc Ninh<br />
<br />
10<br />
<br />
5,85<br />
<br />
Thanh Hóa<br />
<br />
10<br />
<br />
5,85<br />
<br />
Hải Phòng<br />
<br />
8<br />
<br />
4,68<br />
<br />
Đà Nẵng<br />
<br />
5<br />
<br />
2,92<br />
<br />
Hà Nam<br />
<br />
4<br />
<br />
2,34<br />
<br />
Đồng Nai<br />
<br />
4<br />
<br />
2,34<br />
<br />
Bình Dương<br />
<br />
4<br />
<br />
2,34<br />
<br />
Kiên Giang<br />
<br />
4<br />
<br />
2,34<br />
<br />
Bạc Liêu<br />
<br />
4<br />
<br />
2,34<br />
<br />
Nam Định<br />
<br />
3<br />
<br />
1,75<br />
<br />
An Giang<br />
<br />
3<br />
<br />
1,75<br />
<br />
Hậu Giang<br />
<br />
3<br />
<br />
1,75<br />
<br />
Bắc Kạn<br />
<br />
2<br />
<br />
1,17<br />
<br />
Lạng Sơn<br />
<br />
2<br />
<br />
1,17<br />
<br />
Hưng Yên<br />
<br />
2<br />
<br />
1,17<br />
<br />
Quảng Ninh<br />
<br />
2<br />
<br />
1,17<br />
<br />
Quảng Trị<br />
<br />
2<br />
<br />
1,17<br />
<br />
Quảng Ngãi<br />
<br />
2<br />
<br />
1,17<br />
<br />
Bình Thuận<br />
<br />
2<br />
<br />
1,17<br />
<br />
Cần Thơ<br />
<br />
2<br />
<br />
1,17<br />
<br />
171<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Có sự phân bố không đồng đều giữa<br />
các địa điểm nghiên cứu. Tỷ lệ triển khai<br />
nghiên cứu ở Hà Nội cao nhất (19,3%).<br />
Tại Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh<br />
lần lượt là 14,6%, 14,0%. Các địa điểm<br />
nghiên cứu còn lại đều < 6,5%. Nguyên<br />
nhân có thể là do tại Hà Nội, Thái Nguyên<br />
và Thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm:<br />
đều là những thành phố lớn, tập trung<br />
nhiều khu công nghiệp lâu năm và có xu<br />
hướng ngày càng mở rộng. Hà Nội có<br />
các khu công nghiệp lớn như: Khu công<br />
nghiệp Thăng Long; Thạch Thất - Quốc<br />
Oai; Sóc Sơn; Nội Bài; Sài Đồng A - B;<br />
Phú Nghĩa…Thái Nguyên có các khu<br />
công nghiệp như: Khu công nghiệp Sông<br />
Công I - II; Khu công nghiệp Nam Phổ<br />
Yên; Tây Phổ Yên; Khu công nghiệp<br />
Quyết Thắng; Khu công nghiệp Điềm<br />
Thụy. Thành phố Hồ Chí Minh tập trung<br />
65<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
các khu công nghiệp: Tây Bắc Củ Chi,<br />
Tân Thới Hiệp, Tân Bình, Lê Minh Xuân…<br />
Tại đó có nhiều nhà máy, công ty, xí<br />
nghiệp đa dạng về quy mô sản xuất và<br />
<br />
ngành nghề, tập trung nhiều nguồn và<br />
người lao động trực tiếp sản xuất. Vì vậy,<br />
đây là địa điểm lý tưởng cho các tác giả<br />
tiến hành nghiên cứu về SKNN.<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
40.00<br />
<br />
36.26<br />
<br />
35.00<br />
30.00<br />
25.00<br />
<br />
18.71<br />
<br />
16.96<br />
<br />
20.00<br />
<br />
18.71<br />
<br />
15.00<br />
<br />
9.36<br />
<br />
10.00<br />
5.00<br />
<br />
0.00<br />
<br />
0.00<br />
Đồng Bằng<br />
s<br />
Sông<br />
Hồng<br />
<br />
Trung du và Bắc Trung Tây Nguyên<br />
miền núi<br />
Bộ và duyên<br />
phía Bắc<br />
hải miền<br />
Trung<br />
<br />
Đông Nam<br />
Bộ<br />
<br />
Đồng bằng<br />
Sông<br />
Cửu<br />
s<br />
Long<br />
<br />
Hình 2: Phân bố địa điểm nghiên cứu theo vùng sinh thái.<br />
Địa điểm nghiên cứu phân bố không đồng đều giữa các vùng sinh thái. Tỷ lệ triển<br />
khai nghiên cứu ở vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất (32%). Tại Đông Nam Bộ, Bắc<br />
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tỷ lệ bằng nhau nhau, cao thứ hai và chiếm<br />
18,71%; sau đó là vùng trung du và miền núi phía Bắc với tỷ lệ 16,9%; chưa có nghiên<br />
cứu nào triển khai tại các tỉnh thuộc Tây Nguyên.<br />
* Phân bố nghiên cứu theo 8 nội dung của SKNN:<br />
%<br />
<br />
60<br />
<br />
29,8%<br />
<br />
50<br />
40<br />
<br />
18,1%<br />
<br />
18,7%<br />
<br />
30<br />
20<br />
<br />
8,8%<br />
<br />
5,9%<br />
<br />
10<br />
<br />
8,2%<br />
3,5%<br />
<br />
7,0%<br />
<br />
0<br />
ATLĐ<br />
<br />
VSLĐ<br />
<br />
ĐCHH<br />
<br />
TLLĐ<br />
<br />
SLLĐ Ecgônômi<br />
Ecgonomi BNN<br />
<br />
DTHNN<br />
<br />
Hình 3: Số lượng nghiên cứu theo 8 nội dung SKNN từ 2010 - 2015.<br />
Trong 8 nội dung SKNN, nội dung dịch tễ học nghề nghiệp được nghiên cứu nhiều<br />
nhất (29,8%). Sau đó đến các nghiên cứu về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp<br />
66<br />
<br />