Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
lượt xem 0
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10" đưa ra được hệ thống thí nghiệm và quy trình sử dụng thí nghiệm để phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh ở trường trung học phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 LĨNH VỰC: SINH HỌC Tác giả: Nguyễn Trọng Đông Nguyễn Thị Thanh Hoài Trần Thị Minh Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Đàn 2 Điện thoại: 0984.696.798 0962.157.380 0349.862.787 Năm học: 2023 – 2024 1
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Đối với các nước trên thế giới thì dạy học bằng phương pháp thí nghiệm đã được nghiên cứu và ứng dụng từ rất lâu và khá phổ biến. Các nhà khoa học cũng như nhiều nhà giáo dục nổi tiếng như Galile, I.A.Konmenxki…đều coi trọng giáo dục lí thuyết phải gắn liền với giáo dục thực hành thí nghiệm, cần phải phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Ở Việt Nam giáo dục đang hướng tới giáo dục toàn diện về mọi mặt cho học sinh, trong đó phát triển năng lực được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Học sinh không những chỉ học những kiến thức cơ bản mà còn biết ứng dụng các kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Điều đó được quan tâm rõ rệt trong việc dạy học lí thuyết kết hợp với dạy học thực hành thí nghiệm. Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học các bài sinh học là một biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học. Thí nghiệm góp phần làm cho học sinh học tập một cách tích cực, gây hứng thú học tập cho HS, kiến thức thu được chắc chắn và sâu sắc. Thí nghiệm còn giúp làm sáng tỏ lý thuyết, khơi dậy tính tò mò khoa học cho HS, rèn luyện kỹ năng thực hành, nghiên cứu khoa học, giúp các em có niềm tin vào khoa học, hình thành thói quen giải quyết vấn đề bằng khoa học. Với đổi mới mục tiêu dạy học là chuyển từ dạy chú trọng đến truyền đạt nội dung sang đào tạo năng lực, thì sử dụng thí nghiệm có cơ hội tốt trong việc rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, người học được rèn luyện từ khâu lập kế hoạch thực hiện, thu thập số liệu, xử lý và viết báo cáo tổng kết, do vậy người học được đặt vào vị trí người nghiên cứu. Đặc biệt, trong chương trình Sinh học 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là phần Sinh học tế bào có rất nhiều thí nghiệm mới mà chương trình cũ 2006 không có, thí nghiệm có thể dùng để dạy bài mới, ôn tập củng cố bài đã học hoặc dùng để kiểm tra đánh giá kết quả. Các hoạt động TH-TN có thể được bố trí trong cả bài lí thuyết hoặc bài thực hành với thời gian tiến hành khác nhau và nhằm những mục đích khác nhau. Hiện nay, việc tổ chức và ứng dụng các hoạt động TH-TN trong dạy học nói chung và môn Sinh học nói riêng ở các trường THPT rất được nhà trường và học sinh quan tâm. Tuy nhiên việc sử dụng các thí nghiệm Sinh học vẫn còn rất hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học. Thiếu trang thiết bị hoặc trang thiết bị không đảm bảo chất lượng cùng với sự nhận thức chưa đúng đắn của GV đã làm cho việc sử dụng TN trong dạy học Sinh học không thường xuyên. Những thí nghiệm tốn kém, phức tạp, mất nhiều thời gian với năng lực sử dụng khai thác, tổ chức HS nhận thức TN của GV còn hạn chế khiến cho hiệu quả sử dụng TN trong nhà trường phổ thông hiện nay chưa cao. Đặc biệt qua hai năm đại dịch CoV-19 cả nước đều học online, vì vậy hoạt động thí nghiệm – thực hành không được thực hiện, và hầu hết các tiết thực hành đều bị giảm tải, HS chỉ học lý thuyết suông chứ không được vận dụng, do đó việc tiếp thu kiến thức cũng bị hạn chế, các em cũng không có hoặc rất kém về kĩ năng thực hành các thí nghiệm Sinh học. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã quyết định chọn và thực hiện đề tài: “Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – sinh 1
- học 10”. 2. Mục đích nghiên cứu. Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra được hệ thống thí nghiệm và quy trình sử dụng thí nghiệm để phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh ở trường trung học phổ thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thí nghiệm, năng lực thực hành - thí nghiệm cho học sinh trong dạy học. - Điều tra thực trạng sử dụng thí nghiệm để rèn năng lực thực hành – thí nghiệm cho HS trong dạy học Sinh học ở trường THPT. - Phân tích mục tiêu, nội dung kiến thức Sinh học 10, đặc biệt là phần Sinh học tế bào, từ đó hệ thống các thí nghiệm được sử dụng trong phần này. - Nghiên cứu thiết kế hệ thống thí nghiệm và sử dụng thí nghiệm trong dạy học nhằm phát triển năng lực thực hành – thí nghiệm cho học sinh THPT. - Xây dựng công cụ đánh giá năng lực thực hành – thí nghiệm của học sinh. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. - Khách thể: Học sinh lớp 10C1, 10C2, 10C3, 10C8 trường trung học phổ thông Nam Đàn 2, năm học 2022 – 2023 và năm học 2023 – 2024. - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thí nghiệm và quy trình sử dụng thí nghiệm trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Nghiên cứu nội dung một số văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước và các chỉ thị của Bộ GD & ĐT về đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay ở nhà trường phổ thông. Đồng thời nghiên cứu các tài liệu (Sách, báo, tạp chí...) về vấn đề phát triển năng lực TH-TN của HS trong dạy học nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng. - Nghiên cứu nội dung, chương trình kiến thức và hệ thống thí nghiệm trong phần Sinh học tế bào – Sinh học 10. - Nghiên cứu nhũng tài liệu khác có liên quan. 5.2. Phương pháp chuyên gia. Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các chuyên gia phương pháp dạy học, giáo dục học và GV dạy bộ môn Sinh học ở một số trường THPT về biện pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học để phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh. 5.3. Phương pháp điều tra cơ bản. - Khảo sát và dự giờ một số tiết học môn Sinh học của GV khác trong trường và một số trường trên địa bàn. - Điều tra thực trạng về năng lực thực hành thí nghiệm của học sinh ở các trường THPT trong và ngoài huyện. - Sử dụng phiếu điều tra đối với GV và HS. 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Tổ chức giảng dạy thực nghiệm, cho bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm, so sánh, đối 2
- chiếu kết quả trước và sau quá trình thực nghiệm ở từng lớp và giữa các lớp nhằm kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của đề tài. 5.5. Phương pháp thống kê toán học. - Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tiến hành thực nghiệm sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. - Sử dụng phần mềm excel để tính toán các tham số phù hợp . 6. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2024 7. Những đóng góp mới của sáng kiến kinh nghiệm. - Góp phần xây dựng cơ sở lý luận của việc phát triển năng lực thực hành thí nghiệm của học sinh trong phần Sinh học tế bào. - Đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm nhằm phát triển năng lực thực hành - thí nghiệm cho HS. - Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành – Thí nghiệm. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận và cở sở thực tiễn của đề tài. 1. Cơ sở lý luận của đề tài. 1.1. Năng lực. 1.1.1. Khái niệm năng lực. Khái niệm năng lực theo chương trình GDPT tổng thể 2018: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Trên cơ sở những vấn đề về năng lực chúng tôi đưa ra khái niệm: Năng lực là khả năng vận dụng các kiến thức kĩ năng đã được học vào việc giải quyết hiệu quả các tình huống trong cuộc sống. 1.1.2. Cấu trúc năng lực. Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định được các thành phần và cấu trúc của chúng. Trong thực tế có nhiều loại năng lực khác nhau do đó cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực được thể hiện qua sơ đồ sau: 3
- Hình 1.1. Mô hình cấu trúc chung của năng lực 1.2. Năng lực thực hành thí nghiệm. 1.2.1. Khái niệm năng lực thực hành thí nghiệm. Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu đối tượng và hiện tượng trong những điều kiện nhân tạo. Trong phức hệ những điều kiện tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật, người nghiên cứu chỉ chọn một vài yếu tố riêng biệt để nghiên cứu lần lượt ảnh hưởng của chúng. Thực hành là HS tự mình trực tiếp tiến hành quan sát để tiến hành thí nghiệm, tập triển khai các quy trình kĩ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt. Thực hành thí nghiệm được hiểu là tiến hành các thí nghiệm trong các hoạt động thực hành được HS thực hiện để HS hiểu rõ mục đích thí nghiệm, điều kiện thí nghiệm. Qua thực hành và quan sát thí nghiệm, HS xác định được bản chất của hiện tượng quá trình. Trên cơ sở đó, trong lĩnh vực khoa học tự nhiên chúng tôi quan niệm: Năng lực thực hành thí nghiệm là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng thực nghiệm cùng với thái độ tích cực và hứng thú để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn một cách phù hợp và có hiệu quả. 1.2.2. Cấu trúc năng lực thực hành thí nghiệm. Từ những nghiên cứu và thực tiễn dạy học chúng tôi đề xuất cấu trúc năng lực TH-TN và bộ tiêu chí đánh giá năng lực TH-TN của HS như sau: Bảng 1.1. Cấu trúc và các tiêu chí của NL TH-TN NL TH-TN Tiêu chí Xác định mục tiêu, hình thành - Xác định được mục đích TN. giả thuyết thực nghiệm - Đề xuất được giả thuyết TN. - Chuẩn bị được các nguyên vật liệu cần Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ cho TN (dụng cụ, hóa chất, mẫu vật). TN, thiết kế TN - Tự thiết kế được TN đó (qua xem GV hướng dẫn hoặc tự nghiên cứu SGK). - Tiến hành được các TN. Tiến hành thí nghiệm và thu thập kết quả - Quan sát, đọc, ghi chép, vẽ… thu thập được kết quả TN. - Xác định được dữ liệu TN phù hợp. Phân tích kết quả TN - Phân tích dữ liệu đúng hướng TN. Kết luận - Rút ra được nhận xét, kết luận. Dựa vào bảng 1.1. Cấu trúc và các tiêu chí của NL TH-TN, chúng tôi thiết kế các mức độ đánh giá năng lực TH-TN của HS: 4
- Bảng 1.2. Các mức độ năng lực TH-TN của HS: Phụ lục 1 (Mức 3 > Mức 2 > Mức 1) Gọi M là tổng số điểm quy đổi theo các mức độ của NL TH-TN ở bảng 1.2 chúng tôi đánh giá NL TH-TN của HS trong dạy học TH-TN gồm: Chưa đạt, Đạt, Khá, Tốt. + Tốt: Nếu 9 ≤ M ≤ 10 + Khá: Nếu 7 ≤ M ≤ 8 và không có NL TH-TN nào nằm ở mức 1. + Đạt: Nếu 5 ≤ M ≤ 6 và các NL 1, 2, 3 phải đạt từ mức 2 (1 điểm) trở lên. + Không đạt: Nếu M < 5 1.2.3. Yêu cầu của thực hành, thí nghiệm. Việc tổ chức TH-TN theo hướng phát triển NL TH-TN cho HS ở trường phổ thông cần thực hiện theo các nguyên tắc chính: (1) Đảm bảo những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, năng lực theo quy định của Bộ GD-ĐT; (2) Tạo được hứng thú, động cơ học tập và sự chủ động cho người học, trong đó việc sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn có ý nghĩa quan trọng; (3) Tạo cơ hội cho HS tham gia vào các hoạt động thực hành thí nghiệm tương ứng với việc phát triển NL TH-TN cụ thể. Năng lực được hình thành từ các hoạt động và thông qua hoạt động, năng lực có thể được rèn luyện và phát triển. Do vậy, để phát triển được các năng lực của HS thì HS phải được tự mình thực hiện các hoạt động học tập như một chủ thể, qua đó HS vừa chủ động lĩnh hội kiến thức vừa có thể phát triển năng lực và GV cần thiết kế các hoạt động học tập theo các biểu hiện cũng như các tiêu chí cụ thể của các năng lực đó. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 2.1. Thực trạng việc sử dụng các thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở các trường THPT. Để đánh giá thực trạng việc dạy và học thực hành, thí nghiệm bộ môn Sinh học ở các trường THPT hiện nay, tìm hiểu những vấn đề còn khó khăn đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học thực hành bộ môn Sinh học, tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vấn đề phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh. Chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các trường THPT hiện nay đã có phòng TH-TN. Tuy nhiên về điều kiện trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất để phục vụ cho công tác TH-TN môn Sinh học còn thiếu rất nhiều, một số đã bị hư hỏng không sử dụng được, một số hết hạn sử dụng, do hóa chất cũng như dụng cụ thực hành được cấp theo chương trình cũ và rất ít, không đảm bảo cho việc thực hiện các tiết thực hành theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Một số giáo viên thì chưa có nhiều kỹ năng để tổ chức dạy học TH-TN, nhiều em học sinh còn rụt rè, chưa tích cực tham gia trong việc làm TH-TN. Nội dung bài thực hành theo CTGDPT 2018 thì quá dài không thể thực hiện hết trong 1 hoặc 2 tiết học, nội dung thí nghiệm khó thực hiện, lớp học có quá nhiều học sinh nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động TH-TN. Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng dạy học thực hành môn Sinh học ở trường THPT hiện nay( đối tượng giáo viên): Phụ lục 2 Bảng 1.4. Kết quả điều tra thực trạng dạy và học thực hành môn Sinh học ở trường THPT hiện nay ( đối tượng học sinh): Phụ lục 3 5
- 2.2. Thực trạng việc phát triển năng lực thực hành - thí nghiệm của học sinh trong dạy học Sinh học ở một số trường THPT. Từ kết quả điều tra, khảo sát về việc sử dụng các thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở các trường THPT và thực trạng của việc phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh, chúng tôi nhận thấy: + Về phía GV: đánh giá rất cao vai trò của NL TH-TN, tuy nhiên do cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đảm bảo đầy đủ cho các tiết thực hành thí nghiệm, nội dung bài TH quá dài, nên hầu như GV chưa tổ chức nhiều các hoạt động TH-TN để phát triển và rèn luyện năng lực TH- TN cho HS. + Về phía HS các em cũng chưa tự tin với năng lực học tập của mình, đặc biệt là các em đánh giá NLTN của mình ở mức độ bình thường và yếu, các em cũng mong muốn rằng các GV trong giờ thực hành hướng dẫn cụ thể các bước tiến hành thí nghiệm để các em quan sát và làm theo, cũng như tổ chức nhiều hơn các hoạt động thực hành thí nghiệm để các em được rèn luyện thêm năng lực TH-TN. Do đó việc nghiên cứu để tìm ra các biện pháp để phát triển năng lực TH-TN cho HS trong dạy học TH-TN là một vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Sinh học. Quan niệm về vấn đề phát triển năng lực thí nghiệm thực hành cho học sinh trong quá trình giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT hiện nay: Kết quả được thể hiện qua hình 1.2 như sau: Hình 1.2. Tỉ lệ GV quan niệm về phát triển năng lực TH-TN Mặc dù có các ý kiến khác nhau về vấn đề phát triển năng lực TH-TN nhưng thầy/cô đồng ý rằng việc phát triển năng lực TH-TN trong dạy học môn Sinh học rất cần thiết là 60% và cần thiết là 40%, điều đó chứng tỏ rằng năng lực TH-TN là một trong những năng lực quan trọng trong chương trình học hiện nay của các em HS và được tất cả GV chú trọng đến. 6
- Về mức độ tổ chức các hoạt động TH-TN để phát triển năng lực TH-TN cho HS: được thể hiện trong hình 1.3 Hình 1.3. Tỉ lệ mức độ tổ chức các hoạt động TH-TN của GV Tuy nhiên còn nhiều thầy/cô chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động để phát triển năng lực TH-TN cho HS, mức độ rất thường xuyên là 0, thường xuyên là 40% và thỉnh thoảng GV mới tổ chức các hoạt động TH-TN là 60%. II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 1. Thiết kế và sử dụng các hoạt động dạy học TH-TN để phát triển năng lực TH-TN cho học sinh. 1.1. Thiết kế hệ thống thí nghiệm Sinh học để phát triển năng lực TH-TN cho học sinh THPT. 1.1.1. Nguyên tắc thiết kế. Dựa trên cơ sở lí luận của đề tài và cấu trúc của nội dung kiến thức Phần một: Sinh học tế bào - Sinh học 10, chương trình GDPT 2018. Chúng tôi tiến hành thiết kế các hoạt động dạy học TH-TN trong Phần một: Sinh học tế bào - Sinh học 10 cần đảm bảo: + Tính khoa học, tính chính xác. + Phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình. + Mang tính khái quát, logic. + Phát huy tư duy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, đem lại hiệu quả học tập. + Rèn luyện và phát triển các kĩ năng TH-TN và các kĩ năng khác cho HS. + Phát triển năng lực TH-TN, giúp HS vận dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt. 1.1.2. Quy trình thiết kế hệ thống thí nghiệm nhằm phát triển năng lực TH-TN cho học sinh THPT. Căn cứ vào các quy trình thiết kế các hoạt động thực hành thí nghiệm của các tác giả và nguyên tắc khi thiết kế các hoạt động thực hành thí nghiệm cho HS, chúng tôi đã xây dựng quy trình thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm gồm 5 bước như sau: 7
- Bước 1: Xác định mục tiêu hướng đến của bài học Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu cần đạt của chương trình để xác định mục tiêu bài học, đây là một khâu quan trọng cần phải có trong việc thiết kế một kế hoạch bài dạy. Mục tiêu giúp GV xác định rõ các nội dung cần thực hiện và các phương pháp dạy học phù hợp để đạt được mục tiêu đó, đồng thời đó cũng là mục tiêu để HS hướng đến trong hoạt động học tập. Vì thế, để xây dựng được các hoạt động thực hành thí nghiệm thì việc đầu tiên GV cần xác định mục tiêu hướng đến, xem HS cần đạt được những yêu cầu gì về kiến thức, về kĩ năng và thái độ, đặc biệt cần hướng đến năng lực TH-TN là chủ yếu. Bước 2: Nghiên cứu, phân tích nội dung bài học để xác định các hoạt động thực hành thí nghiệm có thể sử dụng để phát triển năng lực TH-TN cho HS Việc phân tích nội dung kiến thức giúp GV có thể xác định được nội dung kiến đó có thể thực hiện được hoạt động thực hành thí nghiệm nào phù hợp hay không và có phát triển được năng lực TH-TN hay không, vì không phải thí nghiệm nào cũng phát triển được năng lực TH-TN. Bước 3: Xây dựng các bước tiến hành thí nghiệm và xác định nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất cần thiết Sau khi xác định các thí nghiệm sẽ thực hiện trong bài học, GV cần xác định cách bố trí TN và các bước tiến hành TN, việc này giúp cho GV và HS thực hiện được các thí nghiệm một cách dễ dàng hơn. Sau đó lựa chọn các dụng cụ, hóa chất cần thiết cho thí nghiệm phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, đảm bảo cho việc thực hiện thành công các TN. Bước 4: Tiến hành thí nghiệm hoặc sưu tầm các video về thí nghiệm (nếu không thể tiến hành thí nghiệm trực tiếp) sau đó phân tích kết quả và rút ra kết luận của các TN. GV tiến hành làm thử TN, có thể quay phim lại để gửi cho HS quan sát trước tiết học, ngoài ra GV có thể sưu tầm các video hướng dẫn về thí nghiệm đó nếu không thể quay trực tiếp. GV ghi nhận hoặc chụp lại các kết quả của TN, nhận xét và rút ra kết luận đúng về các TN. Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển năng lực TH-TN Tùy theo mục tiêu, nội dung, các bước tiến hành thí nghiệm, GV xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với định hướng phát triển năng lực học sinh, đặc biệt là năng lực TH-TN. Vận dụng quy trình thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm trên chúng tôi xây dựng hoạt động TH-TN trong bài 6 “Các phân tử sinh học của tế bào”. Bước 1: Xác định mục tiêu hướng đến của bài học Bảnh 2.1. Xác định mục tiêu bài học: Bài 6. Các phân tử sinh học: Phụ lục 4 Bước 2: Nghiên cứu, phân tích nội dung bài học để xác định các hoạt động thực hành thí nghiệm có thể sử dụng để phát triển năng lực TH-TN cho HS GV phân tích các nội dung chủ yếu của bài học và xác định những nội dung có thể tiến hành các hoạt động TH-TN như sau: 8
- + Đặc điểm chung và các loại Carbohidrat và chức năng của Carbohidrat. + Đặc điểm chung và chức năng của lipit. Vậy để suy ra đặc điểm chung của Carbohidrat và lipit chúng ta có thể tiến hành thí nghiệm để so sánh và nhận xét về đặc tính của chúng. Vì carbohidrat có tính chất tan trong nước và không tan trong xăng, còn lipit không tan trong nước và chỉ tan trong dung môi hữu cơ (xăng, dầu, ...) + Đặc điểm chung, các bậc cấu trúc và vai trò của Protein. Trong phần này chúng ta tiến hành thí nghiệm về sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên cấu trúc của Protein, protein bị biến tính khi ở nhiệt độ cao, vì vậy khi đập trứng vào nước sôi thì trứng sẽ bị đặc cứng lại. + Đặc điểm chung, cấu tạo và chức năng của các loại Acid nucleic. GV yêu cầu HS nghiên cứu cấu trúc các loại ARN ở nhà và làm mô hình các loại ARN, khi đến tiết học yêu cầu đại diện nhóm trình bày phần cấu tạo của loại ARN mà nhóm HS đã thiết kế. Bước 3: Xây dựng các bước tiến hành thí nghiệm và xác định nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất cần thiết Sau khi xác định các thí nghiệm sẽ thực hiện trong bài học 6. Các phân tử sinh học trong tế bào GV xây dựng các bước tiến hành thí nghiệm và xác định nguyên liệu dụng cụ và hóa chất cần thiết như sau: Các thí nghiệm được bố trí trong “Bài 6. Các phân tử sinh học trong tế bào” * Thí nghiệm 1: Phân biệt tính chất của Cacbohydrate và Lipit trong “Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào” Thí nghiệm này được sử dụng trong dạy học phần II. Các phân tử sinh học trong tế bào, mục 1. Cacbohydrat và 2. Lipit để tìm hiểu đặc điểm chung của Cacbohydrat và đặc điểm chung của Lipit. GV có thể thiết kế thí nghiệm như sau và yêu cầu HS tự thực hiện: + Bước 1: Lấy khoảng 1 muỗng cà phê đường cho vào ly số 1 có chứa 20ml nước và khuấy đều cho tan. + Bước 2: Ly thứ 2 cho vào 20ml xăng và 1 muỗng cà phê đường, sau đó khuấy đều. + Bước 3: Ly thứ 3 khuấy đều 1 muỗng cà phê dầu ăn vào 20ml nước. + Bước 4: Ly thứ 4 cho vào 20ml xăng và 1 muỗng cà phê dầu ăn và khuấy đều. - Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất cần chuẩn bị: 9
- + 4 ly thủy tinh có thể tích bằng nhau, 100g đường, 40ml xăng, 40ml nước cất, 20ml dầu ăn, muỗng, đũa thủy tinh. Hình 2.1. Thí nghiệm phân biệt tính chất của Cacbohydrate và Lipit * Thí nghiệm 2: Trong dạy mục “Protein” ở bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào GV chia mỗi bàn thành 1 nhóm để thực hiện thí nghiệm như sau: + Lấy một ít lòng trắng trứng, cho vào nước và đun nóng. - Chuẩn bị: mỗi nhóm cần chuẩn bị 1 quả trứng gà, 100ml nước cất, đèn cồn, ống nghiệm, cốc thủy tinh. Hình 2.2. Thí nghiệm về yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc của protein * Hoạt động thực hành 3: “Thiết kế mô hình cấu tạo của các loại RNA” trong bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào GV có thể tiến hành như sau: 10
- + Chia lớp thành 3 nhóm: sau đó cho đại diện các nhóm bốc thăm thiết kế các loại RNA (gồm 3 loại: mRNA, tRNA, rRNA) trước 1 tuần của tiết học về “Nucleid acid” trong bài 6. + Các nhóm sẽ tự nghiên cứu về cấu tạo của mỗi loại RNA và sau đó thiết kế mô hình mỗi loại RNA mà nhóm được phân công ở tại nhà.+ Đến tiết học về “Nucleid acid”: đại diện mỗi nhóm sẽ lần lượt lên giới thiệu về mô hình RNA mà mình thiết kế và nêu đặc điểm, chức năng của loại RNA đó. Hình 2.3. Sản phẩm mô hình cấu trúc các loại RNA Sau đó lựa chọn các dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho việc thiết kế mô hình các loại RNA phù hợp thực hiện thiết kế. Bước 4: Tiến hành thí nghiệm hoặc sưu tầm các video về thí nghiệm (nếu không thể tiến hành thí nghiệm trực tiếp) sau đó phân tích kết quả và rút ra kết luận của các TN. GV tiến hành làm thử TN hoặc có thể sưu tầm các video hướng dẫn về thí nghiệm đó nếu không thể làm TN trực tiếp. GV ghi nhận hoặc chụp lại các kết quả của TN, nhận xét và rút ra kết luận đúng về các TN. Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển năng lực TH-TN Tùy theo mục tiêu, nội dung, các bước tiến hành thí nghiệm, GV xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với định hướng phát triển năng lực học sinh, đặc biệt là năng lực TH-TN. 1.2. Sử dụng các hoạt động TH-TN nhằm phát triển năng lực TH-TN cho học sinh THPT. 1.2.1. Nguyên tắc sử dụng. Phù hợp với mục đích và phương pháp dạy học Sau khi thiết kế các hoạt động thực hành thí nghiệm, GV cần lựa chọn và sử dụng những hoạt động thực hành thí nghiệm nào phù hợp với mục tiêu bài học, nội dung của bài học và phương pháp dạy học mà GV cần hướng tới, đặc biệt là những hoạt động TH-TN đó phải phát triển được năng lực TH-TN cho học sinh. Đảm bảo tất cả học sinh đều tham gia và các hoạt động TH-TN Sau khi GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động TN thì GV phải trực tiếp giám sát, kiểm tra và nhắc nhở tất cả HS tham gia vào các hoạt động TN, đồng thời chỉnh sữa khi HS làm sai hoặc khen thưởng, động viên các HS thực hiện tốt. Sau khi hoàn thành các TN, GV yêu cầu HS thực hiện tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau các NL TH-TN theo các mức 11
- độ quy định trong bảng 1.2. Đây là cách để HS nhìn nhận lại mức độ NL TH-TN của mình để tự điều chỉnh và củng cố thêm, GV cũng có thể dựa vào đó để đánh giá khách quan NL TH-TN của HS. Phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn dạy học Các hoạt động TH-TN cần đảm bảo các tiêu chí về trang thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất thực hành cũng như cần có thời gian hợp lí để thực hiện được các thí nghiệm. Do đó GV cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, hóa chất thực hành, đồng thời căn cứ vào thời gian tiết học để tổ chức các thí nghiệm cho phù hợp. Đảm bảo sự phát triển năng lực TH-TN của HS phải phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực HS GV thực hiện đánh giá các hoạt động TH-TN của HS theo hướng chuyển từ đánh giá kiến thức người học sang đánh giá mức độ các năng lực mà HS đạt được, chuyển từ đánh giá chủ yếu kết quả học tập sang đánh giá quá trình rèn luyện, học tập của người học. 1.2.2. Quy trình sử dụng các hoạt động TH-TN nhằm phát triển năng lực TH-TN cho học sinh THPT. Căn cứ theo các bước sử dụng các hoạt động TH-TN chúng tôi đề xuất quy trình sử dụng các hoạt động TH-TN để phát triển năng lực TH-TN cho HS THPT gồm 6 bước như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu, điều kiện sử dụng hoạt động TH-TN Bước 2: Hướng dẫn HS xác định được các yêu cầu của TH-TN Bước 3: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm Bước 4: HS tự tiến hành các hoạt động TH-TN Bước 5: HS tiến hành báo cáo sản phẩm và phân tích, giải tích kết quả TN Bước 6: Tiến hành đánh giá kết quả việc thực hiện các hoạt động TH-TN của HS Hình 2.4. Các bước sử dụng các hoạt động TH-TN Quy trình trên được cụ thể hóa như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu, điều kiện sử dụng hoạt động TH-TN GV hướng dẫn HS xác định được mục tiêu cụ thể của TN: nêu mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ của TN, kĩ năng cần rèn luyện qua TN. Bước 2: Hướng dẫn HS xác định được các yêu cầu của TH-TN 12
- GV hướng dẫn HS xác định được các dụng cụ, hóa chất, mẫu vật của các hoạt động TH- TN. Đồng thời GV cần xác định được thời gian phù hợp để thực hiện các thí nghiệm đạt kết quả tốt. Bước 3: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm Ở đây chúng tôi thực hiện thí nghiệm trước để đảm bảo tính thành công của thí nghiệm cũng như xác định thời gian diễn ra thí nghiệm để có cách bố trí các thí nghiệm cho phù hợp với thời gian tiết học, đồng thời chúng tôi tiến hành quay lại clip thí nghiệm để gửi trước tiết học thực hành lên nhóm zalo cho các lớp thực nghiệm để các em nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm, cũng như cần sử dụng các dụng cụ, thiết bị nào cho từng thí nghiệm. Còn với lớp đối chứng chúng tôi thực hiện dạy tiết thực hành như truyền thống, không gửi trước clip hướng dẫn thí nghiệm mà chỉ hướng dẫn trên lớp, để so sánh mức độ hiểu và tiến hành thành thạo các bước thí nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + GV giới thiệu các dụng cụ, hóa chất TN cần thiết. GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ. Sau đó, GV kiểm tra sự chuẩn bị của các em. + GV thực hiện nhanh lại các thao tác của từng bước thí nghiệm (vì đã gửi clip thí nghiệm trước cho HS nghiên cứu). Hướng dẫn các em cách quan sát, nhận biết hiện tượng, đồng thời hướng dẫn HS đặt ra giả thuyết khoa học, sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng. Viết báo cáo thu hoạch. Bước 4: HS tự tiến hành các hoạt động TH-TN Sau khi hướng dẫn xong, GV phân dụng cụ, mẫu vật về cho các nhóm. Trong khi HS tiến hành TN GV quan sát, có thể hướng dẫn sửa sai cho các nhóm thực hiện chưa đúng thao tác thí nghiệm, có thể khen khích lệ các nhóm thực hiện tốt, động viên, cổ vũ các nhóm làm chậm. Đảm bảo cho tất cả học sinh đều có thể tham gia tiến hành thí nghiệm. Bước 5: HS tiến hành báo cáo sản phẩm và phân tích, giải tích kết quả TN Sau khi các nhóm làm xong thí nghiệm, GV tổ chức cho HS: + Đại diện các nhóm đứng lên trình bày báo cáo kết quả TN, giải thích TN. Nhóm nào có kết quả TN khác thì có thể yêu cầu HS giải thích kết quả nguyên nhân. + HS có thể báo cáo bằng poster, infographic hoặc trình chiếu bằng powerpoint, video,... + Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, GV đưa ra các câu hỏi mở rộng để HS cùng nhau bàn luận và đưa ra câu trả lời hợp lí. Bước 6: Tiến hành đánh giá kết quả việc thực hiện các hoạt động TH-TN của HS GV tổng kết hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cho HS và đánh giá hoạt động của từng nhóm bằng cách phát phiếu đánh giá cho từng nhóm để tự đánh giá nhóm mình cũng như đánh giá nhóm bạn, đồng thời GV cho điểm đánh giá các nhóm và tổng hợp lấy điểm trung bình của mỗi nhóm bằng các tiêu chí đánh giá NL TH-TN theo bảng 1.5. * VÍ dụ minh họa quy trình sử dụng các hoạt động TH-TN Theo chương trình GDPT 2018, tất cả các thí nghiệm hầu như đều được đặt ở cuối mỗi chương. Điều này chứng tỏ các thí nghiệm được sử dụng để củng cố kiến thức lí thuyết, ôn 13
