Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
THỰC TRẠNG PHÁT HIỆN VÀ QUẢN LÝ SỐT RÉT TẠI MỘT SỐ XÃ<br />
SỐT RÉT LƯU HÀNH HUYỆN EA SOUP, TỈNH DAKLAK 2011<br />
Hồ Văn Hoàng*, Nguyễn Duy Sơn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Y tế xã và thôn bản có vai trò quan trọng trong hoạt động phòng chống sốt rét.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả hoạt động của y tế xã, thôn bản trong việc phát hiện, quản lý sốt rét tại một số<br />
xã sốt rét lưu hành huyện Ea Soup, Dak Lak và đánh giá thực trạng phát hiện ký sinh trùng sốt rét của các điểm<br />
kính hiển vi tại các xã này.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả dịch tễ học.<br />
Kết quả: Tỷ lệ tháng sẵn có chiếm tỷ lệ là 70,97%; dân số được tiếp cận với dịch vụ phát hiện và quản lý ca<br />
bệnh sốt rét là 100%. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ chiếm 83,19% so với ước tính 81,11% sử dụng đủ các dịch vụ theo<br />
quy định và 74,44% sử dụng tốt. Tỷ lệ sai sót trong soi lam phát hiện ký sinh trùng sốt rét là 30%. Các điểm<br />
kính hiển vi trả lời kết quả xét nghiệm trong vòng 2 giờ, trả lời kết quả cho y tế thôn bản sau 3-5 ngày. Tỷ lệ bệnh<br />
nhân không được xét nghiệm chiếm 6,74%, xét nghiệm 1 lần chiếm 77,42% và ≥ 2 lần chiếm 15,84%.<br />
Kết luận: Hiệu quả hoạt động của y tế xã và điểm kính hiển vi còn hạn chế.<br />
Khuyến nghị: Cần giám sát chất lượng hoạt động của y tế xã và điểm kính hiển vi.<br />
Từ khóa: Quản lý ca bệnh, điểm kính hiển vi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE SITUATION OF MALARIA DETECTION AND CASE MANAGEMENT IN SOME MALARIA<br />
ENDEMIC COMMUNES, EASOUP DISTRICT, DAK LAK PROVINCE<br />
Ho Van Hoang, Nguyen Duy Son<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 67 - 73<br />
Background: The communal and village health system plays an important role in the malaria control<br />
programe.<br />
Objectives: To describe the activities of communal health for malaria detection and cases management in<br />
some malaria endemic communes and to evaluate the situation of activities of microscopic points for malaria<br />
parasite examination in Ea Soup district, Dak Lak province.<br />
Study method: Epidemiological descriptive study.<br />
Results: The survey on the activities of communal health showed the proportion of availability month was<br />
70.97%; 100% of people can access the service of malaria dectection and management. The proportion of service<br />
utilisation was 83.19%. The proportion of adequate and effective utilisation was 81.11% and 74.44% respectively.<br />
The error proportion of malaria smear examination was 30%. The error rate of false negativity was highest<br />
(28.56%). The microscopists answered the malaria smears before 2 hours at microscopic points and after 3-5 days<br />
for village health workers.The proportion of malaria patients who were not examined was 6.74%. The proportion<br />
of patients being examined malaria parasite 1 time and more than 2 times was 77.42% and 15.84% respectively.<br />
Conclusion: The effectiveness of activities communal health and microscopic points still has some<br />
*: Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn<br />
Tác giả liên lạc: Ts. Bs. Hồ Văn Hoàng,<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
ĐT: 0914004629,<br />
<br />
Email: ho_hoang64@yahoo.com<br />
<br />
67<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
limitations.<br />
Recommendations: The communal and village health and microscopic points should be supervised<br />
continuously to enhance their job performance.<br />
Key words: Case management, Microscope point.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Công tác phòng chống sốt rét (PCSR) toàn<br />
cầu tuy đã qua nhiều giai đoạn với những chiến<br />
lược khác nhau nhưng đến nay sốt rét (SR) vẫn<br />
là một bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và<br />
ảnh hưởng hạn chế đến sự phát triển kinh tế, xã<br />
hội của nhiều vùng, nhiều quốc gia. Để đạt<br />
được mục tiêu chương trình PCSR, công tác<br />
phát hiện và quản lý người mang ký sinh trùng<br />
sốt rét (KSTSR) tại cộng đồng là rất quan trọng<br />
nhằm giảm số người mang mầm bệnh, hạn chế<br />
được lây lan (1,2, 4). Đề tài" Thực trạng phát hiện<br />
và quản lý sốt rét tại một số xã sốt rét lưu hành<br />
huyện Ea Soup, tỉnh Daklak năm 2011" nhằm<br />
các mục tiêu:<br />
Mô tả hoạt động của y tế xã, thôn bản trong việc<br />
phát hiện, quản lý bệnh nhân sốt rét tại một số xã sốt<br />
rét lưu hành huyện Ea Soup.<br />
Đánh giá thực trạng hoạt động của các điểm kính<br />
hiển vi trong phát hiện bệnh sốt rét tại các xã này.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
3 xã EaBung, YaTmot và EaLop huyện Ea<br />
Soup, tỉnh Dak Lak.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Trạm y tế, cán bộ y tế xã và y tế thôn bản<br />
(YTTB) 3 xã để nghiên cứu thực trạng hoạt động<br />
có liên quan công tác PCSR. Điểm kính hiển vi<br />
(ĐKHV) tại 3 xã.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả thực trạng hoạt động của<br />
3 trạm y tế xã và tất cả YTTB của 3 xã trong phát<br />
hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét (BNSR) tại<br />
cộng đồng.<br />
Mô tả thực trạng hoạt động ĐKHV: Khảo sát<br />
kỹ năng xét nghiệm (XN) lam máu tìm KSTSR<br />
<br />
68<br />
<br />
của XN viên với 10 lam mẫu trong 2 giờ. Quan<br />
sát và phỏng vấn để khảo sát xét nghiệm viên về<br />
hoạt động của ĐKHV đối với hoạt động quản lý<br />
sốt rét.<br />
<br />
Kỹ thuật nghiên cứu<br />
Quan sát và phỏng vấn tại Trạm y tế, y tế<br />
thôn bản. Kỹ thuật điều tra hoạt động điểm kính<br />
hiển vi.<br />
<br />
Các chỉ số đánh giá dịch vụ y tế (0).<br />
Tỷ lệ sẵn có: “tháng sẵn có” cho mỗi "điểm y<br />
tế" (mỗi YTTB và trạm y tế được xem là một<br />
điểm y tế ) được quy định là những tháng mà<br />
điểm đó có cán bộ y tế làm việc thường xuyên,<br />
có đủ lam XN và thuốc SR để phục vụ cho<br />
BNSR đến khám và điều trị. Tháng nào không<br />
bảo đảm điều kiện nêu trên thì được coi là tháng<br />
“không sẵn có”.<br />
Tỷ lệ tiếp cận: Tỷ lệ tiếp cận với quản lý ca<br />
bệnh (QLCB) là tỷ lệ dân số có thể tiếp cận dễ<br />
dàng với dịch vụ XN và khám chữa bệnh SR tại<br />
các điểm y tế trong xã.<br />
Tỷ lệ sử dụng: Tỷ lệ lượt người đến sử dụng<br />
dịch vụ (khám bệnh, điều trị SR, XN KSTSR,<br />
được cấp thuốc SR tự điều trị) ít nhất 1 lần trong<br />
kỳ báo cáo 6 tháng. Số lượt người ước tính sẽ<br />
đến khám chữa bệnh SR trong xã sẽ được tính<br />
như sau: Theo số liệu của Bộ Y tế: trong 6 tháng<br />
bình quân số lượt người đến khám bệnh tật<br />
chung trong xã là 60% dân số xã. Số liệu của<br />
Viện Sốt Rét- KST-CT TW, trong 6 tháng bình<br />
quân số lượt người đến khám và điều trị bệnh<br />
SR khoảng 15% số lượt đến khám bệnh chung.<br />
Vậy số lượt người ước tính sẽ đến khám chữa<br />
bệnh SR tại xã trong 6 tháng là số dân xã nhân<br />
với (0,6 x 0,15 ) = dân số xã x 0,09.<br />
Tỷ lệ sử dụng đủ: Tỷ lệ bệnh nhân SR được<br />
XN máu tìm KSTSR, được uống thuốc đúng, đủ<br />
liều (theo phác đồ Bộ Y tế) trên tổng số BNSR<br />
trong kỳ báo cáo.<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Tỷ lệ sử dụng tốt: Tỷ lệ BNSR khỏi bệnh so<br />
với số bệnh BNSR trong kỳ báo cáo. Quy định<br />
chọn 30 ca ngẫu nhiên trên tổng số BNSR để<br />
phân tích có bao nhiêu người khỏi bệnh (không<br />
bị SR lại trong vòng 28 ngày) (0).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1. Một số đặc điểm của trạm y tế xã và dân số<br />
phụ trách.<br />
Diện tích trạm<br />
*khoảng<br />
Số phòng<br />
Dân số<br />
(m2)<br />
cách km<br />
Ea Bung<br />
130<br />
5<br />
30<br />
3269<br />
Ya Tmot<br />
150<br />
6<br />
28<br />
3376<br />
Ea Lop<br />
120<br />
5<br />
32<br />
2230<br />
Trung bình<br />
30,00±2,0 2.958,33±<br />
133,33±15,28 5,33±0,58<br />
0<br />
633,02<br />
Xã<br />
<br />
Thời gian<br />
Năm 2011<br />
<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
<br />
* Khoảng cách từ thôn xa nhất đến trạm y tế.<br />
<br />
Theo phương pháp thống kê y sinh học<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Thực trạng hoạt động của trạm y tế xã và<br />
của YTTB<br />
<br />
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy diện<br />
tích trung bình của mỗi trạm y tế xã là 133,33 m2<br />
±15,28. Mỗi trạm y tế có 5-6 phòng, trung bình<br />
phụ trách cho 2.958.33±633,02 dân, khoảng cách<br />
từ trạm đến thôn xa nhất từ 28-32 km.<br />
<br />
Bảng 2. Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế xã, thôn bản.<br />
Bác sỹ<br />
<br />
Y sỹ<br />
<br />
X·<br />
<br />
Số cán<br />
bộ<br />
<br />
SL*<br />
<br />
%<br />
<br />
Ea Bung<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
25,00<br />
<br />
Ya Tmot<br />
Ea Lop<br />
<br />
5<br />
5<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
20,00<br />
20,00<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
14<br />
<br />
3<br />
<br />
21,42<br />
<br />
3<br />
<br />
SL<br />
<br />
Nữ hộ sinh<br />
%<br />
<br />
Điều dưỡng<br />
<br />
Y học cổ truyền<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
1<br />
<br />
25,00<br />
<br />
1<br />
<br />
25,00<br />
<br />
1<br />
<br />
25,00<br />
<br />
20,00<br />
20,00<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
20,00<br />
20,00<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
20,00<br />
20,00<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
20,00<br />
20,00<br />
<br />
21,42<br />
<br />
3<br />
<br />
21,42<br />
<br />
3<br />
<br />
21,42<br />
<br />
2<br />
<br />
14,32<br />
<br />
*SL: số lượng<br />
Nhận xét: Tất cả các trạm y tế đều có bác sĩ, mỗi trạm y tế có 4-5 cán bộ phục vụ công tác chăm sóc<br />
sức khỏe cho nhân dân.<br />
Bảng 3. Một số đặc điểm 3 xã nghiên cứu.<br />
Thời gian (giờ)<br />
≤1<br />
>1<br />
Ea Bung<br />
9<br />
3<br />
Ya Tmot<br />
8<br />
2<br />
Ea Lop<br />
7<br />
3<br />
Xã<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
24<br />
<br />
8<br />
<br />
Dân<br />
số<br />
<br />
Có<br />
YTTB<br />
<br />
Dân số tiếp<br />
cận QLCB<br />
<br />
3269<br />
3376<br />
2230<br />
<br />
12<br />
10<br />
10<br />
<br />
3269<br />
3376<br />
2230<br />
<br />
8875<br />
<br />
32<br />
<br />
8875<br />
<br />
Ea Lop<br />
Tổng<br />
<br />
11<br />
35<br />
<br />
66<br />
186<br />
<br />
39<br />
132<br />
<br />
59,09<br />
70,97<br />
<br />
Nhận xét: So với tháng sẵn có theo yêu cầu,<br />
tỷ lệ tháng sẵn có của 3 xã chiếm tỷ lệ là 70,97%.<br />
Tỷ lệ tháng sẵn có tại xã Ea Bung là 79,49%; xã<br />
Ya Tmot là 62,12%; tại xã Ea Lốp là 59,09%.<br />
<br />
Nhận xét: Điều tra cho thấy 100% thôn đều<br />
có nhân viên y tế thôn bản, số dân tiếp cân với<br />
phát hiện và quản lý bệnh SR là 100%. Có 24<br />
thôn /32 thôn chiếm 63,16% có thời gian đi bằng<br />
các phương tiện thông thường ≤1 giờ, số còn lại<br />
36,84% thôn cách xa trạm y tế > 1 giờ đi lại.<br />
Bảng 4.Tháng sẵn có về quản lý ca bệnh (từ 7/201112/2011).<br />
Xã<br />
Ea Bung<br />
Ya Tmot<br />
<br />
Số Số tháng sẵn Số tháng<br />
%<br />
điểm có theo yêu sẵn có hiện tháng<br />
y tế<br />
cầu<br />
có<br />
sẵn có<br />
13<br />
11<br />
<br />
78<br />
66<br />
<br />
62<br />
41<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
79,49<br />
62,12<br />
<br />
69<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 5. Tỷ lệ tiếp cận về quản lý ca bệnh sốt rét.<br />
Số Dân số Dân số tiếp cận % tiếp cận<br />
Xã<br />
điểm y<br />
dịch vụ phát hiện<br />
tế<br />
và QLCB<br />
Ea Bung<br />
13<br />
3269<br />
3269<br />
100%<br />
Ya Tmot<br />
11<br />
3376<br />
3376<br />
100%<br />
<br />
Ea Lop<br />
<br />
11<br />
<br />
2230<br />
<br />
2230<br />
<br />
100%<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
35<br />
<br />
8875<br />
<br />
8875<br />
<br />
100%<br />
<br />
Tại cả 3 xã, 100% dân số được tiếp cận với<br />
dịch vụ phát hiện và quản lý ca bệnh sốt rét.<br />
<br />
Bảng 6.Tỷ lệ sử dụng, sử dụng đủ và sử dụng tốt về quản lý ca bệnh (trong 6 tháng).<br />
Sử dụng<br />
Dân số Lượt người Lượt người<br />
ước tính<br />
sử dụng<br />
Ea Bung 3269<br />
294<br />
256<br />
Ya Tmot 3376<br />
303<br />
260<br />
Ea Lop<br />
2230<br />
200<br />
147<br />
797<br />
Tổng<br />
8875<br />
663<br />
<br />
Sử dụng đủ<br />
<br />
Xã<br />
<br />
Sủ dụng tốt<br />
<br />
Tỷ lệ Số BNSR Số BNSR sử<br />
%<br />
kiểm tra<br />
dụng đủ<br />
87,07<br />
30<br />
25<br />
85,81<br />
30<br />
24<br />
73,50<br />
30<br />
24<br />
83,19<br />
90<br />
73<br />
<br />
Số BNSR<br />
Tỷ lệ %<br />
kiểm tra<br />
83,33<br />
30<br />
80,00<br />
30<br />
80,00<br />
30<br />
81,11<br />
90<br />
<br />
Số khỏi<br />
bệnh<br />
22<br />
24<br />
21<br />
67<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
73,33<br />
80,00<br />
70,00<br />
74,44<br />
<br />
Nhận xét: Phân tích yếu tố sử dụng cho thấy có 83,19% lượt người so với ước tính được sử dụng<br />
dịch vụ quản lý ca bệnh sốt rét. Trong đó 81,11% sử dụng đủ các dịch vụ theo quy định và 74,44% sử<br />
dụng tốt (số khỏi bệnh).<br />
Bảng 7. Chất lượng XN lam máu của điểm kính<br />
trong quản lý ca bệnh.<br />
Điểm kính<br />
<br />
Số lam<br />
kiểm tra<br />
<br />
Ea Bung<br />
Ya Tmot<br />
Ea Lop<br />
<br />
10<br />
10<br />
10<br />
<br />
Đúng<br />
SL<br />
%<br />
7<br />
70,00<br />
8<br />
80,00<br />
6<br />
60,00<br />
<br />
Sai sót<br />
SL<br />
%<br />
3<br />
30,00<br />
2<br />
20,00<br />
4<br />
40,00<br />
<br />
Điểm kính<br />
<br />
Số lam<br />
kiểm tra<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
30<br />
<br />
Đúng<br />
SL<br />
21<br />
<br />
Sai sót<br />
<br />
%<br />
70,00<br />
<br />
SL<br />
9<br />
<br />
%<br />
30,00<br />
<br />
Nhận xét: Khảo sát kỹ năng phát hiện<br />
KSTSR theo bộ lam mẫu 10 lam cho thấy tỷ lệ<br />
soi đúng là 70%, tỷ lệ sai sót là 30%.<br />
<br />
Bảng 8. XN thụ động và chủ động của các ĐKHV từ (7/2011-6/2011)<br />
§KHV<br />
<br />
Tổng số<br />
lam<br />
<br />
XN chủ động<br />
<br />
Ea Bung<br />
Ya Tmot<br />
Ea Lop<br />
<br />
338<br />
420<br />
408<br />
<br />
SL<br />
185<br />
219<br />
207<br />
<br />
Tæng<br />
<br />
1166<br />
<br />
611<br />
<br />
%<br />
54,73<br />
52,14<br />
50,73<br />
52,40<br />
<br />
KSTSR (+)<br />
10<br />
15<br />
16<br />
41<br />
<br />
XN thụ động<br />
%<br />
5,40<br />
6,84<br />
7,72<br />
6,71<br />
<br />
SL<br />
153<br />
201<br />
201<br />
555<br />
<br />
%<br />
45,26<br />
47,85<br />
49,26<br />
47,59<br />
<br />
KSTSR (+)<br />
14<br />
21<br />
17<br />
52<br />
<br />
%<br />
9,15<br />
10,44<br />
8,45<br />
9,36<br />
<br />
Nhận xét: Hoạt động xét nghiệm chủ động chiếm 52,40% tổng số lam phát hiện. Tuy nhiên số<br />
KSTSR được phát hiện bởi hệ thống thụ động cao hơn, chiếm tỷ lệ 9,36% so với 6,71% trong hệ thống<br />
xét nghiệm chủ động.<br />
ngày.<br />
Bảng 9. Thời gian trả lời kết quả giúp chẩn đoán điều<br />
trị bệnh sốt rét.<br />
Trả lời kết quả phục vụ<br />
Trả lời kết quả cho YTTB<br />
phát hiện, chẩn đoán sớm<br />
Thời gian<br />
< 1 giờ<br />
> 1-2 giờ<br />
> 2 giờ<br />
<br />
Số điểm<br />
1<br />
2<br />
0<br />
<br />
Thời gian<br />
< 1 -2ngày<br />
> 3-5 ngày<br />
> 5 ngày<br />
<br />
Số điểm<br />
0<br />
3<br />
0<br />
<br />
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy các điểm<br />
kính hiển vi trả lời kết quả phục vụ cho việc<br />
phát hiện, chẩn đoán sớm trong vòng 2 giờ. Cả 3<br />
điểm kính đều trả lời kết quả cho YTTB sau 3-5<br />
<br />
70<br />
<br />
Bảng 10. Số lần xét nghiệm phục vụ quản lý bệnh<br />
nhân sốt rét tại các điểm kính hiển vi.<br />
ĐKHV<br />
<br />
Số BNSR<br />
khảo sát<br />
<br />
Ea Bung<br />
Ya Tmot<br />
Ea Lop<br />
Tổng<br />
<br />
102<br />
124<br />
115<br />
341<br />
<br />
Không xét<br />
nghiệm<br />
SL<br />
%<br />
5 4,90<br />
7 5,65<br />
11 9,57<br />
23 6,74<br />
<br />
Xét nghiệm<br />
1 lần<br />
SL<br />
%<br />
78 76,47<br />
89 71,77<br />
97 84,35<br />
264 77,42<br />
<br />
Xét nghiệm<br />
≥ 2 lần<br />
SL<br />
%<br />
19 18,63<br />
28 22,58<br />
7<br />
6,09<br />
54 15,84<br />
<br />
Nhận xét: Kết quả khảo sát 341 bệnh nhân<br />
tại 3 điểm kính hiển vi cho thấy có 23 bệnh<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
nhân không được xét nghiệm chiếm 6,74%,<br />
264 bệnh nhân được xét nghiệm 2 lần chiếm<br />
77,42% và 54 bệnh nhân được xét nghiệm ≥ 2<br />
lần chiếm 15,84%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Hoạt động mạng lưới y tế xã, thôn trong<br />
phát hiện, quản lý bệnh nhân sốt rét<br />
Kết quả phân tích tình hình hoạt động của<br />
dịch vụ y tế liên quan đến phát hiện và quản lý<br />
ca bệnh sốt rét dựa vào 5 yếu tố: sẵn có, tiếp cận,<br />
sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng tốt.<br />
<br />
Yếu tố sẵn có<br />
Do địa bàn miền núi biên giới khó khăn, các<br />
thôn bản xa nhau, cách xa trạm y tế 28-30 km<br />
nên hoạt động của trạm y tế khó bao phủ được<br />
các thôn. So với tháng sẵn có theo yêu cầu, tỷ lệ<br />
tháng sẵn có của 3 xã chiếm tỷ lệ là 70,97%. Tỷ lệ<br />
tháng sẵn có tại xã Ea Bung là 79,49%; xã Ya<br />
Tmot là 62,12%; tại xã Ea Lốp là 59,09%. Như<br />
vậy số tháng sẵn có vẫn còn thấp, nguyên nhân<br />
là do y tế thôn bản hoạt động không thường<br />
xuyên, không đến trạm y tế nhận thuốc, lam<br />
máu…Yếu tố tiếp cận: là yếu tố mà người dân<br />
tiếp cân với các dịch vụ phát hiện và quản lý<br />
bệnh SR. Mặc dù các thôn cách xa trạm y tế<br />
nhưng do đều có y tế thôn bản nên số dân được<br />
tiếp cận với dịch vụ quản lý ca bệnh là 100%.<br />
Hồi cứu trong 6 tháng tại 3 xã nghiên cứu<br />
cho thấy có 83,19% lượt người so với ước tính<br />
được sử dụng dịch vụ phát hiện và quản lý ca<br />
bệnh. Trong đó 81,11% sử dụng đủ (uống thuốc<br />
đủ liều và đủ ngày) và 74,44% sử dụng tốt (khỏi<br />
bệnh). Với những hạn chế trong yếu tố sẵn có<br />
nêu trên làm cho tỷ lệ sử dụng dịch vụ quản lý<br />
ca bệnh thấp.<br />
Do trình độ chuyên môn của cán bộ y tế xã<br />
còn hạn chế, hoạt động đào tạo hiệu quả chưa<br />
cao, khả năng lập kế hoạch dự trù vật tư thuốc<br />
chưa đúng quy định, điều trị chưa đúng thuốc,<br />
đủ liều theo phác đồ, bệnh nhân lại không theo<br />
đúng hướng dẫn đã ảnh hưởng đến hoạt động<br />
quản lý ca bệnh sốt rét. Do đó tỷ lệ sử dụng dịch<br />
vụ chưa cao, đáng chú ý là tỷ lệ sử dụng tốt<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(khỏi bệnh) chỉ đạt 74,44%.<br />
Từ những bàn luận trên cũng đã cho thấy<br />
phần nào hiệu quả chưa cao của công tác<br />
quản lý ca bệnh, theo dõi bệnh nhân sau khi<br />
cho uống thuốc chưa được quan tâm, sự phối<br />
hợp và hỗ trợ giữa y tế xã và y tế thôn bản<br />
chưa tạo sự gắn kết cần thiết cũng như không<br />
duy trì thường xuyên.<br />
Kết quả nghiên cứu thí điểm về phòng<br />
chống sốt rét dựa vào cộng đồng tại 3 huyện ở<br />
Nghệ An cũng cho thấy tỷ lệ các yếu tố chưa đạt<br />
mức cao. Ở Tương Dương sau 3 kỳ theo dõi đến<br />
6 tháng đầu năm 2004, tỷ lệ sẵn có cũng chỉ ở<br />
mức 80%, tỷ lệ tiếp cận 92%, tỷ lệ sử dụng 22%,<br />
tỷ lệ sử dụng đủ 80% và tỷ lệ sử dụng tốt cũng<br />
chỉ đạt 70%. Tuy nhiên tỷ lệ tiếp cận ở các xã ở<br />
Ea Soup là 100% do đều có y tế thôn bản hoạt<br />
động. Tỷ lệ sử dụng là 83,19% cao hơn so với thí<br />
điểm tại Nghệ An, điều này là do ở huyện Ea<br />
Soup có hệ thống y tế thôn bản đầy đủ, người đi<br />
rừng ngủ rẫy sử dụng dịch vụ cấp thuốc tự điều<br />
trị nên tỷ lệ sử dụng đạt cao hơn ở thí điểm<br />
Nghệ An (0,4).<br />
<br />
Thực trạng hoạt động của điểm kính hiển<br />
vi trong phát hiện KSTSR.<br />
Nhiều năm tình hình ở khu vực miền TrungTây Nguyên có xu hướng giảm. Tuy nhiên nguy<br />
cơ sốt rét ở khu vực vẫn còn cao; hàng năm số<br />
BNSR chiếm 42%, KSTSR chiếm 75%, SRAT và<br />
TVSR chiếm trên 80% so với cả nước (5). Một<br />
trong những nguyên nhân là vấn đề hệ thống y<br />
tế cơ sở xã cũng như các điểm kính hiển vi còn<br />
hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ PCSR<br />
cho cộng đồng (3,4).<br />
Kết quả khảo sát với bộ lam mẫu cho thấy tỷ<br />
lệ lam được trả lời đúng chiếm 70%, số lam sai<br />
sót chiếm 30%. Tỷ lệ sai sót này tương đối cao so<br />
với giới hạn cho phép ở tuyến xã. Tuy nhiên<br />
trong một nghiên cứu đánh giá hoạt động của<br />
hệ thống xét nghiệm chẩn đoán sốt rét ở khu<br />
vực miền Trung và Tây Nguyên, tỷ lệ sai sót của<br />
XNV hệ điểm kính hiển vi chiếm 37,33% thấp<br />
nhất khi so sánh với tỉ lệ sai sót của các XNV ở<br />
các trung tâm y tế huyện là 44,30% và ở các bệnh<br />
<br />
71<br />
<br />