intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Giáo dục Mỹ

Chia sẻ: Fdgvxcc Fdgvxcc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

314
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Giáo dục Mỹ nhằm trình bày khí quát Hoa Kỳ như vị trí địa lý, ngôn ngữ, diện tích và dân số, sắc tộc, hệ thống giáo đại học nước Mỹ, các loại hình trường học ở Hoa Kỳ, hệ thống giáo dục Hoa Kỳ, các trường đại học tiêu biểu của Hoa Kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Giáo dục Mỹ

  1. Tiểu luận Giáo dục Mỹ
  2. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương 1. Sơ lược về nước Mỹ (Hoa Kỳ) Tên chính thức: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Tên tiếng Anh: The United States O f America Thủ đô: Washington D.C Ngày quốc khánh: 04/07/1776 1.1. Vị trí địa lý: Nước Mỹ nằm gần hoàn toàn trong Tây bán cầu nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dư ơng ở p hía Tây, Đại Tây Dương ở phía Đ ông, Canada ở phía Bắc và Mex ở phía N am. ico 1.2. Diện tích và dân số: Diện tích: 9,83 triệu km 2 (cập nhật ngày 4/1/2012, nguồn: http://vi.wikipedia.org) và dân số khoảng 316.668.567 người (thống kê vào tháng 7/2013 nguồn: http://vi.wikipedia.org) chiếm 4,51% dân số thế giới. 1.3. Sắc tộc: Nước Mỹ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới. Người da trắng chiếm 77,1%, người da đen chiếm 12,9%, người châu Á chiếm 4,2%, còn lại là thổ dân và các dân tộc khác. Khoảng 30% dân số M ỹ là người nhập cư. 1.4. Ngôn ngữ: Số ngư ời nói Tiếng Anh chiếm 82,1%, tiếng Tây Ban Nha chiếm 10,7%, các ngôn ngữ châu Á và đảo Thái Bình Dương chiếm 2.7%, còn lại 0,7% là các ngôn ngữ khác. 1.5. Kinh tế: Nền kinh tế quốc dân của Mỹ lớn nhất trên thế giới, và tổng sản phẩm nội địa (GDP) đư ợc ước tính là 16,2 ngàn tỉ đô la chiếm khoảng 25% GD P toàn thế giới (theo thống kê đầu năm 2013). 1.6. Q uốc khánh, quốc kỳ: Nước Mỹ được khám phá bởi nhà thám hiểm Christopher Colombus vào năm 1493, chịu ảnh hưởng bởi các nước thuộc địa Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 1
  3. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương phương Tây (chủ yếu là Anh), đến năm 1776 M ỹ mới thực sự được công nhận là một quốc gia độc lập thông qua bản Tuyên ngôn độc lập ngày 4/7/1776, và ngày 4/7 trở t hành ngày Quốc khánh của M ỹ ng ày nay. Khi mới thành lập, Mỹ chỉ có 13 bang. Hiện nay, Mỹ có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc bao gồm thủ đô Washington D.C. (DC là viết tắt của The D istrict of Columbia – tên trước đây của vùng đất này), Samoa, Guam, Virgin Íslands và Puerto Rico. Quốc kỳ của Mỹ hiện nay có 50 ngôi sao đại diện cho 50 bang và 13 vạch trắng và đỏ tượng trưng cho 13 t huộc địa Anh đã tuyên bố độc lập và trở thành 13 bang đầu tiên của nước này . 2. Hệ thống giáo dục đại học nước Mỹ Hình 2.1 : Sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục Hoa Kỳ Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 2
  4. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương Bảng 2.1 : Tỷ lệ sinh viên học sinh Mỹ Education Percentage High school graduate 86.68% Some college 55.60% Associates and/or Bachelor’s degree 38.54% Bachelor’s degree 29.0% Master’s degree 7.62% Doctorate or professional degree 2.94% Hoa Kỳ là nước có một hệ thống Giáo dục đại học đồ sộ. Theo số liệu thống kê năm 2008, Hoa Kỳ có 4314 trường đại học và cao đẳng và có gần 18 triệu sinh viên. Vào năm 1999 khoảng 66% dân số Hoa Kỳ có mức học vấn sau trung học. Trong tổng số các trường ĐH và cao đẳng của Hoa Kỳ thì số trường công chỉ chiếm 44%, còn lại là các trường tư thục. Hoa Kỳ được các tổ chức Quốc tế đánh giá xếp hạng là nền giáo dục ĐH đứng vị trí cao nhất trong các nước trên Thế giới. 2.1. Các loại hình trường: Có thể chia thành 6 loại chính:  Các trường của bang (State Colleg hoặc University): do chính e phủ các bang quản lý và cung cấp tài chính. Mỗi bang ở M ỹ có ít nhất một trường ĐH tổng hợp và 1 số trường đại học đơn ngành loại này.  Các trường tư (Pravite College hoạc University): thường thu học phí cao hơn các trường của bang và thường nhỏ hơn về quy mô.  Các trường địa phương (Community Colleage): thuộc sự quản lý của quận hoặc thành phố. Các trường này thường tổ chức các lớp buổi tối cho những người phải đi làm ban ngày. Tuy nhiên, một số quốc gia không công nhận bằng do các trường này cấp. Có 3 chương trình đào tạo: nghề ngắn hạn (từ 3 đến 6 tháng), nghề dài Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 3
  5. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương hạn (hai năm), và văn hóa để chuyển tiếp đại học (hai năm). Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng văn hóa chuyển thẳng vào năm thứ 3 của ĐH để học chuyên môn ở trình độ cao. Dạy nghề ở nhiều cấp bậc và liên thông giữa CĐ và ĐH , tạo cơ hộ cho nhiều người đạt được khả năng chuyên môn ở nhiều trình độ khác nhau.  Các trường nghề (Professional School): đào tạo một số chuyên môn như Hội họa, Âm nhạc, Kỹ thuật, Thương mại…Các trường này có thể thuộc trường đại học tổng hợp hoặc độc lập.  Các viện công nghệ (Institute of Technology): dạy khoa học và công nghệ trong vòng ít nhất 4 năm. Một số cũng nhận nghiên cứu sinh.  Các trường của Nhà thờ (School run by Church): Nhiều trường ĐH Mỹ (College và University) do các tổ chức Tôn giáo thành lập và quản lý. Phần lớn các trường này tiếp nhận cả sinh viên thuộc các tôn giáo khác, nhưng ưu tiên những người theo tôn giáo của họ. Sinh vien các trường này thường bắt buộc phải học Kinh thánh và đi lễ Nhà thờ. 2.2. Các dạng giáo dục ĐH Hoa Kỳ:  ĐH nghiên cứu: đây là những cơ sở giáo dục có thể cấp văn bằng Tiến sĩ, có một dải rộng các loại chương trình về lý thuyết và ứng dụng.  ĐH cấp bằng Tiến sĩ: đây cũng là những cơ sở có một dải rộng các chương trình, nhưng bằng Tiến sĩ không được cấp ở tất cả các lĩnh vực như đối với ĐH nghiên cứu.  ĐH cao học: những cơ sở này có các chương trình về học thuật và về chuyên môn ở cấp độ cử nhân và cao học , và có các bằng cấp chuyên môn nhưng không cấp bằng Tiến sĩ nghiên cứu.  ĐH nghề nghiệp: những cơ sở này có các chương trình về học thuật và chuyên môn ở cấp cử nhân, không có những bằng cấp cao hơn. Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 4
  6. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương  ĐH liên kết: đây là những cơ sở có các chương trình về học thuật và chuyên môn, hoặc chương trình chuyên nghiệp ở cấp độ văn bằng liên kết, trong đó các trường ĐH cộng đồng công lập và các trường ĐH thứ cấp công lập hoặc tư thục. 2.3. Các trường chuyên môn và các cơ sở đặc biệt khác: Những cơ sở này chỉ có chương trình của một hoặc vài lĩnh vực có liên quan với nhau hoặc là về chuyên môn hoặc là về học thuật, do đó không đủ mức toàn diện để xếp vào những loại trên. Bằng cấp của các trường này có từ văn bằng liên kết đến Tiến sĩ nghiên cứu (chẳng hạn như các trường độc lập về y khoa, kỹ thuật, nha khoa, luật, các trường dạy nghề biễu diễn, các trường dòng dạy về thần học….). 2.4. Các trường dạy nghề sau trung học và kỹ thuật Các trường này có những chương trình ngắn ngày với thời gian 2 năm, không cấp bằng Đại học mà chỉ cấp chứng chỉ chuyên nghiệp. Chính quyền liên bang không có quyền hạn đối với việc công nhận các cơ sở giáo dục, các thành viên trong nghề, chương trình học hay bằng cấp của những cơ sở này. Hầu như tất cả các cơ sở giáo dục sau trung học ở M ỹ đều được cấp giấy phép bởi chính quyền của bang hay của thành phố để hoạt động dưới sự sở hữu của một đơn vị nhà nước (nếu là trường công lập) hay một tổ chức tư nhân (nếu là trường dân lập), và những trường hợp này có thể được lập ra với mục đích kinh doanh hoặc phi lợi nhuận. 2.5. Những dạng học phi truyền thống 2.5.1. Giáo dục từ xa: Được coi là phương tiện mang giáo dục đến cho những người mà chỗ ở, hoàn cảnh và công việc không cho phép họ đến học trực tiếp tại trường. Đây không được coi là một dạng giáo dục riêng biệt. Hơn nữa, giáo dục từ xa được coi là một phương thức giảng dạy khác với lối học truyền thống tại trường lớp nhưng vẫn là chính thống. Các chương trình giáo dục từ xa ngày Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 5
  7. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương một phát triển ở tất cả các cấp độ, qua radio, truyền hình, các trạm về tinh, băng hình và những phương tiện khác. Nhiều chương trình có cấp chứng chỉ hoặc văn bằng, nhiều chương trình khác nhằm mục đích giáo dục trong thời gian thư nhàn, bồi bổ kiến thức hay đào tạo thêm về một ngành nghề liên quan đến công việc của người học. Những chương trình giáo dục từ xa đều được các hiệp hội công nhận, và nhiều chương trình có chất lượng ra đời nhờ những tiến bộ gần đây trong thiết kế, thực hiện và giám sát các môi trường học tập cũng như những công cụ hỗ trợ cho việc học. 2.5.2. Giáo dục suốt đời: Dạng giáo dục này còn gọi là giáo dục liên tục. Có những chương trình giáo dục liên tục rất mở rộng và tương đương với những bằng cấp của các cơ sở giáo dục chính quy, trong khi có những chương trình khác thì ngắn hạn hoặc chuyên biệt hơn. Giáo dục liên tục có thể thuộc dạng có cơ cấu để cấp phát chứng chỉ hay văn bằng, có thể thuộc dạng không cơ cấu nhằm cung cấp những cơ hội học tập tổng quát trong lúc nhàn rỗi. Một số chương trình giáo dục liên tục được tổ chức dưới dạng giáo dục từ xa, trong khi một số chương trình khác được tiến hành tại trường hay một chi nhánh của trường. Khi chương trình này được cung ứng cho những người chuyên môn đã có những loại bằng cấp căn bản, nó thường được gọi là giáo dục chuyên môn liên tục. Việc công nhận và cấp phát bằng cho những chương trình như vậy thường được tiến hành bởi những cơ quan chính quyền về giáo dục cấp cao thông qua những chính sách của trường. 2.5.3. Đào tạo cấp cao và ngành nghề: Chương trình loại này thường được coi như một dạng giáo dục chuyên môn liên tục và được gọi là đào tạo do nhà tuyển Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 6
  8. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương dụng tài trợ. Những chương trình này hoặc do nhà tuyển dụng tổ chức giảng dạy, hoặc qua một hợp đồng với cơ sở giáo dục sau trung học, một hiệp hội chuyên môn hay một tổ chức tư vấn. Việc đào tạo sẽ được thực hiện ngay tại chỗ làm việc hoặc ở một nơi khác. Các chương trình này có nhiều mức độ, hoặc là những lớp ngắn ngày với mục đích ôn tập hay bồi dưỡng các kỹ năng mới, hoặc có thể là những chương trình dài hạn có cấp bằng. Việc hoàn tất chương trình và việc cấp bằng đối với chương trình dạng này có thể được công nhận bởi những cơ quan chính quyền về giáo dục cấp cao, thông qua các chính sách của trường. Một dạng giáo dục do nhà tài trợ rất phổ biến đối với một số trường ở Mỹ, đặc biệt là với những chương trình dưới cấp độ Cử nhân, là đào tạo trong quân đội và sẽ cấp bằng khi cá nhân đó giải ngũ. Các nguyên tắc chỉ đạo cho quá trình đào tạo này do trường học cùng quân đội phối hợp hình thành. 2.6. Các hình thức giáo dục cấp cao không chính quy khác: Có nhiều hình thức đa dạng về giáo dục và đào tạo không có cơ cấu chính quy, không cấp phát văn bằng hay chứng chỉ và không có ý định để học viên chuyển trường đến một cơ sở khác cũng như không có sự công nhận về chuyên môn. Những dạng này bao gồm những khóa học và chương trình của các thư viện, các nhà bảo tàng, công viên, các câu lạc bộ dành cho các hội viên và quần chúng. Một số chương tình được cung ứng bởi các nhà tuyển dụng và không có mục đích được công nhận một cách chính quy, chẳng hạn như các cuộc hội thảo và những buổi giới thiệu về những chủ đề liên quan đến công việc và sản phẩm. 3. Một vài đặc điểm của nền giáo dục Đại học Hoa Kỳ  Quản lý giáo dục: quản lý độc lập, phân quyền, tùy theo chính sách từng bang.  Quan điểm giáo dục: giáo dục là một quyền cơ bản. Ai và độ tuổi nào cũng có thể học tập, nghiên cứu. Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 7
  9. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương  Quan niệm về giáo dục: giáo dục là một dịch vụ (tiền nào của nấy)  Chương trình học: đa dạng, phong phú và không thống nhất  Nội dung học tập chú trọng, và cập nhật nhu cầu xã hội, chú trọng việc thực hành  Hình thức học tập: đa dạng, học sinh sinh viên có quyền lựa chọn cho mình hình thức nào phù hợp nhất  Phương pháp học tập: nhấn mạnh tới sự sáng tạo, chấp nhận những quan điểm trái ngược, ý kiến nhiều chiều. 4. Thành công của Giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ 4.1. Chương trình và công nghệ Hoa Kỳ có hệ thống trường Đại học với các chương trình đào tạo xuất sắc hầu như trong mọi lĩnh vực. Ở bậc Đại học, các môn học truyền thống cũng như các lĩnh vực chuyên ngành đều có các chương trình đào tạo tốt nhất. Ở bậc sau Đại học, sinh viên thường có cơ hội làm việc trực tiếp với những học giả nổi tiếng thế giới. Bằng cấp của Hoa Kỳ được công nhận trên toàn thế giới. Hệ thống giáo dục Đại học ở H oa Kỳ luôn phù hợp với tất cả mọi người. Một số trường Đại học chú trọng vào các nguyên tắc giáo dục bao quát; số khác chú trọng vào các kỹ năng thực tiễn liên quan đến việc làm; nhưng có một số lại chuyên về các lĩnh vực kỹ thuật, nghệ thuật hoặc khoa học xã hội. Các trường Đại học của Hoa Kỳ tự hào là luôn đi tiên phong về công nghệ và kỹ thuật giáo dục, và tạo điều kiện cho sinh viên có thể sử dụng thiết bị và các tài liệu học tập tốt nhất có thể được. 4.2. Cơ chế Quản lý và kiểm định Chính phủ liên bang chỉ đóng một vai trò rất hạn chế. Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ không có một bộ giáo dục quốc gia tập trung kiểu như ở các nước khác. Trách nhiệm quản lý hệ thống giáo dục Đại học Hoa Kỳ không thuộc Bộ giáo dục Hoa K ỳ mà chủ yếu phụ thuộc vào chính phủ của các bang. Vì vậy, Hoa Kỳ không có một kế hoạch từ trung Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 8
  10. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương ương dành cho các trường Đại học. Họ không coi giảng viên, giáo sư Đại học là các viên chức nhà nước, như thường thấy ở các nước khác. Hội đồng trường là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đại học Mỹ và thành viên thường là những người thành đạt ở địa phương. Họ có quyền chọn ra các cá nhân lãnh đạo trường. Mỗi chuyên ngành thường được hướng dẫn bởi một hội đồng cố vấn và thành viên là những người thành đạt trong ngành. Những hội đồng này hướng dẫn Đại học đào tạo khả năng chuyên môn mà xã hội cần như Đại học nên dạy môn và ngành nào, và dạy ra sao để sinh viên có thể hội nhập nhanh khi ra trường. Ở Hoa Kỳ, cơ quan kiểm định chất lượng độc lập bảo đảm sự cập nhật hóa của chương trình học và trường có đủ khả năng giúp sinh viên đạt được khả năng chuyên môn có trình độ cao. Kiểm định là một trong những cơ chế đánh giá và công nhận tiêu chuẩn chất lượng đối với các trường Đại học tại Hoa Kỳ. Kiểm định là một quá trình tự nguyện và không được điều hành và chịu trách nhiệm bởi một cơ quan chính phủ trung ương như tại phần lớn các nước khác trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, mỗi tiểu bang trong số 51 tiểu bang có một hệ thống quản lý cấp phép riêng dành cho các trường Đại học công lập và tư thục, và tiêu chuẩn đánh giá của từng tiểu bang là khác nhau. Một trường Đại học được cấp giấy phép hoạt động trong một tiểu bang không có nghĩa là đã được kiểm định chất lượng giáo dục. Sự đảm bảo chất lượng của các trường này thông qua những yêu cầu của bang, sự tín hiệm tự nguyện và uy tín của trường trong giới đồng nghiệp và trong số những nhà tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp. Sự tín nhiệm ở đây là một quá trình tự điều chỉnh của việc kiểm soát chất lượng bởi cộng đồng giáo dục sau trung học để đảm bảo những tiêu chuẩn tối thiểu về năng lực học thuật, khả năng quản trị, và để xúc tiến một sự công nhận qua lại trong phạm vi hệ thống giáo dục. Có 6 hiệp hội đánh giá của khu vực giữ nhiệm vụ đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho các cơ quan giáo dục trong các bang. Ngoài ra có các hiệp hội Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 9
  11. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương đánh giá khác giữa nhiệm vụ đặt ra những tiêu chuẩn tối thiểu cho từng môn học, đặc biệt là trong các lĩnh vực chuyên môn và đối với những cơ sở giáo dục chuyên nghiệp. Hình 4.1: 100 trường Đại học hàng đầu thế giới 2013 (Nguồn: http://www.timeshighereducation.co.uk/world-univ ersity-rankings/) 4.3. Sự quan tâm đầu tư của nhà nước và người dân cho giáo dục Các trường đại học có hàng loạt nguồn tài trợ, từ chính phủ liên bang đến các tổ chức tôn giáo, từ các sinh viên, đên các cựu sinh viên giàu có, cho đến các nhà tài trợ hào phóng như là Ezra Cornell, Cornelius Vanderbilt…. Truyền thống cho và nhận tài trợ vẫn tồn tại cho đến ngày nay, trong năm tài chính năm 2004 các nhà tài trợ đã đổ vào các Đại học ở Mỹ khoảng 24.4 tỷ đô la. Vào năm 2006, giao dục Đại học Hoa kỳ được đầu tư 399 tỷ USD (246 tỷ cho các trường công và 153 tỷ cho các trường tư). Khoảng 70% Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 10
  12. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương sinh viên đại học được nhận một loại hỗ trợ tài chính. Vào năm 2006- 2007 sinh viên đại học được hỗ trợ tài chính tổng cộng 149 tỷ USD dưới hình thức: hỗ trợ cho vay, sau đó là học bổng và việc làm khi học được trả công. Sự quản lý giới hạn của nhà nước, trước hết là quản lý vĩ mô. Chính phủ liên bang đã nhiều lần bắt tay can thiệp vào các đại học, chẳng hạn như bộ luật Morrill về việc cấp đất đai ban hành năm 1862 đã tạo ra các trường đại học mới. Nhà nước rót tiền vào các trường cao đẳng cộng đồng. Dự luật GI năm 1946 đã mang các trường đại học đến tầm tay của mọi người. Chính phủ tiếp tục rót hàng tỷ đôla vào hoạt động khoa học và nghiên cứu. Người M ỹ trước đến giờ vẫn có niềm say mê đối với giáo dục đại học. Nhiều người M ỹ có niềm tin rằng, tương lai xã hội phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của các công dân có giáo dục. Điều đó giải thích vì sao nhiều người Mỹ vẫn sẵn sang dành nhiều tiền hơn nữa cho giáo dục ngay cả vào thời kỳ khó khăn của nền kinh tế. “U.S. Departments of Education and Labor Announce Availability of $474.5 Million to Strengthen Training Partnerships Between Community Colleges and Employers” APRIL 19, 2013 (http://www.ed.gov/news/press-releases/us-departments-education-and- labor-announce-availability-4745-million-strengthen) Theo thông cáo mới nhất vào ngày 19/04/2013 về sự gợp tác giữa Bộ GĐĐ T của Mỹ và Bộ Lao động của Mỹ công bố nguồn ngân sách 474.5 triệu USD để tạo mối lien kết vbe62 kính tế giữa các trường Đại học và Cao đẳng với doanh nghiệp trong việc đào tạo kỹ năng cho người lao động. Đây là lần thứ ba của nguồn quỹ từ năm 2009 của Trade Adjustment Assistance Community College and Career Training (TAACCCT) tài trợ cho chương trình trong tổng ngân sách gần 1.5 tỷ USD Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 11
  13. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương 4.4. Tính cạnh tranh và thương mại hóa giáo dục Các trường đại học cạnh tranh với nhau về mọi thứ, từ sinh viên cho đến các giáo sư và các ngôi sao bóng rổ. Các giáo sư cạnh tranh để dành được các khoản tài trợ cho nghiên cứu từ phía chính quyền. Các sinh viên cạnh tranh với nhau về các khoản học bổng cao đẳng, Đại học hoặc các học bổng nghiên cứu sinh. Điều này có nghĩa là các học viện thành công không thể nghỉ ngơi, ngủ quên trong vinh quang. Ở đại học Wisconsin: “khi bất kỳ củ cải của bất kỳ nông dân nào có vấn đề, họ gửi ngay một giáo sư đến để điều tra sự cố một cách rất khoa học” Henry SteeleCommager, một nhà sử học người Mỹ thế kỷ 20, lưu ý rằng một người Mỹ bình thường ở thế kỷ 19 đã coi giao dục là niềm tin tín ngưỡng của họ miễn là nó “thiết thực và sinh lợi”. Sự nhấn mạnh hai chữ “Sinh lời” giữ nguyên nét đặc trưng nổi bật của nền văn hóa đại học M ỹ. Người Mỹ đã tiên phong trong nghệ thuật kết nối giữa giới học giả và công nghiệp. Các đại học ở mỹ mỗi năm kiếm được hơn 1 tỷ đô la nhờ vào tiền bản quyền phát minh và phí nhượng quyền. Hơn 170 trường đại học có các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh và hàng tá các trường khác có các quỹ đầu tư của riêng họ. 4.5. Sự đa dạng hệ thống Sự đa dạng của hệ thống Đại học Mỹ cho phép họ cung cấp một hệ thống phong phú những loại học viện khác nhau.Chỉ khoảng 100 trong tổng số 3200 đại học của Mỹ là đại học nghiên cứu. Các trường đại học công lập đầu ngành như Michigan, texas, California đã cung cấp một nền giáo dục tầm cỡ thế giới. Đa phần còn lại là các trường cao đẳng cộng đồng, có các nghiên cứu nhỏ và chỉ cung cấp các khóa học 2 năm. Tuy nhiên những sinh viên có khả năng vẫn có thể chuyển từ một trườn cao đẳng hai năm sang một trường đại học có uy tín. Các trường tư thục với học phí cao, cũng có chính sách dành cho các đối tượng khác nhau Chẳng hạn như đại học Harvard hiện giảng Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 12
  14. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương dạy miễn phí cho những sinh viên mà thu nhập của gia đình ít hơn 40000 USD/năm, giảm học phí đáng kể cho các sinh có gia đình thu nhập từ 40000 đến 60000 USD/năm. Các trường đại học khác cũng có chính sách tương tự Theo nguồn collegeboard.com vào năm 2010:  Trường Đại học công lập (4 năm): $27.967/năm  Trường Đại học tư nhân (4 năm): $40,476/năm 4.6. Chính sách thu hút nhân tài. Hoa kỳ có chính sách thu hút nhân tài dặc biệt cho các trường đại học và viện nghiên cứu. Họ sẵn sàng chi trả tiền lương, chế độ đặc biệt để mua và giữ chân nhân tài. Các giảng viên ở các trường đại học nổi tiếng Hoa Kỳ hầu hết là tiến sĩ, giáo sư danh tiếng khác trên thế giới. 5. Nhận Xét Và Bài Học 5.1. Nhận xét Thuật ngữ “hệ thống dạy và học” mô tã những nhân tố được thiết kế kế một cách hoàn hảo để kết nối, sự hỗ trợ tất cả sinh viên học kiến thức của họ. Những nhân tố này chắc chắn định hướng cho sinh viên có sự chuẩn bị tốt nhất từ những giảng viên, những người làm việc với chất lượng cao nhất và được hỗ trợ bằng những tài liệu và sự đánh giá chất lượng giáo dục. Với tất cả những công cụ này giúp cho sinh viên, giảng viên và những nhà quản lý tất cả luôn tiếp tục học và hoàn thiện hơn, hệ thống đó gồm :  Nguồn lực, tài nguyên cho những người cần nó nhất  Chất lượng cao được cung cấp cho những nhu cầu đặc biệt  Giảng viên có đủ trình độ.  Chất lượng giáo dục được kiểm định và đánh giá bởi những tổ chức kiểm định tư nhân đầy đủ uy tính.  Cân bằng giữa sự phân tán và tập trung quyền quản lý của cơ quan giáo dục nhà nước cao nhất. Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 13
  15. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương Hệ thống này được triển khai đồng bộ từ nguồn ngân sách và mở rộng sự chuẩn bị cho những giảng viên, tính khoa học của hệ thống là sự đầu tư cho năng lực giảng viên và trường trong nước đáp ứng cho sinh viên. Sau cho đạt được mục tiêu chất lược đầu ra của sinh viên đầy sang tạo và đồng nhất. Hầu như đội nghủ giảng viên đều đạt trình độ Thạc sĩ về cả lĩnh vực chuyên môn và kỹ năng giảng dạy, điều này giúp giảng viên có sự chuẩn bị tốt để dạy cho người học kiến thức, kỹ năng và từ những công cụ đánh giá hiệu quả chất lượng đào tạo phản ánh lại cho người dạy về sự đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Sự phát triển và uy tính giáo dục cũng giúp tạo được nguồn thu 24 tỷ USD hàng năm với khoảng 819.644 du học sinh đến từ các nước trong năm 2012, trong đó đứng đầu là China, India, South Korea, Saudi Arabia và Canada. Tỷ lệ tăng trưởng 7% trong năm gần đây và 40% trong thập kỹ qua (http://www.foxnews.com/us/2013/11/11/record- number-foreign-students-flock ing-to-american-colleges-study-says/) 5.2. Bài học Tiêu chuẩn hóa lại việc thành lập các trường đại học và cao đẳng. Yêu cầu các nhà đầu tư giáo dục cần phải có sự chuẩn bị thật tốt về cơ sở vật chất, tài chính và đặc biệt là đội ngũ giảng viên cho nhà trường. Quy hoạch lại các trường đại học để không còn tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như ngày nay. Phân ngành các trường đại học theo các hướng: nghiên cứu, dạy nghề, .... để có thể tạo ra được một đội ngủ kỹ sư, cử nhân đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đầu tư tập trung, tránh tình trạng đầu tư tràn lan “hoa thơm mọi người cùng hưởng”, lựa chọn những trường có triển vọng về phát triển trong tương lai để tập trung đầu tư, một phần sẽ giúp cho trường đó có thể thực hiện được nhiều dự án, sử dụng triệt để được nguồn đầu tư, mặt khác sẽ giúp cho các trường khác phấn đấu cải thiện, thể hiện sự Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 14
  16. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS Phạm Lan Hương triển vọng của mình trong tương lại để có thể nhận được nguồn viện trợ đó. Khuyến khích tự chủ và dân chủ trong môi trường giáo dục để có thể tạo thêm được những lực lượng phản biện cho xã hội, lực lượng này sẽ góp phần chỉ ra những ưu và khuyết điểm, những mặt hạn chế còn tồn tại để có thể cải thiện tình hình giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, đội ngũ này cũng cần phải có sự nghiên cứu thật tốt, để có thể đưa ra những ý kiến đúng đắn, phù hợp và khoa học. Nghiên cứu và tham khảo giáo trình của các nước phát triển nhưng không áp dụng rập khuôn, mở rộng và xem xét thực tiễn tại Việt Nam để viết giáo trình giảng dạy cho phù hợp. Điều này giúp cho chúng ta vừa có thể học hỏi được những kinh nghiệm của những nước phát triển đi trước vừa có thể linh hoạt ứng dụng vào thực tế Việt Nam. Giáo dục ĐH và sau tr un g học Hoa Kỳ Nhóm 4 Trang 15
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các website:  http://vi.wikipedia.org  https://docs.google.com/spreadsheet/ccc?key=0AonYZs4MzlZbdFZfczZ abXRsVlZXQllPRktDQTZES2c&usp=sharing  http://www .ed.gov/news/press-releases/us-departments-education-and- labor-announce-availability-4745-m illion-strengthen  http://www .foxnews.com/us/2013/11/11/record-number-foreign- students-flockin g-to-american-colleges-study-says/ 2. Các giáo trình:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2