- tập cho HS. Tuy nhiên, GV cũng có thể sử dụng thí nghiệm với tính chất nêu vấn đề, giúp HS lĩnh hội tri thức mới hoặc cũng có thể sử dụng với mục đích kiểm tra, đánh giá quá trình nhận thức của HS. Sau đây là ví dụ về một số thí nghiệm được sử dụng trong Phần Sinh học tế bào nhằm phát triển năng lực TH-TN của HS như sau: Sử dụng các thí nghiệm trong tiết dạy bài mới: “Bài 9. Trao đổi chất qua màng sinh chất” Bước 1: Xác định mục tiêu, điều kiện sử dụng hoạt động TH-TN Bảnh 2.2. Xác định mục tiêu bài học: Bài 9. Trao đổi chất qua màng sinh chất: Phụ lục 5 Bước 2: Hướng dẫn HS xác định được các yêu cầu của TH-TN + Yêu cầu về nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất thực hành thí nghiệm: Dụng cụ: Thau, cốc thủy tinh, dao nhỏ. Hóa chất: 20g muối iot, 1 lọ nước hoa bất kì, thuốc xanh methylen, 1000ml nước cất. Mẫu vật: 1 quả táo, 3-4 cái nấm mèo khô. + Yêu cầu về thời gian thực hành: Đây là các thí nghiệm được lồng ghép vào bài học mới nên chỉ cần khoảng 5-7 phút, GV có thể sắp xếp vào phần đặt vấn đề của mỗi mục cho phù hợp với kế hoạch bài dạy. Bước 3: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm GV hướng dẫn HS các bước tiến hành thí nghiệm. Đối với lớp thực nghiệm chúng tôi quay clip hướng dẫn các bước thí nghiệm và gửi cho HS nghiên cứu trước tiết học 1 ngày, khi đến tiết hướng dẫn nhanh lại các bước TN để các em hiểu rõ hơn, còn với lớp đối chứng chúng tôi chỉ tiến hành hướng dẫn các bước TN trong tiết học mà không gửi trước thí nghiệm ảo. Các bước tiến hành thí nghiệm: Trong dạy mục 1. Vận chuyển thụ động Dạy về khái niệm phương thức vận chuyển thụ động - GV có thể hướng dẫn cho HS tiến hành thí nghiệm như sau: + Cắt một miếng táo sau đó ăn thử để nhận biết vị của táo, sau đó cho miếng táo đó vào ngâm trong một thau nước lọc khoảng 250ml có bỏ chút muối, sau 5 phút lấy miếng táo ăn thử lại, nhận xét vị của miếng táo sau khi ngâm nước muối so với trước khi ngâm. Dạy về các nguyên lí vận chuyển trong vận chuyển thụ động - GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm về hiện tượng về khuếch tán: + Chuẩn bị 1 cốc nước khoảng 200ml nước cất, sau đó nhỏ 3-4 giọt thuốc xanh methylen vào cốc nước.Quan sát hiện tượng. + Mở nắp lọ nước hoa, sau đó nêu cảm nhận. 14
- + Chuẩn bị 1 thau nước nhỏ khoảng 500ml, cho vào đó 2 tai nấm mèo khô, sau 15 phút quan sát hiện tượng. Hình 2.5. GV hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm trong “Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” Bước 4: HS tự tiến hành các hoạt động TH-TN Sau khi GV hướng dẫn HS các bước tiến hành thí nghiệm, GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn. GV giám sát, kiểm tra, nhắc nhở tất cả HS đều tham gia vào hoạt động TN, đồng thời điều chỉnh nếu HS làm chưa đúng và khen động viên các nhóm thực hiện tốt. Hình 2.6. HS làm thí nghiệm ngâm táo trong nước muối Bước 5: HS tiến hành báo cáo sản phẩm và phân tích, giải tích kết quả TN GV yêu cầu đại diện nhóm HS đứng dậy báo cáo sản phẩm và nhận xét, phân tích kết quả thí nghiệm. Dạy về khái niệm phương thức vận chuyển thụ động 15
- - Kết quả thí nghiệm: Miếng táo sau khi ngâm trong nước muối có vị mặn hơn trước khi ngâm. - GV đưa câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời: + Câu hỏi 1. Em hãy giải thích hiện tượng trên? HS trả lời: Có hiện tượng dung dịch muối đã di chuyển vào trong miếng táo nên làm cho miếng táo có vị mặn. + Câu hỏi 2. So sánh nồng độ muối bên ngoài môi trường nước so với bên trong miếng táo như thế nào? HS trả lời: Nồng độ muối bên ngoài môi trường nước cao hơn bên trong miếng táo. + Câu hỏi 3. Vậy muối đã di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan như thế nào sang nơi có nồng độ chất tan như thế nào? Đó là phương thức vận chuyển gì? HS trả lời: Muối vận chuyển từ nơi có nồng độ cao (nước muối) vào nơi có nồng độ muối thấp hơn (trong miếng táo). Dạy về các nguyên lí vận chuyển trong vận chuyển thụ động - GV đưa ra câu hỏi: + Câu hỏi 1. Em hãy nhận xét từng hiện tượng trên? HS trả lời: Hiện tượng 1: Dung dịch xanh methylen hòa tan trong nước làm cho nước có màu xanh của methylen. Hiện tượng 2: Mùi của lọ nước hoa có mặt ở khắp trong phòng. Hiện tượng 3: Nấm mèo sau 5 phút có hiện tượng nở to ra hơn lúc đầu. + Câu hỏi 2. Từ đây ta có kết luận gì về nguyên lí vận chuyển thụ động? HS trả lời: Hiện tượng 1: Dung dịch xanh methylen khuếch tán trong nước từ nơi chúng ta vừa nhỏ đến nơi không có màu xanh methylen . Hiện tượng 2: Hương nước hoa khuếch tán từ nơi chúng ta vừa mở nắp đến nơi khác trong phòng. Hiện tượng 3: Nước thẩm thấu vào trong nấm tai mèo khô làm cho nấm tai mèo trương to lên. Như vậy có 2 nguyên lí vận chuyển thụ động: Khuếch tán và thẩm thấu. Bước 6: Tiến hành đánh giá kết quả việc thực hiện các hoạt động TH-TN của HS GV đánh giá sản phẩm thí nghiệm của học sinh, nhận xét và cho điểm theo các tiêu chí đã xây dựng theo bảng 1.5. 16
- Sử dụng các hoạt động thực hành thí nghiệm tiến hành trong khâu củng cố kiến thức trong mục IV . Thực hành nhận biết một số phân tử Sinh học “Bài 6. Các phân tử Sinh học” Bước 1: Xác định mục tiêu, điều kiện sử dụng hoạt động TH-TN Bảnh 2.3. Xác định mục tiêu bài học: Bài 6. Các phân tử sinh học: Phụ lục 6 Về điều kiện thực hành thí nghiệm: Sử dụng các thí nghiệm sau đây để tiến hành thực hiện trong 2 tiết theo SGK Sinh 10 – Cánh diều. + Thí nghiệm 1: Thí nghiệm xác định sự có mặt của glucose trong tế bào + Thí nghiệm 2: Thí nghiệm xác định sự có mặt của tinh bột trong tế bào + Thí nghiệm 3: Thí nghiệm xác định sự có mặt của protein trong tế bào + Thí nghiệm 4: Thí nghiệm xác định sự có mặt của lipit trong tế bào + Thí nghiệm 5: Thí nghiệm xác định sự có mặt của nước trong tế bào Bước 2: Hướng dẫn HS xác định được các yêu cầu của TH-TN + Yêu cầu về chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm đầy đủ cho mỗi nhóm gồm: Dụng cụ: Ống nghiệm, đèm cồn, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh, máy sấy, kéo, cân điện tử, cối sứ, chày sứ, giấy lọc. Hóa chất: Dung dịch Benedict (không có nên thay bằng dung dịch Fehling), Lugol, CuSO4 1%, NaOH 10%, Sudan III (thay bằng nước cất), nước cất, rượu trắng. Mẫu vật: Củ khoai tây, trứng gà sống, các loại quả chín (nho,chuối,…), hạt lạc (đậu phộng, lá cây còn tươi. + Yêu cầu về thời gian: Bài thực hành này được thực hiện 2 tiết (90 phút) theo quy định, do đó GV phải phân bổ, sắp xếp thời gian phù hợp, đảm bảo thực hiện thành công các thí nghiệm. Bước 3: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm Bài thực hành gồm có 5 thí nghiệm thực hiện trong 2 tiết (90 phút), do đó không đủ thời gian để học sinh có thể hiểu và thực hiện đúng hết các thí nghiệm. Vì vậy để học sinh nắm được các bước thí nghiệm và thực hiện đúng thì GV phải gửi trước clip thực hành mà GV đã thực hiện trước đó và yêu cầu học sinh nghiên cứu trước 1- 2 ngày. Sau đây là một số hình ảnh về clip thực hành mà chúng tôi đã thực hiện trước và gửi trên nhóm zalo lớp thực nghiệm: + GV gửi trước clip thí nghiệm mà GV đã thực hiện trước đó cho HS nghiên cứu một ngày trước khi học tiết TH-TN. + Đến tiết học: GV biểu diễn lại thí nghiệm nhanh 1 lần cho HS quan sát. - Các bước tiến hành TN: 17
- * Thí nghiệm 1: Thí nghiệm xác định sự có mặt của glucose trong tế bào GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo từng bước. Bước 1: Bóc vỏ 4-5 quả nho (hoặc ½ quả chuối), cắt thành miếng nhỏ rồi cho vào cối sứ. Bước 2: Nghiền nho với 10ml nước cất. Sau đó, lọc để bỏ phần bã và giữ lại dịch lọc. Bước 3: Cho dịch lọc thu được vào ống nghiệm, nhỏ vào 3-4 giọt dung dịch Fehling và đun trên ngọn lửa đèn cồn từ 3-5 phút. Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm. Ở mỗi bước, GV có thể giải thích cho HS tại sao chúng ta cần phải làm những bước đó thông qua các câu hỏi: + Tại sao phải sử dụng quả nho thay vì các loại quả khác? + Tại sao phải nghiền nhỏ quả nho để lấy dịch lọc? + Thuốc thử Benedict (hoặc Fehling) có vai trò gì? Hình 2.7. HS làm thí nghiệm 1: Xác định sự có mặt của glucose trong tế bào * Thí nghiệm 2: Thí nghiệm xác định sự có mặt của tinh bột trong tế bào Bước 1: Gọt vỏ củ khoai tây, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào cối sứ (khoảng 1 muỗng ăn canh). Bước 2: Nghiền mẫu khoai tây với 10ml nước cất. Sau đó lọc để bỏ phần bã và giữ lại dịch lọc. Bước 3: Cho dịch lọc vào ống nghiệm và nhỏ thêm 3-4 giọt dung dịch Lugol. Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm. Ở mỗi bước, GV có thể đặt một số câu hỏi để HS hiểu rõ được quy trình đang làm: + Tại sao phải dùng mẫu vật là củ khoai tây? Có thể thay thế khoai tây bằng mẫu vật nào khác không? + Để thực hiện thí nghiệm này nên dùng tế bào thực vật hay tế bào động vật? Tại sao? + Việc nghiền nhỏ khoai tây có ý nghĩa gì? 18
- + Thuốc thử Lugol có vai trò gì? Hình 2.8. Thí nghiệm 2: Xác định sự có mặt của tinh bột trong tế bào * Thí nghiệm 3: Thí nghiệm xác định sự có mặt của protein trong tế bào Bước 1: Đập 1 quả trứng gà và chiết lấy lòng trắng trứng cho vào cốc thủy tinh. Cho 0,5l nước cất và 3ml NaOH 10% vào cốc, khuấy đều để được dung dịch lòng trắng trứng. Bước 2: Lấy 10-15ml dung dịch lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt dung dịch CuSO4 1% và lắc đều. Bước 3: Quan sát kết quả thí nghiệm. GV có thể đặt một số câu hỏi để HS hiểu rõ được quy trình đang làm: + Tại sao phải sử dụng mẫu vật là lòng trắng trứng gà? + Dung dịch CuSO4 1% có vai trò gì? Hình 2.9. Thí nghiệm 3: Xác định sự có mặt của protein trong tế bào * Thí nghiệm 4: Thí nghiệm xác định sự có mặt của lipit trong tế bào 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua dạy học dự án môn hóa học
54 p | 48 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học văn cho học sinh THPT thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh
48 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 23 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 9 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: Cacbohiđrat và lipit
67 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn