intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái tại Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học viên là cán bộ, giáo viên, công chức, viên chức đang công tác tại các huyện miền núi Nghệ An để thuận lợi trong quá trình công tác, giúp CBCCVC sử dụng tiếng Thái để giao tiếp với đồng bào, để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm làm tốt công tác dân vận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái tại Nghệ An

  1. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các nhà ngôn ngữ học cho rằng, học một ngôn ngữ mới thì phải sử dụng được ngôn ngữ đó giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Nói là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần được chú trọng và nâng cao vì nó là phương tiện giao tiếp hiệu quả. Tuy nhiên, kỹ năng này cũng được xem là một trong những khía cạnh khó nhất của quá trình học ngôn ngữ. Phần lớn học viên cảm thấy khó khăn khi muốn diễn đạt hoàn chỉnh những suy nghĩ của mình bằng tiếng Thái, thậm chí họ còn cảm thấy sợ khi phải giao tiếp bằng tiếng Thái mặc dù họ sống trong môi trường có rất đông đồng bào cùng sinh sống. Vì thế, làm thế nào để nâng cao khả năng nói cho học viên, giúp họ có thể giao tiếp thành thạo là mục tiêu quan trọng trong chương trình Bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái cho CBCCVC đang công tác tại vùng dân tộc miền núi của tỉnh Nghệ An. Kĩ năng nói mang tính phản xạ, giúp người học sử dụng được ngôn ngữ để bày tỏ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc với người đối diện, người nghe. Như vậy, có thể khẳng định rằng, chính kĩ năng nói giúp ngôn ngữ tiếng thực hiện được chức năng giao tiếp của mình. Hơn thế nữa kỹ năng nói cũng góp phần củng cố thêm kỹ năng nghe của người học, giúp tăng cường vốn từ vựng và luyện tập các kỹ năng có liên quan. Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nói trong dạy và học một ngôn ngữ nói chung và tiếng dân tộc thiểu số nói riêng. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung và đội ngũ CBCCđến công tác ở các vùng dân tộc và miền núi nói riêng. Những CBCCVC đang công tác ở vùng dân tộc, miền núi đã đoàn kết sát cánh cùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế, xã hội từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương. Để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, UBND tỉnh Nghệ An đã giao cho Trng tâm GDTX-HN tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết cho đội ngũ CBCCVC đang công tác tại vùng có đồng bào sinh sống. Thời lượng của khóa bồi dưỡng bao gồm với 300 tiết lý thuyết và 150 tiết thực hành với mục tiêu giúp cho học viên biết tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái, có khả năng nghe, nói tương đối tốt trong giao tiếp thông thường; đọc, viết được và có những hiểu biết cần thiết về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào. Vì thế, để giúp cho học viên có thể giao tiếp tốt nhất với đồng bào trong quá trình công tác, dạy kỹ năng nói một cách hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo trong việc áp dụng phương pháp dạy học giao tiếp vào trong quá trình giảng dạy của mình một cách linh hoạt và sáng tạo. Xuất phát từ lý do đó, để nâng cao chất lượng của các khóa bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái cho CBCCVC, giúp cho CBCCVC không chỉ biết chữ viết, biết tiếng 4
  2. nói của đồng bào mà còn có thể sử dụng ngôn ngữ của đồng bào để làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã nghiên cứu, thử nghiệm một số các hoạt động giao tiếp để dạy kỹ năng nói hiệu quả. Những hoạt động này đã được thử nghiệm ở 5 lớp Bồi dưỡng tiếng Thái ở 5 địa phương khác nhau trong 1 năm học vừa qua và thu được những kết quả nhất định về nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học viên. Vì thế, chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái tại Nghệ An” mà chúng tôi đã áp dụng với các đồng nghiệp với mong muốn công tác bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho CBCCVC nói chung và tiếng Thái Lai Tay nói riêng tại Nghệ An ngày càng phát triển. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Cán bộ công chức, viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái hệ Lai tay 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Các lớp bồi dưỡng tiếng Thái tại các vùng miền núi tỉnh Nghệ An 3. Mục đích nghiên cứu Sáng kiến nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học viên là cán bộ, giáo viên, công chức, viên chức đang công tác tại các huyện miền núi Nghệ An để thuận lợi trong quá trình công tác, giúp CBCCVC sử dụng tiếng Thái để giao tiếp với đồng bào, để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm làm tốt công tác dân vận. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại. - Phương pháp tìm hiểu thực tế - Phương pháp thực nghiệm. 5. Tính mới của đề tài Đưa ra được một số hoạt động giao tiếp dạy kỹ năng nói hiệu quả và một số giải pháp để giúp học viên phát triển kỹ năng giao tiếp cho các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái hệ Lai Tay dành cho cán bộ công chức, viên chức công tác tại vùng miền núi tỉnh Nghệ An. 5
  3. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1 Cơ sở pháp lý - Nghị quyết Hội nghị TW 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong đó nhấn mạnh đến việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết và các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số; - Chỉ thị Chỉ thị số 38/2004/CT- TTg Ngày 19/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở các vùng dân tộc, miền núi; - Quyết định số 03/2006/QĐ - BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số; - Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số; - Quyết định số 6147/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho CBCCVC đang công tác tại vùng dân tộc, miền núi tỉnh Nghệ An; - Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Nghệ An trong đó nhấn mạnh đến năm 2020, 100% cán bộ giáo viên đang công tác tại vùng dân tộc miền núi phải biết ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số; - QĐ số 3477/UBND.VX ngày 22 tháng 6 năm 2011của UBND tỉnh Nghệ An về việc giao cho Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho CBCC và lực lượng vũ trang đang công tác tại vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An. - Quyết định số 6548/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành tài liệu Bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái hệ Lai-Tay cho CBCCVC đang công tác tại vùng dân tộc, miền núi tỉnh Nghệ An. - Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với Cán bộ, Công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” 1.2. Quan điểm tiếp cận dạy học theo hướng giao tiếp Giao tiếp có vai trò và chức năng rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và xã hội, là điều kiện của sự tồn tại và phát triển xã hội. Trong đời sống, giao tiếp là điều kiện thỏa mãn nhu cầu, hình thành nhân cách con người. Hoạt động giao tiếp được tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau (hệ thống tín hiệu, ký hiệu, các cử chỉ, hành động, ngôn ngữ cơ thể...), tuy nhiên ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp tốt nhất. Các phương tiện giao tiếp khác chỉ mang tính bổ sung vào những điểm 6
  4. yếu của ngôn ngữ mà thôi. Giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết, tuy nhiên dạng nói là phổ biến và chủ yếu. Các cuộc thoại trong giao tiếp không giống nhau do đặc điểm của thoại trường, số lượng người tham gia, cương vị của những người tham gia hội thoại, ở tính có đích hay không có đích trong những cuộc thoại... Mỗi cuộc thoại được tạo ra cũng liên quan chặt chẽ đến vấn đề cấu trúc, cơ chế hoạt động của hội thoại, đó là sự trao lời và tranh lời. Hội thoại muốn có kết quả tốt phải dựa trên những quy tắc nhất định trong hội thoại (luân phiên lượt lời, liên kết hội thoại, cộng tác hội thoại và tôn trọng thể diện). Những nguyên tắc hội thoại này chi phối và tác động mạnh mẽ tới quá trình hội thoại trong giao tiếp. Để giao tiếp đạt hiệu quả cao cần có kỹ năng giao tiếp. Đó chính là năng lực, khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hoặc công việc phát sinh trong cuộc sống. Nó đồng thời là sản phẩm của một quá trình rèn luyện, học tập. Năng lực giao tiếp vượt trội, theo Saville - Troike, được xuất phát từ nền tảng kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng tương tác, kiến thức văn hóa (người viết nhấn mạnh). Ba yếu tố nói trên phụ thuộc vào quá trình tích lũy, là kết quả quá trình rèn luyện lâu dài của mỗi cá nhân. Theo đó, giáo viên chú trọng phương pháp giao tiếp, hướng tới khả năng ứng dụng luật ngữ pháp để hình thành câu đúng, biết sử dụng nó đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, đồng thời thoả mãn được ba yêu cầu: trôi chảy, chính xác, và phù hợp. Với phương pháp này, người học luôn đóng vai trò làm trung tâm. Giáo viên thường thiết kế chương trình dựa trên việc phân tích nhu cầu của người học. Các hoạt động trên lớp gắn liền với việc sử dụng tiếng, thông qua đó, học viên nắm thành thạo các chiến lược giao tiếp như: biết hỏi lại khi chưa rõ vấn đề, biết yêu cầu nhắc lại, biết đàm phán thông tin, biết “đưa đẩy” khi nói chuyện một cách tự nhiên v.v. Người học học tiếng bằng sử dụng tiếng qua các hoạt động giao tiếp chứ không nghe giáo viên giảng giải về tiếng đang học; các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết được tiến hành đan xen chứ không tách. Học tiếng thực sự là quá trình sáng tạo, chấp nhận mắc lỗi. Ngữ liệu giảng dạy được lấy từ cuộc sống chứ không phải được các soạn giả viết ra nhằm mục tiêu sử dụng duy nhất trên lớp học. Điều đó cũng có nghĩa là học viên có khả năng làm được những việc cụ thể như điền đơn, viết đơn, biết thỉnh cầu, biết xin lỗi trong những tình huống thực tế. 1.3 Tầm quan trọng của dạy kỹ năng nói trong sự phát triển kỹ năng giao tiếp Penny Ur đã khẳng định, những người biết một ngôn ngữ được gọi là những người nói ngôn ngữ đó. Qua đây, ta có thể thấy tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nói trong dạy và học ngôn ngữ thứ 2. Trong những năm gần đây, giáo trình dạy học chú trọng vào việc áp dụng các phương pháp giảng dạy theo đường hướng giao tiếp, chuyển trọng tâm từ dạy các kiến thức ngôn ngữ sang dạy các kỹ năng ngôn ngữ. Theo giáo sư Hoàng Văn Vân, một trong những khó khăn học viên thường gặp khi học nói ngôn ngữ thứ 2 là họ không có nhiều cơ hội để nói trên lớp. Điều này được lý giải do lớp học thường đông, nên để tiết kiệm thời gian và dễ dàng 7
  5. quản lý lớp, giáo viên có xu hướng sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, dành nhiều thời gian để thuyết trình kiến thức từ vựng, ngữ pháp thay vì tổ chức các hoạt động nói theo cặp. Tuy nhiên, học ngôn ngữ không phải là môn học lý thuyết - nếu chương trình dựa trên nội dung lý thuyết thì không thể phát triển kỹ năng giao tiếp, mà giao tiếp mới là đích đến của việc học một ngôn ngữ. Chính vì vậy, bài viết phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng. Qua đó, tác giả đưa ra gợi ý một số thủ thuật giúp nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng nói. 1.4. Tiến trình dạy kỹ năng nói Kỹ năng nói là một kỹ năng quan trọng trong việc học tiếng dân tộc thiểu số nói chung và tiếng dân tộc Thái hệ Lai tay nói riêng. Nó giúp học viên vận dụng được kiến thức đã học trong sách vở và kiến thức hàng ngày. “Nói” là kết quả của kỹ năng Nghe, Đọc, Viết kết hợp với kiến thức ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết một trong những khó khăn học viên thường gặp khi học nói là họ không có nhiều cơ hội để nói trên lớp do số lượng lớp đông, thời lượng học chủ yếu dành cho việc dạy từ vựng, dịch bài trong khi đó không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng nói từng bước với những hoạt động phù hợp để sau mỗi giờ học học viên có thể vận dụng được vào tình huống giao tiếp cụ thể. Học viên phải biến nó thành kiến thức của mình để có thể vận dụng bất kỳ ở đâu và khi nào. Vì vậy giáo viên đóng vai trò quan trọng trong dẫn dắt học viên đạt mục tiêu đề ra. Dạy tiếng dân tộc Thái theo hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp và giúp học viên giao tiếp bằng tiếng dân tộc Thái có hiệu quả, giáo viên không chỉ rèn luyện kỹ năng nói cho học viên ở các tiết dạy mà phải thường xuyên vận dụng các thủ thuật để luyện nói trong các loại hình bài học cho học viên. Để dạy một giờ luyện nói đạt kết quả cao, qua nhiều năm đúc rút kinh nghiệm chúng tôi đã tiến hành 3 giai đoạn: Trước khi nói Trong khi nói Sau khi nói Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ, mục đích khác nhau tùy thuộc vào nội dung và đặc thù của mỗi bài mà ở từng giai đoạn chúng tôi vận dụng các thủ thuật, phương pháp, hình thức tổ chức khác nhau: Giai đoạn 1: Trước khi nói Mục đích yêu cầu: Cho học viên thấy rõ mục đích, yêu cầu của giờ học. Học viên được cung cấp từ vựng, cấu trúc; làm quen với nội dung của chủ đề. Giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục đích của giờ học. Nó giúp học viên hình thành được ý tưởng và nội dung những điều mà học viên sẽ nói. Để gợi mở và tạo những kiến thức đã học phục vụ cho hoạt động nói, yêu cầu các học viên luyện tập nhóm, cặp, cả lớp liệt kê các ý có liên quan đến chủ đề đang thảo luận rồi tổng hợp ý kiến. Các thủ thuật cho giai đoạn này giáo viên có thể lựa chọn là: 8
  6. - Nối từ và tranh - Giới thiệu trước từ vựng mới - Ôn lại từ vựng cũ có liên quan đến bài học bằng phương pháp tạo cơ hội cho học viên động não, nói lên ý tưởng liên quan đén chủ đề. - Sắp xếp trật tự ý câu/ hình ảnh - Ghép nối các bức tranh/từ/cụm từ/lời nói của nhân vật… - Gợi mở - Dự đoán mở/ Hoạt động tiên đoán tự do - Trò chơi Giai đoạn 2: Trong khi nói Mục đích yêu cầu: Ở giai đoạn này phải thực hiện được nhiệm vụ chính của giờ học. Vì vậy học viên phải diễn đạt được những điều được hướng dẫn, gợi mở từ giai đoạn trước. Tùy thuộc vào nội dung và hình thức bài học mà giáo viên cần vận dụng phương pháp, cách thức tổ chức sao cho linh hoạt với từng đối tượng học viên để tất cả các học viên đều có cơ hội luyện tập. Học viên khá giúp đỡ học viên yếu hơn. Trong quá trình giảng dạy tiếng Thái chúng tôi đã sử dụng và đúc rút một số thủ thuật mang lại hiệu quả dạy kĩ năng nói cho học viên ở giai đoạn này mà giáo viên có thể lựa chọn là: - Hỏi – đáp - Đóng vai - Đặt câu với tranh ảnh/ từ gọi ý - Thảo luận: Đưa ra từ vựng, cấu trúc liên quan đến chủ đề - Phỏng vấn có hướng dẫn: Khám phá vốn từ vựng cảu học viên liên quan đến các chủ đề - Tranh luận - Hội thoại chừa trống - Lập hội thoại mới đưa vào mẫu - Xâu chuỗi lời nói Ở giai đoạn này tùy theo mục đích thực hành giáo viên có thể chia lớp theo cặp hoặc nhóm theo đối tượng học viên phù hợp. - Sử dụng tranh cho học viên miêu tả theo chủ đề - Thảo luận: Học viên được chia thành các nhóm thảo luận những khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề. Ở hoạt động này giáo viên có thể chia nhóm ghép mỗi nhóm có vài người Thái lồng vào để hỗ trợ về từ và phát âm. - Tranh luận: Đây là một hoạt động nói sôi nổi, thu hút được nhiều học viên 9
  7. tham gia. Giáo viên cần đưa ra các vấn đề với những ý kiến trái chiều rõ nét để tạo hứng thú cho cuộc tranh luận. Hoạt động này giáo viên cần đưa ra chỉ dẫn rõ ràng đối với các nhóm và giám sát chặt chẽ việc sử dụng ngôn ngữ đích thực trong quá trình thảo luận của các nhóm trước khi tranh luận trước lớp. Hoạt động này chúng tôi chia nhóm cùng đối tượng để tập trung vào nhóm học viên không phải là dân tộc Thái. Giai đoạn 3: Sau khi nói Mục đích yêu cầu: Hoạt động để hoàn chỉnh kĩ năng nói giúp học viên sử dụng ngôn ngữ riêng, kiến thức vốn có của học viên với các cấu trúc và từ vựng vừa được luyện vào tình huống cụ thể hoặc sản sinh lời nói sau khi đã được học về ngữ liệu trong giai đoạn “Trước khi nói”, “Trong khi nói”. Học viên cần phải vận dụng những điều đã học vào giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy đòi hỏi mức độ nói phải trôi chảy, vận dụng tình huống nhanh, linh hoạt. Chính vì vậy, người học ở giai đoạn này đã hoàn toàn sẵn sàng cho việc phát triển những ý hay những nội dung đã được đề cập trong giai đoạn trong khi nói và liên hệ những gì đã học được thực hành với đời sống thực. Trong các hoạt động ở giai đoạn này học viên có thể thực hành theo cặp hay nhóm ở các đối tượng khác nhau không phân biệt giữa người Thái hay người kinh vì ở giao đoạn này là cố gắng tạo các hoạt động thực hành với đời sống thực. Các thủ thuật cho giai đoạn này giáo viên có thể lựa chọn là: - Miêu tả tranh - Báo cáo, thuyết trình - Thảo luận ý chính - Phỏng vấn - Đóng vai - Điều tra - Tóm tắt - Kể chuyện - Hội thoại - Tranh luận Để một hoạt động nói thành công cần có 4 đặc điểm sau: Thứ nhất, người học được nói nhiều; Thứ hai, sự tham gia của các thành viên tương đối đồng đều; Thứ ba, người học có nhiều hứng thú đối với hoạt động nói; Thứ tư, ngôn ngữ sử dụng phù hợp với trình độ, dễ hiểu, mang hiệu quả giao tiếp cao. Để thiết kế và tổ chức một hoạt động nói thành công, giáo viên cần cân nhắc những vấn đề sau: Thứ nhất, tổ chức các hoạt động nhóm: Điều này giúp tăng cơ hội và thời lượng người học được thực hành nói tiếng Thái Bên cạnh đó, một số người học có 10
  8. thể e ngại nói trước lớp nhưng lại cảm thấy thoải mái khi nói trong một nhóm nhỏ. Thứ hai, sử dụng ngôn ngữ đơn giản: Nhìn chung yêu cầu về độ khó trong sử dụng ngôn ngữ nói cần hạ thấp hơn so với yêu cầu về độ khó trong sử dụng ngôn ngữ đọc - viết. Nếu người học có thể dễ dàng sử dụng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp, họ sẽ tự tin và có thể diễn đạt ý tưởng một cách trôi chảy. Thứ ba, lựa chọn các chủ đề hấp dẫn nhằm tạo hứng thú cho người học. Thứ tư, đưa ra hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động thảo luận: Cần đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều nắm rõ nhiệm vụ của họ và đều có những đóng góp cho hoạt động thảo luận. Thứ năm, kiểm soát việc người học dùng ngôn ngữ đích: Giáo viên cần giám sát chặt chẽ các hoạt động nói của người học và đưa ra hình phạt thích hợp để hạn chế tình trạng người học dùng tiếng mẹ đẻ mà không dùng tiếng dân tộc Thái. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các Trung tâm GDNN-GDTX huyện nơi đặt lớp Các lớp Bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái được đặt tại các Trung tâm GDNN- GDTX của địa phương nơi có đồng bào sinh sống. Hầu hết các Trung tâm chưa có phòng học chuyên dụng dành cho việc dạy và học ngoại ngữ, thiết bị dạy học ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu. Điều này đã gây không ít trở ngại, giảm hứng thú cho học viên khi học trong việc dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng dân tộc thiểu số nói riêng. 2.2. Tình hình thực tế của học viên Đối tượng học viên là CBCCVC đang công tác ở các huyện miền núi và các Sở Ban ngành với số lượng từ 45 đến 50 học viên, ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi làm việc ở những lĩnh vực khác nhau như giáo viên, cán bộ công chức xã, huyện, bộ đội, y sĩ, bác sĩ, công chức, viên chức làm việc ở các Sở, ban ngành. Các lớp học được đặt tại các địa phương có đồng bào sinh sống khác nhau, vì thế trong một lớp học thường được chia các lớp học thành 03 nhóm Nhóm 1: Người dân tộc Thái học tiếng Thái: giao tiếp thành thạo tiếng Thái Nhóm 2: Người dân tộc mông, khơ mú, dân tộc Thổ: Có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Thái Nhóm 3: Người Kinh: có thể giao tiếp đơn giản hoặc chưa giao tiếp được. Trong quá trình dạy, chúng tôi nhận thấy học viên ở hai nhóm đối tượng này (Nhóm 2 và nhóm 3) gặp trở ngại trong giao tiếp, khó vận dụng vào cuộc sống. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra giúp cán bộ, công chức, giáo viên công tác ở các vùng miền núi thực hiện tốt hơn trong công việc đặc biệt đối với giáo 11
  9. viên giảng dạy ở những vùng cao có tỷ lệ người dân tộc cao. 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học tiếng dân tộc thiểu số 2.3.1. Thuận lợi Trung tâm có đội ngũ giáo viên cơ hữu tham gia giảng dạy Bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái. Đa số giáo viên đều là giáo viên ngoại ngữ có kinh nghiệm trong giảng dạy, có cơ hội tiếp cận phương pháp dạy học mới, có trách nhiệm và nhiệt huyết trong công việc. Bên cạnh đó, Trung tâm luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT trong việc triển khai các văn bản liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó có đào tạo bồi dưỡng tiếng DT thiểu số cho cán bộ CCVC. Với Đề án Đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2015-2020 (theo Quyết định số 6147 QĐ-UBND ngày 07/11/2014 UBND tỉnh Nghệ An), mỗi năm Trung tâm được giao chỉ tiêu từ 07-08 lớp tiếng Thái được cấp kinh phí đào tạo. Sở Giáo dục & Đào tạo cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An mở một số lớp bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên công tác tại vùng miền núi. Vì vậy số học viên của Trung tâm luôn được ổn định trong thời gian vừa qua. Với việc nhận thức rõ được tính cấp thiết và lâu dài của công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc, các địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bộ, công chức, viên chức của đơn vị được đi học tiếng dân tộc thiểu số. Cán bộ CCVC công tác ở các vùng dân tộc miền núi cơ bản đã xã định được việc học tập tiếng DTTS là nhu cầu đồng thời là nhiệm vụ Người học là CBCCVC là những người có trình độ nhận thức cao nên có ý thức trong việc học tập, học có mục đích rõ ràng, có kinh nghiệm giao tiếp, có kiến thức xã hội phong phú... Học tự nguyện, vừa làm vừa học nên người học tâm lý thoải mái tạo nên sự thuận lợi cho giáo viên giảng dạy. 2.3.2. Khó khăn Công tác bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho CBCCVC đang công tác tại vùng dân tộc miền núi của tỉnh Nghệ An có nhiều thuận lợi và được đánh giá khá hiệu quả như đã trình bày ở trên, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại bất cập như; Đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số không được đào tạo chính quy còn thiếu về số lượng. Các giáo viên có nghiệp vụ sư phạm, có phương pháp dạy học tốt phần lớn là người Kinh nên hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán cũng như ngôn ngữ chưa được chuyên sâu, các nghệ nhân người Thái có hạn chế về phương pháp dạy hoc. 12
  10. Tài liệu bổ trợ, từ điển không nhiều hoặc không có, khó khăn cho cả giáo viên và học viên muốn tự học thêm. Do địa bàn rộng, đi lại khó khăn nên việc thực hiện dạy tiếng dân tộc thiểu số cho CBCCVC chỉ được thực hiện tại các trung tâm huyện, thành phố, trong khi nhu cầu cấp thiết là đội ngũ và nhà giáo đang công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì không có điều kiện được đào tạo, bồi dưỡng. Một bộ phận cán bộ, công chức học xong tiếng dân tộc thiểu số nhưng không có điều kiện áp dụng thường xuyên nên không phát huy được tác dụng. Một số cán bộ, công chức có động cơ học tập tiếng dân tộc chưa đúng đắn như nhằm mục tiêu chuẩn hóa, miễn giảm trong việc thi nâng ngạch công chức, bổ nhiệm nên thường chú trọng bằng cấp, ít quan tâm đến chất lượng và quy chế học tập. Các cơ quan, đơn vị chưa xây dựng kế hoạch cho CBCC tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc còn rất ngắn chỉ khoảng 3 đến 6 tháng, số tiết học ít nên chất lượng học tập chưa cao. 2.4. Thực trạng dạy kỹ năng giao tiếp cho học viên Việc dạy học ngôn ngữ còn theo phương pháp truyền thống, giáo viên daỵ học viên ghi chép, máy móc, chưa lấy học viên làm trung tâm, giáo viên chưa tạo ra các hoạt động để học viên có cơ hội thực hành giao tiếp. Đôi khi giáo viên còn chưa thật sự quan tâm đến việc phân loại các đối tượng học viên, chỉ gọi học viên khá, giỏi xung phong mà bỏ quên đối tượng cần quan tâm ở đây chính là các học viên người kinh, người dân tộc Thổ...học tiếng Thái, nên các học viên ở đối tượng này ít hoặc không cơ hội giao tiếp tiếng Thái. Điều này dẫn đến hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ đã được học để giao tiếp trong cuộc sống phục vụ cho nhu cầu công việc. Thời gian học ngắn nên không có nhiều cơ hội để thực hành kỹ năng nói. Không có môi trường thực tế để học viên thực hành giao tiếp thực. Chúng tôi tiến hành thống kê thực trạng học viên học tham gia bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái tại 5 địa phương khac nhau về kỹ năng nói, có kết quả như sau KHÓA SỐ KẾT QUẢ MÔN NÓI HUYỆ HỌC PHƯƠNG LƯỢNG TT N PHÁP HỌC TB TL % KHÁ TL % GIỎI TL % VIÊN QUẾ PP cũ 1 K137 45 0 0 20 44% 25 56% PHONG 2 QUỲ CHÂU K133 PP cũ 45 0 0 21 45% 24 55% 13
  11. 3 NGHĨA ĐÀN K141 PP cũ 45 5 11% 21 45% 19 44% 4 TÂN KỲ K139 PP cũ 45 8 17% 7 16% 30 67% 5 VINH K145 PP cũ 44 6 13% 22 49% 18 38% 3. Một số giải pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tại các lớp Bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái cho CBCC công tác tại các huyện miền núi Nghệ An. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, xuất phát từ thực trạng dạy học, chúng tôi đã hướng tới các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Thái, trong đó có kỹ năng giao tiếp. Trong khuôn khổ này, chúng tôi quan tâm đến các nhóm giải pháp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho CBCCVC đang công tác ở vùng dân tộc miền núi 3.1. Nhóm giải pháp vận dụng kỹ thuật dạy học vào giờ dạy 3.1.1. Tạo nhóm học tập Đây là giải pháp tạo được hiệu quả giao tiếp tiếng Thái với tính thực tiễn cao. Nhóm học tập được tạo trên cơ sở lớp học. Mục tiêu của nhóm chính là tạo ra sự thi đua cần thiết, sự “kích thích” kịp thời đối với việc học. Hình thức nhóm khá đơn giản. Giáo viên giảng dạy tách nhóm sau khi các HV bắt đầu chương trình khoảng một tuần. Một tuần là khoảng thời gian cần để giáo viên hiểu năng lực của học viên và giữa các học viên cũng có sự thân quen tối thiểu. Phân nhóm phải dựa trên năng lực để học viên có cơ hội cộng tác và giúp đỡ nhau. Bởi vậy, trong nhóm, giáo viên cần lưu ý phân bổ có học viên nhận thức khá tốt, nhanh nhẹn, bạo dạn với học viên còn chưa mạnh dạn, rụt rè trong giao tiếp. Giải pháp tạo nhóm học tập cũng là cách thức giúp học viên nhận được sự hỗ trợ của của các học viên khác đặc biệt là nhóm học viên người Thái một cách tối ưu nhất. 3.1.2. Luyện đọc, kể diễn cảm Đọc kể diễn cảm thông thường được áp dụng ít nhất đối với đoạn văn, sau đó là những truyện ngắn nhiều lời thoại, nội dung đơn giản, không trừu tượng. Lý do chọn truyện nhiều lời thoại được gắn với chủ đích luyện ngữ điệu của nhân vật và hóa thân nhân vật trong tình huống cụ thể - tình huống truyện. Có ý kiến cho rằng, luyện đọc kể diễn cảm thật sự khó đối với học viên người kinh. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi là: học nói gắn với tình huống thì không thể chỉ học đọc đúng, nói đúng. Mà thực tế muôn hình vạn trạng, lời nói biến hóa trong tình huống, nặng về khẩu ngữ hơn nhiều về ngữ pháp. Các yếu tố đưa đẩy, các yếu tố phi ngôn ngữ luôn cặp cùng trong mọi cuộc thoại. Bởi vậy, nếu chỉ lưu ý đến những cuộc thoại mang tính form mẫu thì sẽ bỏ qua yêu cầu thực tiễn, khiến người học sẽ vô cùng lúng túng khi tiếp cận thực tế. Một trong những hạn chế của giao tiếp đối với học viên là hay xấu hổ, không sử dụng được các hành động phi ngôn ngữ đính kèm, cứng trong giao tiếp. Việc đưa người học vào tình huống truyện sẽ tạo được 14
  12. cảnh huống tự nhiên. Đây chính là cơ hội để các học viên hoạt động nhóm và sửa lỗi cho nhau trong phát âm và cao hơn là nói, kể một cách diễn cảm. Lưu ý: đoạn văn hoặc truyện chọn để đọc kể diễn cảm không nên quá dài, nội dung không nên quá khó. Thể loại truyện hướng đến có thể là truyện dân gian hoặc truyện hiện đại có nội dung hài hước dí dỏm hoặc có các chi tiết biểu lộ xúc cảm. Đó là các nhân tố để người học có thể thể hiện giọng theo cảnh huống tốt nhất. Riêng đối với đoạn văn thì nên chọn đa dạng phong cách ngôn ngữ để luyện cho học viên cách thể hiện giọng đối với nhiều loại hình văn bản. 3.2. Nhóm giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm 3.2.1. Trải nghiệm văn hóa Học giao tiếp tiếng Thái qua trải nghiệm văn hóa là một cách học rất hữu dụng. Hiểu một cách đơn giản nhất, trải nghiệm là trải qua một việc cụ thể, từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn. Dạy học giao tiếp qua trải nghiệm là đưa người học vào môi trường thực tiễn, học trực tiếp từ thực tiễn và tự rút ra cách trao đáp với người bản xứ. Khổng Tử từng nói: những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu. Như vậy, việc học tập từ thực tế chính là những tư tưởng đầu tiên của giáo dục trải nghiệm. Đặc biệt, dạy giao tiếp thì càng cần các hoạt động nói trên. Tuy nhiên, cũng cần có chủ hướng trong dạy giao tiếp tiếng Việt. Trước hết, cần có nhiều loại hình trong dạy trải nghiệm, từ đơn giản, dễ thực hiện đến chỗ “cầu kỳ” hơn. Cụ thể: * Học đan xen bài học trên lớp Là cách học đi đôi “hành” tại chỗ. Ví dụ: học về “chào hỏi”, “làm quen”, “hỏi thăm sức khỏe”... cô và học viên liên tục thực hiện các hoạt động trao đáp với mục đích chào hỏi tại lớp học. Song để thay đổi không khí, giáo viên có thể đưa học viên vào môi trường thực hành trực tiếp: Tìm hiểu, làm quen với các thầy cô trong môi trường giảng dạy; tìm hiểu kết bạn với các bạn trong lớp, đi chợ, trao đổi với các học viên trong nhóm, trong lớp về các chủ đề trong cuộc sống. Mua sắm cùng người Thái. Mua sắm là hoạt động gắn bó với một chủ đề chính trong quá trình dạy học. Đây cũng là hoạt động gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của người dân. Bên cạnh thực hiện các hội thoại đơn giản trên lớp cũng như các mẫu câu, giáo viên nên tổ chức một vài buổi cho các học viên đi mua sắm. Lưu ý: cần thảo luận về mục tiêu buổi trải nghiệm (thực hành quan sát và mua sắm); đưa ra những yêu cầu của buổi trải nghiệm (thời gian, phương tiện, máy ảnh, an toàn cho chuyến đi; bài tập phải hoàn thiện sau chuyến trải nghiệm)... Để thực hiện được việc mua sắm mà không quá bỡ ngỡ, giáo viên cần tách nhóm 5 người/nhóm, mỗi nhóm có ít nhất 1 học viên Thái phụ trách. Tham gia sự kiện cùng người Thái Các sự kiện nên được quan tâm ngay trong môi trường học. Đó là các ngày lễ hội của người Thái, các ngày cúng bản, cúng mường. Với tất cả những ngày này, học viên được tham gia sẽ có cơ hội giao tiếp và học hỏi. Vẫn phải lưu ý rằng, học viên phải được tham gia trực tiếp chứ không phải là nhìn ngắm. Vì vậy, cần lựa chọn nội dung phù hợp. Hoạt động này 15
  13. hướng tới rèn kỹ năng trao đổi trình bày một vấn đề cho nhóm sinh viên có nhận thức khá trở lên. Du lịch cùng người Thái, trải nghiệm tại các làng nghề, các địa điểm văn hóa (đền, đình, chùa...) tại địa phương. Trải nghiệm văn hóa tại các không gian làng nghề, đền, đình... ở địa phương cũng là một hoạt động phục vụ đắc lực cho nâng cao kỹ năng giao tiếp. Để hoạt động này hiệu quả, cần có khâu chuẩn bị tốt. Cụ thể học viên được đọc, học về các địa điểm sắp được trải nghiệm, được trao đổi về yêu cầu của buổi trải nghiệm, được hỗ trợ về phương tiện di chuyển. 3.2.2. Trải nghiệm với giờ học tiếng Thái với các nghệ nhân, dân bản Có thể tổ chức cho học viên trải nghiệm với giờ học tiếng Thái tại bản làng của người Thái. Học viên được thực hành giao tiếp với đồng bào trong môi trường thực tế. Đây là cơ hội tốt để rèn luyện và phát triển phát âm, sử dụng nghi thức lời nói, đặt câu hỏi và trả lời, thuật sự việc - kể chuyện, thuyết trình cũng như học thêm về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào hiệu quả nhất. 3.3. Nhóm giải pháp đổi mới chủ đề 3.3.1. Xây dựng tình huống, thiết lập hội thoại Dựa trên nguyên tắc, cấu trúc hội thoại, căn cứ phương pháp tiếp trong tiếng Thái, chúng tôi nhận thức rõ, dạy học kỹ năng giao tiếp không thể dựa trên những lý thuyết thuần túy. Bởi vậy, việc xây dựng các tình huống, yêu cầu học viên thiết lập hội thoại thực hành trong tình huống là vô cùng cần thiết. Việc xây dựng tình huống cần được gắn với chủ đề dạy học. Ví dụ: với chủ đề trang phục truyền thống của người Thái: trước hết, giáo viên cần đưa ra bài mô tả về trang phục truyền thống của người Thái (ngữ liệu) để học viên có vốn từ vựng liên quan đến chủ đề. Từ ngữ liệu học viên nói, viết, nghe được các mẫu câu liên quan đến chủ đề . Cuối cùng là thực hành giới thiệu được trang phục truyền thống của người Thái. Thực hành cần được tập rèn nhiều lần, thật sự nhuần nhuyễn, đạt được bước đầu những yếu tố cần có về ngữ điệu, nắm được các cấu trúc ngữ pháp cơ bản để có tiền đề vận dụng cho phần tiếp theo: thiết lập hội thoại dựa trên tình huống gợi dẫn của giáo viên. Xây dựng tình huống được hiểu là các tình huống gắn với chủ đề đang giảng dạy. Tình huống thường do giáo viên cung cấp, trên cơ sở đó yêu cầu học viên thiết lập hội thoại tương ứng. Ví dụ: Vẫn với chủ đề trang phục truyền thống, giáo viên hoàn toàn có thể đưa ra các tình huống: Đi chợ mua trang phục, đến tiệm may để may trang phuc, đến tiệm thuê váy áo để thuê trang phục, giới thiệu trang phục cho khách du lịch. Tùy mức độ khó dễ của hội thoại, tùy mức độ nhận thức của từng đối tượng, giáo viên có thể yêu cầu lập hội thoại gồm bao nhiêu lượt lời và đa dạng hóa nội dung thông tin trong hội thoại. 3.3.2. Đóng vai theo chủ đề Bản chất của đóng vai theo chủ đề là giải pháp “làm mới” chủ đề đã có bằng hình thức cho học viên hóa thân vào cái vai nhân vật khác nhau, thực hành giao tiếp trong cảnh huống cụ thể, đúng với vai nhân vật theo chủ đề. Ví dụ: chủ đề 16
  14. khám bệnh sẽ có các vai: bác sĩ, y tá, bệnh nhân, hộ lý...; chủ đề gia đình sẽ có ông, bà, bố, mẹ, con...; chủ đề mua sắm sẽ có người bán, người mua; chủ đề ăn uống sẽ có người bán hàng, khách ăn, uống; chủ đề phong tục tập quán sẽ có già làng, trưởng bản, thầy mo, người già, thanh niên, trẻ em... Tương tự như vậy với các chủ đề khác. Với phương pháp này, giáo viên trước hết làm giàu hóa vốn từ cho người học, từ đó đưa người học vào cảnh huống giả định để phát triển kỹ năng giao tiếp. Đóng vai theo chủ đề được coi là tiền đề trước khi học viên được trải nghiệm thực tế, phục vụ thiết thực cho những sinh hoạt hữu ích hàng ngày. Đề thực hiện trò chơi đóng vai theo chủ đề, trước hết cần cung cấp vốn từ cho người học về chủ đề kèm yêu cầu cá nhân hệ thống vốn từ. Chuẩn hóa từ (phát âm, nghĩa) Hướng dẫn thực hiện Ví dụ: Chủ đề Đến bệnh viện Bước 1: Cung cấp và mở rộng vốn từ, việc này cả giáo viên và học viên cùng thực hiện, giáo viên đưa ra chủ đề, yêu cầu học viên mỗi bạn cung cấp 3 từ liên quan đến bệnh viện. Các từ thường gặp: liên quan đến con người (bác sĩ, y tá, hộ lý, bệnh nhân,...); liên quan đến địa điểm khám (bệnh viện, nơi đón tiếp bệnh nhân, phòng khám, phòng chờ, sơ đồ, chỉ dẫn,...); liên quan đến bệnh tật (bệnh tim, bệnh phổi, bệnh khớp, bệnh đau dạ dày, bệnh viêm phế quản...); liên quan đến triệu chứng (đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, sổ mũi, nhức răng, đau bụng, đau chân, đau gối, buồn nôn, sốt, tiêu chảy...); liên quan đến tên gọi các phòng khám (phòng siêu âm; phòng chụp X - quang; phòng khám nội; phòng khám ngoại); liên quan đến giao tiếp (chào, hỏi, hỏi thăm đường đến phòng khám; kể về tình trạng biểu hiện bệnh,...); liên quan đến điều trị (thuốc, đơn thuốc, tiêm, truyền,... ); thành ngữ, quán ngữ hay dùng: thuốc đắng dã tật... Bước 2: Chuẩn hóa vốn từ giáo viên phát âm mẫu và chuẩn hóa phát âm cho học viên. Đồng thời, giải thích nghĩa từ, giúp người học hiểu cách sử dụng từ trong ngữ cảnh. Bước 3: Cung cấp mẫu câu, luyện đặt câu theo mẫu Đây là hoạt động thực sự cần. Bởi vốn từ cần được sử dụng trong ngữ cảnh. Các mẫu câu sẽ cung cấp cho người học cách giao tiếp sơ giản nhất và ứng phó nhất định trong tình huống. Một số mẫu câu có thể là: - Mẫu câu với các từ bị, được: Tôi bị đau bụng/buồn nôn/đau đầu... Tôi -được bạn cho uống thuốc giảm sốt. Anh bị thế nào mà đi khám? /Anh bị làm sao? - Mẫu câu với các từ nên, không nên, cấm, đừng: Tôi nên làm gì nếu tiếp tục đau như vậy? Em không nên tự uống thuốc, nên đi gặp bác sĩ nếu thấy triệu chứng bất thường. Em nên ăn đồ dễ tiêu, nhiều chất xơ, không nên uống rượu. Cấm hút thuốc nhé. - Mẫu câu: bao lâu rồi/ đã lâu chưa? Anh bị đau bụng/buồn nôn/đau đầu... bao lâu rồi/đã lâu chưa? Tương tự như vậy với một số mẫu câu khác: ngoài ra... còn; không những ... mà còn; đã... bao giờ chưa? / đã... lần nào chưa?; nếu... thì; 17
  15. khi... thì;... Bước 4: Xây dựng cảnh huống và đóng vai Phần việc này nên thực hiện vào giờ thực hành trên lớp nhằm thay đổi không khí học tập căng thẳng. Giáo viên cùng học viên chuẩn bị dụng cụ, xây dựng “phòng khám” tượng trưng lại lớp học. Cảnh huống đầu tiên được xây dựng mẫu. Còn tiếp theo cần tách nhóm cho học viên thảo luận và thỏa sức thể hiện sự sáng tạo. Cảnh huống sẽ thực hiện tốt hơn nếu có sự tham gia của học viên là người Thái. Thuận lợi đầu tiên của sự kết hợp này chính là sự hỗ trợ nhau về ngôn ngữ. Kế đó là sự sắm vai tươi mới kích thích hứng thú. Cuối cùng là sự học hỏi trực tiếp ngôn ngữ và cách xử lý tình huống từ chính người Thái. Giờ học sử dụng phương pháp này sẽ rất vui nhộn, hứng thú và sảng khoái bất ngờ. Quan trọng hơn, nó chính là tiền đề để học viên có thể ứng xử tình huống khi giao tiếp với đồng bào. Điều kiện thực hiện phương pháp vô cùng đơn giản, dễ thực hiện. Đối tượng sinh viên có thể bắt đầu áp dụng sau khi học tiếng Thái được một tháng. Tuy nhiên, giáo viên phải linh hoạt tùy tình hình để áp dụng các dạng thoại từ đơn giản đến phức tạp. 3.3.3. Đóng kịch Đóng kịch thực chất là hoạt động đưa người học vào một cảnh huống ngôn ngữ. Tuy nhiên, khác với cảnh huống sáng lập hội thoại bên trên, cảnh huống ở đây có sẵn, người học vào vai, nhập vai, “diễn” theo kịch. Đóng kịch được thực hiện theo các bước: giao văn bản (kịch); yêu cầu luyện đọc; đàm thoại về nội dung chủ đề; nhớ cốt truyện; phân vai; cùng đóng vai. Yêu cầu luyện đọc nhiều lần là tất yếu. Việc đọc trong mọi nơi mọi lúc. Đọc nhuần đến đâu thì có thể tiếp tục các bước sau tốt đến đấy. Khâu đàm thoại quan trọng bởi bỏ qua nó thì không hiểu kỹ về chủ đề, không thể xác lập được rõ tính cách, hành động vai đóng. Phân vai nhằm tìm người phù hợp với nhân vật đóng vai. Phân vai cũng có thể được áp dụng với tinh thần xung phong, phát huy cao nhất sự hứng thú cũng như trách nhiệm với vai sẽ nhận. Khâu cuối chính là luyện tập. Ở đây, giáo viên hoàn toàn là người cầm trịch hoạt động. Vai trò người kể chuyện (dẫn truyện/ trần thuật) có thể là giáo viên, nhưng nếu có nhân tố nổi trội trong đối tượng học, nên giao cho chính những nhân tố này đảm nhiệm. Phương pháp này cũng gợi rất nhiều hứng thú. Tuy nhiên khá mất thời gian do học viên cần đọc, hiểu, thuộc văn bản. Hơn nữa, từ khâu thuộc văn bản đến “diễn” là một khoảng cách khá xa. Bởi vậy nên giao bài tập “đóng kịch” trước 1 tuần. Trong ngày nghỉ, học viên có thể tự đọc, tìm hiểu văn bản và trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản trước. Việc thực hành đóng kịch cần được hướng dẫn trực tiếp. Nếu thông qua các câu lạc bộ của người Thái, được thực hành tại các câu lạc bộ kiểu câu lạc bộ kỹ năng là tốt nhất. Chúng tôi cũng tiến hành thống kê kết quả của học viên tham gia khóa bồi dưỡng tiếng Thái tại 5 địa phương có áp dụng những giải pháp mà chúng tôi đã nêu trên. Kết quả thu được như sau. TT HUYỆ KHÓA PHƯƠN SỐ KẾT QUẢ MÔN NÓI 18
  16. HỌC LƯỢN G N G PHÁP TB TL % KHÁ TL % GIỎI TL % HỌC VIÊN QUẾ K137 PP cũ 45 0 0 20 44% 25 56% 1 PHONG K138 PP mới 45 0 0 5 11% 40 89% 2 QUỲ K133 PP cũ 45 0 0 21 45% 24 55% 3 CHÂU K134 PP mới 45 0 0 5 11% 40 89% 4 NGHĨA K141 PP cũ 45 5 11% 21 45% 19 44% 5 ĐÀN K142 PP mới 45 0 0 5 11% 40 89% 6 K139 PP cũ 45 8 17% 7 16% 30 67% TÂN KỲ 7 K140 PP mới 45 2 4% 2 4% 37 92% 8 K145 PP cũ 44 6 13% 22 49% 18 38% VINH 9 K146 PP mới 90 3 3% 23 25% 64 72% Như vây, chúng ta có thể thấy nhờ áp dụng những giải pháp đã nêu trên, chất lượng của kỹ năng giao tiếp được thể hiện qua kết quả kiểm tra nói của học viên được tăng lên 4. Kết quả khảo sát tính khả thi và tính cấp thiết của các giải pháp Để đánh giá tính khả thi và tính cấp thiết của các giải pháp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của các học viên đã tham gia các khóa bồi dưỡng tiếng Thái tại 5 lớp học tại 5 địa phương khác nhau với số lượng lấy mẫu ngẫu nhiên 20 học sinh trên 1 lớp học. Xây dựng phiếu khảo sát về tính khả thi và tính cần thiết của các giải pháp về phát triển kỹ năng gia o tiếp cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng dan tộc Thái và tổ chức xin ý kiến của họ. Hệ thống câu hỏi bao gồm mức độ cần thiết và tính khả thi của 3 nhóm giải pháp trong mỗi nhóm có từ 2 dến 3 giải pháp cụ thể. Kết quả xin ý kiên 100 học viên được chúng tôi trình bày tại mục dưới đây. Sau khi thu thập được các phiếu khảo sát, chúng tôi biểu thị kết quả nhận định về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp mà chúng tôi đã đè xuất, tổng hợp số lượng và tỷ lệ % được thể hiện ở các bảng (2.1, 2.2, 2.3) dưới đây. 4.1. Nhóm giải pháp 1 Bảng 2.1: Nhóm giải pháp vận dụng kỹ thuật dạy học vào giờ dạy 19
  17. Tính cần Các biện Tính khả thi thiết pháp cụ thể Rất Rất Không trong Cấp Khả Không cấp Khả Cần nhóm 1 Thiết thi Khả thi thiết Thiết thi SL 91 9 0 75 25 0 3.1.1. Tạo nhóm học tập % 91 9 0 75 25 0 SL 80 20 0 58 35 7 3.1.2. Luyện đọc, kể diễn cảm % 80 20 0 58 35 7 Chúng tôi đã làm tốt việc vận dụng kỹ thuật vào giờ dạy trong đó giải pháp tạo nhóm học tập được đánh giá cao ở cả tính cần thiết và tính khả thi với với tỷ lệ theo thứ tự 91% và 75% cho rất cần thiết và rất khả thi. ở mức độ cấp thiết thì chiế có 9% và khả thi chiếm 25 %. 0% Mức độ không cần thiết và không khả thi. Đối với giải pháp luyện đọc, kể diễn cảm thì cả mức độ rất cần thiết và rất khả thi cũng chiếm tỷ lệ cao với 80% và 58%. Có 7% cho rằng gải pháp này không khả thi. Còn lại 20% cho cần thiết và 35% cho khả thi. 4.2. Nhóm giải pháp 2 Bảng 2.2 Nhóm giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm Tính cần Các biện Tính khả thi thiết pháp cụ thể Rất Không Rất trong Cấp Khả Không cấp Khả nhóm 2 Cần Thiết thi Khả thi thiết Thiết thi SL 95 5 0 83 27 0 3.2.1 Trải nghiệm văn hóa: % 95 5 0 83 27 0 3.2.2. Trải nghiệm với giờ học SL 81 16 3 64 30 6 tiếng Thái với các nghệ nhân, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2