HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0027<br />
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 94-106<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN<br />
THEO PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP<br />
TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
<br />
Nguyễn Thị Hằng<br />
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện trên 252 giáo viên và cán bộ quản lí ở các<br />
trường trung học phổ thông (THPT) thuộc địa bàn 8 tỉnh: Điện Biên, Bắc Ninh, Hà<br />
Nội, Thanh Hóa, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Trà Vinh, nhằm phát hiện thực<br />
trạng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THPT theo phương thức tổ chức<br />
cộng đồng học tập trong nhà trường. Kết quả cho thấy: (1)Về nội dung: Các nội dung<br />
phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên theo phương thức tổ chức cộng đồng học<br />
tập trong nhà trường được triển khai chưa đồng đều; (2)Về hình thức: Các hình thức<br />
phát triển nghề nghiệp theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập có tỉ lệ cao hơn,<br />
nhưng chưa đồng đều và vẫn thấp dưới trung bình; (3) Về đánh giá tác động: Các<br />
hình thức có tác động mạnh đến việc phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên theo<br />
phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường như: Tự đọc tài liệu, tự<br />
nghiên cứu; Dự giờ, quan sát đồng nghiệp trong trường; Giáo viên cốt cán hướng dẫn<br />
đồng nghiệp; Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường; Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm<br />
chuyên môn với đồng nghiệp. Trong đó, đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí<br />
không tương đồng.<br />
Từ khóa: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên, phương thức thổ chức cộng<br />
đồng học tập, năng lực nghề nghiệp, cộng đồng học tập chuyên môn, năng lực nghề<br />
nghiệp giáo viên.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên (teacher professional development)<br />
(PTNLGV) và cộng đồng học tập chuyên môn trong nhà trường (Professional Learning<br />
Community) là vấn đề đã được thế giới quan tâm nghiên cứu; nó được biết đến qua các<br />
nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu như: Hayes Mizell, 2010; Villegas-Reimers, 2003;<br />
Mitchell & Sackney, 2000; Toole & Louis, 2002; Richard DuFour và Robert E. Eaker,<br />
1998; Hord (2004) và Louis (1995)… và nhiều tác giả khác.<br />
Nghiên cứu của Hayes Mizell, 2010; Villegas-Reimers, 2003 và các tác giả trên đã<br />
chỉ ra rằng: Phát triển năng lực nghề nghiệp (PTNLNN) có nghĩa là tăng cường kĩ năng và<br />
Ngày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019.<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hằng. Địa chỉ e-mail: hangnguyenthi0039@gmail.com.<br />
94<br />
<br />
Thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên theo phương thức tổ chức cộng đồng…<br />
<br />
kiến thức cho các thành viên của một tổ chức nhằm phát triển phẩm chất cá nhân và năng<br />
lực làm việc của họ. Hoạt động PTNLNN được thực hiện thông qua nhiều loại hình học<br />
tập khác nhau, từ việc tham gia các chương trình đào tạo được cấp bằng đến các hoạt<br />
động học thuật tham dự hội thảo, hội nghị hay các khóa tập huấn [9]; chất lượng giảng<br />
dạy và lãnh đạo nhà trường là những yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao kết quả<br />
của học sinh. Đối với giáo viên (GV) và cán bộ quản lí (CBQL) để làm việc có hiệu quả<br />
nhất có thể, họ phải liên tục mở rộng kiến thức và kĩ năng của mình để thực hiện các công<br />
việc thực tiễn được tốt nhất. PTNNGV là chiến lược duy nhất để các nhà trường có thể<br />
nâng cao mức độ thực hiện nhiệm vụ của GV. PTNNGV cũng là cách thức duy nhất các<br />
GV có thể học tập để thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn và nâng cao kết quả của HS [3].<br />
Cộng đồng học tập chuyên môn là khái niệm dùng để chỉ một nhóm người cùng chia<br />
sẻ và phân tích, phản ánh một cách nghiêm túc công việc chuyên môn của họ theo cách<br />
thức liên tục phản chiếu, cộng tác, học hỏi và trên tinh thần xây dựng để cùng nhau phát<br />
triển (Mitchell & Sackney, 2000; Toole & Louis, 2002); họ hoạt động theo tập thể (King<br />
& Newmann, 2001) [10].<br />
Tại Việt Nam, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên là một trong nhiều mô hình<br />
nhằm phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên và được xem là mô hình phổ biến về<br />
PTNNGV, có ưu thế giúp số đông giáo viên được tiếp cận với các chương trình phát triển<br />
nghề nghiệp. Phương thức để triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ được<br />
thực hiện theo các bước: (1) Tập huấn giáo viên cốt cán tại trung ương; (2) Giáo viên cốt<br />
cán tập huấn đại trà cho giáo viên ở cơ sở Mô hình này đang bộ lộ nhiều hạn chế, bất<br />
cập, nhất là về chất lượng bồi dưỡng. Một trong những nguyên nhân có tác động trực<br />
tiếp đến chất lượng bồi dưỡng giáo viên chính là chất lượng tác nghiệp dạy học trong<br />
quá trình thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên từ các lớp tập huấn giáo viên cốt<br />
cán ở trung ương đến các lớp bồi dưỡng đại trà cho giáo viên tại các địa phương [8]; bên<br />
cạnh đó tình trạng "tam sao thất bản" cũng thường diễn ra khi GV cốt cán tập huấn đại<br />
trà cho GV địa phương.<br />
Có nhiều điểm khác biệt về cách lựa chọn mô hình PTNNGV giữa Việt Nam và thế<br />
giới. Nghiên cứu của Guskey, T. R. (2000); Gaible, Edmond and Mary Burns (2005) đã<br />
chỉ ra có 7 mô hình PTNNGV nổi bật, trong đó phân tích rõ những ưu điểm của<br />
PTNNGV theo phương thức cộng đồng học tập trong nhà trường, điều chưa được chú<br />
trọng ở Việt Nam [2, 11].<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát hiện thực trạng phát triển năng lực nghề<br />
nghiệp cho giáo viên THPT theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà<br />
trường; làm cơ sở để đề xuất biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên<br />
THPT theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Phát triển năng lực nghề nghiệp theo phương thức tổ chức cộng đồng học<br />
tập trong nhà trường<br />
2.1.1 Khái niệm phát triển năng lực nghề nghiệp<br />
Phát triển năng lực nghề nghiệp có nghĩa là tăng cường kĩ năng và kiến thức cho các<br />
thành viên của một tổ chức nhằm phát triển phẩm chất cá nhân và năng lực làm việc của<br />
95<br />
<br />
Nguyễn Thị Hằng<br />
<br />
họ. Hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp được thực hiện thông qua nhiều loại hình<br />
học tập khác nhau, từ việc tham gia các chương trình đào tạo được cấp bằng đến các hoạt<br />
động học thuật tham dự hội thảo, hội nghị hay các khóa tập huấn (Villegas-Reimers,<br />
2003). Nhiều phương pháp đã được sử dụng để phát triển năng lực nghề nghiệp, ví dụ như<br />
tư vấn, hướng dẫn trực tiếp hay phân tích hành động. Trong lĩnh vực giáo dục, việc<br />
nghiên cứu bài giảng, việc hợp tác trong việc soạn bài, dự giờ, đánh giá hiệu quả bài<br />
giảng là những phương pháp phổ biến được sử dụng để phát triển năng lực nghề nghiệp<br />
trong những thập kỷ vừa qua. Những nhà quản lý giáo dục cấp tiến và những nhà nghiên<br />
cứu hiệu quả của các phương pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho rằng việc phát<br />
triển một cộng đồng học tập sẽ tạo nhiều cơ hội cho các cá nhân và tập thể phát triển năng<br />
lực nghề nghiệp của mình [9].<br />
Cộng đồng học tập chuyên môn là một khái niệm dùng để chỉ một nhóm người cùng<br />
chia sẻ và phân tích, phản ánh một cách nghiêm túc công việc chuyên môn của họ theo<br />
cách thức liên tục phản chiếu, cộng tác, học hỏi và trên tinh thần xây dựng để cùng nhau<br />
phát triển (Mitchell & Sackney, 2000; Toole & Louis, 2002); họ hoạt động theo tập thể<br />
(King & Newmann, 2001) [10].<br />
Có nhiều cách gọi khác nhau về PTNNGV, ví dụ như phát triển đội ngũ, bồi dưỡng,<br />
học tại chức, học tập chuyên môn hoặc giáo dục liên tục. Dù tên gọi khác nhau nhưng<br />
mục đích giống nhau – để nâng cao việc học của GV và HS. Hayes Mizell cho rằng, phát<br />
triển nghề nghiệp GV được hiểu là việc giảng dạy được cung cấp cho GV để thúc đẩy sự<br />
phát triển của họ ở một số khía cạnh nhất định như: công nghệ, các phương pháp giảng<br />
dạy mới, nội dung môn học… PTNN là công cụ mà theo đó tầm nhìn của các nhà hoạch<br />
định chính sách về sự thay đổi được phổ biến và truyền đạt tới các GV [3].<br />
UNESCO cho rằng, PTNN theo nghĩa rộng liên quan đến sự phát triển con người ở<br />
khía cạnh vai trò nghề nghiệp. Cụ thể hơn: PTNN GV là sự lớn mạnh về nghề nghiệp mà<br />
GV đạt được như là kết quả của sự gia tăng trải nghiệm và kiểm soát việc giảng dạy của<br />
mình một cách hệ thống” [4].<br />
Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng, PTNN GV bao gồm các quá trình chính quy/chính<br />
thức như hội nghị, hội thảo, seminar, học tập hợp tác giữa các thành viên trong nhóm;<br />
hoặc các khóa học ngắn hạn ở các cơ sở đào tạo và các quá trình không chính thức như<br />
những cuộc tranh luận/thảo luận giữa các đồng nghiệp, tự đọc tài liệu hoặc tự nghiên cứu,<br />
quan sát hoạt động của đồng nghiệp hoặc những học tập khác từ bạn bè.<br />
Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung (2018) cho rằng: phát triển nghề nghiệp GV theo tiếp<br />
cận năng lực được hiểu là các hoạt động phát triển các kĩ năng, kiến thức, thái độ và các<br />
đặc điểm khác của một cá nhân với tư cách là một GV để họ giải quyết được những thách<br />
thức trong dạy học – giáo dục HS cũng như những yêu cầu của thực tiễn đa dạng ở nhà<br />
trường phổ thông. Nó bao gồm các hoạt động chính thức và không chính thức với mục<br />
đích chung là phát triển năng lực nghề nghiệp GV và từ đó nâng cao kết quả giáo dục HS<br />
(theo nghĩa rộng) [1].<br />
2.1.2. Đặc trưng của phát triển nghề nghiệp giáo viên<br />
Phát triển nghề nghiệp GV sẽ làm cho GV phát triển các kiến thức và kĩ năng cần thiết<br />
để họ giải quyết được những thách thức trong học tập của HS. Để hiệu quả, PTNN GV cần<br />
được lập kế hoạch khoa học, cẩn thận cùng với việc thực hiện nghiêm túc, có phản hồi để<br />
96<br />
<br />
Thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên theo phương thức tổ chức cộng đồng…<br />
<br />
đảm bảo chúng đáp ứng nhu cầu học tập của GV. Các GV tham gia vào PTNN của mình<br />
phải áp dụng các kiến thức, kĩ năng học được vào công việc của mình…[6].<br />
Những đặc trưng của phát triển nghề nghiệp GV [1, 5]:<br />
(1) GV là những người học tích cực, những người được gắn kết với các nhiệm vụ<br />
giảng dạy, đánh giá, quan sát và phản ánh cụ thể. Điều đó có nghĩa là GV được tham gia<br />
tích cực vào việc phát triển năng lực của mình thông qua một kế hoạch cụ thể.<br />
(2) Đó là quá trình lâu dài vì GV học liên tục, xuyên suốt thời gian để giúp GV có<br />
được một loại những trải nghiệm có liên quan với nhau cho phép họ liên hệ kiến thức với<br />
trải nghiệm mới trong thực tiễn.<br />
(3) Đó là quá trình diễn ra trong từng ngữ cảnh cụ thể. PTNN hiệu quả nhất khi<br />
chúng dựa vào nhà trường và liên hệ với các hoạt động thường ngày của GV và người học.<br />
Nhà trường phải trở thành cộng đồng học tập, cộng đồng khám phá, cộng đồng nghề<br />
nghiệp và cộng đồng chia sẻ. Cơ hội PTNN tốt nhất là các hoạt động “học tại chỗ”.<br />
(4) GV được nhìn nhận như là những nhà thực tiễn phản ánh (Reflective<br />
Practitioner).. Kiến thức về giảng dạy được phát triển bởi chính GV, khi họ sử dụng lý<br />
thuyết và nghiên cứu để phản ánh trong lúc thực hành hoặc bằng thực hành của họ trong<br />
cộng đồng học tập nghề nghiệp.<br />
(5) PTNN là quá trình cộng tác. Cũng có những lúc GV tự PTNN nhưng PTNN hiệu<br />
quả nhất khi có những tương tác có ý nghĩa giữa GV với nhau, với cán bộ quản lý, với cha<br />
mẹ và các thành viên cộng đồng khác. Nghiên cứu cho thấy việc học tập của GV hiệu quả<br />
là dựa vào nhà trường và sự cộng tác. Sự phát triển chuyên môn liên tục mang tính hợp<br />
tác có hiệu quả hơn việc học cá nhân trong việc mang lại những thay đổi tích cực trong<br />
thực tiễn, thái độ hoặc niềm tin của GV, trong việc nâng cao kết quả học tập, hành vi hoặc<br />
thái độ của HS. Bên cạnh đó, để GV trở thành những người học tích cực rất cần tạo ra<br />
nhu cầu, động cơ PTNN cho GV. Nghiên cứu của Fuller và đồng nghiệp (2006) cho thấy<br />
niềm tin, sự hiểu biết, các kĩ năng và thái độ với cuộc sống, với công việc cũng như nhu<br />
cầu và quan niệm về việc học của GV tác động đến việc học tập của họ [7].<br />
2.1.3. Các mô hình phát triển nghề nghiệp điển hình:<br />
Để tạo ra nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp khác nhau, các nhà khoa học và nhà<br />
quản lí giáo dục đã đề xuất, triển khai, đánh giá, và nghiên cứu hoàn thiện nhiều mô hình<br />
bồi dưỡng giáo viên. Guskey (2000) đã đưa ra, phân tích ưu, nhược điểm và nguyên tắc<br />
đảm bảo hiệu quả của 07 mô hình bồi dưỡng giáo viên sau:<br />
- Mô hình tập huấn giáo viên (Training);<br />
- Mô hình quan sát và đánh giá (Observation/assessment);<br />
- Mô hình tham gia vào quá trình đổi mới (Involvement in a evelopment/improvement<br />
process);<br />
- Mô hình nhóm học tập (Study groups);<br />
- Mô hình nghiên cứu tìm tòi/tác động (Inquiry/action research);<br />
- Mô hình hoạt động được hướng dẫn riêng (Individually guided activities);<br />
- Mô hình cố vấn (Mentoring).<br />
- Các mô hình này không thực sự mới vì đã xuất hiện rải rác ở nơi này hoặc nơi khác<br />
trong nhiều năm như những kinh nghiệm thành công. Công sức của Guskey (2000) là ở<br />
97<br />
<br />
Nguyễn Thị Hằng<br />
<br />
chỗ: phân tích cơ sở lí luận, khái quát hoá những kinh nghiệm thành công, và qua đó, hệ<br />
thống hoá các phương thức bồi dưỡng giáo viên như những mô hình đáng tin cậy và có<br />
hiệu quả cao tương ứng với những loại mục đích PTNLGV cụ thể [2, 11].<br />
<br />
2.2. Thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trung học phổ<br />
thông theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường<br />
2.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng<br />
2.2.1.1 Mục tiêu<br />
Nghiên cứu thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THPT theo<br />
phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường.<br />
2.2.1.2. Nội dung khảo sát<br />
Nội dung được khảo sát bao gồm 3 khía cạnh: nội dung, hình thức phát triển năng lực<br />
nghề nghiệp cho giáo viên THPT theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà<br />
trường và đánh giá tác động của các hình thức phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên.<br />
2.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là bảng hỏi. Trong đó, nội dung phát triển năng lực<br />
nghề nghiệp cho giáo viên THPT theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà<br />
trường gồm 14 tiêu chí, mỗi tiêu chí được GV lựa chọn được đánh giá theo mức điểm từ 0<br />
đến 4, trong đó: 0 – không đáp ứng; 4 - hoàn toàn đáp ứng.<br />
Hình thức phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THPT theo phương thức tổ<br />
chức cộng đồng học tập trong nhà trường gồm 14 tiêu chí về nội dung, tương ứng với nó<br />
là 12 hình thức phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THPT theo phương thức tổ<br />
chức cộng đồng học tập để giáo viên lựa chọn.<br />
Đánh giá tác động của các hình thức phát triển năng lực nghề nghiệp mà GV đã tham<br />
gia theo các mức độ từ 0 đến 4, trong đó mức độ 0 – chưa có tác động; đến 4 - tác động<br />
mạnh nhất.<br />
Phương pháp thống kê: Các mẫu phiếu sau khi hoàn thành được nhập và xử lí bằng<br />
phần mềm SPSS. Kết quả khảo sát năng lực quản lí lớp học của giáo viên mới vào nghề<br />
được xét theo các tham số thống kê mô tả: tần suất; điểm trung bình cộng (Mean), độ lệch<br />
chuẩn (Std. Deviation).<br />
2.2.1.4 Mẫu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên tổng số 252 GV và CBQL, trong đó GV 78.6%;<br />
CBQL 21.4% thuộc 8 tỉnh: Điện Biên, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Huế, TP. Hồ Chí<br />
Minh, Cần Thơ và Trà Vinh.<br />
2.2.2 Thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THPT theo phương<br />
thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường<br />
2.2.2.1 Thực trạng nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THPT theo<br />
phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường<br />
Kết quả nghiên cứu thực trạng nội dung PTNNGV cho GV THPT theo phương thức<br />
tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường được thể hiện ở bảng sau:<br />
<br />
98<br />
<br />