intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên đại học ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, xuất phát từ đặc điểm bối cảnh hiện nay và yêu cầu thực tiễn của thời đại về nguồn nhân lực, tác giả xin đề xuất một số tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên Đại học trên 3 lĩnh vực: giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên đại học ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

  1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Hoàng Thị Lan Phương*, Trần Thị Trang, Đỗ Thị Thu Huyền Bộ môn Lý luận Chính trị, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì * Email: lanphuongchc@gmail.com Tóm tắt Đánh giá năng lực, chất lượng giảng viên là một trong những yếu tố cơ bản để các trường Đại học đảm bảo hiệu quả và chất lượng đào tạo. Thời gian qua, việc đánh giá năng lực giảng viên đã được các trường Đại học chủ động thực hiện. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá nếu không được xây dựng trên cơ sở bám sát đặc điểm của bối cảnh hiện nay là giáo dục đào tạo đang đổi mới theo định hướng mở, phát huy tối đa quyền tự chủ của các trường để tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế tri thức thì việc đánh giá có thể sẽ thiếu khách quan, mang tính chung chung và đôi khi mang nặng tính hình thức. Trong bài viết này, xuất phát từ đặc điểm bối cảnh hiện nay và yêu cầu thực tiễn của thời đại về nguồn nhân lực, tác giả xin đề xuất một số tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên Đại học trên 3 lĩnh vực: giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội. Từ khóa: Giáo dục mở, Cách mạng công nghiệp 4.0, Kinh tế tri thức, Tiêu chuẩn giảng viên đại học, Năng lực giảng viên CRITERIA FOR TEACHER CAPABILITY ASSESSMENT VIETNAM IN THE CURRENT CONTEXT Abstract Assessing university lecturers’ abilities and skills is one of the core processes to maintain the quality of universities. Many colleges and universities have been proactively doing this. However, if it is not being done in consideration of the current context where education is leading towards the 4th industrial revolution, the assessment might be generic, and not objective and practical. In this article, with regards to the current high demands for quality workforce, the author proposes some criteria for assessing lecturers based on 3 caterpillars including lecturing, doing research and social work. Keywords: Open education; Industrial Revolution 4.0; Knowledge economy; University teacher standard; Faculty capacity 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trước nhiều vấn đề quan trọng trong đó có vấn đề tự chủ giáo dục, xây dựng một nền giáo dục mở trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế tri thức. Nhiệm vụ của giảng viên trong các trường đại học là cần chuyển từ trang bị tri thức sang phát triển toàn diện, bồi dưỡng năng lực, trong đó 325
  2. chủ yếu là năng lực sáng tạo với việc phát hiện, nhận thức và giải quyết kịp thời các vấn đề thực tiễn, lý luận cho người học. Như vậy, hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên cần phải bám sát đặc điểm của bối cảnh hiện nay để đánh giá năng lực giảng viên một cách khoa học và khách quan nhất đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục đặt ra. 2. NỘI DUNG 2.1. Mục đích, vai trò của đánh giá năng lực giảng viên trong bối cảnh hiện nay Xu hướng của nền kinh tế hiện đại là sự phát triển kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế mà sự sản sinh ra và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Như thế, tri thức sẽ đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nó là bộ phận nguồn lực quan trọng nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất hiện đại. Phát triển nền kinh tế tri thức không đơn thuần chỉ là việc phát triển khoa học công nghệ mà còn là việc phát triển một nền văn hóa mở, đổi mới và sáng tạo. Do đó, giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học cần có sự đổi mới toàn diện các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục đáp ứng yêu cầu học suốt đời, đào tạo liên tục, giáo dục thường xuyên để không ngừng phát triển tri thức, sáng tạo công nghệ mới, làm chủ công nghệ cao, hoàn thiện các kỹ năng, thích nghi nhanh với sự phát triển của bối cảnh hiện nay. Cùng với sự gia tăng vai trò của kinh tế tri thức, nhân loại đang bước vào một thời đại khoa học công nghệ mới – thời đại 4.0. Thời đại của cuộc cách mạng công nghệ số, là sự hợp nhất các công nghệ làm ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học không còn ý nghĩa. Khi việc tìm kiếm tri thức có thể thực hiện ở bất cứ không gian, thời gian nào thì việc xây dựng một nền giáo dục mở là tất yếu, tạo điều kiện xây dựng một xã hội học tập, giúp người lao động biết cách tìm kiếm tri thức, đặc biệt biết cách áp dụng tổng hòa những kiến thức có được trong lao động, sản xuất. Như vậy, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học hiện nay là tất yếu. Quá trình đó được thực hiện theo định hướng mở và phát huy tối đa khả năng tự chủ của các trường nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ, nhanh chóng thích ứng với yêu cầu công việc. Tuy nhiên, muốn đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo trước hết phải đổi mới tư duy đánh giá chất lượng giảng viên. Đó là quá trình thu thập chứng cứ, đưa ra những nhận định về bản chất, phạm vi sự tiến bộ của giảng viên theo những chuẩn mực đã được thiết lập về năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu và năng lực phục vụ xã hội. Mục tiêu của quá trình này nhằm phản ánh cơ bản về năng lực, hiệu quả làm việc của giảng viên, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, mức độ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm mà giảng viên thực hiện. Vai trò của quá trình đánh giá được thể hiện: Một là: giúp giảng viên và nhà quản lý nhận diện chính xác những điểm mạnh, điểm yếu của giảng viên, qua đó giúp định hướng phát triển năng lực giảng viên. 326
  3. Hai là: kết quả đánh giá giúp giảng viên xây dựng kế hoạch tự đào tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết. Ba là: kết quả đánh giá là cơ sở, căn cứ giúp nhà quản lý thực hiện các chiến lược phát triển nhân sự. Như vậy, đánh giá năng lực giảng viên nhằm phát triển chính bản thân cá nhân giảng viên. Qua đó phát triển đội ngũ nhân lực giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên Khi xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên, chúng tôi dựa trên một số căn cứ cơ bản sau: Thứ nhất, Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/7/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học. Thông tư quy định tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong năm học để thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và hoàn thành các công tác khác. Nội dung của Thông tư sẽ là căn cứ để xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên trên các lĩnh vực: giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động phục vụ xã hội. Thứ hai, Nghị quyết sô 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thứ ba, những xu hướng đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh hiện nay. Xu hướng cơ sở giáo dục đại học sẽ đảm nhiệm nhiều chức năng hơn trong quá trình dạy học, đảm nhiệm trách nhiệm cao hơn trong việc xác định, lựa chọn và thiết kế nội dung dạy học. Xu hướng chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang coi trọng hơn tổ chức việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Xu hướng thay đổi cấu trúc mối quan hệ giảng viên – sinh viên. Xu hướng không chỉ giới hạn ở hoạt động đào tạo mà mở rộng phạm vi các hoạt động nghiên cứu, xã hội, thiện nguyện trong nhà trường. Căn cứ pháp lý cũng như căn cứ thực tiễn chính là những gợi ý quan trọng trong quá trình xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên đại học của chúng tôi. 2.2.1. Lĩnh vực giảng dạy Trong giảng dạy, vai trò của giảng viên không chỉ là truyền đạt tri thức, xây dựng và phát triển kỹ năng mà còn phải định hướng giúp sinh viên tích cực, chủ động, tự học, tự sáng tạo trong hoạt động học tập và nghiên cứu. Do vậy, để đánh giá năng lực giảng 327
  4. viên trong giảng dạy cần xem xét trên 2 phương diện năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm. 2.2.1.1. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn Thời đại 4.0 và nền kinh tế tri thức đang đưa lại nhiều thời cơ và thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia. Trong bối cảnh đó, vai trò của các trường đại học và mỗi giảng viên đại học là đào tạo ra nguồn nhân lực đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đối với giảng viên, xét về năng lực chuyên môn cần phải đạt được những tiêu chí như: vững kiến thức chuyên môn, nắm bắt được những phát triển mới nhất trong học thuật cũng như trong thực tiễn chuyên môn của mình, có thái độ ý thức đúng đắn với nghề nghiệp chuyên môn. Cụ thể: Tiêu chí 1: Kiến thức chuyên môn Chỉ báo 1: Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm; Chỉ báo 2: Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo; Chỉ báo 3: Biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu liên quan đến chuyên môn; Chỉ báo 4: Cung cấp kiến thức mới, cập nhật cho người học; mở rộng kiến thức liên quan đến nội dung bài giảng; Chỉ báo 5: Khả năng giảng dạy các học phần liên môn ở các trình độ khác nhau. Tiêu chí 2: Kỹ năng chuyên môn Chỉ báo 1: Khả năng xác định và nhấn mạnh những nội dung trọng tâm trong bài giảng một cách rõ ràng, dễ hiểu; Chỉ báo 2: Khả năng ứng dụng, liên hệ thực tiễn trong giảng dạy; Chỉ báo 3: Tìm kiếm, khai thác tài liệu phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy; Chỉ báo 4: Khả năng tư vấn, giúp đỡ sinh viên trong học tập. Tiêu chí 3: Thái độ, ý thức nghề nghiệp Chỉ báo 1: Tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Chỉ báo 2: Có ý thức tổ chức kỷ luật trong nghề; Chỉ báo 3: Chuẩn mực trong tác phong nhà giáo; Chỉ báo 4: Tôn trọng ngành nghề đào tạo của sinh viên. 2.2.1.2. Tiêu chuẩn về năng lực sư phạm Thời đại công nghệ số với lượng kiến thức và thông tin khổng lồ mà mỗi người có thể tự tìm kiếm, bổ sung kiến thức cho bản thân thì nhiệm vụ của giảng viên trong hoạt động giảng dạy không đơn thuần chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là định hướng, dẫn dắt với khả năng tổ chức và điều khiển sư phạm. Do vậy, khi đánh giá năng lực sư phạm 328
  5. của giảng viên, theo chúng tôi cần xác định tiêu chí định hướng, dẫn dắt người học tự học, tự nghiên cứu là tiêu chí quan trọng và cần thiết được xem xét trước tiên. Tiêu chí 1: Định hướng, dẫn dắt người học tự học, tự nghiên cứu Chỉ báo 1: Khả năng đặt và nêu các tình huống có vấn đề; Chỉ báo 2: Kích thích tính tích cực nhận thức; khuyến khích sự sáng tạo; tôn trọng tư duy độc lập của người học; Chỉ báo 3: Hướng dẫn hiệu quả và thúc đẩy việc tự học của người học; tạo cơ hội cho người học ứng dụng kiến thức lĩnh hội được vào thực tế. Tiêu chí 2: kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm Chỉ báo 1: Đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm; chuẩn mực trong tác phong, tôn trọng và ứng xử đúng mực với người học; Chỉ báo 2: Xử lý các tình huống sư phạm; thân thiện, cởi mở trong giao tiếp với người học, tạo được môi trường học tập tích cực, thân thiện; Chỉ báo 3: Thể hiện sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy. Tiêu chí 3: Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục Chỉ báo 1: Sử dụng thành thạo và có hiệu quả các phương pháp, phương tiện dạy học, phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học theo định hướng nghề nghiệp, đặc điểm người học và môi trường đào tạo; Chỉ báo 2: Thường xuyên cập nhật và sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại để nâng cao hiệu quả giảng dạy; Chỉ báo 3: Tổ chức cho người học tham gia hoạt động nhóm, thảo luận để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Tiêu chí 4: Kiểm tra, đánh giá người học Chỉ báo 1: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học đảm bảo tính trung thực, công bằng, phản ánh đúng năng lực người học; Chỉ báo 2: Sử dụng hiệu quả, hợp lý các phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của người học; Chỉ báo 3: Thái độ tích cực trong nhận xét, góp ý quá trình học tập của người học; Chỉ báo 4: Hướng dẫn, giám sát quá trình người học thực hiện đánh giá. 2.2.2. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Cùng với giảng dạy thì nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng của giảng viên. Muốn giảng dạy có hiệu quả cần phải kết hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học. Một giảng viên giỏi phải là người biết xác định và xây dựng các đề tài khoa học, các nhiệm vụ khoa học, kích thích tính tò mò học hỏi của người học bằng cách hướng họ đến những phát hiện, nghiên cứu mới cũng như phát triển kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng phân tích qua đó họ có thể phát triển suy nghĩ của riêng mình. 329
  6. Như vậy, ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giảng viên sẽ thực hiện vai trò giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên, xã hội; ứng dụng các kết quả của nghiên cứu cơ bản vào giải quyết các vấn đề cụ thể của xã hội; định hướng, tư vấn và giúp đỡ người học thực hiện nghiên cứu khoa học. Với tư cách là nhà nghiên cứu, giảng viên có thể thực hiện các công trình nghiên cứu với 2 xu hướng chính: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và tác động ngày càng mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 việc khuyến khích các nhà khoa học, trong đó có các giảng viên đại học thực hiện các nghiên cứu mang tính tổng kết lý thuyết ngành và tìm ra hướng ứng dụng các lý thuyết này vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là cần thiết để chúng ta có thể đi tắt đón đầu xu thế phát triển của nhân loại. Nghiên cứu khoa học phải đi kèm với công bố kết quả nghiên cứu. Điều này có hai ý nghĩa. Thứ nhất, việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành uy tín chính là thước đo chất lượng đối với một công trình nghiên cứu. Thứ hai, khi các công trình nghiên cứu được công bố rộng rãi và ứng dụng vào đời sống thực tiễn thì khi đó nghiên cứu khoa học mới hoàn thành sứ mệnh xã hội của mình. Với tư cách là người đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng, giảng viên cần có sự định hướng, tư vấn và giúp đỡ người học thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học. Như vậy năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học không chỉ là nắm vững kiến thức chuyên môn, phương pháp nghiên cứu, kỹ năng viết báo khoa học mà còn là sự định hướng phát triển các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học của người học. 2.2.2.1. Tiêu chuẩn về năng lực nghiên cứu khoa học Tiêu chí 1: Năng lực nghiên cứu Chỉ báo 1: Phát hiện và xây dựng các đề tài nghiên cứu từ thực tiễn chuyên môn; Chỉ báo 2: Thực hiện các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu cơ bản hoặc ứng dụng, phát triển công nghệ; Chỉ báo 3: Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng dạy học. Tiêu chí 2: Các sản phẩm nghiên cứu khoa học được công bố Chỉ báo 1: Số lượng các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu khoa học tham gia; số lượng các bài báo xuất bản trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước; số lượng chuyên đề, báo cáo khoa học, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học; Chỉ báo 2: Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn, vào giảng dạy; Chỉ báo 3: Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các seminar, hội thảo chuyên đề trong lĩnh vực chuyên môn; Chỉ báo 4: Tham gia các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ. 330
  7. Tiêu chí 3: Hướng dẫn người học thực hiện nghiên cứu khoa học: Chỉ báo 1: Hướng dẫn người học xây dựng đề cương, thực hiện và báo cáo kết quả nghiên cứu, các dự án, nhiệm vụ hay đề tài nghiên cứu; Chỉ báo 2: Thực hiện đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên. 2.2.3. Lĩnh vực phục vụ xã hội Khi đánh giá năng lực giảng viên, lĩnh vực phục vụ xã hội dường như chưa được quan tâm đúng mức. Việc đánh giá chất lượng công việc của giảng viên trong lĩnh vực này cũng không đơn giản bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đôi khi việc phân định vai trò của từng cá nhân cũng không rõ ràng. Đối với cơ sở đào tạo, giảng viên với tư cách là nhà giáo, nhà nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ truyền đạt, định hướng phát triển tri thức. Đối với cộng đồng, giảng viên trong vai trò của một chuyên gia sẽ thực hiện các dịch vụ như tư vấn, cung cấp thông tin, viết báo. Do đó, cần lưu ý khi đánh giá tổng hợp về những đóng góp của giảng viên trong lĩnh vực phục vụ xã hội là nên nhấn mạnh đến hiệu quả của cá nhân hơn là phạm vi họ tham gia. Có thể mô tả các tiêu chí đánh giá những đóng góp của giảng viên trong lĩnh vực này như sau: 2.2.3.1. Tiêu chuẩn về năng lực phục vụ xã hội Tiêu chí 1: Năng lực tham gia đóng góp, hoạt động trong trường, cộng đồng Chỉ báo 1: Tham gia vào các hoạt động của các tổ chức chính quyền, đoàn thể ở các cấp độ khác nhau trong nhà trường hoặc cộng đồng xã hội; Chỉ báo 2: Xây dựng và có phương pháp tiếp cận các vấn đề xã hội; Chỉ báo 3: Năng lực phát triển môn học theo yêu cầu của thị trường lao động; Chỉ báo 4: Xây dựng, đề xuất giải pháp phát triển các chương trình cộng đồng. Tiêu chí 2: Năng lực tham gia các Hội đồng chuyên môn Chỉ báo 1: Vai trò trong các Hội đồng chuyên môn, Hội đồng khoa học các cấp; Chỉ báo 2: Vai trò trong các hội nghị, hội thảo khoa học; Chỉ báo 3: Tham gia thẩm định các bài báo, báo cáo khoa học, đề cương dự án. Tiêu chí 3: Năng lực tư vấn, trợ giúp người học Chỉ báo 1: Tham gia tích cực vào hoạt động liên quan đến phát triển năng lực người học như tư vấn cho người học trong việc lựa chọn môn học phù hợp, giúp người học tự xây dựng cho mình mục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp; Chỉ báo 2: Quan tâm giáo dục tư cách, đạo đức nghề nghiệp cho người học. Như vậy, ba lĩnh vực: giảng dạy – nghiên cứu khoa học – phục vụ xã hội trong hoạt động của giảng viên có mối quan hệ thống nhất hữu cơ với nhau, cái này bổ sung và làm phong phú cái kia. Hệ thống các tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực giảng viên sẽ giúp chúng ta có cái nhìn chỉnh thể và toàn diện về những đóng góp của giảng viên để từ đó các nhà quản lý có chiến lược xây dựng và phát triển nhân sự phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học theo định hướng mở và tự chủ hiện nay. 331
  8. 3. KẾT LUẬN Đánh giá năng lực giảng viên là kênh thông tin quan trọng giúp các nhà quản lý có chiến lược trong phát triển nhân sự nâng cao chất lượng và năng lực giảng viên. Tuy nhiên, đây là một công việc hoàn toàn không đơn giản. Để công việc này thực sự có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của mỗi giảng viên, căn cứ vào sứ mạng, nhiệm vụ cụ thể của từng trường cần thiết phải thiết kế, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá toàn diện các hoạt động của giảng viên trên ba lĩnh vực: giảng dạy – nghiên cứu khoa học – phục vụ xã hội. Hoạt động đánh giá năng lực giảng viên ở Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì được thể hiện qua việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trên 3 phương diện: sinh viên đánh giá giảng viên, dự giờ thao giảng và giảng viên đánh giá giảng viên. Hoạt động này nhằm mang đến cái nhìn tổng thể về năng lực, điểm mạnh, điểm hạn chế của từng giảng viên để giảng viên và Nhà trường có những định hướng cụ thể và phù hợp trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục đại học trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay là đào tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức vững vàng và kỹ năng thành thục. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Dự án phát triển giáo dục Đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2. 2. Bộ giáo dục và đào tạo (2020), Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT, ngày 27/7/2020 Quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29 Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 4. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thanh (2007), Giáo dục đại học: Một số thành tố của chất lượng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 6. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2012), Luật giáo dục đại học 2012. 7. http://dantri.com.vn/giáo dục khuyến học/5 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí của giảng viên sư phạm. 332
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2