Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Cơ sở toán học 1 của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
lượt xem 3
download
Bài viết mô tả vắn tắt kết hợp phân tích nhận xét, đánh giá thực trạng học tập môn Cơ sở Toán học 1 (CSTH1) của sinh viên (SV) khoa Giáo dục Tiểu học (GDTH) trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Huế hiện nay. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra một số nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng cũng như những mong muốn, nguyện vọng và những thuận lợi, khó khăn của SV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Cơ sở toán học 1 của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN CƠ SỞ TOÁN HỌC 1 CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC LÊ THỊ LINH ĐẶNG THỊ HIỆP – HOÀNG HẢI Ý Khoa Giáo dục Tiểu học Tóm tắt: Bài viết mô tả vắn tắt kết hợp phân tích nhận xét, đánh giá thực trạng học tập môn Cơ sở Toán học 1 (CSTH1) của sinh viên (SV) khoa Giáo dục Tiểu học (GDTH) trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Huế hiện nay. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra một số nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng cũng như những mong muốn, nguyện vọng và những thuận lợi, khó khăn của SV. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp với đặc điểm SV ngành GDTH và đặc thù môn học nhằm cải thiện thực trạng và ngày càng nâng cao chất lượng học tập môn CSTH1 cho SV khoa GDTH trường ĐHSP Huế. Từ khóa: Thực trạng, giải pháp, chất lượng học tập môn CSTH1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để đáp ứng yêu cầu dạy học ở tiểu học thì ngoài kiến thức chung, kiến thức nghiệp vụ sư phạm và phương pháp dạy học các bộ môn thì sinh viên (SV) ngành Giáo dục Tiểu học (GDTH) trình độ đại học phải được trang bị đầu đủ kiến thức cơ sở ngành như: Cơ sở Việt ngữ của dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Cơ sở Toán học (CSTH), Cơ sở Tự nhiên và Xã hội. Việc học tập các môn thuộc khối kiến thức xã hội gặp nhiều thuận lợi hơn với SV ngành GDTH bởi đầu vào của SV đa số là khối C, số ít là khối D. Chính vì thế SV có nhiều hạn chế về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là môn Toán nên việc học môn CSTH1 gặp nhiều khó khăn và trở ngại đối với SV. Qua tìm hiểu kết quả học tập môn CSTH1 những năm gần đây của SV Khoa GDTH rất thấp. SV bị điểm D, học cải thiện, học lại chiếm tỉ lệ rất lớn. Vậy, làm thế nào để đánh giá đúng thực trạng học tập CSTH1 của SV ngành GDTH để từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập cho SV là vấn đề rất cần được quan tâm nghiên cứu. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến thực trạng học tập của SV ngành GDTH và việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cao cấp nói chung, CSTH 1 nói riêng như: Nguyễn Thị Châu Giang, Trần Thị Mai, Nguyễn Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thị Huệ… Trong đó tác giả Nguyễn Thị Châu Giang (2010) đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng học Toán cao cấp đối với SV các trường ĐHSP; công trình của tác giả Nguyễn Văn Dũng đề cập đến những giải pháp đối với môn Toán nói chung, của tác giả Trần Thị Mai thì chỉ đề cấp đến việc nâng cao chất lượng học tập môn Toán cao cấp trong quá trình học tập ở đại học chứ chưa có sự liên hệ đến việc dạy Toán sau này… Có thể nói, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá thực trạng học tập CSTH1 của SV Khoa Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 292-300
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN CSTH1… 293 GDTH - Trường Đại học Sư phạm Huế và đề xuất giải pháp giúp SV nâng cao chất lượng học tập môn CSTH1, nhằm phục vụ cho việc giảng dạy sau này. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Ý nghĩa môn CSTH1 đối với SV ngành GDTH Môn CSTH1 là môn học quan trọng, bắt buộc trong khung chương trình đối với tất cả các sinh viên năm 1 khoa GDTH trường ĐHSP Huế. Môn CSTH1 không chỉ giúp SV rèn luyện, nâng cao khả năng tư duy mà còn phát huy khả năng tự học và sáng tạo. Việc nắm chắc nội dung CSTH1 có ý nghĩa rất quan trọng đối với chương trình học ở giảng đường đại học cũng như chương trình giảng dạy ở Tiểu học sau này. Hoàn thành chương trình học CSTH1 với 4 tín chỉ là SV đã trang bị cho mình những kiến thức Toán cao cấp sơ đẳng, theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, một số nội dung trong phần môn CSTH1 có mối liên hệ mật thiết, là cơ sở Toán học hiện đại cho các nội dung Toán ở tiểu học. Theo Nguyễn Văn Dũng: chúng ta đều biết rằng mục tiêu của các trường sư phạm là: dạy chữ, dạy người và dạy nghề trong đó dạy nghề là quan trọng nhất. Vì vậy, việc nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ở các trường sư phạm là một đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay. Nhiệm vụ đó, không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên các môn Lý luận và Phương pháp dạy học mà của cả giáo viên các môn khoa học cơ bản [6]. 2.2. Mục tiêu, nội dung môn CSTH1 2.2.1. Mục tiêu Cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết tập hợp, cơ sở logic Toán, một số tập hợp số (số tự nhiên, số hữu tỷ), lý thuyết chia hết và lý thuyết đồng dư. Hình thành và rèn luyện cho SV các kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng giải quyết vấn đề, giải được các bài tập cơ bản liên quan đến cơ sở lý thuyết tập hợp, logic Toán, phép chia hết và phương trình đồng dư. Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức được học vào phân tích chương trình môn Toán TH. Rèn luyện cho SV thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, có ý thức trách nhiệm với việc học. Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu của SV trong việc xác định cơ sở toán học trong chương trình môn Toán ở tiểu học. 2.2.2. Nội dung Môn CSTH1 bao gồm 4 nội dung sau: - Cơ sở lý thuyết tập hợp: tập hợp và các phép Toán trên tập hợp; quan hệ; ánh xạ và một số vấn đề về giải tích tổ hợp. - Cơ sở logic Toán: logic mệnh đề và các phép Toán logic trên các mệnh đề, công thức và luật của logic mệnh đề, quy tắc suy luận; logic vị từ; suy luận và chứng minh. - Các tập hợp số: số tự nhiên và lý thuyết chia hết, số hữu tỉ.
- 294 LÊ THỊ LINH - Lý thuyết đồng dư: quan hệ đồng dư, phương trình và hệ phương trình đồng dư bậc nhất một ẩn. 2.3. Tình hình học tập môn CSTH1 của SV ngành GDTH 2.3.1. Thực trạng kết quả học tập môn CSTH1 của SV ngành GDTH những năm gần đây Để nắm rõ kết quả học tập môn CSTH1 (hay Toán học 1 và Toán học 3) ba năm gần đây, chúng tôi đã tiến hành thống kê kết quả xếp loại học tập của toàn bộ SV năm 2, năm 3 và năm 4. Kết quả được thể hiện qua các bảng 1, 2 và 3 như sau: Bảng 1. Kết quả xếp loại học tập môn CSTH1 của SV năm 2 khoa GDTH (Tổng số SV: 196) A (Giỏi) B (Khá) C (Trung bình) D (TB Yếu) F (Kém) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 3 1,52 18 9,14 80 40,61 71 36,04 24 12,18 Bảng 2. Kết quả xếp loại học tập môn Toán học 1 và Toán học 3 của SV năm 3 khoa GDTH A (Giỏi) B (Khá) C (Trung bình) D (Yếu) F (Kém) Học phần SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Toán học 1 1 0,45 46 20,54 76 33,93 80 35,71 20 8,93 Toán học 3 5 2,22 69 30,67 94 41,78 48 21,33 6 2,67 Bảng 3. Kết quả xếp loại học tập môn Toán học 1 và Toán học 3 của SV năm 4 khoa GDTH A (Giỏi) B (Khá) C (Trung bình) D (Yếu) F (Kém) Học phần SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Toán học 1 8 2,85 45 16,01 140 49,82 81 28,83 7 2,49 Toán học 3 2 0,71 32 11,35 108 38,30 133 47,16 5 1,77 Qua những số liệu trên ta có thể nhận thấy kết quả học tập các môn Toán nói chung và môn CSTH1 nói riêng còn rất thấp, SV đạt loại giỏi và khá chỉ đạt tỷ lệ từ khoảng 10 – 30%, còn có tới khoảng 70% SV chỉ đạt mức trung bình, trung bình yếu và kém. 2.3.2. Thực trạng nhận thức của SV về môn CSTH1 Bảng 4. Nhận thức của SV về độ khó và sự cần thiết của môn CSTH1 Nội dung Mức độ Số lượng SV Tỷ lệ (%) 1. Theo anh (chị) môn Rất cần thiết 2 3,64 CSTH1 có cần thiết Cần thiết 31 56,37 trong việc dạy học sau này không? Không cần thiết 17 30,90 Không biết 5 9,09 2. Khó khăn của anh Rất khó 28 50,90 (chị) khi học CSTH1 Khó 26 47,28 ở mức độ nào? Bình thường 1 1,82 Dễ 0 0
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN CSTH1… 295 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 55 SV năm 2 khóa học 2015 – 2019 để nắm rõ nhận thức của SV về độ khó cũng như mức độ cần thiết của môn CSTH1. Kết quả trên cho thấy SV nhận thức được tầm quan trọng của việc học CSTH1, tuy nhiên bản thân SV cũng nhận thấy sự khó khăn là rất lớn trong quá trình học tập. Một số ít SV vẫn chưa nắm được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của môn CSTH1 đối với việc dạy học sau này của bản thân. 2.3.3. Thực trạng năng lực học tập môn CSTH1 của SV khoa GDTH Nhằm xác định mức độ hiểu biết các đơn vị kiến thức trong chương trình học phần CSTH1 của SV năm 2 (khóa 2015 – 2019) nhóm nghiên cứu đã sử dụng “phiếu điều tra” với... câu hỏi điều tra. Kết quả được thể hiện qua bảng 5 như sau: Bảng 5. Mức độ hiểu các đơn vị kiến thức CSTH1 STT Đơn vị kiến thức Tỷ lệ (%) 1 Tập hợp 48,05 2 Quan hệ 45,13 3 Ánh xạ 36,70 4 Số tự nhiên 36,23 5 Lý thuyết chia hết 49,47 6 Số hữu tỷ 35,33 Dựa vào bảng trên có thể thấy rằng mức độ hiểu biết của SV về một số đơn vị kiến thức CSTH1 đang ở mức độ trung bình. Song song với khảo sát bằng “phiếu điều tra” bằng bảng hỏi, để kiểm chứng mức độ “hiểu” kiến thức CSTH1 của SV cũng như năng lực giải quyết vấn đề về CSTH1 của họ, chúng tôi đã thiết kế một “phiếu khảo sát” gồm 12 bài toán nhằm kiểm tra mức độ “hiểu” về CSTH1. Trong đó: 03 bài toán khảo sát về kiến thức cơ bản “Tập hợp”, 03 bài toán khảo sát “Cơ sở logic toán”, 02 bài toán khảo sát kiến thức “Lý thuyết chia hết”, các kiến thức “Ánh xạ”, “Số hữu tỉ”, “Quan hệ hai ngôi” đều có 1 bài toán khảo sát. Kết quả được thể hiện qua bảng 6 như sau: Bảng 6. Năng lực học tập môn CSTH1 của SV khoa GDTH Kết quả đạt được STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Rất tốt (đúng từ 11 – 12 câu) 0 0 2 Tốt (đúng từ 8 – 10 câu) 0 0 3 Khá tốt (đúng từ 6 – 7 câu) 1 1,82 4 Chưa tốt (đúng từ 3 – 5 câu) 26 47,27 5 Yếu (từ 2 câu trở xuống) 28 50,91 Bảng số liệu cho thấy kết quả vận dụng kiến thức vào giải toán của SV còn rất thấp. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy việc khảo sát này chỉ mang tính định lượng. Vì
- 296 LÊ THỊ LINH đáp án mà SV lựa chọn không phản ánh được cả quá trình SV giải quyết bài toán, cũng như việc làm sai có nhiều nguyên nhân khác nhau; do đó, không thể nhận định chính xác năng lực học tập môn CSTH1 thông qua bộ câu hỏi, bài tập trên. 2.4. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng 2.4.1. Nguyên nhân chủ quan - Về tác động bên ngoài: Chương trình dạy học ở đại học theo tín chỉ vẫn còn mới mẻ đối với SV. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin ngày càng phát triển nên đa phần SV bị lôi cuốn vào và ít quan tâm đến việc học. - Về kiến thức toán: Hầu như SV trúng tuyển đầu vào đều là khối C nên kiến thức toán của SV thường không chắc chắn, nhiều SV mất đi nền tảng toán học từ phổ thông. - Về ý thức: Nhiều SV chưa có phương pháp học tập phù hợp, ý thức học tập chưa tốt. 2.4.2. Nguyên nhân khách quan - Nội dung giáo trình: Nội dung một số bài học còn rất trừu tượng rất khó để tiếp thu tiếp cận. Hệ thống các bài tập chưa sắp xếp theo một thứ tự logic. Bài tập tuy nhiều nhưng chưa bao quát được toàn bộ kiến thức cần có khi học môn CSTH1. - Phương pháp dạy của GV: Phương pháp dạy của GV chưa phù hợp với phương pháp học tập cũng như trình độ của bản thân SV. Nội dung bài học khó nhưng giảng viên chưa có nhiều lưu ý hay đi sâu vào giảng dạy khiến SV rơi vào mơ hồ. - Cuộc sống SV khi xa nhà: SV năm 1 nói chung và SV khoa GDTH nói riêng đều gặp phải không ít khó khăn về cuộc sống sinh hoạt ở trọ, nhiều SV phải đi làm thêm. SV khi xa gia đình thì sao nhãng việc học, tự do, ít quan tâm đến việc học. 2.4.3. Những mong muốn, ý kiến của SV đối với quá trình dạy – môn CSTH1 - GV nên dạy chậm hơn bởi kiến thức Toán là khá khó đối với SV khoa GDTH. Giảng nhiều hơn là sử dụng máy chiếu, đối với những kiến thức trừu tượng nên lấy ví dụ để SV dễ nắm bắt, cho SV giải nhiều bài tập để rèn luyện kĩ năng. - Dạy học phải chú ý đến năng lực tiếp thu cũng như trình độ của SV. - GV nên giới thiệu cũng như giải thích mối liên hệ giữa các nội dung trong CSTH1 có liên quan đến chương trình Toán ở Tiểu học. 2.5. Đánh giá thực trạng Về thực trạng kết quả học tập môn CSTH1 của SV khoa GDTH ở trường ĐHSP Huế vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn. Chất lượng học tập môn CSTH1 của SV ngành GDTH đang rất thấp. Mức độ hiểu biết cũng như khả năng vận dụng môn CSTH1 còn nhiều hạn chế. Qua số liệu thống kê được về kết quả học tập môn CSTH1 (những năm trước là môn Toán học 1 và Toán học 3) ba năm gần đây cho thấy thực trạng này đã tồn tại từ lâu.
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN CSTH1… 297 Từ thực trạng này cũng đặt ra nhiều yêu cầu và cần có những biện pháp để khắc phục. Các nhà quản lí giáo dục, các cấp lãnh đạo phải có những đổi mới, chỉnh sửa hợp lí hơn đáp ứng những nhu cầu ngày càng phát triển của nền giáo dục nước nhà. Bên cạnh đó mỗi GV, phụ huynh phải luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực động viên và quan tâm theo dõi tình hình học tập của SV. Đồng thời bản thân SV phải luôn chủ động tích cực, sáng tạo không ngừng, tìm tòi, nghiên cứu khoa học để làm cho kết quả học tập được nâng cao hơn. 2.6. Một số giải pháp nâng cao kết quả học tập môn CSTH1 cho SV ngành GDTH 2.6.1. Xây dựng kế hoạch học tập khoa học 2.6.1.1. Mục tiêu của biện pháp Giúp cho SV có một kế hoạch học tập phù hợp để nắm vững kiến thức và đạt được những mục tiêu đề ra. 2.6.1.2. Nội dung và cách thực hiện Cần phải có những kỹ năng cần thiết, mục tiêu của lập kế hoạch, xác định được khoảng thời gian học tập ở nhà, ở lớp, phải tuân theo lịch trình, kế hoạch đã đề ra. Xây dựng kế hoạch học tập môn CSTH1 cho bản thân một cách khoa học thì cần: Bước 1: Vạch ra mục tiêu ngắn hạn (ngắn hạn/dài hạn) của việc học môn CSTH1 Bước 2: Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong học môn CSTH1 Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu 2.6.1.3. Điều kiện thực hiện Thứ nhất: Chương trình đào tạo của ngành học – môn CSTH, phải hiểu rõ chương trình đào tạo của ngành học của mình và môn học Thứ hai: Phải biết kế hoạch giảng dạy của ngành học, nội dung đào tạo và bồi dưỡng kiến thức của môn học. Thứ ba: Xác định được phương pháp dạy của GV và chương trình đào tạo của nhà trường. 2.6.2. Nắm chắc hiểu sâu lí thuyết làm cơ sở, vận dụng một cách linh hoạt vào từng bài Toán cụ thể 2.6.2.1. Mục tiêu của biện pháp Phát triển cho SV năng lực nắm vững tri thức Toán học về mặt lí thuyết. Nâng cao khả năng vận dụng, củng cố kiến thức, cụ thể hóa những tri thức trừu tượng.
- 298 LÊ THỊ LINH 2.6.2.2. Nội dung và cách thực hiện Cung cấp cho SV một cách đầy đủ và hệ thống các kiến thức về môn CSTH1, các cách tiếp cận bài Toán, từ đó đưa ra những cách giải Toán khác nhau. Tự đúc kết kinh nghiệm và rút ra kết luận, lưu ý khi tiến hành giải các bài Toán cụ thể Giảng viên phân tích cặn kẽ cho SV nhiều mặt, khía cạnh của vấn đề, đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ chi tiết đến khái quát vấn đề, từ dễ đến khó. Tập cho SV giải Toán bằng nhiều cách khác nhau thông qua các bài tập mẫu, ví dụ cụ thể. Lồng ghép nhiều kiến thức trong một bài Toán để SV củng cố, khắc sâu kiến thức. 2.6.2.3. Điều kiện thực hiện Về phía GV, phải phát huy tốt vai trò chủ đạo của mình trong quá trình dạy học. Về phía SV, phải xác định được mục tiêu phấn đấu, động cơ học tập đúng đắn, phương pháp học tập đa dạng, linh hoạt, phù hợp với khả năng, trình độ bản thân, với phương pháp dạy của GV… Nội dung bài học, phải được GV cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, đúng với bản chất tư tưởng Toán học hiện đại. Phải có ví dụ cụ thể, tường minh và dễ hiểu đối với SV. 2.6.3. Tận dụng thời gian tự học, phát huy vai trò đôi bạn và nhóm học tập 2.6.3.1. Mục tiêu của biện pháp Mỗi SV phải biết tận dụng, tiết kiệm thời gian cho việc. Việc phát huy đôi bạn và nhóm học tập sẽ giúp cho mỗi SV có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi từ bạn bè. 2.6.3.2. Nội dung và cách thực hiện Khơi gợi sự ham muốn tìm hiểu, ham muốn học hỏi, học hỏi không ngừng và năng lực tự học, tự rèn luyện của SV. Phát huy tình bạn giữa SV, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tạo nên sự đoàn kết, tôn trọng giữa SV. Để thực hiện tốt biện pháp này cần: Bước 1: Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và nhóm học tập Bước 2: Xác định các lỗ hổng kiến thức của bản thân và các bạn trong nhóm Bước 3: Xây dựng kế hoạch tự học và nhóm học tập 2.6.3.3. Điều kiện thực hiện Bản thân phải ý thức được tầm quan trọng của việc tận dụng thời gian tự học, phát huy vai trò đôi bạn và nhóm học tâp. Có thời gian biểu, sắp xếp được thời gian học tập ở trường và ở lớp. Phải xác định nội dung, phương pháp trọng tâm những việc cần làm trong thời gian tự học và làm nhóm học tập
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN CSTH1… 299 Phải có sự đoàn kết, tôn trọng và biết lắng nghe ý kiến của người khác đặc biệt là các thành viên trong nhóm học tập 2.7. Một số ý kiến đề xuất với giảng viên bộ môn 2.7.1. Tạo tâm thế chủ động tích cực trong học tập và tăng cường sự tương tác giữa người dạy và người học Thực hiện tôn chỉ “Dạy học lấy người học làm trung tâm”, phát huy vai trò chủ thể tích cực. Hoạt động dạy và hoạt động học có tác động qua lại điều chỉnh chi phối lẫn nhau. Dạy và học thống nhất là điều kiện thuận lợi để người học phát triển trí tuệ và đạt được hiệu quả giáo dục. Vì vậy, GV bộ môn CSTH1 nên: - Cung cấp những phản hồi từ SV đối với nội dung mà mình giảng dạy. - Tập trung phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho người học - GV cho người học sẵn sàng ở tâm thế chủ động. Đưa người học vào những tình huống có vấn đề, hướng dẫn người học suy nghĩ và giải quyết vấn đề. - Linh hoạt, phối kết hợp các hình thức và phương pháp dạy học. Tổ chức hoạt động phù hợp nội dung và trình độ lĩnh hội của người học, gây hứng thú học tập cho người học. - Biểu đạt rõ ràng mạch lạc về những nội dung cần giảng dạy. 2.7.2. Tổ chức kiểm tra đầu vào để nắm được năng lực học của SV từ đó tổ chức các phương pháp dạy học phù hợp. - Khảo sát mặt bằng điểm thi đầu vào ngành GDTH của SV. Từ kết quả đó GV sẽ nắm được tình hình chung về trình độ của SV ( khối thi, điểm thành phần…) - Kiểm tra học lực về môn Toán của SV ở trung học phổ thông thông qua hệ thống các câu hỏi có phân chia mức độ cụ thể. - Thực hiện công tác chấm bài phân định kết quả và đưa ra nhận xét về kết quả vừa khảo sát. - Có sự phối hợp một cách tích cực giữa GV và người học, người học sẽ ý thức được tầm quan trọng của kiểm tra đầu vào dưới sự hướng dẫn của GV. 3. KẾT LUẬN GDTH là một cấp học quan trọng của nền giáo dục, làm nền tảng cho các bậc học tiếp theo. Đây là một giai đoạn giáo dục quan trọng trong quá trình học tập của con người. Cho nên đây là một ngành luôn được xã hội chú trọng và quan tâm. Chính vì thế việc đào tạo ra những đội ngũ GV có thể đáp ứng nhu cầu của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhu cầu cấp thiết. Cần phải đào tạo ra một đội ngũ GV Tiểu học có thể tiếp cận được nền khoa học – kĩ thuật, có chất lượng cao biết ứng dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện đại để phát triển giáo dục.
- 300 LÊ THỊ LINH Việc tìm hiểu thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao kết quả học tập môn CSTH1 của SV khoa GDTH nhằm tìm hiểu thực trạng học tập môn CSTH1 của SV. Đồng thời đề ra được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho SV ngành GDTH đối với môn CSTH1. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Tiến Tài, Nguyễn Văn Ngọc (1997). Số tự nhiên, NXB Giáo dục. [2] Nguyễn Thị Châu Giang (2004). Phát huy năng lực tự học của sinh viên qua môn Toán cao cấp I góp phần đào tạo giáo viên tiểu học đạt chuẩn, Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Vinh, tr.97 – 100. [3] Nguyễn Thị Châu Giang (2006). Thực trạng dạy học Toán cao cấp 1 ở khoa Giáo dục tiểu học các trường Đại học sư phạm, Tạp chí Giáo dục, kì 2 (Số 130), tr.29 – tr.31. [4] Nguyễn Thị Châu Giang (2006). Sự cần thiết tăng cường mối liên hệ giữa toán cao cấp với nội dung dạy học toán ở tiểu học cho sinh viên, Tạp chí Giáo dục, (Đặc san), tr.27 – 28. [5] Trần Thị Mai (2012). Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo môn Toán cao cấp cho sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ĐH Thái Nguyên. [6] Nguyễn Văn Dũng (2012). Dạy học đại số cao cấp ở các trường sư phạm theo hướng gắn với chương trình môn Toán ở trường phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học. [7] Geoff Masters (2013). Improving student outcomes. [8] Michelle Wolcott (2013). Improved student Outcomes in Developmental Math. LÊ THỊ LINH ĐẶNG THỊ HIỆP HOẢNG HẢI Ý SV lớp TU3A, khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0962 445 538, Email: thuylinh031294@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện
11 p | 215 | 58
-
Vấn đề môi trường ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thực trạng và giải pháp - Huỳnh Đức Thiện
10 p | 119 | 19
-
Thực trạng và giải pháp phát triển năng lực dạy học môn Khoa học tự nhiên của giáo viên trung học cơ sở, đáp ứng đổi mới giáo dục trong thời gian tới
4 p | 207 | 15
-
Bài giảng Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn toán
26 p | 115 | 10
-
Thực trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán trung học phổ thông (qua khảo sát thực tế tại thành phố Đà Nẵng)
6 p | 100 | 7
-
Thực trạng và giải pháp ứng phó ngập lụt tại thành phố Vĩnh Long
5 p | 100 | 6
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
11 p | 13 | 5
-
Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong khu du lịch thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
9 p | 85 | 5
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý khai thác công trình thủy lợi
10 p | 83 | 4
-
Thực trạng và một số biện pháp phát triển năng lực giải toán cho sinh viên năm thứ nhất ngành đại học sư phạm Toán
7 p | 12 | 4
-
Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Hòa Bình theo tiếp cận địa lý
22 p | 43 | 4
-
Thực trạng và giải pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên hóa học phổ thông và sinh viên sư phạm hóa học
10 p | 65 | 4
-
Thực trạng và giải pháp ứng phó xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang
4 p | 61 | 3
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về môi trường, quản lí tài nguyên thiên nhiên của cộng động dân cư ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
5 p | 22 | 3
-
Sử dụng đất vườn đồi huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên thực trạng và giải pháp
8 p | 68 | 3
-
Thực trạng và giải pháp bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học vật lí
11 p | 11 | 2
-
Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc: Thực trạng và giải pháp
6 p | 35 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn