Thuyết trình giáo dục đại học: Tình hình chung của giáo dục đại học Việt Nam
lượt xem 44
download
Thuyết trình giáo dục đại học: Tình hình chung của giáo dục đại học Việt Nam nhằm trình bày về khái quát chung của giáo dục đại học Việt Nam, khái quát về chương trình đào tạo và giáo trình, thực trạng chương trình – giáo trình giáo dục đại học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuyết trình giáo dục đại học: Tình hình chung của giáo dục đại học Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TPHCM KHOA GIÁO DỤC MÔN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GVHD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Thực hiện: Nhóm 09
- ĐỀ TÀI A.Tình hình chung của giáo dục đại học Việt Nam B.Giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam Hãy phân tích về: Chương trình – giáo trình
- DANH SÁCH NHÓM 9 STT Họ và tên 44 Huỳnh Ngọc Huy 56 Nguyễn Huỳnh Bảo Long 58 Phan Thị Chánh Lý 81 Nguyễn Ngọc Thảo Phương 105 Cái Thị Thủy 109 Nguyễn Văn Toàn 112 Trương Thị Kiều Trang 117 Trần Lệ Ngọc Trinh 118 Đinh Bá Trung 119 Phạm Văn Trưởng 122 Nguyễn Anh Tuấn 138 Nguyễn Bảo Tường Vi
- NỘI DUNG I. Khái quát chung của GDĐH VN II. Khái quát về chương trình đào tạo và giáo trình III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH IV. Kết luận
- I. Khái quát chung của GDĐH VN Tình hình chung của GDĐH VN - Cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. - Nâng cao được trình độ đào tạo, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động. - Tuy nhiên ở VN, chất lượng giáo dục đại trà, phương pháp dạy – học nặng về đọc chép, chưa coi sinh viên là trung tâm. - Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng. - Công tác nghiên cứu khoa học chưa được chú trọng. - Quản lý hệ thống đại học vẫn nặng tính hành chính, bao cấp.
- II. Khái quát về chương trình đào tạo và giáo trình 1. Chương trình đào tạo 1.1. Khái niệm về chương trình đào tạo - Theo từ điển Giáo dục học (2001). - Theo Tyler (1949): chương trình đào tạo về cấu trúc phải gồm 4 phần cơ bản: + Mục tiêu đào tạo + Nội dung đào tạo + Phương pháp hay quy trình đào tạo + Cách đánh giá kết quả đào tạo 1.2. Phân loại chương trình đào tạo - Chương trình môn học. - Chương tình mô-đun.
- II. Khái quát về chương trình đào tạo và giáo trình 1. Chương trình đào tạo 1.3. Yêu cầu của chương trình đào tạo - Các cách tiếp cận phát triển chương trình đào tạo, bao gồm: + Tiếp cận nội dung (Content Approach). + Tiếp cận mục tiêu (Objective Approach). + Tiếp cận phát triển (Developmental Apporoach). + Tiếp cận hệ thống. - Quy trình phát triển chương trình đào tạo, bao gồm các bước: + Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo. + Thiết lập chương trình đào tạo. + Thử nghiệm và đánh giá chương trình.
- II. Khái quát về chương trình đào tạo và giáo trình 2. Giáo trình đào tạo 2.1. Khái niệm giáo trình đào tạo - Giáo trình cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong chương trình đào tạo. - Giáo trình là tài liệu quan trọng phục vụ cho việc giảng dạy. 2.2. Các loại giáo trình đào tạo - Giáo trình do cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn. - Giáo trình do cơ sở giáo dục đại học tổ chức lựa chọn.
- II. Khái quát về chương trình đào tạo và giáo trình 2. Giáo trình đào tạo 2.3. Yêu cầu của giáo trình đào tạo - Ngôn ngữ dùng trong biện soạn giáo trình. - Yêu cầu đối với giáo trình: + Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra. + Nội dung kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, đầy đủ, logic chặt chẽ. + Giáo trình được biên soạn theo hướng tinh giản, phù hợp với thực tiễn. + Cuối mỗi chương phải có danh mục tài liệu tham khảo. + Hình thức và cấu trúc của giáo trình phải đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thể của cơ sở giáo dục đại học.
