Tiểu luận: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
lượt xem 14
download
Cấu trúc của tiểu luận gồm những 3 chính sau như: Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở huyện Vũ Thư, Thái Bình, ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Vũ Thư hiện nay, phật giáo Vũ Thư hiện nay- Các vấn đề đặt ra - Các giải pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
- 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA TIỂU LUẬN Đề tài: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Anh Quyên Sinh viên thực hiện : Vũ Quỳnh Châu Lớp : QLVH13C Khóa : 53 Mã số sinh viên : 53DQL13016 Hà nội 2017 1
- 2 Mục Lục MỞ ĐẦU Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ gần 2000 năm trước đây, trải qua nhiều thời kỳ biến động lúc thịnh, suy khác nhau, nhưng đã tự khẳng định như một thành tố không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc và trở thành một trong những tôn giáo có sức sống lâu dài tồn tại mãi cho tới ngày nay, đồng thời ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống của nhân dân ta. 2
- 3 Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Là một tỉnh phát triển mạnh du lịch văn hoá gắn với các lễ hội, giỗ tổ Đền Trần, tham quan chùa Keo, đền Đồng Bằng, đền Tiên La,..... Huyện Vũ Thư là một trong những huyện lớn của tỉnh và có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo truyền thống riêng của địa phương mình, trong đó có ảnh hưởng không nhỏ của Phật giáo. Đạo đức và một số sinh hoạt Phật giáo mang tính nhân văn đích thực, đã có tác dụng tích cực đối với đời sống xã hội. Để góp phần làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân huyện Vũ Thư, Thái Bình hiện nay là điều rất cần thiết, nhằm phát huy những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp, khắc phục những mặt hạn chế của Phật giáo, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú, lành mạnh ở huyện Vũ Thư, Thái Bình và trong phạm vi cả nước. Cấu trúc của tiểu luận gồm những phần chính sau: Chương 1: Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở huyện Vũ Thư, Thái Bình. Chương 2: Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Vũ Thư hiện nay Chương 3: Phật giáo Vũ Thư hiện nay Các vấn đề đặt ra Các giải pháp 3
- 4 Chương 1 QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN Ở VŨ THƯ, THÁI BÌNH 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo vào Thái Bình 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Thái Bình có 286 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 267 xã, chia thành 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc: Trong đó có huyện Vũ Thư một trong những huyện chiếm dân số và diện tích lớn của Thái Bình.Huyện Vũ Thư có diện tích tự nhiên khoảng 195,1618 km² và dân số khoảng 224.832 người (2007). Vũ Thư ngày này được hội nhập từ hai huyện trước kia của tỉnh Thái Bình là Vũ Tiên và Thư Trì. Riêng 13 xã: Vũ Đông, Vũ Tây, Vũ Sơn, Vũ Lạc, Vũ Quý, Vũ Trung, Vũ Thắng, Vũ Công, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh, Vũ Hòa, Vũ Bình sáp nhập về huyện Kiến Xương. 1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội Hiện nay ở huyện Vũ Thư có dân cư tập trung chủ yếu là dân tộc Kinh sinh sống. Nhìn chung, cư dân huyện Vũ Thư có trình độ phát triển kinh tế, xã hội đồng đều, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và sắc thái văn hóa cũng khác nhau, từ đó tạo nên bức tranh tổng thể về đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú, đa dạng, có nhiều lễ hội đặc sắc như : chiếu chèo, múa rối nước, và làng vườn Bách Thuận , v.v. chiếm phần lớn trong tổng số 82 tiết mục của tỉnh Thái Bình. Phần lớn họ sống bằng nghề làm ruộng, chăn nuôi, buôn bán nhỏ. 1.1.3. Về tình hình tín ngưỡng tôn giáo Cùng với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thì tình hình tín ngưỡng tôn giáo khi tôn giáo du nhập vào huyện Vũ Thư nói riêng có những nét nổi bật sau: 4
- 5 Về tôn giáo:Thái Bình có 2 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận, hoạt động theo luật pháp và được luật pháp bảo hộ là Phật giáo, Công giáo. Phật giáo có khoảng 148. 540 tín đồ với 735 chùa (đã cấp giấy quyền sử dụng đất), 264 đình, 182 miếu lớn. Đạo Công giáo có khoảng 7.940 giáo dân với 333 cơ sở thờ tự. Tổng số giáo xứ: 81, có 166 họ đạo, 1 Toà giám mục, 1 Nhà nguyện, tổng số 78 xã, thôn có đạo Công giáo. Tín đồ các tôn giáo trong tỉnh phần lớn là nông dân. Về tín ngưỡng: Tín ngưỡng của người Vũ Thư mang đậm sắc thái của nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Hiện nay ở huyện Vũ Thư còn lưu giữ trên khoảng 1.400 thiết chế tín ngưỡng bao gồm: đình, đền, miếu, phủ... Đình, đền dùng để thờ Thành hoàng làng, các anh hùng có công với nước, các danh nhân văn hóa. Phủ, miếu dùng để thờ thần linh hay tổ tiên dòng họ.Đặc biệt là Thờ mẫu: Có nguồn gốc từ tục thờ thần thời cổ đại, thờ các nữ thần núi, rừng, sông nước... Sau này, Mẫu được thờ ở các đền, phủ và đặt ở nơi trang trọng nhất. Đến nay, tục thờ Mẫu đang được phục hồi và hoạt động sôi nổi, đặc biệt vào các ngày đầu năm mới, ngày rằm, đầu tháng... Tiếp đó là việc thờ cúng tổ tiên ở đây khác hẳn với lễ thờ cúng tổ tiên của người dân tộc thiểu số, việc hành lễ vào mồng 1, ngày 15 âm lịch hàng tháng nhất định, trong nhà bài trí bàn thờ. Nó đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam,tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách. 5
- 6 Bên cạnh việc thờ tổ tiên, thờ Phật, người ta còn thờ bà Cô, ông Mãnh (ông Hoàng), Táo Quân, Thổ Công, ... là những người thân thích, chết trẻ, hoặc chết vào giờ linh thiêng. Ở một số gia đình, vị trí bàn thờ được sắp xếp theo quy định, ví dụ thờ Tiền chủ ở bàn thờ đặt ngoài sân, thờ bà Cô, ông Mãnh ở cạnh thấp hơn bàn thờ tổ tiên... Phật giáo do đó đã thay thế đượ c các tín ngưỡng cổ truyền và trở thành tôn giáo lớn ở Thái Bình, phát triển ngày càng mạnh, thu hút được nhiều tín đồ theo đạo. 1.2. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở huyện Vũ Thư, Thái Bình. 1.2.1 Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, do Thái tử Tất Đạt Đa dẫn lập. Qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn, phát triển rộng khắp trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Với tư tưởng bình đẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn... Phật giáo thực sự gần gũi với tín ngưỡng, văn hóa truyền thống của cư dân Việt Nam nên dễ dàng được chấp nhận. Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo vào Vũ Thư có những nét đặc thù riêng, do hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ quy định. Huyện Vũ Thư là một trong những huyện của tỉnh chiếm phần lớn những chùa cổ và nổi tiếng được xếp hạng di tích lịch sử như: Chùa Keo, chùa Hội, chùa Phúc Sơn, chùa Bách Tính, là những ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam được ngụ trị tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động. 6
- 7 Từ khi đạo Phật được du nhập vào đây và cùng với việc xây dựng cơ sở chùa chiền, thời gian đầu số tu sĩ rất ít (năm 1950 số tăng ni ở Vũ Thư không quá 10 người), nhưng càng về sau do đạo Phật ngày càng phát triển mạnh, nên số lượng chùa chiền và tăng ni, phật tử cũng tăng lên rất nhiều. Với tư tưởng nhân ái, kêu gọi thương yêu con người, Phật giáo đã có mặt đúng lúc, đáp ứng được nhu cầu tinh thần mà họ đang khao khát. Về cơ sở thờ tự: trong toàn tỉnh có 145 ngôi chùa lớn, nhỏ, 8 tịnh xá, 27 tịnh thất, 15 niệm Phật đường. Về tổ chức: Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thái Bình (Văn phòng đặt tại chùa Từ Xuyên huyện Vũ Thư Thái Bình) có 30 thành viên, do Hòa Thượng Thích Thanh Dục làm trưởng ban. Ở mỗi chùa, tịnh xá, tịnh thất nằm trong hệ thống tổ chức giáo hội phần lớn có tăng ni, cư sĩ trụ trì . Về đội ngũ chức sắc: Có 3 hòa thượng, 19 Thượng tọa, 181 Đại đức, 3 Ni sư trưởng, 18 Ni sư, 308 Ni cô. Đồng thời tổ chức lập Đại giới đàn thụ giới cho 409 cư sĩ từ Sadi và Sadini trở lên. Tình hình hoạt động của Phật giáo được duy trì, củng cố và phát triển mạnh. 1.2.2 Một số đặc điểm của Phật giáo Vũ Thư, Thái Bình. Phật giáo Vũ Thư luôn hòa mình vào phong trào đấu tranh của cả dân tộc. Ngày nay, Phật giáo Vũ Thư lại đang cùng cả nước bước vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, mang đậm sắc thái Phật giáo miền Bắc, do đó về hình thức và nội dung giáo lý là sự kết hợp giữa Thiền Tông và Tịnh Độ tông. Hầu hết tín đồ Phật giáo Vũ Thư là nông dân, trình độ dân trí thấp, hiểu biết phật pháp rất hạn chế, do đó ảnh hưởng của các lễ nghi, tập tục Phật giáo rất nặng nề đặc biệt là từ phương diện tinh thần. 7
- 8 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NHÂN DÂN VŨ THƯ HIỆN NAY. Trong phạm vi bài tiểu luận, em đi nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Vũ Thư , tìm hiểu nội dung cơ bản của giáo lý Phật giáo, cũng như những sinh hoạt Phật giáo ảnh hưởng đến người dân Vũ Thư . Đồng thời từ ảnh hưởng đó cần phải thấy rõ về ý nghĩa tích cực tiêu cực của nó đối với người dân Vũ Thư . Phật giáo bao gồm giáo lý và sinh hoạt tín ngưỡng, là một hệ thống các quan điểm về thế giới và con người, về cách thức tu luyện, sinh hoạt tín ngưỡng là những hành vi, những nghi lễ cần phải thực hiện để đạt tới ước nguyện, có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của các tín đồ. Thế giới quan Phật giáo là một hệ thống gồm các lý thuyết về nhân duyên, nhân quả, về vô thường, vô ngã, về nghiệp báo luân hồi v.v... Mỗi thuyết đó đều chứa đựng một nội dung biện chứng về thế giới. Thuyết Nhân duyên cho rằng, nhân duyên hòa hợp tạo nên tất cả, nhân duyên không hòa hợp thì sự vật tan rã. Thuyết Nhân quả lại cho rằng, mọi hoạt động của con người (thân, khẩu, ý) đều để lại một kết quả nhất định, nhân nào quả nấy, gieo nhân lành gặp quả thiện hay gieo gió thì gặt bão. Thuyết Vô thường của nhà Phật lại cho rằng, không có cái gì là thường hằng, là còn mãi, trái lại mọi sự vật và hiện tượng đều vận động, biến đổi không ngừng, cái nào cũng đang trong tình trạng chuyển sang cái khác với mình. Với con người là sinh lão bệnh tử, với thế giới sinh vật là sinh trụ dị diệt, với vũ trụ là thành trụ hoặc không. Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống gồm các quan điểm về con người, đời người, lý giải về con người, là học thuyết về "khổ" và con 8
- 9 đường "cứu khổ", thể hiện trong 4 nguyên lý thần diệu cơ bản gọi là "Tứ diệu đế": Khổ đế, Tập đế, Diệu đế, Đạo đế. "Tứ diệu đế" là bốn chân lý thiêng liêng cho thấy đời người là khổ và khổ đó là do các quá trình diễn ra trong bản thân con người sinh, lão, bệnh, tử, do ham sướng (dục vọng), do không sáng suốt (vô minh) đến nỗi rơi vào vòng luân hồi. Người theo đạo Phật muốn khỏi khổ, hết khổ, thì phải diệt dục, từ bỏ ham muốn, từ bỏ mọi sự quyến rũ của cuộc sống để sống yên tĩnh, đi vào cõi hư vô tịch diệt (niết bàn). Phật giáo còn đưa ra "ngũ giới"," thập thiện" đó là những điều răn cấm, những quy định giúp con người trên đường tu hành tránh lỗi lầm, trở nên trong sạch. Văn hóa tinh thần còn bao gồm cả ngôn ngữ, lối sống, phong tục, tập quán, những thể chế và thiết chế văn hóa. Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu của tiểu luận, nên việc nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Vũ Thư chỉ tập trung ở một số lĩnh vực: Đạo đức, lối sống, niềm tin, văn hóa, nghệ thuật. 2.1. Phật giáo với đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm một hệ thống những quy tắc, những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức xã hội. Phật giáo có nhiều giá trị đạo đức tương đồng và giữa chúng có sự ảnh hưởng, thẩm thấu lẫn nhau. Phật giáo đã đóng góp ít nhiều cho giá trị đạo đức truyền thống xã hội, tạo cho con người Việt Nam một sức mạnh để sống và tồn tại. Trên tinh thần đó có thể nói ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người Việt Nam, biểu hiện rõ nét nhất ở tư tưởng đạo đức truyền thống, cũng như hành vi. Con người Vũ Thư là sản phẩm của nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, với biết bao thuận lợi, khó 9
- 10 khăn của cuộc sống, người dân Vũ Thư luôn lấy tinh thần đoàn kết, yêu thương, chống giặc, không ít những nhà tu hành đã tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù. Nhiều ngôi chùa trở thành căn cứ nuôi dấu cán bộ, góp sức cùng với cả nước chống kẻ thù xâm lược. Đó cũng là nghĩa cử cao đẹp của các nhà tu hành, thể hiện bản chất con người Việt Nam, thể hiện đúng tinh thần "Vô ngã vị tha" của Đức Phật. Phật giáo đã nắm bắt được và tiếp nhận giá trị đạo đức cơ bản của người Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước mà nó vốn không có, là tư tưởng cơ bản là đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn. Phật giáo Vũ Thư nhanh chóng tiếp thu chủ nghĩa yêu nước, điều đó đã được thể hiện qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Điển hình là những sự kiện nổi bật trong phong trào đấu tranh của Phật giáo Vũ Thư. Hơn lúc nào hết, dù trong khốn khó, người dân Vũ Thư càng sống nhân ái, thủy chung. Mặc dù còn nhiều người dân Vũ Thư chưa hiểu thấu đáo "Tứ diệu đế, "Ngũ giới", "Thập giới", "Bát chính đạo" của nhà Phật, vì nó có phần cao siêu, thần bí và khó hiểu đối với họ. Họ tin rằng "ở hiền thì sẽ gặp lành" và "ở ác thì sẽ tan tành như ma". Họ tin vào sự khuyến thiện, trừng ác, họ lo tu tập để tạo nhiều công đức, lo giữ giới, ăn chay, lo làm điều thiện. Làm thiện, từ bi, cứu khổ, cứu nạn, bố thí, là những bộ phận hợp thành tư tưởng và hành vi Phật giáo, thương yêu con người, cứu giúp những người cùng khổ, là những giá trị nhân đạo, nhân văn trong tư tưởng đạo đức Phật giáo. Tư tưởng và hành vi này là những nét đẹp trong một xã hội.Phật giáo còn nhấn mạnh sự tu dưỡng đạo đức. Nhiều hiện tượng tiêu cực cũng theo đó mà nảy sinh. Sự xuống cấp của đạo đức, lối sống không khỏi làm cho chính ta phải suy nghĩ. Những hiện tượng tham nhũng, trộm cắp, cờ bạc, mại dâm và chủ nghĩa thực dụng, sống gấp đang ngày càng phát triển. 10
- 11 Để giải quyết được các hiện tượng tiêu cực trên, phải là kết quả lâu dài của quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhưng trên một ý nghĩa nào đó các giáo lý "ngũ giới", "bát giới, "thập giới" của Phật giáo có ý nghĩa thiết thực. Về thực chất đó cũng chính là những nguyên tắc đạo đức được hình thành nên từ những yêu cầu của cuộc sống xã hội mà Phật giáo nắm bắt được và vận dụng vào mục đích của mình. Vì lẽ đó mà Phật giáo đã dành được tình cảm của nhiều người trong đó có người dân Vũ Thư . Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức truyền thống của người dân Vũ Thư thể hiện trong truyền thống yêu nước, yêu quê hương, làng xóm, trong truyền thống "uống nước nhớ nguồn", truyền thống "tôn sư trọng đạo". Truyền thống đó thể hiện qua quan hệ ứng xử trong xã hội, gia đình, bạn bè. Đó là tình cảm bố mẹ con cái, vợ chồng, bạn bè. Đạo hiếu đó đã được thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình người dân Vũ Thư , vào những ngày lễ, ngày tết gia đình khó khăn hay gia đình giàu có không ai có thể quên cha, quên mẹ, quên những người đã khuất. Phật giáo từ cái xa lạ trở thành cái thân thuộc với mọi người. Chính điều đó đã làm bổ sung và làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc. Ở Phật giáo, tính chất duy tâm, thần bí, nặng về tin tưởng ở quyền năng và phép mầu nhiệm của một vị siêu nhiên, mà nhẹ về tin tưởng ở năng lực hành động của con người, nếp sống khổ hạnh và không tránh khỏi phụ thuộc vào những nghi lễ thần bí. Điều đó đã khiến cho người ta không hướng vào hiện thực để giải quyết hiện thực, mà hướng vào nghiệp, quả báo... Vì vậy, sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo, trên mức độ nhất định đã bị hạn chế. 11
- 12 Với quan niệm lấy từ bi để diệt hận thù, lấy ân để trả oán. Trong hoàn cảnh nhất định, thái độ đó của Phật giáo có tác dụng thiết thực, làm cho con người quan hệ đối xử với nhau trong cộng đồng xã hội nhẹ nhàng, nhường nhịn cũng là thái độ cực đoan, là sự nhẫn nhục, chấp nhận trước bất cứ hoàn cảnh nào. Một số khác ích kỷ, chỉ biết lo cho mình, ít quan tâm đến người khác. Khơi dậy, phát huy những giá trị đạo đức tích cực của Phật giáo, kế thừa một cách có chọn lọc những yếu tố hợp lý, đồng thời khắc phục dần những hạn chế tiêu cực trong lối tư duy theo kiểu Phật giáo nhằm góp phần xây dựng con người Thái Bình hôm nay. 2.2. Phật giáo với lối sống Lối sống là thể hiện cụ thể quan điểm tư tưởng, quan niệm đạo đức trong những hình thức hoạt động của con người trong xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, thể hiện rõ nhân sinh quan, thế giới quan, trình độ văn hóa của mỗi người . Đạo đức, lối sống có những nội dung riêng, nhưng lại có sự thống nhất, gắn bó, tác động, chi phối lẫn nhau. Đạo đức là cái nền tảng, cái cơ sở. Lối sống là sự thể hiện, sự chuyển hóa, là kết quả rèn luyện đạo đức thành hành vi trong cuộc sống sinh động đời thường. Hai nội dung đó thống nhất, đều biểu hiện phẩm chất, nhân sinh quan, thế giới quan của mỗi người. Như vậy, lối sống được hiểu là phương thức sống của con người (cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội) : hoạt động lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Lối sống là truyền thống yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, tinh thần thương yêu,... Người Việt Nam thiên về đời sống 12
- 13 nội tâm, đề cao những giá trị tinh thần nhân bản cao quý, có cuộc sống hài hòa với môi trường, khung cảnh thiên nhiên. Lối sống của người dân Vũ Thư là biểu hiện tính đặc thù trong lối sống của người Việt Nam. Người Vũ Thư, Thái Bình vừa có cái nhẹ nhàng tinh túy, tế nhị, vừa có tính cần cù, vừa mang tính chân chất, thật thà trong nghi lễ. Lối sống của người dân Vũ Thư chịu ảnh hưởng của Phật giáo được thể hiện cả trong lao động sản xuất, lấy việc phục vụ chúng sinh cứu khổ, cứu nạn làm điều kiện tu hành. Ở Vũ Thư người xuất gia tu hành ngoài việc đạo, họ còn tham gia vào việc đời, một mặt lo tăng gia sản xuất để tự lo cuộc sống của mình, mặt khác tham gia vào hoạt động từ thiện như mở lớp học tình thương, giữ trẻ, mở cơ sở chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền dân tộc, cứu giúp người hoạn nạn. Đó là điều làm cho người theo đạo hay không theo đạo không còn có sự cách biệt, khác xa nhau, làm cho Phật giáo thực sự hòa quyện, thấm sâu vào mỗi người dân Vũ Thư. Dó cũng chính là điều khác nhau giữa Phật giáo với các tôn giáo khác (như Thiên Chúa). Các tôn giáo đó luôn được sự hỗ trợ về vật chất của các lực lượng truyền giáo, vì thế, ở họ còn sự cách biệt giữa các hàng ngũ chức sắc và quần chúng tín đồ. Người dân Vũ Thư bằng chính sức lực và trí tuệ của mình, bằng sự kiên trì, nhẫn nại, bằng sự chịu thương, chịu khó một nắng hai sương để tạo lập cuộc sống cho mình. Họ luôn tự bằng lòng với chính mình, sống trong sạch, giản dị, không bon chen, cạnh tranh, giàu tình cảm, đầy lòng nhân ái, nhẹ nhàng trong tính cách, nên người ta ngại làm những nghề buôn bán xô bồ, thô bạo, nhưng nếu do nhu cầu mưu sinh, buộc họ phải làm những nghề đó thì trong hoàn cảnh ấy họ lại vận dụng triết lý chuyển "nghiệp" của đạo Phật bằng việc tu dưỡng thân tâm, thông qua 13
- 14 việc làm từ thiện, cầu cúng, bố thí, phóng sinh vào ngày lễ, ngày sóc, vọng. Quan niệm của Phật giáo về vấn đề trên có ảnh hưởng tốt đối với người dân Vũ Thư trong việc giáo dục con người về nhân cách, về lối sống hiện nay. Tuy nhiên, quan niệm trên của Phật giáo đã làm nảy sinh tư tưởng luôn bằng lòng với cái mình có, ít chịu khó phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, ít năng động, sáng tạo tìm cách cải thiện điều kiện sống của mình. Khắc phục tình trạng trên hiện nay, không ít người dân Vũ Thư, Thái Bình đã không ngừng năng động, sáng tạo, tìm tòi cách làm ăn mang lại hiệu quả, có ý chí làm giàu và biết cách làm giàu cho quê hương, đất nước, với phong trào "xóa đói, giảm nghèo" đã có tác dụng tích cực, tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tự vươn lên trong cuộc sống, điều đó đã làm thay đổi dần bộ mặt đời sống người dân Thái Bình. Chính điều đó đã góp phần tạo cho người dân Vũ Thư, Thái Bình một tính cách, một lối sống vừa hiền lành, đôn hậu. Chính vì thế nhiều nhà xã hội học đã cho rằng: Người nông dân hiền lành, thật thà, chất phác hơn người thành phố là do họ thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên. Lối sống đó ít nhiều mang dáng dấp của lối sống nhà Phật. Bởi lẽ hầu hết những người xuất gia tu hành đều chọn cảnh trí thanh tịnh, gần gũi với thiên nhiên để gửi gắm tâm hồn mình vào đó. Trong những ngày những ngày lễ, ngày tết hay những ngày sóc cảnh đông vui, nhộn nhịp, già, trẻ, lớn, bé đủ mọi thành phần (đông nhất vẫn là phụ nữ và thanh niên) lên chùa thắp hương giải hạn, cầu may, để tìm thấy ở đó sự thanh thản, nhẹ nhàng của tâm hồn. Ý nghĩa đạo đức và nét đẹp văn hóa ở các lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Phóng sinh, lễ Hoa đăng ở chùa Từ Xuyên sinh hoạt cộng đồng khá tưng bừng, tấp nập. 14
- 15 Ăn chay, lễ Phật biểu hiện sự mộ đạo và lối sống đạo của người dân Thái Bình. Ăn chay để nuôi dưỡng tình thương yêu đối với muôn loài, mong làm điều tốt lành, là sự nhắc nhở cho họ hướng đến những điều thiện, tránh xa điều ác, cầu cúng, tích thiện để chuộc tội, giải oan nghiệp của kiếp trước. Quan niệm đó mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Khi trưởng thành, lấy vợ, lấy chồng, làm nhà, làm cửa, người ta đều chọn ngày lành, tháng tốt có nhiều phúc, nhiều lộc, một số trường hợp khi tổ chức lễ cưới người ta lên chùa để cầu xin mọi sự tốt lành. Khi có người trong gia đình "chết đường, chết chợ" hay những người chết "bất đắc kỳ tử" ở ngoài đường, người ta gửi vong hồn lên chùa để có chỗ mà đi lại và nhờ nhà chùa làm phúc giúp đỡ cho mọi việc. Hiện tượng mê tín dị đoan, đi xem bói khi có chuyện không may, đi cầu hồn, giải oan khi có người thân qua đời với hủ tục rườm rà, tốn kém. Những tập tục đó đã lãng phí nhiều thời gian, tiền, là cơ hội thuận lợi cho những kẻ hành nghề mê tín dị đoan trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần và trật tự an toàn xã hội. Có thể nói những giá trị đạo đức mang ý nghĩa nhân văn cao cả của Phật giáo không những góp phần hoàn thiện đạo đức mà nó còn thấm sâu vào cách nghĩ, cách làm trở thành hành vi, lối sống hàng ngày của mỗi người. 2.3. Phật giáo với văn hóa nghệ thuật Giữa nghệ thuật và tôn giáo có những quan hệ nhất định, có sự ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển của lịch sử Văn hóa tinh thần Việt Nam. Bản thân các tác phẩm thuần túy tôn giáo chứa đựng những giá trị văn hóa nghệ thuật cao. Từ đó có thể nói, Phật giáo gắn liền với những giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật. Xét ở phương diện nhất định, sinh hoạt Phật giáo là sinh hoạt văn hóa biểu hiện trong nghi thức, trong lễ hội, trong nghệ thuật, văn hóa, trong 15
- 16 cả ứng xử giao tiếp. Chùa Vũ Thư, Thái Bình được xây dựng dàn trải theo mặt bằng với nhiều đơn nguyên kiến trúc. Đó là ảnh hưởng của ý thức mở rộng đất đai trong nền kinh tế nông nghiệp xưa, gắn liền với điều kiện tự nhiên, và địa hình phong phú ở Vũ Thư, Thái Bình. Chùa Vũ Thư, Thái Bình vô cùng phong phú đa dạng, mỗi chùa một dáng vẻ, một kiểu kiến trúc khác nhau, không chùa nào giống chùa nào, nhưng chúng lại có tiếng nói chung và gây ấn tượng thiêng liêng về Phật cứu độ chúng sinh, về luân hồi, chuyển kiếp,...Mặt khác, chùa chiền còn là nơi thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ. Cũng như đa số các chùa ở nước ta, chùa Thái Bình được thiết kế theo phong cách cổ truyền, kết hợp hài hòa với thiên nhiên và cảnh quan môi trường xung quanh, tọa lạc giữa phố làng, gần con đê, hay cánh đồng bát ngát. Chùa Keo ở Vũ Thư, Thái Bình trang trí đơn sơ, mộc mạc, cổ kính, phong cảnh sơn thủy hữu tình, khí hậu trong lành mát mẻ để lại nhiều ấn tượng tốt cho du khách khi đến tham quan. Cảnh đẹp chùa chiền đã đem lại những giây phút an bình, hướng tới chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Ngoài ra, chùa còn là nơi cụ thể hóa một tư tưởng, tình cảm, từ lâu đã chi phối cách ăn, ở và xử thế của người dân, biểu hiện của đạo từ bi, hỷ xả. Nó gợi sự thư thái, hướng thiện, giúp người ta làm phai mờ những tâm niệm để hướng về những điều thanh cao. Do vậy, đi chùa, lễ Phật vào những ngày lễ, ngày tết hay những ngày sóc, vọng, trở thành một nếp sống bình thường không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của người dân Thái Bình. Bên trong chùa cách bài trí từng pho tượng thờ không thống nhất, tùy theo mỗi chùa mà có cách bài trí khác nhau, nhưng lại thống nhất ở một điểm là các chùa đều thờ Phật Thích ca, Phật Di Lặc, Địa Tạng Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra ở đó còn có nhiều đồ thờ tự, bia ký, 16
- 17 chuông khánh, hương án, hoành phi, câu đối chạm trổ tinh vi với những lời hay ý đẹp về cảnh sắc núi sông, về cảnh Phật, về triết lý sự đời. Trong Phật giáo, hoa sen là hình tượng, tượng trưng cho đức Phật và sự giác ngộ Phật pháp. Hình tượng cây trúc mang ý nghĩa quân tử. Cây thông là tượng trưng cho ý nghĩa sức sống, chịu đựng, bền chí. Đó là những hình tượng khá phổ biến ở các ngôi chùa Thái Bình. Như vậy, toàn bộ kiến trúc của các ngôi chùa ở huyện Vũ Thư, mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa tôn giáo sâu xa, thiêng liêng, có giá trị văn hóa nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần và tâm linh của cộng đồng cư dân Thái Bình. Thế nhưng, ngày nay nhiều nơi đã quyên góp tiền của bà con tín đồ để tu sửa lại hệ thống chùa tháp, hiện tượng mê tín dị đoan cũng theo đó mà phát triển. Tất cả hiện tượng trên gây lãng phí tiền bạc, mất thời gian và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Đồng thời làm mất đi vẻ tôn nghiêm, thanh bạch. Bảo tồn lưu giữ các giá trị văn hóa mang tính nhân văn, hướng thiện, khuyến khích các hoạt động văn hóa lành mạnh của Phật giáo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là vấn đề cần thiết. Đó là vấn đề đặt ra cho Phật giáo Thái Bình trong quá trình tồn tại và phát triển. Tóm lại: Trong quá trình tồn tại Phật giáo đã nhanh chóng hòa đồng vào cuộc sống chung của cộng đồng, của dân tộc, gắn với cuộc đời của mỗi con người ở vùng đất hoang sơ này. Quá trình đó Phật giáo đã ảnh hưởng khá sâu đậm đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Vũ Thư, Thái Bình theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vấn đề đặt ra, cần phải nắm bắt được xu thế phát triển của nó trong điều kiện hiện nay, từ đó để có những giải pháp thích hợp. 17
- 18 Chương 3 PHẬT GIÁO Ở VŨ THƯ HIỆN NAY VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP 3.1. Những vấn đề đặt ra của Phật giáo ở huyện Vũ Thư hiện nay. Thế kỷ XXI, tôn giáo vẫn tồn tại, nhưng chắc không phải là thế kỷ của tôn giáo. Đó là thế kỷ của văn hóa, trí tuệ, của đấu tranh cho tự do, bình đẳng và công bằng xã hội. Tôn giáo sẽ góp phần tích cực, làm cân bằng cuộc sống con người trong xã hội hậu công nghiệp luôn bị căng thẳng bởi nhịp độ sống với cường độ cao, với những bất trắc khó lường của từng gia đình, từng cá nhân. Tôn giáo vẫn là nhu cầu tinh thần cần thiết cho một số người. Thời gian tới, Phật giáo ở huyện Vũ Thư có thể sẽ vận động theo một số xu hướng như sau: Số người theo Phật giáo ngày càng đông, một số chùa chiền, niệm phật đường được tu sửa, xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu của quần chúng. Số tăng, ni được đào tạo ở Trường Cơ bản Phật học ngày càng tăng, kinh sách xuất bản mỗi năm một nhiều. Theo thống kê hiện nay ở huyện Vũ Thư có 300.000 tín đồ Phật giáo, chiếm 37% dân số toàn tỉnh (trên thực tế, số chịu ảnh hưởng của Phật giáo khoảng gấp đôi số tín đồ hiện có), toàn tỉnh có 883 tăng, ni. Trong số những người đi chùa có cả thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, những nhà trí thức, thậm chí cả cán bộ, đảng viên, đó là hiện tượng mà trước kia chưa từng có. Tính đến năm 1996 có 86 đảng viên theo Phật giáo, năm 1997 có 143 đảng viên, năm 1998 có 150 đảng viên, năm 1999 có 207 đảng viên và năm 2000 là 217 đảng viên. Ngày nay, người lên chùa lễ Phật rất đa dạng. Mỗi người đến với Phật giáo với một tâm thức, một động cơ, một nguyên nhân khác nhau: bằng 18
- 19 sự sùng tín, thành khẩn; hay tìm chút thanh thản cho vơi bớt nỗi buồn trống vắng khi tuổi già; hay do bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; người thì đi viếng cảnh chùa; nhưng cũng có người đi chùa lễ Phật, vì thấy mọi người đi thì mình cũng đi, ở họ vẫn còn tư tưởng hoài nghi, nửa tin, nửa ngờ, vì thế họ dễ theo đạo nhưng cũng dễ bỏ đạo v.v... và cho dù họ đến với Phật giáo bằng những tâm thức thế nào đi chăng nữa thì có thể nói, họ đã góp phần tạo nên một khối lượng đông đảo những người theo Phật giáo. Điều đó tác động mạnh đến sự phát triển của tín ngưỡng tôn giáo, nhưng đồng thời cũng tạo nên sắc thái chung cho Phật giáo Vũ Thư. Phật giáo Vũ Thư còn chủ trương phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào, tín đồ, quan tâm đến lợi ích công cộng của xã hội thế tục, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội từ thiện như ở vùng sâu, vùng xa, bệnh tật ở trại phong Thái Bình, trẻ em mồ côi tàn tật ở Viện dưỡng lão, , thực hiện các chuyến cứu trợ đồng bào bão lụt ở miền Trung, đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long, đi miền Trung để thực hiện cứu trợ. Chỉ riêng năm 2010 đã ủng hộ 70 triệu đồng để giúp đỡ đồng bào khó khăn. Do sự tác động, ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, quan niệm về giá trị và lối sống của họ có biến đổi rất nhiều, đời sống tu hành không còn đạm bạc như trước, chùa chiền được sửa chữa đẹp đẽ hơn nhiều, cơ sở vật chất, tiện nghi trong chùa khang trang hơn trước, một số chùa đã trang bị đèn điện, điện thoại di động, ti vi, đài, xe máy v.v Xu hướng phổ biến hiện nay là "sống tốt đời đẹp đạo". Xu hướng thứ hai đó là xu hướng trung gian. Xu hướng này chủ trương chăm lo việc hoằng dương đạo pháp là chính, thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng. Xu hướng thứ ba đó là xu hướng cực đoan. Có thể thấy bọn phản động trong và ngoài nước thường lợi dụng tôn giáo nói 19
- 20 chung, Phật giáo nói riêng để chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chúng sẽ dùng mọi thủ đoạn để tiếp tục gây mất ổn định trong xã hội, chia rẽ đoàn kết lương giáo. Sự phát triển của Phật giáo Vũ Thư làm cho Phật giáo dễ dàng hòa nhập vào đời sống cộng đồng, nó được nhiều người thiện cảm và chấp nhận, nhưng mặt khác làm này sinh những yếu tố tiêu cực cần phải có biện pháp đấu tranh, khắc phục. Hiện tượng lợi dụng chốn thiêng liêng nơi cửa chùa để kinh doanh buôn thần, bán thánh, hoạt động mê tín dị đoan để kiếm lợi cho bản thân như: mở nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ, cửa hàng tạp hóa, đi chùa để cầu may, giải hạn, lên đồng, lên bóng, xem tử vi, một số chùa còn có hiện tượng viết sớ, cho thẻ v.v... hiện tượng đốt vàng mã, tiền nơi cúng lễ đang phổ biến, làm lãng phí tốn kém tiền bạc của nhân dân Có thể nói, sự phát triển của Phật giáo Vũ Thư theo cả hai chiều hướng tích cực hay tiêu cực, tất cả, đều tác động, ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Vũ Thư. 3.2. Một số giải pháp 3.2.1. Việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thái Bình khai thác những giá trị văn hóa tinh thần của Phật giáo Phật giáo là một bộ phận của văn hóa, ngoài vai trò Tôn giáo thuần túy, Phật giáo còn có vai trò với tư cách là thực thể văn hóa ở cả hai phương diện văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Sự tồn tại và phát triển của Phật giáo ở huyện Vũ Thư đã để lại một hệ thống chùa chiền, đền đài, tu viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường rất phong phú đa dạng với kiểu kiến trúc, điêu khắc, hội họa và cảnh quan rất độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam thu hút hàng triệu 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: : “Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế của Việt Nam”
22 p | 2082 | 619
-
Tiểu luận: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG, XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
19 p | 1502 | 478
-
Tiểu luận Kinh tế chính trị: Phật giáo và ảnh hưởng của nó tới VN
43 p | 1172 | 405
-
Báo cáo tiểu luận: Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Việt Nam
17 p | 882 | 314
-
TIỂU LUẬN: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN MARKETING SẢN PHẨM SỮA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
6 p | 1657 | 281
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của việc gia tăng dân số tới môi trường
29 p | 1201 | 149
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đến đời sống của người Việt ở làng xã
14 p | 454 | 73
-
Tiểu luận: Học thuyết Phật giáo nguyên thủy và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam
27 p | 350 | 64
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến an ninh lương thực tỉnh Kiên Giang năm 2014 – 2015
12 p | 381 | 64
-
Bài tiểu luận: Ảnh hưởng của truyền thống dân tộc đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
29 p | 918 | 62
-
Bài tiểu luận: Ảnh hưởng của dân tộc và tôn giáo đến bản đồ chính trị thế giới
38 p | 526 | 40
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á
12 p | 351 | 35
-
Tiểu luận Triết học số 57 - Những ảnh hưởng của Phật giáo đến nến văn hoá nước ta
24 p | 99 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay (khu vực đồng bằng Bắc Bộ)
42 p | 54 | 8
-
Tiểu luận Triết học số 110
8 p | 60 | 7
-
Tiểu luận giữa kì môn Kinh tế học quốc tế 2: Ảnh hưởng của biến động giá dầu đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2023
39 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời đại Lý - Trần
83 p | 26 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn