intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc dùng trong một số bệnh thận

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

93
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thận có thể mắc nhiều bệnh như suy thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận cấp, mạn, bệnh nang thận, ung thư thận, hội chứng thận hư, viêm thận - bể thận cấp và mạn, sỏi thận... Việc chẩn đoán, đánh giá một người mắc bệnh thận là rất quan trọng Thận có thể mắc nhiều bệnh như suy thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận cấp, mạn, bệnh nang thận, ung thư thận, hội chứng thận hư, viêm thận - bể thận cấp và mạn, sỏi thận... Việc chẩn đoán, đánh giá một người mắc bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc dùng trong một số bệnh thận

  1. Thuốc dùng trong một số bệnh thận Thận có thể mắc nhiều bệnh như suy thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận cấp, mạn, bệnh nang thận, ung thư thận, hội chứng thận hư, viêm thận - bể thận cấp và mạn, sỏi thận... Việc chẩn đoán, đánh giá một người mắc bệnh thận là rất quan trọng Thận có thể mắc nhiều bệnh như suy thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận cấp, mạn, bệnh nang thận, ung thư thận, hội chứng thận hư, viêm thận - bể thận cấp và mạn, sỏi thận... Việc chẩn đoán, đánh giá một người mắc bệnh thận là rất quan trọng, không phải là khó khăn vì các bệnh thận khác nhau đều có dấu hiện triệu chứng đặc thù. Dưới đây là thuốc dùng đặc trị trong một số bệnh thận thường gặp.
  2. Suy thận cấp Các biểu hiện chính là giảm lượng nước tiểu (thiểu niệu, vô niệu), tăng urê và kali máu nhanh gây nên tình trạng không đào thải được các chất thải, không điều chỉnh được điện giải toan kiềm, thể tích. Bệnh diễn biến qua 4 giai đoạn: khởi đầu như giảm lượng nước tiểu (tiểu ít dần) sang toàn phát với thiểu niệu, urê máu, kali máu tăng cao, thở nhanh, tăng huyết áp, thiếu máu, có thể vàng da, vàng mắt, giai đoạn này bệnh nhân có thể tử vong do kali trong máu tăng, phù phổi cấp. Giai đoạn tiểu nhiều tới 2-3 lít/ngày, các triệu chứng giảm dần rồi sang giai đoạn hồi phục, hết các triệu chứng lâm sàng chỉ số sinh học trở lại bình thường nếu chữa trị đúng và kịp thời. Các chỉ số về tỉ lệ creatinin huyết thanh, tỷ lệ creatinin nước tiểu/huyết thanh, natri nước tiểu và áp lực thẩm thấu nước tiểu giúp cho việc xác định nguyên nhân suy thận cấp: nguyên nhân trước thận như giảm thể tích, mất nước, mất máu dùng thuốc lợi tiểu cao, tụt huyết áp, suy tim sung huyết, co hoặc dãn mạch do nhiễm khuẩn, sốc do thuốc huyết áp chẹn alpha hoặc ức chế men chuyển và các thuốc chống viêm không steroid hoặc do suy gan. Nguyên nhân tại thận: do hoại tử ống thận, tổn thương mạch máu, tăng huyết áp, đái tháo đường... do viêm cầu thận, viêm thận kẽ, và nguyên nhân
  3. sau thận do tắc niệu đạo (sỏi, ung thư) tắc đường ra bàng quang, phù đại tuyến tiền liện, ung thư, co thắt, thần kinh... Điều trị: Làm các xét nghiệm cần thiết - Mục tiêu điều trị là làm tăng thể tích nước tiểu bằng cách truyền dịch NaCl đẳng trương (tránh quá tải). Dùng lợi tiểu furosemid tiêm tĩnh mạch và uống metazolon khởi động. Nếu tắc nghẽn thì đặt ống sonde. Sau một ngày có cải thiện thì giảm liều furosemid và theo dõi cẩn thận vì có thể gây điếc. Điều trị các bệnh chính với các thuốc đặc hiệu chống nhiễm khuẩn, ngộ độc, cầm máu. Nếu cần phải chỉ định lọc máu khi urê, kali máu cao, phù, phù phổi... Dinh dưỡng: Ăn ít protid, nhiều glucid và rau quả, bảo đảm đủ calo. Nếu cần, có thể dùng glucose ưu trương và các vitamin, uống canxi carbonat hoặc truyền canxi gluconat để điều trị hạ canxi máu. Theo dõi biến chứng qua cân nặng và các xét nghiệm. Hạn chế ăn thức ăn nhiều natri, kali, phospho, magie và protein. Duy trì đủ năng lượng tránh thiếu máu. Tránh quá tải dịch truyền. Phải theo dõi chặt chẽ huyết áp, kiềm toan. Phòng nhiễm khuẩn hay xảy ra. Chỉ định lọc máu nếu cần thiết. Suy thận mạn
  4. Là hậu quả của nhiều loại tổn thương thận khác nhau. Các nguyên nhân hay gặp nhất là đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thận đa nang, tắc đường niệu, chất độc... do giảm sút từ từ số lượng nephron còn lại nên làm giảm mức lọc cầu thận, biểu hiện thiếu máu, rối loạn huyết áp, protein niệu, phù, tăng urê và creatinin máu, suy tim, viêm màng ngoài tim, xuất huyết mũi, lợi, dưới da, tiêu hóa, tiêu chảy, nôn, chuột rút, toan máu, khó thở nhanh, cuối cùng là co giật, hôn mê, tử vong. Điều trị: Dựa vào phân loại mức độ suy thận để chỉ định điều trị bảo tồn; điều trị bảo tồn và lọc máu ngoài thận; điều trị lọc máu và ghép thận bằng cách điều trị các nguyên nhân gây bệnh như tăng huyết áp, phòng mất nước - điện giải, chống nhiễm khuẩn bằng các kháng sinh, trị thiếu máu, trị toan máu. Chú ý đặc biệt người đái tháo đường phụ thuộc insulin. Dinh dưỡng sao cho đủ calo, ít protein nhưng đủ acid amin và vitamin. Ăn nhạt, kiêng chua, uống ít nước. Lọc máu hoặc ghép thận theo chỉ định của thầy thuốc. Viêm cầu thận cấp Là bệnh cấp tính sau một đợt nhiễm khuẩn. Bệnh sinh do lắng đọng phức hợp miễn dịch. Biểu hiện phù sau viêm nhiễm (đường hô hấp, họng,
  5. da...), sau 7-15 ngày. Đái ít hoặc vô niệu, protein niệu. Đái ra máu đột ngột thường có hồng cầu, protein, máu vi thể. Tăng huyết áp, thiếu máu nhẹ, suy tim, tăng urê máu, giữ muối và nước gây phù ngoại vi, hố mắt, tăng lipid máu. Khi protein niệu tăng lên, tiến triển thành hội chứng thận hư. Điều trị: Làm các xét nghiệm cần thiết. Dựa trên sự phân loại về tổ chức học, có tăng sinh hay không tăng sinh, với nguyên tắc làm chậm quá trình dẫn đến suy thận. Nói chung, dùng thuốc cũng giống như suy thận là chống phù, tăng huyết áp bằng furosemid, methyldopa, ức chế men chuyển, nifedipin với liều lượng vừa phải tránh quá mạnh gây tiến triển nhanh tới suy thận. Dùng các thuốc kháng sinh phù hợp như penicillin hoặc cephalosporin và corticosteroid trị các đợt viêm nhiễm và tránh các biến chứng. Dùng các vitamin nhóm B và C. Có gợi ý nên dùng các thuốc độc hại tế bào trong một số thể viêm cầu thận. Dinh dưỡng: Giảm chất đạm, ăn nhạt, uống ít nước. Theo dõi bệnh nhân đều đặn hằng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Tình trạng bệnh tốt nếu hết phù, huyết áp bình thường, hết protein niệu và hồng cầu niệu, urê máu bình thường. Tình trạng sẽ xấu đi nếu urê máu tăng, protein niệu kéo dài.
  6. Viêm cầu thận mạn Có tổn thương tiểu cầu thận dần dần, phù và protein niệu tái đi tái lại, cuối cùng dẫn đến suy thận mạn. Viêm thận - bể thận cấp Do viêm tổ chức kẽ của thận do nhiễm khuẩn cấp. Thường do vi khuẩn ngược dòng đường niệu. Biểu hiện sốt cao, rét run, đau lưng - hông, đái buốt, đái rắt, đái máu vi thể hay đại thể. Suy sụp nhanh. Điều trị: Làm các xét nghiệm cần thiết, Xquang và siêu âm thận. Thuốc: kháng sinh (nếu làm kháng sinh đồ thì tốt nhất) nếu không, dùng thuốc có tác dụng với vi khuẩn gram (-) như penicilin, cephalosporin thế hệ 3 như cefotaxim, có thể dùng gentamicin - nitrofurantoin, một thuốc sát khuẩn đường niệu. Uống nhiều nước, tốt nhất là oresol, ăn nhạt, ăn cháo đường thì tốt nếu còn triệu chứng. Nếu hết sốt có thể ăn thêm protid. Với bệnh mạn, biểu hiện nhiễm khuẩn kéo dài, tái phát do điều trị không đến nơi đến chốn. Ngoài các triệu chứng như bệnh cấp còn thấy đái nhiều, tăng huyết áp, thiếu máu (nếu nặng thì đã có suy thận).
  7. Có thể sử dụng các kháng sinh khác như chloramphenicol, erythromycin, ampicilin và nhất thiết phải dùng các thuốc trị tăng huyết áp như ACE, nifedipin. Để không mắc bệnh thận, phòng bệnh là quan trọng. Ăn chín, uống sôi. Trị các bệnh viêm nhiễm khác dứt điểm như viêm họng, bệnh ngoài da, bệnh tuyến tiền liệt, sỏi, dị dạng đường tiết niệu, trào ngược nước tiểu... Mặt khác phải thận trọng khi sử dụng thuốc, đặc biệt thuốc độc hại với thận nh ư thuốc lợi tiểu, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc chống viêm không steroid, các kháng sinh họ aminoglycosid... đặc biệt là các thuốc tránh dùng hoặc phải giảm liều dùng cho người bệnh thận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2