intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và giải pháp thu hút khách đến tháp Pô Sha Inư phường Phú Hài thành phố Phan Thiết

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích thực trạng thu hút du khách đến Tháp Pô Sha Inư. Thông qua đó, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp giúp Ban Quản lý Tháp Pô Sha Inư có cái nhìn khách quan hơn về hiệu quả thu hút du khách đến trong thời gian qua, từ đó, Ban Quản lý Tháp Pô Sha Inư có các giải pháp phù hợp nâng cao khả năng thu hút du khách đến Tháp Pô Sha Inư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp thu hút khách đến tháp Pô Sha Inư phường Phú Hài thành phố Phan Thiết

  1. Thực trạng và giải pháp thu hút khách đến tháp Pô Sha Inư phường Phú Hài thành phố Phan Thiết Tạ Hoàng Giang, Lê Thị Quỳnh Hảo, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Triều Dâng, Nguyễn Khánh Tuyền Tóm tắt Bài viết phân tích thực trạng thu hút du khách đến Tháp Pô Sha Inư. Thông qua đó, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp giúp Ban Quản lý Tháp Pô Sha Inư có cái nhìn khách quan hơn về hiệu quả thu hút du khách đến trong thời gian qua, từ đó, Ban Quản lý Tháp Pô Sha Inư có các giải pháp phù hợp nâng cao khả năng thu hút du khách đến Tháp Pô Sha Inư. Từ khóa: bảo tồn, di tích, du khách, giải pháp, Tháp Pô Sha Inư. 1. Đặt vấn đề Bình Thuận cũng được biết đến là vùng đất có bề dày về lịch sử, hình thành nên những nét văn hóa đặc sắc lâu đời, góp phần đóng góp không nhỏ trong việc tạo nên nét đặc sắc trong du lịch văn hóa của tỉnh. Trong thời gian qua, Bình Thuận đã triển khai khôi phục, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa lễ hội, làng nghề truyền thống; phát triển các sản phẩm lưu niệm và ẩm thực đặc trưng của địa phương để tạo sự khác biệt, độc đáo cho sản phẩm du lịch ở địa phương. Trong đó, nổi bật là du lịch văn hóa của cộng đồng người Chăm với những phong tục, tập quán, công trình kiến trúc đặc biệt, mang giá trị lịch sử và văn hóa cao tại Di tích kiến trúc - nghệ thuật Tháp Po Sha Nư. Những năm vừa qua, với đặc trưng về giá trị văn hoá, kiến trúc mang lại, tháp Pô Sah Inư đã thu hút được khách du lịch đến tham quan, bước đầu đã định hình được tháp Pô Sah Inư là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách; qua đó, đóng góp không nhỏ vào việc phát triển ngành du lịch Bình Thuận. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, lượng khách du lịch nội địa đến tháp Pô Sah Inư đã giảm đáng kể. Việc làm thế nào để thu hút du khách đến với tháp Pô Sah Inư là một trong những vấn đề quan trọng cần được ưu tiên để thúc đẩy du lịch và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá. Hơn nữa, với tiềm năng và nhu cầu du lịch của người Việt đang có xu hướng tăng lên, điều này cũng hứa hẹn mang đến nhiều hấp dẫn cho phân khúc du khách. 2. Thực trạng thu hút du khách tại di tích tháp Pô Sha Inư 2.1. Số lượng khách tham quan di tích Di tích tháp Pô Sha Inư là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nội địa đến để tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc lâu đời khi đến thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Theo thống kê của Ban Quản lý di tích tháp Pô Sha Inư, số lượng, đối tượng khách nội địa đến tham quan di tích từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2023 như sau: 337
  2. Lượng khách thực tế Tỷ lệ Kế Năm Người Trẻ thực hiện Tổng hoạch năm lớn em kế hoạch 2020 89.257 78.473 10.784 210.000 42,5% 2021 3.065 2.679 386 210.000 1,5% 2022 134.960 132.934 2.026 210.000 64,3% 6 tháng đầu năm 147.000 30,3% 44.750 43.044 1.706 2023 Bảng 2.1. Số lượng du khách tham quan di tích Từ năm 2020 đến năm 2022, số lượng du khách đến thăm quan tại di tích tháp Pô Sha Inư nhìn chung có xu hướng tăng nhưng chưa thực sự đảm bảo ổn định. Số lượng khách đến thăm quan di tích qua các năm đều chưa đạt so với chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Trong đó, năm 2022, có 134.960 lượt khách thăm quan di tích, đạt tỷ lệ 64,3% kế hoạch đề ra, cao hơn gấp 1,5 lần so với năm 2020. Tuy nhiên, năm 2021, chỉ có 3.065 du khách thăm quan di tích, đạt 1,5% so với kế hoạch đề ra. Người lớn Trẻ em Chỉ tiêu, kế hoạch năm 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 2020 2021 2022 6 tháng đầu năm 2023 Hình 2.2. Sơ đồ số lượng du khách tham quan di tích 2.3. Doanh thu Theo quy định tại Nghị quyết số 91/2019/NQ-HĐND ngày 19/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình thuận về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí thăm quan danh 338
  3. lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh, giá vé thăm quan Di tích tháp Pô Sha Inư như sau: Người lớn: 15.000 đồng/người/lượt, trẻ em: 7.000 đồng/người/lượt. Theo thống kê của Ban Quản lý di tích tháp Pô Sha Inư, từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu từ hoạt động bán vé tại di tích như sau: Lượng khách thực tế và lượng khách được miễn, giảm phí Người lớn Trẻ em Năm Tổng Miễn Giảm Trả phí Tổng Tổng phí 50% phí 100% phí 2020 89.257 78.473 1.400 523 76.550 10.784 2021 3.065 2.679 200 15 2.464 386 2022 134.960 132.934 2.000 896 130.038 2.026 6 tháng đầu 44.750 43.044 89 101 42.854 1.706 năm 2023 Bảng 2.3.1 Doanh thu từ hoạt động bán vé tham quan của du khách 3,500,000,000 3,000,000,000 2,500,000,000 2,000,000,000 1,500,000,000 1,000,000,000 500,000,000 0 2020 2021 2022 6 tháng đầu năm 2023 Kế hoạch năm Doanh thu thực tế Hình 2.3.2. Sơ đồ doanh thu từ hoạt động bán vé tham quan của du khách Số lượng khách đến thăm quan di tích chưa đạt theo kế hoạch đề ra, vì vậy, hoạt động doanh thu cũng chưa đạt theo kết hoạch. Trong đó, năm 2022, tổng thu phí thăm qua gần 2 tỷ đồng, đạt 65,61% kế hoạch năm; năm 2020 tổng thu hơn 1,2 tỷ đồng, đạt 40,48% năm ; 6 tháng 339
  4. đầu năm 2023 tổng thu hơn 650 triệu đồng, đạt 29,71% kế hoạch năm. Kết quả doanh thu năm 2021 đạt thấp, hơn 39 triệu đồng, 1,32% kế hoạch năm. Nguyên nhân của thực trạng trên là do: Năm 2021, hoạt động thu hút du khách của Tháp Pô Sha Inư chịu ảnh hưởng mạnh của đại dịch Covid-19, Bình Thuận là một trong những tỉnh đầu tiên xuất hiện đại dịch. Vì vậy, Di tích tháp Pô Sha Inư cũng thực hiện việc không mở cửa đón khách, thực hiện các biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và quy định của địa phương. Bên cạnh đó, thời điểm này, nhu cầu và các điều kiện để thực hiện du lịch, thăm quan của du khách sụt giảm mạnh và không thể thực hiện được. Đến năm 2022 và đầu năm 2023, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, Di tích tháp Pô Sha Inư được phép mở cửa đón tiếp du khách. Hoạt động dịch vụ, du lịch có nhiều khởi sắc. 2.4. Các hoạt động thu hút du khách - Từ năm 2020 đến nay, tổ chức biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm thường xuyên: Đơn vị đã phối hợp với các nghệ nhân người Chăm tổ chức biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng lãm của du khách Hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm được diễn ra hàng ngày, gia tăng số lượt diễn và vào dịp tết Dương lịch, Âm lịch, lễ 30/4 – 01/5 với hàng trăm suất diễn mỗi năm. - Triển khai nhiều hoạt động để thực hiện Dự án Xây dựng đai trưng bày, sưu tầm, mua, phục chế hiện vật và xây dựng market tại Nhà trưng bày di tích tháp Pô Sah Inư góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại di tích, thu hút và đáp ứng nhu cầu của du khách. Tổ chức các lễ hội truyền thống tại tháp Pô Sha Inư: hơn 15 năm qua, Lễ hội Katê được tỉnh Bình Thuận phục dựng tại tháp Pô Sah Inư và trở thành một trong 6 lễ hội tiêu biểu được tỉnh Bình Thuận lựa chọn để phát triển du lịch. - Thực hiện lắp dựng pano, trang trí trực quan cổng chào, phát hành tờ rơi, phướn… tuyên truyền, quảng bá chương trình hoạt động phục vụ du khách và Nhân dân tham quan nhân các dịp lễ lớn trong năm. - Tổ chức hoạt động cho thuê trang phục, dụng cụ truyền thống của dân tộc Chăm; phát triển các gian hàng lưu niệm, dịch vụ giải khát để quảng bá về nét đặc sắc của kiến trúc, nghệ thuật tại tháp Pô Sha Inư trong mối tương quan với đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ ngơi của du khách. - Phối hợp thực hiện tuyên truyền, quảng bá các hoạt động diễn ra tại tháp Pô Sah Inư bằng các hình thức: viết tin, bài đăng trang web của ngành, đơn vị, mạng xã hội (facebook, zalo, fanpage) để kịp thời thông tin đến các công ty du lịch, lữ hành, du khách biết, đến tham quan. 2.4 Đánh giá thực trạng thu hút du khách tại tháp Pô Sha Inư 2.4.1 Những mặt tích cực Trên cơ sở phân tích tìm hiểu, nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra nhận định một số mặt tích cực như sau: - Di tích nằm trên tuyến du lịch của thành phố Phan Thiết, có vị trí địa lý thuận tiện cho khách tham quan, cách trung tâm thành phố 6km về hướng Đông Bắc, có hệ thống giao thông 340
  5. đường bộ thuận lợi, từ đường Nguyễn Thông đi vào khoảng 500m, trong đó, đường Nguyễn Thông là con đường kết nối du lịch giữa trung tâm thành phố Phan Thiết và các điểm đến du lịch ở Hàm Tiến, Mũi Né, Hòa Thắng. - Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng Tháp Pô Sah Inư chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chăm còn tương đối nguyên vẹn; tháp được xây dựng trên đồi cao, gần biển, cảnh quan xung quanh khu vực vẫn giứ được nét đẹp hoang sơ. - Công tác bảo tồn được quan tâm, đầu tư và mang lại nhiều hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội, thu hút du khách. - Triển khai có hiệu quả một số hoạt động, chương trình thu hút du khách như: Biểu diễn nghệ thuật truyền thống, Chương trình “Một ngày trải nghiệm văn hóa Chăm”. - Công tác vệ sinh môi trường cơ bản đảm bảo, thường xuyên thu dọn vệ sinh, trồng thêm cây xanh, hoa trên đường lên tháp; có chỗ để xe thông thoáng. 2.4.2 Những mặt hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực, trong công tác nâng cao động lực làm việc cho nhân viên của công ty cũng còn cho thấy một số hạn chế nhất định, điển hình như: - Số lượng du khách thăm quan, doanh thu chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Lượng khách đến di tích còn hạn chế so với tổng số lượng du khách đến Phan Thiết qua các năm. Số lượng du khách quay lại thăm quan di tích không nhiều. - Đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong Ban quản lý hiện nay vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ thuyết minh viên có thể nói được tiếng Anh còn chưa đáp ứng được nhu cầu khách thăm quan. - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trong công tác quản lý và hoạt động du lịch, nghiên cứu khoa học còn thiếu, đặc biệt là về cơ sở lưu trú, khu vực vệ sinh, khu vực bán quà lưu niệm, trưng bày. Điện nước phục vụ cho nhu cầu du lịch có thời điểm chưa đảm bảo. Dự án Xây dựng đai trưng bày, sưu tầm, mua, phục chế hiện vật và xây dựng market tại Nhà trưng bày di tích tháp Pô Sah Inư đã xây dựng từ nhiều năm nay nhưng còn dang dở, vướng mắc nhiều về quy trình, thủ tục đầu tư. Việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ còn hạn chế, chưa thực sự tạo được sức hút với du khách như: Cho thuê trang phục, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi giữa lúc thăm quan, sản phẩm phục vụ du lịch chưa phong phú, hoạt động du lịch chịu ảnh huởng của tính mùa vụ. Việc liên kết trong việc xây dựng liên tuyến tham quan trong tỉnh và vùng chưa được triển khai mạnh mẽ, tích cực. Công tác quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch còn hạn chế. 3 Các giải pháp để thu hút du khách trong thời gian tới: Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng. Cần phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch ngay tại tháp Pô Sha INư và khu vực lân cận.Tận dụng lợi thế về khí hậu để triển khai các chương trình, hoạt động du lịch. Theo đó, khu vực có độ nắng dồi dào cả về lượng và chất, cùng với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa thấp và tập trung đã tạo ưu thế về mặt khí hậu rất có giá trị đối với việc tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm. Phát 341
  6. huy thế mạnh tuyến đường du lịch của thành phố Phan Thiết, tăng cường kết nối du lịch giữa trung tâm thành phố Phan Thiết và các điểm đến du lịch ở Hàm Tiến, Mũi Né, Hòa Thắng. Khuếch trương vị trí, vẻ đẹp nhìn từ Pô Sha Inư ra biển, trung tâm thành phố Phan Thiết và nhìn ra các danh lam thắng cảnh lân cận như địa danh Lầu Ông Hoàng gắn với chiến tích lịch sử của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày nay, địa danh Lầu Ông Hoàng đã trở nên thân thuộc, gần gũi với người dân Bình Thuận và các địa phương lân cận. Ở đây có phong cảnh hữu tình, thiên nhiên hùng vĩ nhưng chưa được tập trung khai thác phục vụ du lịch. Tiếp tục duy trì tổ chức biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm thường xuyên, định kỳ đổi mới về hình thức, phương thức thực hiện biểu diễn. Đầu tư cải thiện về hình ảnh, trang phục, dụng cụ ca múa nhạc, hệ thống âm thanh cho các nghệ nhân tham gia biểu diễn. Từ đó, tạo sự mới mẻ, hấp dẫn, hạn chế tối đa sự trùng lắp, nhàm chán cho du khách khi thưởng thức các buổi biểu diễn. Nâng tầm tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ, các Lễ hội văn hóa truyền thống cùng các hoạt động văn hóa văn nghệ, hội thi, hội diễn tại tháp Pô Sha Inư; để các hoạt động này được tổ chức thường xuyên, trở thành một nét đẹp, một sự kiện văn hóa đặc sắc thu hút khách du lịch trong nước. Tăng cường công tác tuyên truyền và giới thiệu về các nét đặc trưng, giá trị tinh thần và kiến trúc nghệ thuật của tháp Pô Sha Inư. Qua di tích có khả năng truyền lại cho người xem những giá trị đích thực với sự tồn tại của nó. Đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phù hợp với hoạt động du lịch tại tháp Pô Sha Inư là rất quan trọng. Hoạt động này đảm bảo công tác quy hoạch tổng thể di tích được phù hợp, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch nội địa. Việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch cần quan tâm vào một số nội dung như: Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Dự án Xây dựng đai trưng bày, sưu tầm, mua, phục chế hiện vật và xây dựng market tại Nhà trưng bày di tích tháp Pô Sah Inư. Qua đó, tạo được khu vực để du khách trải nghiệm thăm quan, mua sắm các hiện vật có giá trị lịch sử liên quan đến lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh, nhất là cộng đồng người Chăm. Đầu tư cải thiện cảnh quan 2 bên đường vào di tích, trồng thêm nhiều cây xanh, hoa, đảm bảo thu hút du khách ngay từ lúc bước vào đầu tiên; tập trung đánh vào sở thích chụp hình của du khách.Đầu tư xây dựng, nâng cấp khu vực vệ sinh, sắp xếp trực quan các gian hàng lưu niệm, khu vực ăn uống, nơi nghỉ chân, đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của du khách. Nâng cấp hệ thống cung cấp điện, nước; hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại di tích trong thời gian tới. Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý và vận hành di tích lịch sử kiến trúc – nghệ thuật. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với cảnh quan tự nhiên và thân thiện với môi trường; khai thác phải đi đôi với bảo tồn di tích. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực hiện có. Tổ chức các chuyến tập huấn, tham quan thực tế tại đại phương có hoạt động du lịch văn hóa tại di tích lịch sử, văn háo đạt hiệu quả trong nước để trao đổi kinh nghiệm và học tập cách làm du lịch. 342
  7. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về di tích và kỹ năng thuyết minh cho đội ngũ nhân lực tại đơn vị; qua đó, giúp đơn vị chủ động về nhân sự thay thế, bổ sung khi cần thiết; tạo thuận lợi trong đón tiếp, phục vụ các đoàn khách du lịch, các tổ chức nghiên cứu khoa học. Nâng cao kiến thức quản lý, quản trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử liên quan đến đặc điểm văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm cho nguồn nhân lực tại đơn vị. Từng bước xây dựng đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ năng động, sáng tạo, phục vụ hiệu quả các hoạt động văn hóa, lễ hội tại di tích. Tổ chức tập huấn, đào tạo các kỹ năng giao tiếp, bán hàng cho đội ngũ bán hàng, quản lý tại các gian hàng lưu niệm, bảo vệ, tài xế. Từ đó, tạo nên nét đẹp, đặc sắc trong giao tiếp của điểm đến du lịch. Cần phát triển hệ thống các cơ sở vật chất dịch vụ du lịch bổ trợ. Muốn vậy, Tỉnh phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức có thể đầu tư vào phát triển các hoạt động bổ trợ. Đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành và đi vào hoạt động Dự án Xây dựng đai trưng bày, sưu tầm, mua, phục chế hiện vật và xây dựng market tại Nhà trưng bày di tích tháp Pô Sah Inư. Có giải pháp tích cực trong việc cho doanh nghiệp để đầu tư xây dựng các hạng mục bổ trợ. Mặt khác, cần thiết kế một sản phẩm nhỏ gọn, tinh xảo, độc đáo, dễ vận chuyển và lưu giữ lâu dài để làm quà lưu niệm. Đây là kỷ niệm của khách du lịch đến tháp Pô Sah Inư để họ quay lại những lần sau, đồng thời nếu là quà tặng cho những người chưa đến thì cũng là một thông điệp để giới thiệu về tháp Pô Sah Inư. Thực hiện tốt công tác bảo tồn, tôn tạo di tích, để di tích vẫn giữ được các giá trị nguyên sơ ban đầu, từ đó làm điểm nhấn để thu hút khách du lịch nội địa. Cần tăng cường công tác quản lý môi trường, bảo đảm môi trường, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, bồi dưỡng kiến thức và văn hóa du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương, hạn chế tình trạng ăn xin, bán vé số, hàng ăn vặt làm mất hình ảnh trong mắt khách du lịch. Tiếp tục thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến giá trị di tích trong các trường học, lồng ghép với các chương trình giảng dạy hoặc thông qua các lớp bồi dưỡng, học ngoại khóa, tổ chức tham quan di tích, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, di tích tháp Pô Sah Inư. Thông qua các hoạt động này giúp cho học sinh, sinh viên hiểu hơn về lịch sử, văn hóa tại di tích một cách chân thực, sinh động. Từ đó, gia tăng sự hiểu biết, kích thích nhu cầu du lịch đến di tích của khách nội địa. Cần chú trọng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tháp Pô Sah Inư trong nước. Nâng cao chất lượng nội dung quảng bá và tập trung quảng bá, giới thiệu các nét đặc sắc kiến trúc, nghệ thuật, giá trị văn hóa, lịch sử mà di tích mang lại. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá; trong đó ưu tiên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá trên các công cụ như Internet và báo chí, đồng thời tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp và Hiệp hội Lữ hành để hợp tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Chủ động liên kết với các công ty, hãng du lịch lữ hành; đổi mới cơ chế quản lý để các đơn vị du lịch, lữ hành có thể dễ tiếp cận, liên kết xây dựng các tour, tuyến du lịch trong nước. 4.Kết luận 343
  8. Những năm vừa qua, với đặc trưng về giá trị văn hoá, kiến trúc mạng lại, tháp Pô Sah Inư đã thu hút được khách du lịch đến tham quan, bước đầu đã định hình được tháp Pô Sah Inư là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách; qua đó, đóng góp không nhỏ vào việc phát triển ngành du lịch Bình Thuận. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng cao của du khách, đòi hỏi hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, thu hút du khách tại tháp Pô Sah Inư cũng cần có sự nhìn nhận, đánh giá lại cho phù hợp với tình hình thực tế. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chính là phân tích thực trạng thu hút du khách đến Tháp Pô Sha Inư. Thông qua đó, nghiên cứu sẽ giúp Ban Quản lý Tháp Pô Sha Inư có cái nhìn khách quan hơn về hiệu quả thu hút du khách đến Tháp Pô Sha Inư trong thời gian qua, từ đó, có các giải pháp phù hợp nâng cao khả năng thu hút du khách đến Tháp Pô Sha Inư. Nghiên cứu đã khái quát hoá các lý luận cơ bản về du lịch, điểm đến du lịch, các lý thuyết nền tảng và nghiên cứu liên quan đến việc thu hút khách du lịch tại một số điểm đến. Qua kết quả hoạt động thu hút khách du lịch nội địa, tác giả đánh giá những kết quả đạt được, vấn đề còn khó khăn, hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thu hút du khách đến Tháp Pô Sha Inư trong thời gian đến. Các giải pháp đưa ra tập trung vào việc phát huy các thế mạnh, khắc phục những hạn chế nêu ra, để từ đó, giúp Tháp Pô Sha Inư tiếp tục duy trì và phát vị thế trong bản đồ du lịch của thành phố Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Thị Thanh Loan và cộng sự (2014) Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch: Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch Bình Định." Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 36 44 (2014). http://baotangbinhthuan.com/index.php/news/Trung-Bay-Chuyen-De/TRUNG-BAY- HIEN-VAT-VA-TAI-LIEU-VAN-HOA-CHAM-167/ Katé – Theo từ điển Chăm – Việt - Anh, NXB Tri Thức năm 2014 Ngô Thị Diệu An và Hà Nam Khánh Giao (2014). Ngô Thị Diệu An và Hà Nam Khánh Giao (2014). Giáo trình tổng quan du lịch, NXB Đà Nẵng. Lê Thị Ngọc Anh và cộng sự (2014), nghiên cứu về Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của điểm di tích Đại Nội - Huế. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 01 – 2014. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2006). Giáo trình kinh tế du lịch. NXB Lao động, Hà Nội. Nhiều hoạt động để du khách tham quan, thưởng lãm dịp Lễ Quốc Khánh 2/9 tại di tích tháp Pô Sah Inư (binhthuan.gov.vn) Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017). Luật Du lịch, NXB Quốc gia Sự Thật. Thông tin các tác giả: 344
  9. Họ và tên: Tạ Hoàng Giang Học hàm, học vị: Tiến sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Phan Thiết Chức vụ: Trưởng khoa Điện thoại: 0979173333 Email: thgiang@upt.edu.vn Địa chỉ: Khoa Du lịch – Trường Đại học Phan Thiết Họ và tên Lê Thị Quỳnh Hảo Học hàm, học vị: Tiến sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Đà Lạt. Điện thoại: 098 3060011 Email: haoltq@dlu.edu.vn Địa chỉ: Khoa Quốc tế học - Trường Đại học Đà Lạt. Họ và tên: Nguyễn Thị Nga Điện thoại: 0888122702 Email: nguyenthinga.k12@stu.upt.edu.vn Địa chỉ: Sinh viên Lớp K12DVA - Trường Đại học Phan Thiết Họ và tên: Nguyễn Triều Dâng Điện thoại: 0842524384 Email: nguyentrieudang.k12@stu.upt.edu.vn Địa chỉ: Sinh viên Lớp K12DVA - Trường Đại học Phan Thiết Họ và tên: Nguyễn Khánh Tuyền Điện thoại: 0366894312 Email: nguyenkhanhtuyen.k12@stu.upt.edu.vn Địa chỉ: Sinh viên Lớp K12DVA - Trường Đại học Phan Thiết [Danh thiếp] Nguyễn Khánh Tuyền 0366894312 345
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2