Thuyết trình: Hợp đồng quyền chọn
lượt xem 31
download
Thuyết trình: Hợp đồng quyền chọn nhằm trình bày về tổng quan về thị trường quyền lựa chọn, lịch sử thị trường quyền chọn, cơ cấu thị trường quyền chọn, những đặc tính của quyền lựa chọn chứng khoán, chiến lược kinh doanh hợp đồng quyền chọn, chiến lược liên quan đến một quyền chọn đơn và một cổ phiếu, chiến lược phân chia và chiến lược phối hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuyết trình: Hợp đồng quyền chọn
- HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN BỘ MÔN: THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ GIAO SAU GVHD: TS. THÂN THỊ THU THỦY
- Nội dung 1. Tổng quan về thị trường quyền lựa chọn 1.1 Lịch sử thị trường quyền chọn 1.2 Khái niệm 2. Cơ cấu thị trường quyền chọn 3. Những đặc tính của quyền lựa chọn chứng khoán 4. Chiến lược kinh doanh hợp đồng quyền chọn 4.1 Chiến lược liên quan đến một quyền chọn đơn và một cổ phiếu 4.2 Chiến lược phân chia 4.3 Chiến lược phối hợp
- 1. Tổng quan về thị trường quyền chọn 1.1 Lịch sử thị trường quyền chọn
- 1.1 Lịch sử thị trường quyền chọn - Thị trường Mỹ: những hệ thống đáng chú ý GLOBEX (được CME phát triển) và Project A (được CBOT phát triển) - Thị trường Đức: Deutsche Terminborse Exchange
- 1.2 Khái niệm Quyền chọn: Một quyền chọn là một phương tiện đầu tư cho phép người mua quyền chọn này có quyền, nhưng không bị bắt buộc phải bán hoặc mua một tài sản nào. Quyền chọn mua (call opiton): Người sở hữu một quyền chọn mua có quyền mua một tài sản, tại một mức giá nhất định, vào một thời điểm nhất định. Quyền chọn bán (put option): Người sở hữu một quyền chọn bán có quyền bán một tài sản, tại một mức giá nhất định, vào một thời điểm nhất định. Quyền chọn kiểu Châu Âu: là quyền chọn được thực hiện vào cuối kỳ hạn. Quyền chọn kiểu Mỹ: là quyền chọn có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trước khi đáo hạn. Quyền chọn này có tính linh động hơn so với quyền chọn kiểu Châu Âu.
- 1.2 Khái niệm Vị thế quyền chọn Vị thế mua (long position): Là vị thế khi nhà đầu tư mua tài sản, ở đây là mua một quyền chọn trên tài sản do dự báo rằng giá tài sản sẽ tăng. Vị thế bán (short position): Nhìn chung vị thế của nhà đầu tư khi bán một tài sản mà người đó không sở hữu. Vị thế này trái ngược với thế mua. Các trạng thái của quyền chọn: In-the-Money: Một quyền chọn mua được gọi là in-the-money khi giá tài sản cơ sở cao hơn giá thực hiện. Một quyền chọn bán được gọi là in-the-money khi giá tài sản cơ sở thấp hơn giá thực hiện.
- 1.2 Khái niệm Out-of-the-Money: Một quyền chọn mua được gọi là out-of-the-money nếu giá tài sản cơ sở hiện tại thấp hơn giá thực hiện. Một quyền chọn bán được gọi là out-of-the-money nếu giá tài sản cơ sở hiện tại cao hơn hơn giá thực hiện. At – The – Money: Một quyền chọn được thực hiện mà giá thực hiện bằng với giá giao ngay được gọi là ngang giá (at the money).
- 1.2 Khái niệm Giá thực hiện (strike price): Giá thực hiện còn được gọi là giá điểm là mức giá tại đó tài sản trong một quyền chọn có thể được mua hoặc bán. Tài sản cơ sở (underlying asset): Là loại tài sản sẽ được giao trên cơ sở mua hoặc bán khi quyền chọn được thực hiện. Phí của quyền chọn: Phí của quyền chọn là số tiền mà Bên mua trong giao dịch quyền chọn phải trả cho Bên bán để có được quyền chọn của mình trong giao dịch quyền chọn.
- 2. Cơ cấu thị trường quyền chọn 2.1 Quyền chọn mua và bán kiểu Châu Âu Quyền chọn mua: Một nhà đầu tư mua quyền chọn mua kiểu Châu Âu với giá thực hiện 100$/cổ phiếu để mua 100 cổ phiếu IBM. Giả định giá hiện tại là 98$/cổ phiếu, ngày đáo hạn là trong 4 tháng, và giá của quyền chọn mua là 5$/cổ phiếu. Đầu tư ban đầu là 500$. Tại ngày đáo hạn: - Nếu giá cổ phiếu thấp hơn 100$/cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền (vì không có lời khi mua cổ phiếu mà giá thị trường thấp hơn 100$/cổ phiếu) nhà đầu tư mất toàn bộ số tiền đầu tư ban đầu là 500$. - Nếu giá cổ phiếu cao hơn 100$/cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền. Giả định giá cổ phiếu là 115$. Bằng cách thực hiện quyền chọn, nhà đầu tư mua 100 cổ phiếu với giá 100$/cổ phiếu và bán ngay lập tức với giá 115$/cổ phiếu nhà đầu tư lời 1.500$ (15$/cổ phiếu x 100 cổ phiếu), trừ đi đầu tư ban đầu 500$, nhà đầu tư còn lời 1.000$.
- Quyền chọn mua Hình 2.1: Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn mua kiểu Châu Âu để mua một cổ phiếu IBM (giá quyền chọn 5$/cổ phiếu, giá thực hiện 100$/cổ phiếu) Lợi nhuận ($) Giá cổ phiếu lúc đáo hạn ($)
- Quyền chọn bán Một nhà đầu tư mua quyền chọn bán kiểu Châu Âu với giá thực hiện 70$/cổ phiếu để bán 100 cổ phiếu. Giả định giá hiện tại là 65$, ngày hết hiệu lực là trong vòng 3 tháng, và giá của quyền chọn bán là 7$/cổ phiếu. Đầu tư ban đầu là 700$. Tại ngày đáo hạn: - Nếu giá cổ phiếu cao hơn 70$/cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền nhà đầu tư mất toàn bộ số tiền đầu tư ban đầu (700$). - Nếu giá cổ phiếu thấp hơn 70$/cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền. Giả định giá cổ phiếu là 55$. Bằng cách thực hiện quyền chọn, nhà đầu tư mua 100 cổ phiếu với giá 55$/cổ phiếu và bán ngay lập tức với giá 70$/cổ phiếu nhà đầu tư lời 1.500$ (15$/cổ phiếu x 100 cổ phiếu), trừ đi đầu tư ban đầu 700$, nhà đầu tư còn lời 800$.
- Quyền chọn bán Hình 2.2: Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn bán kiểu Châu Âu để bán một cổ phiếu IBM (giá quyền chọn 7$/cổ phiếu, giá thực hiện 70$/cổ phiếu) Lợi nhuận ($) Giá cổ phiếu lúc đáo hạn ($)
- 2.2 Vị thế quyền chọn Có 4 loại vị thế quyền chọn: – Mua quyền chọn mua (A long position in a call option) – Mua quyền chọn bán (A long position in a put option) – Bán quyền chọn mua (A short position in a call option) – Bán quyền chọn bán (A short position in a put option)
- Lợi nhuận từ các vị thế quyền chọn kiểu Châu Âu vào lúc đáo hạn (không tính đến chi phí ban đầu) Gọi K là giá thực hiện, ST là giá cuối cùng của tài sản cơ sở (a) Mua quyền chọn mua ST > K: người mua thực hiện quyền và thu được lợi nhuận là ST – K > 0 ST K: người mua thực hiện quyền và do đó người bán sẽ phải bán cho người mua ở mức giá K và bị lỗ K – ST < 0 ST
- Lợi nhuận từ các vị thế quyền chọn kiểu Châu Âu vào lúc đáo hạn (không tính đến chi phí ban đầu) Lợi nhuận Lợi nhuận K ST K ST (a)Mua quyền chọn mua (b) Bán quyền chọn mua
- Lợi nhuận từ các vị thế quyền chọn kiểu Châu Âu vào lúc đáo hạn (không tính đến chi phí ban đầu) (c) Mua quyền chọn bán ST >= K: người mua không thực hiện quyền và thu được lợi nhuận là 0 ST < K: người mua thực hiện quyền và thu được lợi nhuận là K - ST > 0 Lợi nhuận: max(K - ST, 0) (d) Bán quyền chọn bán ST >= K: người mua không thực hiện quyền và do đó người bán sẽ thu được lợi nhuận là 0 ST < K: người mua thực hiện quyền và do đó người bán phải mua với giá K trong khi có thể mua với giá ST và bị lỗ là ST - K Lợi nhuận: - max(K – ST, 0) = min(ST – K, 0)
- Lợi nhuận từ các vị thế quyền chọn kiểu Châu Âu vào lúc đáo hạn (không tính đến chi phí ban đầu) Lợi nhuận Lợi nhuận K ST K ST (c) Mua quyền chọn bán (d) Bán quyền chọn bán
- Lợi nhuận từ các vị thế quyền chọn kiểu Châu Âu vào lúc đáo hạn (không tính đến chi phí ban đầu) Lợi nhuận hoặc lỗ của người bán là nghịch đảo lợi nhuận hoặc lỗ của người mua
- 2.3 Tài sản cơ sở Quyền chọn chứng khoán: - Hầu hết các giao dịch quyền chọn chứng khoán là giao dịch trên sàn. Ở Mỹ các sàn giao dịch chính là Chicago Board Options Exchange (CBOE), Philadelphia Stock Exchange (PHLX), American Stock Exchange (AMEX), Pacific Stock Exchange (PSE), New York Stock Exchange (NYSE) cung cấp cả quyền chọn kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ - Giao dịch quyền chọn hơn 1.000 các chứng khoán khác nhau. Một hợp đồng trao cho người nắm giữ quyền được mua hoặc bán 100 cổ phiếu tại mức giá thực hiện xác định.
- 2.3 Tài sản cơ sở Quyền chọn ngoại tệ - Hầu hết các quyền chọn tiền tệ hiện tại đang giao dịch tại thị trường OTC, nhưng có một vài sàn giao dịch. Sàn giao dịch chính dành cho các giao dịch quyền chọn ngoại tệ ở Mỹ là Philadelphia Stock Exchange (PHLX). - Philadelphia Stock Exchange (PHLX) cung cấp cả hợp đồng kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ trên các loại tiền tệ khác nhau. Quy mô của một hợp đồng tùy thuộc vào loại tiền tệ. Ví dụ: đồng bảng Anh, quy mô của một hợp đồng là 31.250£; đồng yên Nhật, quy mô của một hợp đồng là 6,25 triệu yên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết trình: Thực trạng hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam
75 p | 235 | 35
-
Thuyết trình tài chính doanh nghiệp: Hợp đồng quyền chọn
55 p | 171 | 25
-
Tiểu luận: Quyền chọn chứng khoán
41 p | 107 | 11
-
Thuyết trình: Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ
43 p | 136 | 10
-
Thuyêt trình: Quản trị sản phẩm tài chính phái sinh và hoạt động của ngân hàng
21 p | 141 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn