intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh thông qua cuộc thi Tuyên truyền viên xuất sắc với chủ đề Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng - Anti - Cyberbullying

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:41

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh thông qua cuộc thi Tuyên truyền viên xuất sắc với chủ đề Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng - Anti - Cyberbullying" nhằm đổi mới phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực phẩm chất; đáp ứng cho nhiều đối tượng học sinh, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh; phù hợp với nội dung chương trình GDPT hiện hành và CT GDPT mới 2018; các kỳ thi cấp chứng chỉ quốc tế IELTS, TOEFL,… Có thể áp dụng thực hiện với nhiều chủ đề khác nhau, đặc biệt là các chủ đề mang tính thực tiễn của xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh thông qua cuộc thi Tuyên truyền viên xuất sắc với chủ đề Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng - Anti - Cyberbullying

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng công nhận sáng kiến cấp ngành Chúng tôi gồm: Trình Tỷ lệ % Nơi công Chức độ đóng góp STT Họ và tên Ghi chú tác danh chuyên vào việc tạo môn ra sáng kiến 1 Lê Thị Hằng THPT Giáo Đại học 20% Đồng Kim Sơn A viên tác giả 2 Tạ Thị Thuyết THPT Giáo Đại học 20% Đồng Kim Sơn A viên tác giả 3 Lê Thị Dung THPT Giáo Thạc sỹ 20% Đồng Kim Sơn A viên tác giả 4 Phạm Thị Mai THPT Giáo Đại học 20% Đồng Lan Kim Sơn A viên tác giả 5 Cao Văn Tuyên THPT Giáo Thạc sỹ 20% Đồng Kim Sơn A viên tác giả 1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG - Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh thông qua cuộc thi “Tuyên truyền viên xuất sắc” với chủ đề: Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng- Anti- Cyberbullying. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo. 2. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 2.1. Về nội dung của sáng kiến. 2.1.1. Giải pháp cũ thường làm. a. Mô tả thực trạng. Theo quan sát và điều tra chúng tôi thấy hiện nay, ở hầu hết các trường THPT trong và ngoài tỉnh, việc dạy và học Tiếng Anh trong chương trình chính khóa chủ yếu đang diễn ra như sau: * Về phía giáo viên: - Giáo viên còn chú trọng vào dạy ngữ pháp nhiều hơn là tập trung rèn luyện và phát triển các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nói tiếng Anh. - Giáo viên rất ít thực hiện các bài tập dự án (project), ít tổ chức các hoạt động Role-play (hoạt động đóng vai),... nên học sinh ít có cơ hội được vận dụng tiếng Anh để nói về các chủ đề xã hội. - Giáo viên ít tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, đặc biệt là nhóm có nhiều thành viên, các thành viên nhóm đến từ nhiều lớp. Ngoài ra, giáo viên ít cho học sinh hoạt động nhóm để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh cho một nhiệm vụ nào đó với đầy đủ 1
  2. các bước như thu thập dữ liệu, lên ý tưởng, tìm hiểu thực tiễn, tra cứu thông tin, viết báo cáo, thuyết trình,... - Giáo viên chưa thường xuyên tạo môi trường để học sinh được phát triển năng lực giao tiếp, sử dụng tiếng Anh có mục đích như tập làm dẫn chương trình, tuyên truyền viên,… * Về phía học sinh: - Đa số các em còn ngại nói tiếng Anh, không dám hoặc không biết trình bày ý kiến của mình về một vấn đề bằng tiếng Anh do ít có cơ hội được thực hành. - Học sinh mới chỉ học và biết một số từ vựng trong chương trình học ở sách giáo khoa, chưa có nhiều từ vựng về các chủ đề thực tế trong cuộc sống. - Học sinh ít được phát triển tư duy và khả năng sáng tạo, ít được rèn luyện nhân cách và phát triển năng lực thông qua môn học. - Học sinh ít được làm việc theo nhóm và thảo luận với nhau về các vấn đề xã hội bằng tiếng Anh nên các em không mạnh dạn và tự tin khi trình bày, nhận xét, đánh giá các quan điểm. - Học sinh tìm kiếm và tham khảo thông tin chủ yếu trên internet và báo chí, do đó bài thuyết trình ít có tính thuyết phục. - Học sinh chỉ thuyết trình tại lớp mình hoặc sân khấu toàn trường b. Ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cho giải pháp mới. b1) Ưu điểm: - Làm được các dạng bài tập liên quan đến kiến thức đã học và hình thành được kĩ năng làm bài tập tốt. - Đáp ứng được yêu cầu của các đề thi và kiểm tra hiện nay. b2) Hạn chế và những vấn đề đặt ra cho giải pháp mới: - Do giờ học trên lớp còn nặng nề, không gây được hứng thú học tập cho học sinh cho nên có nhiều học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, chưa tích cực trong suy nghĩ và các hoạt động, chỉ ngồi nghe thầy cô giảng rồi ghi chép lại, ít hứng thú. - Nhiều em không tự tin với kiến thức và khả năng ngôn ngữ của mình, không dám nói vì sợ mình phát âm sai hay dùng từ chưa đúng. Hoặc khi không biết, các em cũng không mạnh dạn trao đổi với giáo viên và bạn học. Một số em không có khả năng nói trước đám đông, diễn đạt lộn xộn không thành ý. - Học sinh chưa từng được giáo viên giao nhiệm vụ tìm hiểu các vấn đề thực tiễn, hay làm một cuộc khảo sát ý kiến về các vấn nạn xã hội, chưa từng tự thiết kế poster hay tranh cổ động để tuyên truyền phòng chống các vấn nạn xã hội. - Trước đây học sinh chỉ thuyết trình trên lớp bằng hình thức powper point, word, hoặc vẽ sơ đồ nên việc truyền tải thông tin tới nhiều học sinh còn hạn chế. - Học sinh không có cơ hội hình thành và phát triển năng lực của bản thân như: năng lực thực hành, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tự nghiên cứu,... Học sinh không có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thiết kế, kỹ năng làm báo cáo, kỹ năng làm việc nhóm,... - Học sinh không có cơ hội rèn luyện, giao tiếp hiệu quả bằng ngôn ngữ tiếng Anh, không phát triển được khả năng, kỹ năng và năng lực của mình. 2
  3. - Với hình thức thuyết trình trước sân khấu toàn trường thì học sinh ngồi nghe ít có cơ hội được tương tác với nhóm học sinh thuyết trình. Để khắc phục những hạn chế nói trên của chương trình cũng như phương pháp dạy học hiện hành, chúng tôi mạnh dạn đề xuất và thử nghiệm giải pháp “Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh thông qua cuộc thi Tuyên truyền viên xuất sắc với chủ đề: Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng Anti- Cyberbullying.” 2.1.2. Giải pháp mới cải tiến. a. Mô tả bản chất của giải pháp mới. Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang bước vào giai đoan đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Mục tiêu đổi mới được nghị quyết 88/2014/QH113 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp, góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông 2018, chúng tôi tổ chức hoạt động cho học sinh theo hướng tiếp cận sau: - Dự án được thực hiện dưới hình thức là một cuộc thi giữa các nhóm thay vì các tiết học đơn thuần trên lớp, do đó tạo không khí sôi nổi, cạnh tranh tới phút cuối. Các học sinh trong nhóm tích cực hỗ trợ nhau để nhóm mình đạt kết quả tốt nhất. - Cách thức tiến hành được thực hiến dưới hình thức tuyên truyền ở nhiều lớp khác nhau thay vì chỉ thuyết trình ở tại lớp mình học. Từ đó tăng sự tự tin, khả năng giao tiếp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. - Học sinh tiến hành làm phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp các học sinh trong trường để lấy thông tin thực tế. Từ đó các em biết cách thực hiện một bài khảo sát để lấy thông tin chứ không hạn chế ở việc chỉ tìm những thông tin trên mạng. - Học sinh quay và làm video để tuyên truyền rộng rãi hơn nữa trên các phương tiện truyền thông cũng như các câu lạc bộ trong trường. - Học sinh có cơ hội được đóng vai một tuyên truyền viên để truyền tải và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả nhất. - Học sinh đến các lớp để tuyên truyền nên sẽ có nhiều cơ hội để tương tác giữa nhóm tuyên truyền và học sinh tại lớp được tuyên truyền. Do đó tạo hứng thú để học sinh tại lớp tuyên truyền tích cực tham gia và vận dụng kỹ năng nói tiếng Anh có hiệu quả vào các hoạt động trong buổi tuyên truyền. Đặc biệt đối với những chủ đề xã hội thực tiễn có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và hành vi của học sinh (học sinh ngại chia sẻ các thông tin cá nhân khi đứng trước nhiều người). * Nội dung giải pháp trong sáng kiến ( Xem Phụ lục 1). Sáng kiến được hình thành theo dạng một bài tập dự án. Bao gồm 04 hoạt động và 04 bước. Hoạt động 1: Xác định nội dung và hình thức tổ chức hoạt động. 3
  4. Giáo viên giới thiệu dự án cho học sinh: Cuộc thi Tuyên truyền viên xuất sắc với chủ đề Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng. Học sinh tìm hiểu thực trạng vấn nạn bắt nạt trên không gian mạng với đối tượng là học sinh trường THPT Kim Sơn A. Từ đó trong vai một nhóm tuyên truyền viên hãy tuyên truyền đến các HS toàn trường nhằm nâng cao hiểu biết và biết cách sử dụng mạng Internet an toàn. Hoạt động 2: Thiết kế và hoàn thiện kịch bản hoạt động. + Bước 1: Xác định yêu cầu và thiết kế các câu hỏi trong phiếu khảo sát. - Học sinh sau khi được giao nhiệm vụ thì phân tích và hiểu rõ yêu cầu của chủ đề. - Học sinh hiểu rõ yêu cầu của hoạt động này là thu thập thông tin tìm hiểu về thực trạng bắt nạt trên không gian mạng nói chung, thực trạng bị bắt nạt trên mạng của học sinh trường THPT Kim Sơn A nói riêng. + Bước 2: Khảo sát thực trạng. - Học sinh tiến hành phát phiếu khảo sát đến 1363 học sinh thuộc 3 khối lớp trong toàn trường. + Bước 3: Phân tích kết quả của phiếu khảo sát và tiến hành phỏng vấn kín các trường hợp nổi bật. - Học sinh thống kê kết quả dựa vào các phiếu khảo sát đã phát cho học sinh toàn trường. + Bước 4: Chuẩn bị nội dung tuyên truyền và thiết kế tranh cổ động. - Nội dung tuyên truyền gồm 6 phần chính: + Giới thiệu chủ đề. + Trình bày định nghĩa và thực trạng. + Các hình thức bắt nạt trên không gian mạng. + Ảnh hưởng. + Những giải pháp. + Củng cố nội dung: chuẩn bị các câu hỏi được thiết kế dưới dạng mini game. - Các nhóm học sinh lên ý tưởng và thiết kế tranh cổ động bằng phần mềm máy tính hoặc tự vẽ trên giấy A0. Hoạt động 3: Báo cáo sản phẩm. - Ba nhóm tuyên truyền viên thực hiện tuyên truyền tại các lớp vào các tiết sinh hoạt mỗi thứ Hai đầu tuần. - Học sinh chuẩn bị máy tính, máy quay, trang phục để đóng vai các tuyên truyền viên và đến các lớp trong trường để thực hiện tuyên truyền. - Học sinh quay video các buổi tuyên truyền, đăng lên các nền tảng mạng xã hội youtube, facebook, ticktok,....Sau đó gửi các đường link tới các câu lạc bộ trong trường (CLB Yêu sách, CLB tuyên truyền pháp luật,...) nhằm tuyên truyền rộng rãi hơn nữa tới toàn bộ học sinh trong trường. Hoạt động 4: Đánh giá và tổng kết. Trong sáng kiến này chúng tôi xây dựng cách đánh giá bằng hình thức: học sinh được tuyên truyền đánh giá các bạn tuyên truyền viên và giáo viên đánh giá. 4
  5. + Học sinh đánh giá: Các em được nghe tuyên truyền được hướng dẫn đánh giá học sinh tuyên truyền dựa vào các bảng tiêu chí cụ thể của từng nội dung và bình chọn ra tuyên truyền viên ấn tượng nhất.(Xem mẫu đánh giá Phụ lục 6) + Giáo viên đánh giá: căn cứ vào mục tiêu của hoạt động về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đạt được thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, và căn cứ vào các bảng tiêu chí cụ thể của từng nội dung giáo viên đánh giá học sinh. (Xem mẫu đánh giá Phụ lục 6) + Điểm nhóm = Điểm đánh giá của GV ( 60%)+ Điểm đánh giá của HS (40%) + Điểm đánh giá cá nhân (Xét giải Tuyên truyền viên ấn tượng ) = Bình chọn của giáo viên và học sinh. 2.1.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến. Sáng kiến đã được áp dụng tại trường THPT Kim Sơn A trong năm học 2021- 2022 ở bộ môn tiếng Anh tại các khối lớp 10,11 và 12 của nhà trường. Việc áp dụng sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và cho kết quả nổi bật như sau: + Kết quả thi chứng chỉ IELTS: tháng 4/2022 trường THPT Kim Sơn A có 04 học sinh tham dự. Trong đó có 02 học sinh đạt IELTS 7.0 và 2 học sinh đạt 7.5. + Trong kỳ thi chinh phục IELTS do SGD tổ chức vào 4/2022, trường THPT Kim Sơn A có 56 học sinh tham gia (số lượng tham gia đứng thứ 02 của tỉnh) trong đó có 20 học sinh tham gia vòng bán kết và đạt 04 giải khuyến khích. Kết quả đánh giá định kỳ môn tiếng Anh bao gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết đã có sự cải thiện hơn so với trước khi thực hiện dự án. Điểm/Năm 0-5 5-7 8-10 Năm 2020- 2021 30% 45% 25% Năm 2021- 2022 15% 50% 35% (Áp dụng sáng kiến) Trong kỳ thi Học sinh giỏi cấp trường do trường THPT Kim Sơn A tổ chức vào tháng 3 năm 2022, số lượng học sinh ở 2 khối 10, 11 (có các học sinh tham gia dự án) đăng ký dự thi tăng nhiều hơn so với các năm học trước. Cụ thể, khối 11 có 36 học sinh tham gia và 16 em đạt giải. Khối 10 có 28 học sinh tham gia và có 11 em đạt giải. Trong kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh do Sở giáo dục đào tạo tổ chức, môn Tiếng Anh đã góp vào thành tích của nhà trường với 02 giải nhì và 01 giải ba. + Đáp ứng nhu cầu dạy học của giáo viên: đổi mới phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực phẩm chất. (Do giải pháp được trình bày dưới dạng một dự án chuyên đề). + Đáp ứng cho nhiều đối tượng học sinh, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. + Phù hợp với nội dung chương trình GDPT hiện hành và CT GDPT mới 2018; các kỳ thi cấp chứng chỉ quốc tế IELTS, TOEFL,… + Có thể áp dụng thực hiện với nhiều chủ đề khác nhau, đặc biệt là các chủ đề mang tính thực tiễn của xã hội. 3. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN . - Chọn được chủ đề thích hợp và xây dựng kế hoạch thực hiện. 5
  6. - Học sinh THCS và học sinh lớp 10, 11, 12 THPT theo chương trình hiện hành và theo chương trình GDPT mới. - Kiến thức nền tảng: Từ vựng liên quan đến chủ đề CYBER- BULLYING. 4. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 4.1. Hiệu quả kinh tế. - Học sinh tự thiết kế tranh cổ động, tự quay và cắt ghép video nên không mất phí thuê thiết kế và giá thành thấp. - Học sinh có thể rèn luyện và phát triển các kỹ năng tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nói tiếng Anh thông qua dự án. Do đó không phải mất chi phí để đi học thêm ở trung tâm tiếng Anh hay phải mất chi phí mua các phần mềm học tiếng Anh. 4.2. Hiệu quả xã hội. 4.2.1.Đối với nhà trường. Sáng kiến đã mang lại hiệu quả trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhằm nâng cao nghiệp vụ dạy học phát triển định hướng năng lực tổ chức hoạt động cho học sinh. 4.2.2. Đối với học sinh. - Về giáo dục nhận thức: “Theo nghiên cứu mới nhất của nhóm chuyên gia Đại Học Giáo dục, có tới gần 31% tổng số học sinh THCS và THPT ở Việt Nam là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến bởi ít nhất 1 hành vi từ 2 lần trở lên; 26,7% học sinh từng có hành vi bắt nạt người khác trực tuyến từ 2 lần trở lên.”( Nhật Nam, Báo Điện tử Chính Phủ). Sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với sự ra đời của mạng 4G, 5G, đường truyền internet không dây giúp con người có thể truy cập mạng ở bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Các thiết bị điện tử, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay dần trở nên phổ biến tạo điều kiện cho bắt nạt trực tuyến có thể lan rộng. Cùng với những lợi ích của internet, không thể phủ nhận những tiêu cực mà internet mang đến với học sinh trong đó có tình trạng bắt nạt trực tuyến. Trong khi đó thực trạng nhận thức của học sinh về vấn nạn bắt nạt trực tuyến còn hạn chế. Chính vì vậy, việc tổ chức triển khai chuyên đề giáo dục phòng chống bạo lực trên không gian mạng ANTI-CYBERBULLYING càng trở nên thiết thực và có ý nghĩa nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về vấn đề bắt nạt trên không gian mạng, từ đó nhằm giảm thiểu tỷ lệ bắt nạt trực tuyến; Trang bị kỹ năng, chiến lược ứng phó khi bắt nạt trực tuyến xảy ra; Trang bị kỹ năng sử dụng internet an toàn, tự bảo vệ bản thân và người khác trên internet. - Về rèn luyện kĩ năng. Bằng hình thức tổ chức cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc - Hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực trên không gian mạng đảm bảo phát triển tối đa năng lực phẩm chất học sinh theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các tuyên truyền viên được rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, và đặc biệt phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh qua các buổi tuyên truyền về chủ đề phòng chống bạo lực trên không gian mạng tại các lớp. Học sinh được tuyên truyền phát triển kỹ năng nghe - nói Tiếng Anh, các kỹ năng mềm và kĩ năng phòng chống bắt nạt trực tuyến. Hoạt động giáo dục có ý nghĩa thực tiễn giúp học sinh gắn kết 6
  7. các kiến thức ngôn ngữ được học trong trương chình GDPT với giáo dục kĩ năng sống cần thiết trong bối cảnh bắt nạt trực tuyến có xu hướng tăng báo động. - Về mặt giáo dục tinh thần, thái độ làm việc. Hoạt động giáo dục tuyên truyền phòng chống bắt nạt trên không gian mạng bằng hình thức tổ chức các buổi tuyên truyền tiếng Anh khơi gợi niềm đam mê, hứng thú với việc học ngoại ngữ trong nhà trường. Học sinh được tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú (Tiếng Việt và Tiếng Anh) giúp việc nghiên cứu tài liệu trở nên dễ dàng, chính xác hơn. Học sinh phát triển được tinh thần làm việc nhóm hiệu quả, khoa học, chủ động xây dựng kịch bản cho buổi tuyên truyền, xử lí tình huống trực tiếp tại buổi tuyên truyền giúp học sinh tự tin và giao tiếp hiệu quả trước đám đông, phát triển năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu cần có của công dân toàn cầu trong thời đại mới. - Về giáo dục đạo đức lối sống. Họat động giáo dục tuyên truyền phòng chống bạo lực trên không gian mạng đã mang lại những tác động tích cực trong nhận thức của học sinh về vấn nạn bắt nạt trực tuyến. Qua nghiên cứu, tuyên truyền, lắng nghe và trao đổi, học sinh có hiểu biết chính xác về bắt nạt trên không gian mạng, từ đó giúp học sinh có những biện pháp hành động phù hợp nhằm tránh và ngăn chặn những tác động xấu của bắt nạt trực tuyến. 4.2.3. Đối với xã hội. Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục của trường THPT Kim Sơn A. Từ đó tạo sự tin tưởng của phụ huynh và nhân dân về môi trường giáo dục của nhà trường. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ninh Bình, ngày 6 tháng 5 năm 2022 XÁC NHẬN Đại diện nhóm tác giả CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ Lê Thị Hằng 7
  8. PHỤ LỤC Phụ Lục 1: Nội dung giải pháp sáng kiến DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TIẾNG ANH TOPIC: ANTI-CYBERBULLYING ( Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng ) I. Mục tiêu. 1. Về kiến thức. - Nâng cao hiểu biết của học sinh về vấn đề bắt nạt trên không gian mạng, cải thiện văn hoá , đạo đức của giới trẻ, từ đó giảm hậu quả xấu do cyberbully mang lại. - Giáo dục và định hướng cho học sinh tránh khỏi những “cạm bẫy” mạng và nâng cao nhận thức an ninh mạng . - Học sinh nắm vững và sử dụng từ vựng Tiếng Anh có liên quan đến nội dung chuyên đề. - Học sinh tìm hiểu và có kiến thức sâu rộng về vấn đề bắt nạt trên không gian mạng. -Thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong nhà trường, nhằm đem lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo. 2. Về năng lực. - Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Lập được kế hoạch tự học và điều chỉnh, thực hiện kế hoạch có hiệu quả, tìm kiếm thông tin, tìm hiểu nhu cầu thực tế, đánh giá nhu cầu thực tế, lựa chọn hình thức tuyên truyền hiệu quả . - Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được các vấn đề để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống, những vấn đề liên quan đến chủ đề tuyên truyền. - Năng lực sáng tạo: Học sinh biết vận dụng tính sáng tạo để có những hình thức tuyên truyền tối ưu . - Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ tiếng Anh lưu loát để truyền đạt thông tin hiệu quả, thu hút sự chú ý của người nghe. Kĩ năng tuyên truyền, hỏi và trả lời câu hỏi linh hoạt, rõ ràng, mạch lạc . - Năng lực hợp tác: Học sinh xác định được nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực thẩm mỹ: Có khả năng thiết kế ra những tranh cổ động (poster) đẹp, thu hút sự chú ý và ghi nhớ của người xem. - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông tin: sử dụng máy tính, điện thoại,… để tìm kiếm thông tin phục vụ tích cực và hiệu quả cho học tập. 3. Về phẩm chất. - Trách nhiệm: Biết chịu trách nhiệm với thành quả của cá nhân, tập thể. Chủ động, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao. - Trung thực: học sinh biết tôn trọng kết quả của bản thân, tôn trọng lẽ phải, thật thà, ngay thẳng trong học tập và ứng xử trên không gian mạng, lên án những hành vi sai trái. - Chăm chỉ: Có tinh thần tự học, chăm chỉ tích cực xây dựng bài, nhiệt tình tham gia các hoạt động nhóm, tập thể. Có ý thức tự rèn luyện, phát triển kỹ năng nói tiếng Anh. 8
  9. - Nhân ái: Biết yêu thương con người, tôn trọng nhân quyền; sẵn sàng giúp đỡ và bảo vệ những nạn nhân của bắt nạt trực tuyến. II. Thiết bị dạy học và học liệu. 1. Về phía giáo viên. - Sách báo tham khảo liên quan đến nội dung chuyên đề. - Bảng phụ, bút dạ, máy chiếu. - Mạng Internet. - Phần mềm Microsoft Word, Microsoft Power Point. - Micro không dây, loa. 2. Về phía học sinh. - Sách báo tham khảo liên quan đến nội dung chuyên đề. - Bảng phụ, bút dạ, máy chiếu. - Mạng Internet. - Phần mềm Microsoft Word, Microsoft Power Point. - Micro không dây, loa. III. Phương pháp / kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Thảo luận lớp, nhóm nghiên cứu. - Dạy học dự án. IV. Nội dung và thời gian thực hiện 1. Tên dự án: ANTI- CYBERBULLYING ( PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG). 2. Hình thức tổ chức. - Nhóm học sinh làm tuyên truyền viên: 27 học sinh khối 10 và 11 từ các lớp được chia thành 3 nhóm (mỗi nhóm 9 học sinh). - Tổ chức cuộc thi Tuyên truyền viên Xuất sắc cho 3 nhóm. - Mỗi nhóm sẽ thực hiện tuyên truyền tại 02 lớp thuộc 3 khối: khối 10 (10B1, 10B4), khối 11 ( 11B4, 11B10 ), khối 12 ( 12B1, 12B11 ) vào các tiết sinh hoạt Thứ 2. + Lần 01: Ngày 20/12/2021: Nhóm 1: Lớp 12B11 Nhóm 2: Lớp 10B1 Nhóm 3: Lớp 11B4 + Lần 02: Ngày 10/1/2021: Nhóm 1: Lớp 10B4 Nhóm 2: Lớp 11B10 Nhóm 3: Lớp 12B1 3. Nội dung dự án. Hoạt động 1: Xác định nội dung và hình thức tổ chức hoạt động. Giáo viên giới thiệu dự án cho học sinh: Cuộc thi Tuyên truyền viên xuất sắc với chủ đề Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng. Học sinh tìm hiểu thực trạng vấn nạn bắt nạt trên không gian mạng với đối tượng là học sinh trong trường THPT Kim Sơn A. Từ đó trong vai một nhóm tuyên truyền viên hãy tuyên truyền đến các học sinh toàn trường nhằm nâng cao hiểu biết và biết cách sử dụng mạng Internet an toàn. Hoạt động 2: Thiết kế và hoàn thiện kịch bản hoạt động. 9
  10. + Bước 1: Xác định yêu cầu và thiết kế các câu hỏi trong phiếu khảo sát. - Học sinh sau khi được giao nhiệm vụ thì phân tích và hiểu rõ yêu cầu của chủ đề. - Học sinh hiểu rõ yêu cầu của hoạt động này là thu thập thông tin tìm hiểu về thực trạng bắt nạt trên không gian mạng nói chung, thực trạng bị bắt nạt trên mạng của học sinh trường THPT Kim Sơn A nói riêng. - Nhóm chuyên đề tiến hành soạn câu hỏi khảo sát thực trạng về vấn đề bắt nạt trên không gian mạng của học sinh trường THPT Kim Sơn A. Xem Phụ lục 2 + Bước 2: Khảo sát thực trạng. - Học sinh tiến hành phát phiếu khảo sát đến 1363 học sinh thuộc 3 khối lớp trong toàn trường. - Phiếu khảo sát có đảm bảo bí mật thông tin cá nhân nên học sinh có thể thoải mái chia sẻ về vấn nạn bắt nạt trên không gian mạng. + Bước 3. Phân tích kết quả của phiếu khảo sát và tiến hành phỏng vấn kín các trường hợp nổi bật. - Học sinh thống kê kết quả dựa vào các phiếu khảo sát đã phát cho học sinh toàn trường và lập bảng tổng hợp kết quả khảo sát (Xem Phụ lục 3.1) - HS sau khi phân tích các phiếu khảo sát, lựa chọn ra các trường hợp HS ở trường bị bắt nạt qua chia sẻ trong phiếu và tiến hành quay video phỏng vấn kín. (Xem Phụ lục 3.2) + Bước 4: Chuẩn bị nội dung tuyên truyền và thiết kế tranh cổ động. - Nội dung tuyên truyền gồm 6 phần chính + Giới thiệu chủ đề. + Trình bày định nghĩa và thực trạng. + Các hình thức bắt nạt trên không gian mạng. + Ảnh hưởng. + Những giải pháp. + Củng cố nội dung: chuẩn bị các câu hỏi được thiết kế dưới dạng mini game liên quan đến nội dung chuyên đề. - Các nhóm học sinh lên ý tưởng và thiết kế tranh cổ động bằng phần mềm máy tính hoặc tự vẽ trên giấy A0 Hoạt động 3: Báo cáo sản phẩm. - Học sinh chuẩn bị máy tính , máy quay, trang phục để đóng vai các tuyên truyền viên và đến các lớp trong trường để thực hiện tuyên truyền. - Mỗi buổi tuyên truyền mỗi nhóm có bốn thành viên là tuyên truyền viên chính tại các lớp vào các tiết sinh hoạt mỗi thứ Hai đầu tuần. Hoạt động 4: Đánh giá và tổng kết. - Giáo viên nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm cho buổi tuyên truyền. - Giáo viên công bố nhóm tuyên truyền viên xuất sắc và tuyên truyền viên ấn tượng. V. Sản phẩm. (Xem Phụ lục 4) 10
  11. - Nội dung dự án (file word). - Báo cáo sản phẩm (file power point, video, poster). Phụ lục 2 : Phiếu khảo sát SURVEY ON CYBERBULLYING ISSUE PHIẾU KHẢO SÁT VỀ BẮT NẠT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG 11
  12. The English subject group hopes that you will demonstrate your understanding of the issue " CYBERBULLYING" by answering the questions in the survey below. We assure you that all your personal information will be kept confidential. Thank you for your cooperation! ( Nhóm chuyên đề tiếng Anh mong các bạn thể hiện sự hiểu biết của bản thân về vấn đề “ BẮT NẠT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát dưới đây. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin cá nhân của các bạn sẽ được bảo mật. Cảm ơn vì sự hợp tác!) A. INFORMATION SECTION OF SURVEY PARTICIPANTS – NOT COMPULSORY (PHẦN THÔNG TIN CỦA NGƯỜI THAM GIA KHẢO SÁT – KHÔNG BẮT BUỘC) Full name (Họ và Tên):………………………………….………………………… Class (Lớp):………………………………………………………….……………. Telephone number (Số điện thoại): ……………………………………………..… Email:…………………………………………………………………………….... B. QUESTIONARE (BẢNG CÂU HỎI) Q1: What is your gender? (Bạn thuộc giới tính nào?) o Male (Nam) o Female (Nữ) Q2: What is cyberbullying? (Theo bạn bắt nạt trên mạng là gì?) o Using the internet to harm or frighten another person. (Sử dụng mạng để làm hại hoặc đe doạ người khác). o Cyberbullying includes sending, posting, or sharing negative, harmful, false, or mean content about someone else. (Bắt nạt trên mạng bao gồm những hành vi gửi, thông báo, chia sẻ những nội dung tiêu cực, có hại và giả mạo về ai đó.) o Cyberbullying can include sharing personal or private information about someone else. (Bắt nạt trên mạng có thể bao gồm việc chia sẻ thông tin cá nhân hoặc riêng tư về ai đó). o All are correct. (Tất cả các phương án trên). Q3: Have you ever been cyberbullied? (Bạn đã từng bị bắt nạt trên mạng chưa?) o Yes (Đã từng). o No (Chưa từng). Q4: How often do you witness anyone being cyberbullied in your real life ? (Bạn có thường xuyên chứng kiến ai đó (bạn của bạn hoặc người thân) bị bắt nạt trên mạng không?) o Very often (Rất thường xuyên) o Often (Thường xuyên) o Sometimes (Đôi khi) o Never (Chưa bao giờ) 12
  13. Q5: What did you do to deal with cyberbullying? (Thực tế bạn đã làm gì khi bị bắt nạt trên mạng hoặc chứng kiến việc bắt nạt trên mạng ). o Report witnessed cases of cyberbullying (Báo cáo các trường hợp bắt nạt trực tuyến đã chứng kiến). o Keep silent (Giữ yên lặng). o Other actions. Typically (Những việc làm khác. Cụ thể:) ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… The End Phụ lục 3 : Kết quả khảo sát Phụ lục 3.1. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH 13
  14. TRƯỜNG THPT KIM SƠN A Câu hỏi 1 Câu trả lời 1 Câu trả lời 2 Số lượng 568 795 Tỉ lệ (%) 41,6 58,4 Câu hỏi 2 Câu trả lời 1 Câu trả lời 2 Câu trả lời 3 Câu trả lời 4 Số lượng 352 319 156 536 Tỉ lệ (%) 25,8 23,4 11,5 39,3 Câu hỏi 3 Câu trả lời 1 Câu trả lời 2 Nam Nữ Nam Nữ Số lượng 80 90 475 718 Tỉ lệ (%) 5,8 6,6 34,9 52,7 Câu hỏi 4 Câu trả lời 1 Câu trả lời 2 Câu trả lời 3 Câu trả lời 4 Số lượng 70 90 809 394 Tỉ lệ (%) 5,1 6,6 59,4 28,9 Câu hỏi 5 Câu trả lời 1 Câu trả lời 2 Câu trả lời 3 Số lượng 487 732 144 Tỉ lệ (%) 35,7 53,7 10,6 Phụ lục 3.2. Link video phỏng vấn các học sinh là nạn nhân của bắt nạt trên không gian mạng. - https://youtu.be/75FFpDfRA0I - https://youtu.be/FJYKZd5a5Rg - https://youtu.be/_Qc6bLNhZzs 14
  15. Phụ lục 4: SẢN PHẨM Phụ lục 4.1: Group 1 Phụ lục 4.1.1. Sản phẩm bằng File Word. I. Introduction. II. Lead- in (video). III. Presentation. 1. Definition+ real situation. - Let me begin with the definition and real situation of cyberbullying. - What is cyberbullying? Cyberbullying is bullying that happens on digital devices such as mobile phones, computers, tablets,etc. And the social networks that bullying happens the most regularly are Facebook, Instagram, Snapchat and Twitter. - If it can happen easily like that, what is its real situation these days? + We have done a survey in our school. And here are the results: * For the question about the definition of cyberbullying: About 40% of the students have the correct answer. This number says that the knowledge about cyberbullying of the students in our school is quite good. * So how many students have been cyberbullied? Let’s look at the result on the screen! * 5,8% boys said that they had been bullied online and it is 6,6% with girls. Moreover, 5,1% of the students had witnessed others being cyberbullied very often and 6,6% said they often saw it. + Now move to a research of VNU (University of Education), there are over 30% of secondary and high school students are being victims of cyberbullying. Such a crazy number! According to these survey and research, we can say that cyberbullying is a terrible problem and it is happening around us, in our school and maybe in our class. 2. Types of cyberbullying Now move to the next part. Because of taking place online, this bully can happen in many ways. Let me show you some common types of it. - The first one is also the most popular: Sending emails, comments and messages with toxic purposes: threatening, harrassing.This type is very common because many people are using social media as their weapon to attack you. Of course they will hide their identity and you won’t know who they are. - Posting photo or video of someone on social media without permission. On Facebook, we run into a huge amount of news every day. However, sometimes the photo used to illustrate for the news are from someone who didn’t relate to the news at all. It will cause to many misunderstandings and wrong rumors to that people. 15
  16. - Spreading lies about someone on social media. For example, in June, 2020, Tran Thanh- a very famous MC in VN, was told to have used drugs. Of course , this news is fake but it was spread on social medias with breakneak speed and caused to many troubles for him. - Impersonating someone to do bad things on the internet. For example, when a boy wants to cheat you, he will use the photo and information of others to act like he is a young, rich and handsome boy. Then, he will text to you and threat or harass you anytime. It’s so scary, right? These are 4 common types of cyberbullying. Now we will move to the effects of this issue. 3. Effects - If bullying online happens to students, it will be very hard for them to overcome due to their sensitiveness at this age. The consequences will last for a very long time and affect them in many ways. - In the first place, it can cause to bad academic performance. That students are bullied online will distract them a lot from studying. They waste most of time thinking about what the bullies talk about them on social network. Consequently, they take no notice on their lessons and their studying becomes worse day by day. - On the other hand, cyberbullying can harm our mental health. + Being laughed at or harassed all the time makes us upset, worried and lose our confidence. If these negative emotions last for a long time, it can turn into some mental problems such as: anxiety disorder, depression, autism, etc. + And in the worst case, the victim may kill themselves to find the exit. Is anyone here a fan of k-pop? If you are, you will know Sulli. She is a member of f(x), a legendary girl group of k-pop. During her career, she had received many toxic comments such as: “foolish”, “stupid”, “uneducated” and many other terrible words just because she dares live with her owns personalities. Then, she chose to end her life at the age of 25. Cyberbullying does not directly cause victims to commit kill themselves, but it does put them at a higher risk of doing so. - Moreover, this issue also leads to some physical health problems. Because of always being stressed, bullying victims are likely to have some ailments like headaches and stomachaches. - For all these above effects, I think that all of you can imagine how terrible cyberbullying is. However, every problem has its own solutions. Now, my friend will tell you about them. 4. Solutions a. For school. - Raise awareness about cyberbullying among students. Many teenagers are being the victims of cyberbullying but they don’t even know and just take it for granted. Therefore, that we do some projects at school to raise their awareness about cyberbullying will help solve this problem faster and more effectively. 16
  17. - Advise parents to pay more attention to their childrens. In this modern society, many parents spend almost time focusing on their work and when their child has to face cyberbullying, they know nothing at all. If schools can send a message to remind them, i myself believe that they will take more care to the children. b. For family. When children said they were being cyberbullied, parents often overreact or underreact. These actions will just make the children scared and never speak their problems out anymore. Parents shouldn’t criticize the children for not telling sooner or underrate cyberbullying then ask the children to deal with it by themselves. All the things parents ought to do are confiding in the children more, responding them with respect and supporting them all the time. c. From kids and teenagers - the victims of cyberbullying. - The most important thing is that you have to know it is not your fault. No one has the right to talk cruelly to you or harass you so if anyone do it, that’s bullying and you mustn’t blame yourself. That you believe the problem comes from you will just encourage others keep on bullying you. - Next, don’t respond to the hate comments or messages. Sometimes, an argument can lead to a fight so I myself think replying is not a good idea. All the things you need to do is ignoring. Skipping all the bad comments and messages or at least reducing reading them. - Save the evidence. The only good news about bullying online or on phones is that it can usually be captured, saved, and shown to someone who can help. - Last but not least, seek for help immediately. You should tell your parents what happens so that they can save you every time. When you are under too much pressure, you can confide in your friends and siblings to free your mind. 5. Câu hỏi củng cố. Question of group 1: STT QUESTION KEY 1 Q1: What is cyberbullying? B A. Cyberbullying is bullying that happens at school B. Cyberbullying is bullying that happens on digital devices C. Cyberbullying is bullying that happens among students D. All are correct 2 Q2: Which social networks does cyberbulling often happen on? C A. Youtube, Facebook, Yahoo. B. Tik tok, Zing me, Instagram. C. Facebook, Instagram, Twitter. D. Snapchat, Youtube, Zing me. 3 Q3: Which is NOT a type of cyberbullying? D A. Sending messages with toxic purpose. B. Impersonating someone on social media to do bad things. C. Spreading fake news about someone on the internet. 17
  18. D. Posting someone's photo with permission. 4 Q4: What is the effect of cyberbullying? D A. Harm mental health . B. Harm physical health. C. Cause to bad academic performance . D. All are correct. 5 Q5: What should we do to deal with cyberbullying? A A. Seeking for help B. Reply the hate comments with bad words C. Blame on ourselves D. All are wrong 18
  19. Phụ lục 4.1.2. Sản phẩm File Powerpoint. Phụ lục 4.1.3. Sản phẩm Poster. 19
  20. Phụ lục 4.1.4. Sản phẩm video tuyên truyền. Link : https://youtu.be/XFAeQdAGExI Phụ lục 4.2 : GROUP 2 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
53=>2