intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiến bộ công nghệ và kiến trúc công ty

Chia sẻ: Wanime Wanime | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

122
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền sản xuất xã hội đã phát triển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp, theo kĩ nghệ. Tiến bộ này đạt được là do đưa được tri thức vào việc tổ chức sản xuất xã hội. Đặc điểm chính của sản xuất thủ công là không phức tạp, chất lượng không đều nhau. Sản phẩm làm ra có thể rất tốt, chất lượng rất cao, tuỳ người làm, và cũng có thể trung bình, có thể kém. Mặt khác không thể nhiều người làm chung với nhau, hoặc nếu có nhiều người làm chung thì mỗi......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiến bộ công nghệ và kiến trúc công ty

  1. Tiến bộ công nghệ và kiến trúc  công ty Ngô Trung Việt Từ thủ công sang kĩ nghệ Nền sản xuất xã hội đã phát triển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp, theo kĩ nghệ. Tiến bộ này đạt được là do đưa được tri thức vào việc tổ chức sản xuất xã hội. Đặc điểm chính của sản xuất thủ công là không phức tạp, chất lượng không đều nhau. Sản phẩm làm ra có thể rất tốt, chất lượng rất cao, tuỳ người làm, và cũng có thể trung bình, có thể kém. Mặt khác không thể nhiều người làm chung với nhau, hoặc nếu có nhiều người làm chung thì mỗi người đều cùng làm một việc giống nhau, như hàng nghìn người đào đất đắp đê chẳng hạn. Như vậy công việc sản xuất ra sản phẩm thủ công không do nhiều người làm, làm không nhanh và đầu tư ít. Công tác quản lí trong sản xuất thủ công là đơn giản, thường giới hạn trong phạm vi gia đình hoặc qui mô nhỏ. Trái lại, sản xuất kĩ nghệ luôn luôn nhằm những sản phẩm phức tạp, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhưng không nhằm chất lượng rất cao, do những cá nhân trung bình làm ra. Kĩ nghệ nhằm đạt mục đích sản xuất nhanh những sản phẩm phức tạp, nhằm sản xuất tập thể, theo qui trình chặt chẽ. Quản lí trong sản xuất theo kĩ nghệ đòi hòi vừa có tri thức tổ chức làm việc, vừa có tri thức tuân thủ qui trình đã định. Kĩ nghệ có khả năng đầu tư cao hơn nhiều so với thủ công để tạo ra các qui trình làm ra những sản phẩm mới. Kĩ nghệ thực chất được thừa hưởng giai đoạn lịch sử lâu đời là thủ công, chuyển được kĩ xảo của thủ công thành qui trình sản xuất. Đặc điểm chung của các hoạt động kĩ nghệ là mọi người tham dự vào một dự án kĩ nghệ đều phải có hiểu biết chung về phần công việc của mình và mối liên hệ với công việc của toàn thể nhóm. Tất cả đều phải có khả năng đọc các tài liệu kĩ nghệ và quản lí (bản kế hoạch tổng thể, biểu đồ công việc găng, bảng phân việc, sơ đồ Gantt). Hoạt động kĩ nghệ đòi hỏi có mục tiêu/cột mốc được thiết lập rõ ràng để có thể đạt tới được trong hoàn cảnh thông thường. Mặt khác dự án kĩ nghệ chỉ có thể được thực hiện với một tổ chức có các nhân viên có kĩ năng. Điều này có nghĩa là cần tập trung những con người có đủ phẩm chất về chuyên môn vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kĩ nghệ. Do đó phát sinh nhu cầu quản lí phối hợp hoạt động của nhiều người mang các chức năng và chuyên môn khác nhau. Tốc độ của thay đổi kĩ thuật đã tạo ra yêu cầu về vốn vượt ra ngoài khả năng các thợ thủ công có thể cung cấp được. Công nghệ mới cũng yêu cầu việc sản xuất phải được thực hiện tập trung. Tri thức không thể được áp dụng trong hàng nghìn và hàng chục nghìn xưởng thợ cá nhân riêng lẻ và trong nghề thủ công của các làng nông thôn. Nó đòi hỏi sự tập trung sản xuất dưới một mái nhà. Công nghệ mới cũng đòi hỏi cung cấp năng lượng ở qui mô lớn cho các máy móc làm việc. Nhưng, dù là quan trọng, những nhu cầu năng lượng này vẫn là phụ. Điểm trung tâm
  2. của sản xuất công nghiệp là ở chỗ việc sản xuất gần như trong chốc lát đã chuyển từ việc dựa trên kĩ xảo sang dựa trên công nghệ. Kết quả là, bên cạnh nhà tư bản, người nắm giữ nguồn vốn và định hướng kế hoạch phát triển, đã phải có thêm nhà thiết kế để tổ chức các quá trình công nghệ. Đến năm 1830 xí nghiệp tư bản tư nhân qui mô lớn đã thống trị ở phương Tây. Thêm 50 năm sau, xí nghiệp tư bản tư nhân đã lan tràn mọi nơi ngoại trừ những góc xa xôi của thế giới như Tây Tạng. Tất nhiên đã có sự phản kháng cả công nghệ và cả chủ nghĩa tư bản. Đã có các cuộc nổi dậy, ở Anh chẳng hạn, hay ở Silesia Đức. Nhưng đây là sự phản kháng cục bộ, kéo dài vài tuần hay nhiều nhất vài tháng, và thậm chí đã không làm chậm lại tốc độ và sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc Cách mạng Công nghiệp, tức là, máy móc và hệ thống xưởng máy, lan nhanh tương tự mà không gặp mấy phản kháng, nếu có. Cách mạng Công nghiệp Trọng tâm của cách mạng công nghiệp là chế tạo ra máy móc và xây dựng cách phối hợp các máy móc để làm ra những sản phẩm mới có chất lượng và có năng suất cao. Điều này kéo theo đòi hỏi phải phát triển tri thức về cách tổ chức ra các xí nghiệp, công ti công nghiệp và đòi hỏi về việc đào tạo người lao động tham gia làm việc theo qui trình. Vì vậy nếu bề mặt thấy được của cách mạng công nghiệp là máy móc, thì bề chìm không trực quan của nó chính là cách tổ chức làm việc công nghiệp và cách đào tạo người lao động. Kiến trúc tổ chức của các công ti vì vậy phải được thay đổi và tiến hoá. Bắt đầu sau năm 1700 - và trong vòng 50 năm ngắn ngủi-công nghệ (technology) đã được phát minh ra. Từ technology bao gồm việc phối hợp của téchne, tức là bí ẩn của kĩ năng kĩ xảo, với logy, tức là tri thức được tổ chức, có hệ thống, có chủ định. Từ 250 năm trước đây tri thức bắt đầu được áp dụng vào công cụ, tiến trình và sản phẩm và đưa tới điều chúng ta vẫn gọi là cách mạng công nghiệp. Đây là điều "công nghệ" được ngụ ý cho hầu hết mọi người, và là điều vẫn được dạy trong các trường kĩ nghệ. Phải mất một trăm năm, từ giữa thế kỉ mười tám tới giữa thế kỉ mười chín cho Cách mạng Công nghiệp trở thành thống trị và mang tính toàn thế giới. Phải mất 70 năm, từ 1880 cho tới cuối Chiến tranh thế giới II, cho cuộc "xu hướng năng suất" trở thành thống trị và mang tính toàn thế giới. Đã mất ít hơn 50 năm - từ 1945 tới 1990 - cho "xu hướng quản lí" trở thành thống trị và mang tính toàn cầu. Trong một trăm năm - ở pha đầu tiên - tri thức đã được áp dụng vào công cụ, tiến trình, sản phẩm. Điều này tạo ra cuộc Cách mạng Công nghiệp. Nhưng nó cũng tạo ra những giai cấp mới và cuộc đấu tranh giai cấp, và cùng với nó là Chủ nghĩa cộng sản. Trong pha thứ hai, bắt đầu từ quãng 1880 và lên tới đỉnh cao quãng chiến tranh thế giới II, tri thức theo nghĩa mới của nó đi vào được áp dụng vào công việc. Điều này báo hiệu cuộc Cách mạng năng suất mà trong 75 năm đã làm giai cấp vô sản chuyển thành tư bản lớp trung với lợi tức gần lớp cao. Đóng góp đầu tiên cần được kể tới là những ý tưởng về tổ chức các công ti theo qui trình của Adam Smith, trong cuốn sách Sự thịnh vượng của quốc gia - Wealth of Nation (1776). Đây là tài liệu có ảnh hưởng lớn nhất, nó mô tả tiến hoá từ thời đại nông nghiệp sang thời đại công nghiệp. Nguyên tắc mà Smith đưa ra là chia các qui trình phức tạp thành các bước đơn giản hơn. Ông ấy chỉ ra rằng bằng việc công nghệ sẵn có thời đó thì lực lượng lao động kém văn hoá vẫn có thể được huấn luyện để thực hiện từng bước công việc có tính lặp lại. Smith cũng chỉ ra
  3. rằng các bước cấu phần có thể được tổ hợp theo cách khác nhau để tạo ra các qui trình mới. Cuộc cách mạng Năng suất đã bắt đầu từ năm 1881 do Frederick Winslow Taylor (1856-1915) nêu ra, người đầu tiên đã áp dụng tri thức để nghiên cứu công việc, phân tích công việc và kĩ nghệ của công việc. Khẳng định của Taylor là công việc có thể được nghiên cứu, có thể được phân tích, có thể được phân chia thành một loạt các chuyển động lặp lại đơn giản mà mỗi chuyển động trong đó phải được thực hiện theo cách đúng riêng của nó, vào thời gian tốt nhất của nó, và với công cụ đúng riêng của nó Trong vòng vài năm sau khi Taylor bắt đầu áp dụng tri thức vào công việc, thì năng suất bắt đầu nâng lên với tỉ lệ 3.5 - 4% mỗi năm - điều có nghĩa là sẽ gấp đôi cứ sau mỗi 18 năm hay tương tự vậy. Từ khi Taylor bắt đầu, năng suất đã tăng lên năm mươi lần trong tất cả các nước tiên tiến. Điều này kéo theo nhiều tăng trưởng quan trọng khác: tăng cả theo chuẩn cuộc sống và trong chất lượng của cuộc sống ở các nước đã phát triển. Cuốn Bách khoa toàn thư Encyclopédie, được Denis Diderot (1713-1784) và Jean d'Alembert (1717-1783) soạn giữa năm 1751 và 1772, đã đề cập lần đầu tới cách tổ chức và hệ thống hoá những tri thức về tất cả các kĩ xảo, và theo cách mà người không có học cũng có thể học được để thành "nhà kĩ nghệ". Trong Encyclopédie có mô tả cho từng kĩ xảo nhưng không do các nhà thủ công viết ra. Chúng đã được viết ra bởi "các chuyên gia thông tin": người ngoài các nghề nghiệp nhưng tiến hành viết ra tài liệu như các nhà phân tích. Họ đã chuyển kinh nghiệm thành tri thức, việc học nghề thành sách giáo khoa, bí mật thành phương pháp luận, việc làm thành tri thức ứng dụng. Đây là tinh tuý của điều chúng ta đã đi tới gọi là "Cách mạng Công nghiệp", tức là bằng công nghệ làm biến đổi xã hội và nền văn minh toàn thế giới. Trường về kĩ nghệ đầu tiên, Trường Cầu Đường Pháp Ecole des Pont et Chaussées, đã được thành lập năm 1747. Sau đó quãng 1770 ở Đức có Trường Nông nghiệp đầu tiên và vào năm 1776 Trường Mỏ đầu tiên. Năm 1794 đại học kĩ thuật đầu tiên ra đời, trường Bách khoa Pháp Ecole Polytechnique đã được thành lập, và cùng với nó, là nghề kĩ sư phát triển. Nói chung, lĩnh vực mà ý kiến của Taylor có tác động lớn nhất có lẽ là trong đào tạo huấn luyện. Adam Smith, một trăm năm mươi năm trước Taylor, đã cho là phải mất ít nhất 50 năm kinh nghiệm (và có thể còn đến cả thế kỉ) để cho một quốc gia hay một vùng thu được kĩ năng cần thiết để chế tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Trong Chiến tranh thế giới I nhưng đặc biệt là trong Chiến tranh thế giới II, Mĩ đã áp dụng một cách có hệ thống cách tiếp cận của Taylor vào việc huấn luyện con người trong vài tháng. Tất cả mọi cường quốc kinh tế ban đầu trong lịch sử hiện đại - Anh, Mĩ, Đức - đã nổi lên qua quyền lãnh đạo trong công nghệ mới. Những cường quốc kinh tế thời hậu chiến thế giới II - đầu tiên là Nhật Bản, rồi đến Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong, Singapore - tất cả đều mang ơn việc đi lên của Adam Smith mình nhờ cách huấn luyện của Taylor. Trong những thập kỉ (1723­1790) hậu Chiến tranh thế giới II việc huấn luyện dựa theo Taylor đã trở thành động cơ thực sự hiệu quả cho việc phát triển kinh tế.
  4. Tiến hoá từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin Theo đề nghị Adam Smith nêu ra, các công ty công nghiệp cuối thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19 đã bắt đầu phát triển mạnh với việc tập trung chủ yếu vào chế tạo các sản phẩm vật lí. Tuy nhiên, thời kì này cũng chứng kiến việc ứng dụng quan niệm về chế tạo sản phẩm vật lí đó vào các qui trình dựa trên tri thức như việc cho vay của ngân hàng và áp dụng các chính sách bảo hiểm. Thay cho các bước chế tạo, các qui trình cho vay hay qui trình chấp thuận chính sách bảo hiểm đã được chia thành các bước rời rạc để được những người khác nhau thực hiện, mỗi người đều thành thạo trong việc đánh giá từng khía cạnh của ứng dụng có liên quan. Mỗi bước quy trình đều được thực hiện theo trình tự xác định: bước này được hoàn thành trước khi bước tiếp trong trình tự được bắt đầu. Kết quả là xác định ra qui trình tuần tự. Khi biểu mẫu ứng dụng đã được lập ra và trở thành thường lệ để cho từng đương đơn điền vào trong qui trình chấp thuận, các chi tiết liên quan tới đương đơn và tình trạng hiện tại của qui trình được các tổ chức ghi lại trong các cuốn sổ chép tay, còn gọi là sổ đương đơn hay sổ khách hàng. Từng người đều tham gia vào việc thực hiện một bước qui trình, ghi lại thông tin được cất giữ trong từng bản ghi riêng về mọi đương đơn hay khách hàng, và giai đoạn mà đương đơn đã đạt tới trong qui trình chấp thuận. Thế kỉ hai mươi chứng kiến việc cải tiến trong các bước qui trình này với việc Henry Ford đưa vào phương pháp dây chuyền lắp ráp cho việc chế tạo ô tô. Xe được lắp ráp bằng việc cho chạy qua từng phần của dây chuyền lắp ráp, nơi các cấu phần khác nhau được ghép thêm vào trong từng bước của qui trình lắp ráp. Thời kì này cũng chứng kiến việc đưa vào qui trình song song, trong đó hai hay nhiều qui trình có thể được tiến hành đồng thời, với từng bước qui trình được thực hiện độc lập với các bước qui trình khác. Ví dụ là việc xây dựng thân ô tô, trong khi động cơ của nó cũng được chế tạo song song. Từng con đường qui trình song song vậy là độc lập với các con đường qui trình song song khác, cho tới khi chúng cần hợp tụ lại. Chỉ khi thân xe ô tô được đưa ra khỏi dây chuyển lắp ráp thì động cơ mới được lắp vào xe. Đến giữa thế kỉ 19, công ti công nghiệp đã tiến hoá thành chuỗi phức tạp các qui trình thủ công. Nhịp độ của tiến bộ đã chứng tỏ phần lớn các công ti phải tiến hoá để dùng các qui trình nghiệp vụ ngày càng tăng độ phức tạp, với sự phát triển nhanh chóng về khối lượng giao tác phải được xử lí thủ công. Kết quả của việc quan sát tiến hoá này làm cho các công ti thấy mình vẫn vận hành trong trạng thái hỗn độn thủ công liên tục. Thế rồi máy tính bước vào khung cảnh này vào nửa sau của thế kỉ 20. Từ cuối những năm 1950 - qua các năm 1960, 1970 và mãi cho tới ngày nay - chúng ta đã thấy nhiều qui trình thủ công được tự động hoá bằng máy tính. Các qui trình được tự động hoá, nhưng chúng ta đã lấy các qui trình thủ công hiện có và rồi tự động hoá chúng về bản chất y hệt như chúng vẫn thế, chẳng mấy thay đổi. Tức là các qui trình được tự động hoá là để thực hiện theo kiểu các qui trình thủ công vẫn có, chỉ nhanh hơn và chính xác hơn. Sự phối hợp và đồng bộ các qui trình này trên nền xử lí thông tin mới đã không được nhìn nhận theo mức độ toàn công ti. Trong việc làm như vậy, các công ti thực tế đã đi từ hỗn độn thủ công ... sang hỗn độn được tự động hoá! Các công ti đã cố gắng che giấu sự hỗn độn được tự động hoá này dưới vẻ ngoài canh tân, tiến bộ. Trong suốt giữa những năm 1990, phần lớn các
  5. công ti có thể giới hạn các hỗn độn được tự động hoá vào khu vực hậu văn phòng (back office). Họ thể hiện mình ra thế giới bên ngoài qua hình ảnh của một tiền văn phòng (front office) điềm đạm, có điều khiển. Nhưng việc chấp nhận nhanh chóng Internet vào nửa cuối của những năm 1990 đã đẩy sự hỗn độn hậu văn phòng của các công ti hiện ngay lên bậu cửa trước của họ: qua các website của họ. Khách hàng có thể thăm viếng các công ti này bằng một cú nháy chuột. Nhưng họ nhanh chóng rời bỏ công ti bằng cú nháy chuột tiếp khi họ không tìm được cái họ cần. Lí do họ bỏ đi không phải bởi vì điều các qui trình được tự động hoá không thể làm được; thay vì thế, họ bỏ đi bởi vì các qui trình đã không cung cấp điều khách hàng cần. Hệ thống của các công ti được xây dựng trước hết nhắm vào việc hoàn thành các qui trình nội bộ theo kiểu cổ điển, không nhằm lấy khách hàng làm trung tâm để đáp ứng. Điều này thường tạo ra các qui trình dư thừa và dữ liệu dư thừa, mà theo định nghĩa, là không được tích hợp, phi tích hợp theo con mắt của người ngoài. Như vậy, bằng việc tự động hoá phần lớn các công ti đã tiến hoá từ các qui trình thủ công không tích hợp sang các qui trình tự động hoá phi tích hợp. Tuy nhiên vấn đề còn tồi tệ hơn thế! Phần lớn các qui trình được tự động hoá ngày nay đều giả thiết rằng công nghệ của quá khứ vẫn còn áp dụng được. Các qui trình thủ công mà họ đã tự động hoá đều yêu cầu các khuôn mẫu phải dựa trên giấy tờ vật lí, được gửi qua bưu điện, hay về sau thì gửi qua fax. Cho nên thành phần được tự động hoá tương ứng của họ phải dựa trên các khuôn mẫu cũng được in ra để gửi bưu điện hay fax. Ở nơi nhận, dữ liệu trong các khuôn mẫu này phải được gõ lại một cách thủ công để đưa vào hệ thống có liên quan - với công việc thủ công, với nhân viên phụ để làm việc vào lại dữ liệu, với chậm trễ, sai lỗi và với chi phí thêm. Vấn đề là ở chỗ các hệ thống tự động hoá giả thiết việc trao đổi tương hỗ là thông qua các mẫu in và việc đưa vào lại thông tin theo kiểu thủ công hàng tuần hay ngày, nay tỏ ra không thích hợp khi bị yêu cầu trao đổi bằng các mẫu điện tử, bỏ qua việc đưa vào lại thủ công. Ngày nay chúng ta có các công ti của thế kỉ 21 sử dụng công nghệ thế kỉ 21, vậy mà hầu hết các công ti vẫn dùng các quy trình nghiệp vụ không tích hợp của thế kỉ 18. Các qui trình nghiệp vụ - được thiết kế nguyên gốc dựa trên các nguyên tắc mà Adam Smith nêu ra năm 1776 - đã không tiến hoá để tận dụng ưu thế của công nghệ chúng ta có ngày nay. Đây là vấn đề nghiệp vụ; không phải là vấn đề công nghệ. Nó đòi hỏi các quyết định nghiệp vụ. Nó đòi hỏi các tri thức chuyên gia nghiệp vụ. Đây là chất liệu căn bản cho việc tích hợp nghiệp vụ?
  6. Quản lí và kiến trúc tổ chức Nhiệm vụ quản lí các tổ chức nói chung càng tăng cao khi các tiến bộ khoa học công nghệ được đưa vào trong các hoạt động sản xuất, kinh tế. Quá trình chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp chứng kiến sự tăng trưởng và thay đổi trong quan niệm về quản lí và cách kiến trúc tổ chức để cho việc quản lí được hữu hiệu. Quản lí ban đầu nổi lên dưới dạng hiện tại của nó trong các tổ chức kinh doanh qui mô lớn. Nhưng thực ra quản lí được cần tới cho tất cả các tổ chức hiện đại, dù là kinh doanh hay không kinh doanh. Trong thực tế, nó được cần tới thậm chí còn nhiều hơn trong các tổ chức phi kinh doanh, dù là tổ chức phi lợi nhuận hay phi chính phủ hay các cơ quan chính phủ. Các tổ chức này cần quản lí một cách chính xác nhất bởi vì họ thiếu kỉ luật của "tầng đáy" mà nghiệp vụ tựa vào đó, khác với các tổ chức chế tạo - kinh doanh vốn có tầng nghiệp vụ được qui trình hoá tốt. Bây giờ quản lí được coi là chức năng chung của mọi tổ chức, dù sứ mệnh đặc biệt của tổ chức là gì. Nó là chức năng chung trong xã hội tri thức. Quản lí đã có từ rất lâu rồi. Nhưng quản lí như một loại công việc đặc biệt thì mãi tới sau Chiến tranh thế giới I mới được xét tới - và cũng chỉ được một nhóm người xét tới. Quản lí như một bộ môn chỉ mới nổi lên sau Chiến tranh thế giới II. Thực tế, trong khi quản lí đã được phát minh ra từ cả nghìn năm trước đây thì nó lại đã không được chú ý mãi tới sau Chiến tranh thế giới II. Nếu như việc quản lí được tập trung vào con người và cách dùng người trong hàng nghìn năm, thì việc quản lí tập trung vào công việc và sản phẩm mới chỉ được biến thành bộ môn khoa học trong vài chục năm gần đây nhưng thực sự đã phát huy tác dụng to lớn của nó trong thực tế. Với sự mở rộng mạnh mẽ này của việc quản lí đã dẫn tới hiểu biết tăng dần về điều quản lí thực tế là gì. Trong và ngay sau Chiến tranh thế giới II, người quản lí được định nghĩa là "người chịu trách nhiệm về công việc của cấp dưới quyền." Nói cách khác, người quản lí là "ông chủ", còn việc quản lí là cấp bậc và quyền lực. Điều này có lẽ vẫn là một định nghĩa mà nhiều người mang trong đầu khi họ nói về người quản lí và việc quản lí. Nhưng vào đầu những năm 1950 định nghĩa này đã thay đổi thành "người quản lí là người chịu trách nhiệm về hiệu năng của mọi người." Bây giờ chúng ta biết rằng điều này cũng là một định nghĩa quá hẹp. Định nghĩa đúng là "người quản lí là người chịu trách nhiệm về ứng dụng và hiệu năng của tri thức." – Peter Drucker. Kiến trúc tổ chức là cách bố trí con người và các nguồn tài nguyên của tổ chức để có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra của tổ chức. Trong số các chức năng của người lãnh đạo tổ chức không thể thiếu được chức năng kiến trúc, xây dựng ra tổ chức mới để hoàn thành sứ mệnh đã định. Như vậy có thể coi người lãnh đạo là kiến trúc sư của tổ chức, của công ti. Quan niệm cổ điển về kiến trúc sư này là người chịu trách nhiệm tổ chức tập hợp những người khác vào công việc nào đó, một loại kiến trúc sư trên mạng các con người. Trong thời gian dài hàng nghìn năm của xã hội phong kiến, quan niệm về người lãnh đạo trong tổ chức bộ máy làm việc chỉ giới hạn trong cách xử sự và sử dụng con người, tâm lí con người và cách chiếm lòng người. Ngày nay, xã hội và nền kinh tế đã phát triển dựa trên các thành tựu công nghệ mới, các kiến trúc sư của tổ chức phải có tầm nhìn mới hướng tới tương lai và tính tới yếu tố khoa học-công nghệ, bằng không, cấu trúc của cách tổ chức quá khứ sẽ tự áp đặt nó một cách không thích hợp vào sự phát triển tương lai, và thực chất đó là kìm hãm và tụt hậu. Hiện tại và tương lai đang chứng tỏ các nghiệp vụ phải được biến đổi thì tổ chức mới làm việc được trên nền công nghệ mới. Như vậy vấn đề quản lí hiện đại tự nhiên buộc mọi người lãnh đạo phải tính tới các yếu tố công nghệ bên cạnh các yếu tố con người.
  7. Thành phần lãnh đạo và quản lí của các tổ chức, công ti hiện đại phải được nhìn nhận theo cách mới để phản ánh các yếu tố trí tuệ mới đang được đưa vào trong công tác quản lí. Tham gia vào các quyết định chiến lược hình thành tổ chức bây giờ có một số vai trò quan trọng tương đương nhau: người lập kế hoạch, người chủ sở hữu, người thiết kế, người xây dựng và người thầu lại. Trên cơ sở phối hợp hoạt động của những vai trò này mà tổ chức được hình thành dựa trên các qui trình xác định rõ. Cũng chỉ từ kết quả lao động sáng tạo này của cấp lãnh đạo mà đội ngũ nhân viên vận hành tổ chức hay công ti mới được đưa vào các hoạt động sản xuất thực tế. Những điều này được John Zachman, trong khi làm việc cho IBM vào những năm 1980, trừu xuất và nêu ra thành các khía cạnh trừu tượng khác nhau mà cấp lãnh đạo hiện đại phải tính tới. Zachman nêu ra quan niệm mới về các thành phần kiến trúc của tổ chức Liệt kê mọi ược đthứ thể hiện trong một bảng gồm sáu hàng và ba cột. Các hàng biểu diễn cho các vai trò chính của việc hình thành tổ chức: người lập kế hoạch, người chủ, người thiết kế, người xây dựng, người khoán ngoài và nhân viên công ti vận hành. Các cột biểu thị cho họ làm gì - tạo ra sản phẩm gì, làm thế nào - cách thức thực hiện ra sao, và ở đâu - các lĩnh vực họ phụ trách là gì. Điểm nổi bật từ cách nhìn nhận này là việc lãnh đạo quản lí các tổ chức nay cần được hiểu theo các vai trò khác nhau nhưng bình đẳng trong việc quyết định. Khái niệm chính trị là thống soái nay phải nhường bước cho sự đồng thuận trong nhiều mặt của tính đa dạng quản lí. Những vấn đề mà trước đây chỉ được coi như bổ trợ cho người lãnh đạo chính thì nay trở thành một phần của hệ thống quyết định của tổ chức. Người ta cũng phải xem xét lại cách quan niệm cổ điển về kiến trúc phân cấp tổ chức: lãnh đạo - phòng kế hoạch - phòng tổ chức nhân sự - phòng công nghệ - phòng tài chính... Cách cấu trúc cấp bậc kiểu hình cây này không còn có tác dụng hữu hiệu nữa, vì nó không phản ánh được mặt bằng công nghệ mới xuất hiện trong tổ chức, cũng
  8. không phản ánh được mối quan hệ mới giữa những người có trí thức, có hiểu biết cùng cộng tác trong một tổ chức. Hình thái tổ chức kiểu các tổ dự án, các tổ chuyên gia đã hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới để thay thế dần cho hình thái tổ chức kiểu hành chính quan liêu. Quản lí dự án đang tiến triển để trở thành một cách quản lí thay thế cho quản lí hành chính trong các môi trường có nhiều biến động. Đó là sự đảo ngược của cơ cấu một trung tâm điều hành của tổ chức, trở thành cơ cấu có nhiều trung tâm tự quyết định trong các lĩnh vực chuyên môn. Mỗi tổ dự án và tổ chuyên gia đều có toàn quyền quyết định các vấn đề mục đích, mục tiêu, chiến lược, qui trình và cách sử dụng nguồn tài nguyên trong phạm vi thẩm quyền chuyên gia của mình. Có thể so sánh các tổ chuyên gia này trong việc quyết định các quyết sách của tổ chức tương tự như các tướng lĩnh, quân sư, mưu sĩ ngày xưa được trao quyền điều hành các chiến dịch quân sự. Tổ chức do vậy trở thành có nhiều trung tâm điều hành theo các tri thức đặc thù, cùng đóng góp cho mục tiêu chung của toàn tổ chức. Năng lực trí tuệ của toàn tổ chức do vậy được phát huy tối đa. Từ quan niệm lãnh đạo và quản lí tổ chức được phân chia theo các khía cạnh chuyên môn như vậy, nhiều cách thức để chuyển dần từ các vấn đề chiến lược sang các vấn đề chiến thuật và công việc cụ thể đã được phát triển, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc quản lí tổ chức và công ti hiện đại. Như vậy, để có thể thay đổi cách lãnh đạo quản lí, cần phải xem xét lại toàn bộ các vai trò và nhiệm vụ của người lãnh đạo, để thấy ra những vai trò mới ứng với đòi hỏi mới, và từ đó mới có thể phát triển một kiến trúc mới cho tổ chức, điều xác định nên cách làm việc mới trong hoàn cảnh mới. Kiến trúc tổ chức trở thành yếu tố quan trọng cho người lãnh đạo và quản lí tạo nên những tổ chức mới trong thời đại mới. Đây là nhân tố các tổ chức đều phải chú ý và phát triển thì mới bắt kịp các tiến bộ mới trên thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0