- III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH 1. Thực trạng về chương trình đào tạo - Thực trạng 1: Chương trình học ở Việt Nam quá dài + Ví dụ: + Nguyên nhân: Thiếu giáo trình nên giảng dạy theo hướng đọc chép. + Giải pháp: - Rút ngắn thời gian đào tạo. - Biên soạn giáo trình
- III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH 1. Thực trạng về chương trình đào tạo - Thực trạng 2: Chương trình đào tạo ở Việt Nam không phải là dạy nghề cũng không phải là đào tạo một người có kiến thức sâu, tính sáng tạo và không trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, toàn diện về khoa học tự nhiên, nhân văn, văn chương và nghệ thuật; không có một lớp nào về phương pháp nghiên cứu và viết luận văn. + Ví dụ: + Nguyên nhân: Do định hướng đào tạo chưa chuẩn mực, còn nghiêng về hình thức, chưa chú trọng chất lượng. + Giải pháp: - Nâng cao chất lượng dạy học. - Đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác với doanh nghiệp. - Đổi mới chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn.
- III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH 1. Thực trạng về chương trình đào tạo - Thực trạng 3: Các trường xây dựng chương trình đào tạo phải tuân theo chương trình khung của Bộ giáo dục một cách cứng nhắc. Ở đại học Việt Nam tất cả các môn có tính bắt buộc, học sinh không có quyền tự chọn, Sinh viên phải học tất cả mọi thứ mà nhà trường đã quyết định sẵn (Chỉ được chọn môn tự chọn từ 1 đến 3 môn trong một học kì, hoặc năm cuối khi học theo tín chỉ). + Ví dụ: + Nguyên nhân: - Do tuân thủ cứng nhắc chương trình khung của Bộ giáo dục. - Chậm đổi mới về tư duy giáo dục để cho phù hợp với cơ chế thị trường. + Giải pháp: - Từng bước giao quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo. - Đổi mới tư duy giáo dục đào tạo, lấy người học làm trung tâm, đáp ứng nhu cầu xã hội.
- III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH 1. Thực trạng về chương trình đào tạo - Thực trạng 4: Không xây dựng tốt chuẩn đầu ra đối với chương trình đào tạo. + Ví dụ: + Nguyên nhân: Thiếu khảo sát nhu cầu của xã hội, xây dựng chuẩn đầu ra mang tính chủ quan, duy ý chí. + Giải pháp: Xây dựng chuẩn đầu ra phải gắn với nhu cầu xã hội.
- III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH 1. Thực trạng về chương trình đào tạo - Thực trạng 5: Nhiều chương trình liên kết của một số trường ĐH chưa được kiểm định chất lượng nhưng vẫn được đưa vào hoạt động tại Việt Nam, tư cách pháp nhân của nhiều đối tác nước ngoài không bảo đảm. + Ví dụ: + Nguyên nhân: - Công tác quản lý về giáo dục đào tạo còn hạn chế. - Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, liên tục, mang tính chất hình thức. - Công tác thẩm định năng lực của đối tác liên kết chưa tiến hành chặt chẽ. + Giải pháp: - Tăng cường công tác quản lý về GDĐT. - Thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở GDĐT. - Thẩm định năng lực của các đối tác liên kết.
- III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH 2. Thực trạng về giáo trình đào tạo - Thực trạng 1: Giáo trình thiếu tính cập nhật kiến thức quốc tế, thiếu tính mới, thiếu tính ứng dụng thực tế, nhiều trường phải sử dụng giáo trình của trường khác để giảng dạy, còn quá nặng về lý thuyết, dẫn đến tình trạng sinh viên có thói quen học một cách thụ động. + Ví dụ: + Nguyên nhân: Giáo trình biên soạn nặng tính lý thuyết, chưa gắn với thực tiễn. + Giải pháp: - Cập nhật kiến thức thực tiễn, tham khảo nội dung giáo trình nước ngoài. - Thường xuyên chỉnh lý, bổ sung giáo trình.
- III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH 2. Thực trạng về giáo trình đào tạo - Thực trạng 2: Ở Việt Nam chính sách tài chính về viết giáo trình và NCKH chưa hợp lý. Vì vậy giảng viên không nhiệt tình với việc viết giáo trình và NCKH. + Ví dụ: + Nguyên nhân: Chế độ chính sách cho người viết giáo trình còn quá thấp. + Giải pháp: Tăng nguồn kinh phí viết giáo trình, tăng chế độ chính sách đối với tác giả.
- III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH 2. Thực trạng về giáo trình đào tạo - Thực trạng 3: Một số trường khác (trường nhỏ, trường mới thành lập,…) phải sử dụng giáo trình của trường khác để giảng dạy. + Ví dụ: + Nguyên nhân: Không đủ năng lực và điều kiện để xây dựng và biên soạn giáo trình. + Giải pháp: Xây dựng hệ thống học liệu (hệ thống giáo trình, bài giảng, sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo khác ở dạng in và dạng số hoá, các nghiên cứu mẫu) đạt chuẩn của trường đại học nước ngoài có uy tín.
- III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH 2. Thực trạng về giáo trình đào tạo - Thực trạng 4: Nhập khẩu giáo trình từ nước ngoài còn nhiều khó khăn. Cách này giúp các trường nhanh có được giáo trình tốt, chất lượng từ nhiều trường ĐH có uy tín trên thế giới. Tuy nhiên, cái khó chính là việc lựa chọn được giáo trình phù hợp, và quan trọng hơn: Phải có đủ tiền. + Ví dụ: + Nguyên nhân: - Thiếu kinh phí để mua giáo trình nước ngoài. - Thiếu sự liên kết, trao đổi thông tin của các trường trong việc tìm hiểu thông tin, sử dụng chương trình nước ngoài. - Khả năng đọc hiểu giáo trình nước ngoài còn hạn chế. + Giải pháp: - Đầu tư kinh phí hợp lý để nhập khẩu tài liệu nước ngoài. - Các cơ sở đào tạo tại Việt Nam cần liên kết về việc tìm hiểu thông tin và nhập khâỉ giáo trình nước ngoài. - Nâng cao trình độ ngoại ngữ.
- IV. Kết luận - Chương trình đào tạo và giáo trình là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một cơ sở đào tạo đại học, đây được ví như là xương sống của một cơ thể. - Việc đầu tư đúng mức, có chương trình đào tạo phù hợp, bộ giáo trình tốt là yếu tố then chốt góp phần quyết định sự thành công của cơ sở đào tạo, giúp tạo ra nguồn nhân lực tốt đáp ứng được yêu cầu xã hội. - Các cơ sở đào tạo không được xem nhẹ chương trình đào tạo và giáo trình.
- CÁM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ LẮNG NGHE !
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
38 p | 1998 | 377
-
Tiểu luận: Nghiên cứu khoa học trong giáo dục đại học
19 p | 1237 | 216
-
Tiểu luận: Đánh giá chất lượng Giáo dục Đại học Công lập và Ngoài công lập: Thực trạng và đề xuất
42 p | 415 | 106
-
Tiểu luận: Vấn đề giảng viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập nói riêng
32 p | 262 | 80
-
Thuyết trình giáo dục đại học: Đánh giá chất lượng giáo dục đại học
43 p | 216 | 63
-
Tiểu luận: Singapore nền giáo dục tiên tiến ASEAN
30 p | 320 | 62
-
Thuyết trình giáo dục đại học: Giáo dục phổ thông Phần Lan
17 p | 364 | 59
-
Tiểu luận: Giáo dục Mỹ
17 p | 321 | 54
-
Thuyết trình giáo dục đại học: Singapore nền giáo dục tiên tiến ASEAN
10 p | 231 | 48
-
Thuyết trình giáo dục đại học: Giáo dục Hoa Kỳ
23 p | 185 | 45
-
Tiểu luận: Tình hình chung của giáo dục đại học, giáo dục đại học ngoài công lập. Hãy phân tích về: Chương trình – Giáo trình
32 p | 165 | 37
-
Thuyết trình giáo dục đại học: Thực trạng tổ chức, quản lý giáo dục đại học ngoài công lập tại Việt Nam
17 p | 154 | 35
-
Tiểu luận: Tình hình chung của giáo dục đại học, giáo dục đại học ngoài công lập. Hãy phân tích: Tổ chức, quản lý?
40 p | 136 | 33
-
Tiểu luận: Tình hình chung của giáo dục đại học, giáo dục đại học công lập
30 p | 144 | 27
-
Thuyết trình giáo dục đại học: Vấn đề dạy và học trong giáo dục đại học nói chung và ngoài công lập nói riêng
29 p | 129 | 20
-
Thuyết trình giáo dục đại học: Tình hình chung của giáo dục đại học tại Việt Nam và giáo dục đại học ngoài công lập đề cập đến giảng viên và sinh viên
21 p | 103 | 19
-
Thuyết trình giáo dục đại học: Tài chính giáo dục
17 p | 127 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn