intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thưởng, phạt với bé

Chia sẻ: Abcdef_15 Abcdef_15 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

92
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bậc cha mẹ khao khát nuôi dạy con ngoan vẫn đặt ra câu hỏi như thế. Điều quan trọng, để phần thưởng và hình phạt mang lại hiệu quả mong muốn. Dĩ nhiên, mọi sự thái quá đều không tốt. Cha mẹ thi hành chế độ hà khắc quá dễ dẫn đến các dạng rối loạn, thí dụ - bé bị tâm thần, hoảng loạn, tự ti hoặc hung hãn. Trái lại, nuông chiều thái quá vô tình dạy cho bé thói ích kỷ, lười nhác, không nghĩ đến người khác. Tuy nhiên, nguyên tắc chung lại khẳng định:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thưởng, phạt với bé

  1. Thưởng, phạt với bé Các bậc cha mẹ khao khát nuôi dạy con ngoan vẫn đặt ra câu hỏi như thế. Điều quan trọng, để phần thưởng và hình phạt mang lại hiệu quả mong muốn. Dĩ nhiên, mọi sự thái quá đều không tốt. Cha mẹ thi hành chế độ hà khắc quá dễ dẫn đến các dạng rối loạn, thí dụ - bé bị tâm thần, hoảng loạn, tự ti hoặc hung hãn. Trái lại, nuông chiều thái quá vô tình dạy cho bé thói ích kỷ, lười nhác, không nghĩ đến người khác. Tuy nhiên, nguyên tắc chung lại khẳng định: Cần phải thưởng nhiều hơn phạt. Việc khen ngợi, tạo cảm giác thú vị cho bé những hành động cụ thể chính là dạy cho bé cách thức ứng xử thế nào,còn những lời phê phán chỉ cung cấp cho bé duy nhất thông tin về hành vi nào đó không được phép lặp lại. Vậy thì hình phạt và phần thưởng nên xuất hiện với hình thức như thế nào? Không có câu trả lời nhất quán. Cả thưởng và phạt đều phải thích ứng với t ình huống và cá tính đối tượng. Bé càng nhạy cảm, càng cần yếu tố tế nhị. Để nuôi dưỡng bé tốt, nhất thiết phải tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản: 1. Đối tượng bao giờ cũng cần được biết, vì sao phạt hoặc được thưởng. Vì thế trước đó phải xác định với bé những nguyên tắc cụ thể, cái gì được phép, cái gì không, thí dụ: "Ngăn tủ dưới cùng
  2. này là của con, ngăn trên là của bố và con không được mở", hoặc "Mẹ đồng ý để con sang nhà bạn chơi, đúng mười một giờ phải về ăn cơm"... 2. Nhất thiết phải nhất quán, "trước sau như một". Cùng một việc làm, không thể lần này bị phạt, lần khác - không. Sẽ vô dụng với sự cảnh báo, thí dụ: "Nếu ngày mai vẫn ngủ dậy muộn, bố sẽ cho ăn đòn", bởi khi ấy bé không phải gánh chịu bất cứ hậu quả gì vì hành vi ngủ muộn, và không bị phạt tức được thưởng. Ngoài ra mọi người trong nhà phải nhất trí. Nếu bố phạt, mẹ dứt khoát không được phản đối - khi con bên cạnh. 3. Mức độ phạt và thưởng đều cần phải tăng dần. Tùy thuộc vào loại hành vi và số lần lặp lại. Nếu bé liên tục bị điểm xấu ở trường, cần phải xử lý ngày càng nghiêm khắc. Thế nhưng nếu bé liên tục cố gắng làm việc gì đó tốt nhất, cần chuẩn bị phần thưởng đặc biệt. 4. Cha mẹ cần phải là "tấm gương" và có "uy". Cần thường xuyên chăm chút thông qua việc làm cụ thể, trong đó nhất quán hành động, không thay đổi ý kiến do tác động của ho àn cảnh và duy trì nếp sinh hoạt hàng ngày đúng theo những nguyên tắc, mà bản thân đòi hỏi bé phải tuân thủ. Nên nhớ, tất cả bé đều là "nhà quan sát" đặc biệt sành nghề. 5. Không được phép hạ bệ uy tín của người thứ hai cũng như bản thân. Bé cần phải nghe cả lời bố và mẹ. Vì không thể không nói: "Đừng nghe bố, bởi bố không biết chỗ ấy bằng mẹ", hoặc "Hãy chờ bố về, mẹ sẽ cho biết tay!" Bằng cách đó, bạn đã vô tình hạ thấp bản thân. 6. Cả hình phạt và phần thưởng cần phải áp dụng nhanh nhất, sau khi tuyên bố. Chỉ như vậy, bé mới có thể nhớ nhất hành vi của mình. Chỉ có điều, cần phải cân nhắc kỹ, xem liệu bé có thật sự xứng đáng bị phạt hoặc được thưởng? Sẽ rất có hiệu quả, nếu lập tức tuyên bố chính xác hình thức và thời gian kéo dài phần thưởng hoặc hình phạt, thí dụ: "Con có thể đi đá bóng, song phải có mặt ở nhà sau hai tiếng" hoặc "Hôm nay không được phép ngồi ôm máy tính nữa!". 7. Không nên phạt cũng như thưởng hai lần cùng một việc. Nếu mẹ đã mắng, bố không cần phải lên tiếng và ngược lại. Bản thân cảnh máu chảy, cảm giác đau đớn và hoảng sợ xảy ra khi bé vô ý nghịch dao đã đủ sức mạnh răn đe.
  3. Nếu khen ngợi, dứt khoát phải thực lòng, không bao giờ theo kiểu "nói cho vui" vô căn cứ. Bé lập tức nhận ra sự dối trá trong lời khen không thực lòng và có thể cho rằng, lời nói người lớn không có giá trị. Không cho quà "lấy được" Tâm sự của mẹ bé gái 5 tuổi: "Vợ chồng chúng tôi rất quan tâm, để con gái không thiếu thứ g ì. Bao giờ nó cũng có nhiều hơn những đứa bé khác. Tôi và chồng bận suốt ngày, nhưng nhờ thế mà có thể mua cho con quần áo hàng hiệu và những món đồ chơi bạn bè con phải ghen tỵ. Hầu như ngày nào cũng có quà. Tiếc rằng, con gái không hề biết cha mẹ đã vất vả cố gắng thế nào, một mặt - tỏ ra thờ ơ với những gì bố mẹ mang về; mặt khác liên tục đòi mua thêm. Ngoài ra, nó không ngoan. Chúng tôi luôn khẳng định với con gái rằng, bố mẹ rất yêu và tự hào về con, chúng tôi cũng không đòi hỏi gì đặc biệt. Tôi không hiểu, tại sao con lại đối xử như thế..." Lời chuyên gia: - Không thể thưởng cho bé đơn thuần vì sự xuất hiện của nó. Bởi như vậy chúng ta chỉ duy nhất tạo cho bé suy nghĩ: "Mình xứng đáng được như vậy", không hề có tác dụng động viên bé nỗ lực phấn đấu. Cần phải tạo cho bé thói quen: "Phần thưởng có lý do" - để nhận được quà, nhất thiết phải làm việc gì đó. Quà hấp dẫn nhất đối với bé là những gì, mà thường nhật nó không có. Đối với con gái bạn, búp bê, con gấu misa... chắc chắn đã không còn được coi là quà, bởi nó có quá nhiều; ngay cả quần áo cũng vậy. Dễ dàng với cha mẹ nhất là cho bé những vật dụng cụ thể, trong khi phần thưởng thích hợp nhất với số đông bé lại là những gì không thể mua được. Bởi chúng mang lại cho bé thú vị lớn nhất. Hình thái dành cho bé mỗi khác, thí dụ: Lời khen, sự mơn trớn, ôm ấp, khả năng sang nhà bạn chơi hoặc mời bạn sang nhà mình, cùng bố mẹ đi xem xiếc, đi công viên nước, hoặc được giao "làm việc người lớn", thí dụ - trồng hoa trong chậu cảnh.
  4. Bé buộc phải biết rõ ràng, bản thân đã làm gì để đáng được nhận quà. Cần tuyên bố trước, thí dụ: "Nếu cả tuần con tự uống thuốc, chủ nhật bố mẹ sẽ cho đi xem vườn thú". Nhớ thế, bé ý thức được rằng, sẽ được đi chơi, nếu nhắm mắt uống thuốc. Bố mẹ cô con gái 5 tuổi trong tâm sự trên cần phải dạy con theo cách đó, để nó hiểu rằng, "ở đời không có ai cho không ai cái gì cả". Chỉ một khi chứng kiến thực tế: Mọi sự ưu ái đều đòi hỏi cống hiến, bé mới coi trọng những gì bố mẹ mua tặng. Ngoài ra, nó sẽ kính trọng bố mẹ hơn. Người mẹ bé viết rằng, "Chúng tôi không đòi hỏi gì đặc biệt" ở con gái. Đó là sai lầm. Bé phải có nghĩa vụ của mình (thí dụ - đánh răng trước khi đi ngủ, xếp gối - buổi sáng ngủ dậy) cần phải thực hiện hàng ngày, không hy vọng có thưởng. Chỉ bằng cách này, bé mới chuẩn bị tốt cho cuộc sống khi trưởng thành. Chỉ áp dụng những hình phạt khả thi Tâm sự mẹ có con trai 13 tuổi: "Mới 13 tuổi, con trai của chúng tôi đã cho mình là người lớn. Đã hơn một lần nó làm bố mẹ nó thất vọng. Vừa rồi tôi đã bắt gặp nó uống bia. Tôi đã phạt nó hai tháng không được ra khỏi nhà vào buổi tối và cứ hai ngày quét nhà một lần. Thế nhưng nó không thực hiện nghiêm túc. Một lần nó đi lúc tôi vắng nhà, lần khác - khi tôi bận gặt quần áo. Cũng có khi bỏ bê, không quét nhà. Có cách nào dạy con tốt hơn?"
  5. Lời chuyên gia: Quy định hình phạt dài như vậy là sai lầm. Hậu quả sẽ thích nghi với nó, bắt đầu học cách sống với hình phạt và xoay sở, tìm cách vượt qua. Trong đó bé sử dụng đủ loại mánh khóe, dối trá và lặng lẽ vi phạm. Sẽ hiệu quả hơn, nếu hình phạt có thời gian ngắn hơn và bé thực hiện nghiêm túc. Vậy nên, thay vì hai tháng phạt không ra khỏi nhà, chỉ cần thí dụ "giam lỏng" con trai ba ngày đúng nghĩa của nó. Không nên coi việc quét nhà như một hình phạt. Vả lại giúp đỡ cha mẹ là nghĩa vụ của con cái. Bé cần phải thực hiện vô điều kiện. Và sẽ áp dụng hình phạt khác - trường hợp đối tượng không hoàn thành nghĩa vụ. Thay vì quát tháo, hãy chứng tỏ sự quan tâm của mình với những việc của bé Tâm sự mẹ con trai 7 tuổi: "Tôi càng bất lực với con trai. Những mệnh lệnh dạng: "Đứng im!", quát tháo hoặc nện vào mông đều như nước đổ lá khoai. Buổi chiều, lúc đón con, tôi thường giải quyết một số công việc qua điện thoại. Khi ấy con trai phá bĩnh. Nó kéo tay, dừng lại và không muốn đi tiếp. Lúc về nhà tôi thường nhốt con vào phòng, để trừng phạt nó, song cũng không giúp được gì. Có thể làm gì, để con trai ngoan hơn? Lời chuyên gia: Trước khi quát con (quát tháo là dấu hiệu bất lực), trước hết cần phải xác định, tại sao con hành động như vậy. Có thể vì lý do nào đó nó cảm thấy bị hắt hủi và vì thế muốn thu hút sự quan tâm của bố mẹ? Dường như bà mẹ trên tỏ ra ít quan tâm đến những vấn đề của con trai, vì thế nó phá bĩnh. Sau buổi tan học, bé lớp một thường khao khát sự hiện diện của mẹ, nó muốn kể cho mẹ biết, chuyện gì xảy ra trong ngày, bản thân nó đã làm những gì, có thể khoe mẹ thí dụ - bức tranh mới vẽ. Sự thiếu quan tâm của mẹ khiến nó phát sinh bực tức, thất vọng, hung hãn. Thỉnh thoảng bé muốn có bố - mẹ như là của riêng. Cũng quan trọng, khi người lớn chứng tỏ sự tôn trọng với con bé. Trường hợp đã nhất thiết phải nói chuyện qua điện thoại di động trước mặt con, cần phải thông báo: " Mẹ xin lỗi, nhưng có
  6. cuộc gọi quan trọng. Lát nữa mẹ con ta tiếp tục câu chuyện". Khi ấy bé sẽ nhanh hiểu ra vấn đề và vui vẻ chờ đợi. Hành động nóng giận trong những bối cảnh như vậy được bé ghi nhận từ việc làm bất công và hoàn toàn không có kết quả. Trái lại, nó khơi dậy trong bé tình cảm chán ghét mẹ. Cách thức giải quyết vấn đề duy nhất là cởi mở với nhu cầu của bé, trò chuyện với nó về "công việc" của nó, cùng con làm bài tập về nhà, bày tỏ tình cảm đằm thắm, đơn giản... quan tâm tới con bé. Bé lúc nào cũng cần phải cảm thấy, bản thân được chấp nhận và chỉ những hành vi xấu mới làm bố mẹ tức giận. Vì thế, hãy tránh những lời khẳng định dạng: "Dế là đứa con hư, mẹ (bố) không yêu con!". Không mua chuộc con Tâm sự mẹ con gái 12 tuổi: "Con gái tôi đang học lớp 5 và không thích học. Nó nói rằng, không có gì chán bằng ngồi đọc sách. Để khuyến khích con chăm học, tôi tuyên bố, thưởng cho năm ngàn đồng - nếu được điểm tám, mười ngàn - nếu được điểm mười cho tất cả các môn học. Có lẽ đó là giải pháp tốt, bởi từ ngày áp dụng chế độ thưởng tiền, con tôi học khá hẳn. Thế nhưng chồng tôi lại kịch liệt phản đối - ông bảo, như thế là mua chuộc...". Lời chuyên gia: Chồng chị nói đúng. Không nên dùng tiền cũng như dùng mọi thứ hàng hóa để thưởng cho những điểm tốt. Việc "định giá" vô tình xui khiến bé học không phải vì kiến thức, mà vì phần thưởng là suốt ngày nghĩ về điều đó. Nó sẽ mất động cơ, khi không nhận được tiền. Hoặc tiến tới "khủng bố" cha mẹ: "Nếu không mua cho con xe máy, con không đ i học!" (?!). Cũng sai lầm, nếu tuyên bố: "Mẹ sẽ mua đôi giày con vẫn ao ước, nếu thi đỗ điểm cao". Đó cũng là sự mua chuộc. Nếu muốn động viên con học tốt, có thể làm cho con hiểu, kiến thức đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống, thí dụ - "Nếu học giỏi, sau này con sẽ dễ kiếm được nghề nghiệp như ý".
  7. Bé sẽ hào hứng học, nếu bố mẹ biết cách khơi dậy mối quan tâm của bé với môn học nào đó. Thỉnh thoảng nên cùng bé đi thăm các viện bảo tàng, tìm kiếm thông tin thú vị trên mạng internet hoặc cùng xem phim tài liệu, khoa học... Những việc nên tránh, bởi vô hiệu Đánh đập: Bé chỉ nghĩ về nỗi đau và sự bất công, thay vì hành động khiến nó bị trừng phạt. Các hình phạt về thể xác lấy mất lòng tự trọng, bé cảm thấy bị hạ nhục, khơi dậy lòng hận thù và nhiều tình cảm tiêu cực khác. Sỉ nhục: Khi quở mắng, thí dụ - "Đần như con bò!", bạn đã hạ thấp cảm giác giá trị bản thân đứa bé. Doạ nạt: "Không ăn hết bát cơm, ma cà rồng sẽ ăn thịt!". Thứ nhất, hình phạt để phát huy hiệu quả phải có thực; thứ hai - không nên gây cho bé tâm trạng hoảng loạn. Tước đoạt của bé cái, mà bản thân nó được hưởng: Thí dụ - "Hôm nay không được ăn tối, vì bị điểm kém!". Nhiệm vụ của cha mẹ là thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của bé. Nó sẽ tủi thân, nếu không được như vậy. Ruồng bỏ: Thí dụ, bắt con úp mặt vào góc tường, nhốt bé một mình trong phòng tối. Khi ấy bé sẽ cảm thấy bản thân không cần thiết, bị hạ nhục và xuất hiện tâm lý trả thù. Những hình phạt có hiệu quả Ca thán, nhắc nhở, ngôn ngữ cử chỉ, thí dụ - lắc đầu, nghiêm nét mặt, xua tay... Gánh chịu hậu quả - thí dụ, "Nếu tiếp tục làm gẫy bút màu, cứ dùng bút gẫy mà vẽ, bố không mua bút mới". Tước bỏ một số quyền hạn nhất định trong thời gian nào đó - thí dụ, "Nếu không biết ngồi ăn trong phòng khách, ngày mai một mình ăn trong bếp". Từ chối thú vị đã hứa, thí dụ - "Chưa lau xong bàn, con chưa được phép xem chương trình hoạt hình".
  8. Bù đắp mất mát, thí dụ - "Con quên mời bà, bây giờ hãy ra xin lỗi". Làm việc gì đó để bày tỏ sự sám hối - thí dụ, "Con đã mắng oan em bé, Bây giờ vẽ tặng em một bức tranh" Khơi gợi cảm giác mắc lỗi - thí dụ, "Tuần này chúng ta không đến thăm ông bà, bởi mẹ xấu hổ, nếu ông bà hỏi tại sao con không được phiếu bé ngoan..." Theo Tri Thức Bé
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2