Tiểu đường và việc điều trị bằng insulin
lượt xem 34
download
Ống tiêm Insulin Những người bị mắc tiểu đường tuýp 1 thường không sản sinh đủ lượng insulin trong cơ thể vì vậy phải có insulin thay thế để điều trị bệnh. Nếu như không cung cấp đủ insulin thay thế thì những người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ bị đường trong máu cao và cơ thể chuyển sang đốt cháy các chất béo dự trữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu đường và việc điều trị bằng insulin
- Tiểu đường và việc điều trị bằng insulin Insulin là một hormon quan trọng, giúp cơ thể hấp thu glucose - một trong những thành phần chính cung cấp năng lượng cho con người. Vai trò của Insulin Ống tiêm Insulin Những người bị mắc tiểu đường tuýp 1 thường không sản sinh đủ lượng insulin trong cơ thể vì vậy phải có insulin thay thế để điều trị bệnh. Nếu như không cung cấp đủ insulin thay thế thì những người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ bị đường trong máu cao và cơ thể chuyển sang đốt cháy các chất béo dự trữ. Trong
- một vài ngày liên tục như thế sẽ dẫn đến nhiễm axit tiểu đường và tính mệnh bị đe doạ. Còn ngược lại nếu quá nhiều insulin thì sẽ khiến đường trong máu thấp, dẫn tới bệnh hypoqlycaemia (ngất xỉu, hôn mê). Triệu chứng phổ biến gồm da nhợt nhạt, hay sửng sốt bàng hoàng, run rẩy, đổ mồ hôi, nhịp tim đập nhanh, hay đói, hay lo lắng và mắt bị mờ đi. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến mất ý thức, hôn mê, co giật. Tiểu đường tuýp 2 thì không thiếu sự sản sinh insulin nhưng các tế bào cơ thể ngày càng đề kháng lại ảnh hưởng của insulin. Trong những năm đầu, cơ thể bù đắp được insulin đề kháng bởi sản sinh insulin từ tuyến tuỵ. Tuy nhiên, những năm tiếp theo thì tuyến tuỵ không còn khả năng bù đắp được nữa và khoảng 25% người mắc tiểu đường tuýp 2 cuối cùng vẫn cần phải điều trị bằng insulin. Đặc điểm Có 4 loại insulin chính dùng để tiêm và loại insulin thường dùng sẽ phụ thuộc vào sự thích nghi của từng người và lối sống của họ. - Loại insulin có tác dụng ngắn: Ví dụ loại Actrapid và Velosulin bắt đầu có hiệu quả từ 30 đến 60 phút đầu và kéo dài từ 6 đến 8 tiếng. Loại insulin aspart, insulin lispro và insulin qlulisine thì có tác dụng sau 15 phút và kéo dài trong 4 tiếng.
- - Loại insulin có tác dụng trung bình: Loại này có hiệu quả sau 1 đến 2 giờ đầu và kéo dài từ 10 đến 14 tiếng như Humulin I và Insulatard. - Insulin có tác dụng lâu: Bắt đầu có tác dụng sau 1 đến 2 tiếng và kéo dài 24 tiếng. Đó là loại insulin zinc suspension, protamine zinc insulin hoặc insulin qlarqine và insulin detemir. - Insulin pha trộn: là loại được trộn lẫn giữa insulin có tác dụng ngắn và loại có thời gian trung bình với tỷ lệ khác nhau như 30/70 hoặc 50/50 như loại NovoMix 30, Humulin M3, Insuman comb và Humaloq Mix25. Sản phẩm insulin nuốt khí được bắt đầu áp dụng ở Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 2006. Nó có tác dụng ngắn, hiệu quả sau 10 đến 20 phút và kéo dài 6 tiếng. Cách sử dụng Có 3 chế độ: 1. Liều lượng hai lần một ngày cho loại có tác dụng ngắn và trung bình - Dùng trước bữa ăn sáng và ăn tối - Liều lượng insulin tác dụng ngắn có hiệu quả vào buổi sáng và tối - Loại trung bình có hiệu quả vào buổi chiều và đêm. - Hai loại insulin này rất thích hợp khi trộn lẫn với nhau
- 2. Dùng 3 lần trong một ngày - Sử dụng loại có tác dụng ngắn và trung bình trước bữa ăn sáng - Loại tác dụng ngắn dùng trước bữa ăn tối - Loại tác dụng trung bình dùng trước khi đi ngủ 3. Liều lượng dùng nhiều lần trong ngày - Loại insulin có tác dụng ngắn được sử dụng trước mỗi bữa ăn - Loại trung bình và loại có tác dụng lâu được sử dụng trước khi đi ngủ Có nhiều loại chế độ sử dụng khác nhau ví dụ bệnh tiểu đường đối với một số người già có thể tiêm hàng ngày loại insulin có tác dụng lâu. Điều trị bằng truyền insulin đôi khi được sử dụng đối với người trẻ bị mắc tiểu đường. Những loại tiêm phức tạp ngày càng được ưa sử dụng vì chúng có tính linh hoạt và giống loại insulin tự nhiên trong cơ thể. Tuy nhiên chế độ ăn uống và liều lượng sử dụng thuốc phụ thuộc vào từng cá nhân nên bạn phải cùng bác sĩ tìm ra sự kết hợp giữa thuốc và chế độ ăn để điểu chỉnh được lượng đường trong máu một cách tốt nhất.
- Insulin tiêm Insulin được khử hoạt tính bởi enzym tiêu hoá trong ruột mà không phải do tuyến nước bọt ở miệng vì vậy insulin thường được sử dụng để tiêm dưới da và thường tiêm ở bắp đùi, mông, bụng hoặc trên cánh tay. Loại kim dùng để tiêm rất nhỏ và sau khi đã quen bạn có thể tự tiêm lấy hoặc hỏi những người bị mắc tiểu đường, họ sẽ dạy bạn cách tiêm. Lưu ý: - Bạn nên sử dụng loại insulin có tác dụng ngắn tiêm dưới da bụng - Loại trung bình và lâu thì tiêm ở đùi - Loại insulin trộn lẫn có thể tiểm ở cả đùi và bụng. - Nên luân phiên vị trí tiêm để tránh chỗ bị tiêm nhiều làm mô mỡ sẽ dầy lên gây chai cứng da và đau
- - Tập thể dục sau khi tiêm có thể sẽ làm tăng tốc độ insulin chảy trong máu. Insulin nuốt khí Insulin nuốt khí đã được dùng để điều trị tiểu đường nhưng nó không phù hợp và phổ biến cho tất cả mọi người. Chỉ có loại insulin tác dụng ngắn được dùng còn hầu hết những người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ vẫn cần phải tiêm insulin có tác dụng trung bình và lâu. Insulin nuốt khí không thể sử dụng cho những người hút thuốc, bị bệnh về phổi như hen suyễn vì nó ảnh hưởng lâu dài đến phổi. Viện sức khoẻ và lâm sàng quốc gia (NICE) đã khuyến cáo cho những người nào nên sử dụng loại insulin nuốt khí như những người mắc bệnh bồn chồn, ám ảnh hoặc những người mắc vấn đề dài dẳng với chỗ bị tiêm. Mục đích điều trị insulin Mục đích điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin không giống nhau đối với mỗi người. Ở những người trẻ, trung tuổi với mong muốn kéo dài tuổi thọ thì việc điều trị bệnh tiểu đường tốt sẽ làm giảm những biến chứng trong thời gian dài. Nhưng điều này đòi hỏi bác sĩ phải giám sát chặt chẽ và cơ thế có thích nghi với bệnh tiểu đường hay không.
- Điều chỉnh mức độ đường glucose trong máu ở tiếu đường tuýp 1 tốt nhất ở mức từ 4mmol/l đến 7mmol/l. Với người già hoặc những người mắc bệnh nặng có thể không thích hợp để điều trị bằng insulin thay vì vậy cần điều chỉnh các triệu chứng tiểu đường bằng cách giảm lượng đường trong máu xuống mức 10mmol/l sẽ khiến bệnh nhân không còn cảm thấy bị khát nước hoặc muốn đi tiểu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Theo dõi điều trị bệnh Đái tháo đường như thế nào?
4 p | 212 | 33
-
Dược thảo trong điều trị đái tháo đường type 2
5 p | 220 | 32
-
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 5)
5 p | 183 | 31
-
Đái tháo đường Type 2 (Kỳ 3)
5 p | 186 | 27
-
Thuốc đông y điều trị Đái tháo đường
8 p | 156 | 22
-
Giảm tiểu đường bằng đậu
5 p | 100 | 21
-
Sử dụng hiệu quả insulin điều trị đái tháo đường: Cần nắm vững kỹ thuật tiêm
5 p | 135 | 15
-
Cập nhật chẩn đoán và điều trị táo bón
9 p | 99 | 8
-
Kiến thức, thái độ về thực hiện dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh
6 p | 135 | 8
-
Khảo sát việc sử dụng thuốc giảm đường huyết trong điều trị đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2013
6 p | 74 | 7
-
Những dấu hiệu giúp nhận biết tiểu đường loại 2
5 p | 90 | 5
-
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá việc tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
15 p | 27 | 5
-
Đánh giá công tác điều trị bệnh hen phế quản ở huyện An Dương, Hải Phòng
8 p | 31 | 3
-
Kiểm soát non HDL-C sau khi đạt mục tiêu LDL-C trên người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú
4 p | 6 | 3
-
Tỉ lệ sạch sỏi của phương pháp điều trị sỏi sót đường mật trong gan qua đường hầm ống kehr
7 p | 57 | 2
-
Phức Ti(PLB)2: Ứng dụng trong phân tích titan bằng phương pháp UV-Vis và đặc tính kháng khuẩn chống đái tháo đường trong silico
7 p | 5 | 1
-
Tiểu đường ở bệnh nhân thalassemia thể nặng ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên
8 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn