Phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
lượt xem 31
download
Cha mẹ nên tập cho trẻ nói thường xuyên, đồng thời tạo cơ hội để bé tiếp xúc với nhiều sự vật, hiện tượng, tình huống để tăng vốn từ vựng. Bên cạnh đó, nên đọc sách báo cho bé nghe để giúp hình thành thói quen đọc sách từ nhỏ. Chia sẻ với phụ huynh về kỹ năng dạy nói cho trẻ mời tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
- Phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
- Cha mẹ nên tập cho trẻ nói thường xuyên, đồng thời tạo cơ hội để bé tiếp xúc với nhiều sự vật, hiện tượng, tình huống để tăng vốn từ vựng. Bên cạnh đó, nên đọc sách báo cho bé nghe để giúp hình thành thói quen đọc sách từ nhỏ. Chia sẻ với phụ huynh về kỹ năng dạy nói cho trẻ, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh cho biết, để giúp bé phát triển khả năng nói tốt, cha mẹ cần nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 đến 3 tuổi như sau: 1. Hoàn thiện khả năng thông hiểu lời nói của người lớn (nghe hiểu): Ban đầu trẻ chỉ hiểu về tình huống khi chứng kiến tình huống cụ thể đó. Ví dụ trẻ hiểu lời nói “đánh trống” khi trẻ nhìn thấy một người đang đánh trống hoặc chính trẻ đang cầm dùi đánh vào trống. Theo đó, lời nói “đánh trống” biểu đạt cho toàn bộ tình huống này. Trẻ sẽ không thể hiểu lời nói “đánh trống” khi nó tách khỏi tình huống cụ thể. Có thể tóm tắt khả năng thông hiểu của trẻ ở giai đoạn này như sau: Tình huống cụ thể + Lời nói = Tín hiệu hành động của trẻ.
- Nên tập cho trẻ thói quen xem sách từ nhỏ là một cách hiệu quả giúp bé phát triển vốn từ vựng. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ với tình huống cụ thể khi được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần bé sẽ hiểu được lời nói mà không phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa. Vì thế người lớn có thể dùng lời nói để chỉ dẫn hành động cho các em (yêu cầu bé cầm hay lấy một đồ vật nào đó), từ đó giúp trẻ mở rộng giao tiếp với mọi người. Việc nghe và hiểu lời nói vượt ra khỏi tình huống cụ thể là một thành tựu quan trọng của trẻ. Nó giúp bé biết sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện cơ bản để nhận thức thế giới xung quanh. 2. Ngôn ngữ tích cực Sau 2 tuổi là thời kỳ phát triển ngôn ngữ. Trẻ không chỉ đòi hỏi biết được tên đồ vật, mà còn cố gắng phát ra các âm để gọi tên các đồ vật đó.
- Vốn từ của trẻ qua từng giai đoạn: - Từ cuối năm thứ 2, các em nói được 300 đến 400 từ. Trẻ lên 2 thường nói ngọng, ngôn ngữ của bé khá khác của người lớn, ví dụ “ăn”, thì nói là “măm”, “thịt” thành “xịt”… Người ta gọi ngôn ngữ đó là ngôn ngữ tự trị. Sở dĩ trẻ nói như thế là do nhiều nguyên nhân: Người lớn thích nói vậy khi âu yếm trẻ, do các em nghe không chuẩn nên phát âm bị méo tiếng, hoặc do vốn từ của trẻ còn nghèo nàn nên phải tự nghĩ ra một số từ để giao tiếp với người lớn… - Cuối năm thứ ba, trẻ nói được khoảng 1.000 từ. 3. Ngữ pháp Để diễn đạt được nguyện vọng của mình cho người lớn hiểu, trẻ phải nắm được ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ. Lúc đầu, trẻ dùng câu một tiếng, ví dụ “măm măm” tức là “Mẹ cho con ăn”. Sau đó trẻ dùng câu hai tiếng theo mô hình chủ ngữ –vị ngữ, ví dụ “mẹ bế”, “mẹ xúc”, cũng có lúc trẻ nói ngược “bế mẹ”. Đến 3 tuổi, ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ, bé rất thích nói và nói suốt ngày. Thế mới có câu “Trẻ lên 3 cả nhà học nói”. Lúc này, các em đã nói được những câu dài như “Con khóc vì ba mắng con”, “Ai hư thì không được phiếu bé ngoan”. Một số lưu ý trong quá trình dạy nói cho trẻ:
- - Cần dạy trẻ nói đúng và sửa sai cho bé thì ngôn ngữ tự trị sẽ mất đi nhanh chóng. - Gia đình nên tập nói thường xuyên cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc nhiều sự vật, hiện tượng, tình huống để tăng vốn từ vựng. - Nên đọc sách báo cho trẻ nghe, từ đó giúp các em hình thành thói quen thích đọc sách từ nhỏ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 3 tuổi 21-07-2011 Trẻ em rất thông minh, không chỉ phát triển được phản xạ nghe rất sớm mà kể cả khi nói bạn cũng có thể hướng dẫn bé từ rất sớm. Vậy các mẹ hãy chú ý những phương pháp sau để phát triển ngôn ngữ cho bé từ sớm nhé.
- Nói chuyện với bé từ sớm giúp bé nhanh phát triển ngôn ngữ Các phương pháp cơ bản - Nói chuyện với bé: bé học ngôn ngữ bằng cách lắng nghe những cuộc trò chuyện. - Xuôi theo mối quan tâm của bé: Nếu bé chăm chú vào một bông hoa, bạn hãy nói với con về điều đó. - Liên kết các đối tượng với các từ: bằng cách chỉ tay vào những điều bạn đang đề cập đến. - Đọc cho bé: những câu chuyện đơn giản và hình minh họa to từ sách giúp ích cho bé. Càng nhiều từ bé được làm quen, vốn từ của bé càng nở rộ. - Hãy cúi xuống ngang bằng với chiều cao của con. Nhờ thế, bé có thể thấy mẹ nói và lắng nghe mẹ. - Đừng đánh giá thấp khả năng của bé: sự hiểu biết của bé thường vượt xa khả năng ngôn ngữ. Vì thế, đừng ngại sử dụng các từ và cụm từ khác nhau chỉ vì lo bé không hiểu được. - Khuyến khích: các bé rất thích làm mẹ vui lòng và bé sẽ cố gắng nhiều hơn nếu được mẹ ca ngợi. 5 tháng Bé có thể: cười, ré lên khi mừng vui.
- Cách trợ giúp: làm những điều buồn cười. Khả năng hài hước của bé được phát huy nếu mẹ làm khuôn mặt buồn cười, cù hoặc chơi trò ú òa. 7 tháng Bé có thể: bập bẹ. Cách trợ giúp: bập bẹ trở lại. Bé được khuyến khích để nói chuyện hơn nữa nếu bạn trả lời bé với sự quan tâm và thích thú. 1 tuổi Bé có thể: nói một vài từ. Cách trợ giúp: lắng nghe bé. Một vài lời đầu tiên của bé chỉ là âm thanh lộn xộn, không dễ dàng nhận ra nhưng nếu chú ý, bạn sẽ hiểu bé gắng nói điều gì. 2 tuổi Bé có thể: Liên kết các từ với nhau, ví dụ: “Mẹ về đi”. Cách trợ giúp: đọc cho bé. Sử dụng các từ và hình ảnh để tăng cường hiếu biết cho bé. Gọi tên đồ vật và để bé chỉ tay vào. Đọc những câu chuyện đơn giản với bé, dạy bé về khái niệm từ và liên kết từ. 3 tuổi Bé có thể: nói chuyện với những câu dài hơn 3 từ và được hiểu bởi người thân trong gia đình.
- Cách trợ giúp: hát cùng con. Sự lặp lại những vần điệu vui vẻ là cách dạy bé ngôn ngữ tốt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng màu sắc thích hợp cho học sinh lớp 1
14 p | 862 | 167
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
23 p | 628 | 43
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng phương pháp học qua các bài tập lớn Project-based learning để phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong các nhóm nhỏ
19 p | 143 | 17
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học cơ sở theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán
91 p | 210 | 17
-
Những cách đơn giản giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc
6 p | 129 | 12
-
SKKN: Giải pháp góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của học sinh ở các trường tiểu học
21 p | 65 | 8
-
Phát triển kỹ năng sử dụng đôi tay
3 p | 116 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giải pháp góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của học sinh ở các trường tiểu học
21 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Nghi Lộc 5 bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Lịch sử qua bài 8 Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại (Lịch sử 10 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
57 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng nói cho học sinh qua phương pháp dạy học theo dự án
20 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng giải toán cho học sinh thông qua tính chất biến thiên và cực trị của hàm số
55 p | 12 | 5
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học cơ sở theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Giáo dục thể chất
134 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái tại Nghệ An
31 p | 6 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
25 p | 34 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh thông qua cuộc thi Tuyên truyền viên xuất sắc với chủ đề Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng - Anti - Cyberbullying
41 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sử dụng các thiết bị số làm việc trong môi trường số phục vụ việc học và giải trí một cách hiệu quả nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh THPT
62 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
20 p | 26 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn