intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Bình luận hồ sơ tình huống lớp đào tạo công chứng viên

Chia sẻ: đào Bá Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

427
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Bình luận hồ sơ tình huống lớp đào tạo công chứng viên giới thiệu tới các bạn sơ bộ về hồ sơ tình huống và yêu cầu của người yêu cầu công chứng; bình luận hồ sơ (tiếp nhận yêu cầu công chứng và kiểm tra giấy tờ, vào sổ thụ lý, nghiên cứu hồ sơ, xử lý hồ sơ, chuẩn bị văn bản công chứng, viết lời chứng, ký công chứng; lưu trữ hồ sơ công chứng).

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Bình luận hồ sơ tình huống lớp đào tạo công chứng viên

  1. BÌNH LUẬN HỒ SƠ TÌNH HUỐNG I. Sơ bộ về hồ sơ tình huống và yêu cầu của người yêu cầu công   chứng. Hồ sơ tình huống tôi sử dụng dưới đây là một hồ sơ đã hoàn thành thủ  tục công chứng, hồ  sơ  do Phòng Công chứng số  1 tỉnh Kon Tum cung cấp.  Sau đây là sơ bộ về hồ sơ tình huống: Ngày  15/10/2014,   Vợ   chồng   Ông   Phan   Minh   H   và   bà   Nguyễn   Thị  Huyền T đến Phòng Công chứng số 1 tỉnh Kon Tum yêu cầu công chứng hợp   đồng thế chấp Quyền sử dụng đất số 144, tờ bản đồ số 76, tổ 15, P. Quang   Trung, thành phố  Kon Tum, tỉnh Kon Tum để  vay vốn tại Phòng giao dịch  Hòa Bình ­ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín ­ Chi nhánh  Kon Tum. Hồ  sơ  bà của Ông Phan Minh H và bà Nguyễn Thị  Huyền T yêu cầu  công chứng gồm có các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản  gắn liền với đất số BR133668 (Bản sao). Chứng minh nhân dân của Ông Phan Minh H (Bản sao). Chứng minh nhân dân của Nguyễn Thị Huyền T (Bản sao). Sổ tạm trú số 350025471 (Bản sao).  II. Bình luận hồ sơ. 1. Tiếp nhận yêu cầu Công chứng và kiểm tra giấy tờ. Tại Phòng Công chứng số  1 tỉnh  Kon Tum  việc tiếp nhận yêu cầu  công chứng, kiểm tra giấy tờ được giao cho một chuyên viên thực hiện. Theo   quan sát của tôi, hồ  sơ  yêu cầu công chứng Hợp đồng thế  chấp quyền sử  dụng đất số: 097/2014/HĐTC/PGDHB cũng được chuyên viên giúp việc tiếp  nhận yêu cầu công chứng và kiểm tra giấy tờ.  1
  2. Theo tôi việc chuyên viên của Phòng Công chứng số  1 tỉnh Kon Tum  tiếp nhận và kiểm tra giấy tờ  là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế.   Mặc dù theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật công chứng 2006 quy định:  “Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ  trong hồ sơ yêu cầu   công chứng. Nếu thực hiện theo quy định của Luật là Công chứng viên phải   tiếp nhận và kiểm tra giấy tờ  thì thiết nghĩ   một ngày tổ  chức hành nghề  công chứng chỉ làm được một hai hồ sơ. Bởi vì, thực tế hiện nay, số lượng  hồ sơ công chứng hàng ngày tại Phòng công chứng số 1 tỉnh Kon Tum tương   đối nhiều, nhiều hồ  sơ  rất phức tạp. Do đó, Công chứng viên tiếp nhận và   kiểm tra thì sẽ  mất rất nhiều thời gian, dẫn đến thời hạn công chứng sẽ  không được đảm bảo. Đối với hồ sơ số  097/2014/HĐTC/PGDHB, sau khi nghe yêu cầu công  chứng, chuyên viên phòng Công chứng số  1 kiểm tra giấy tờ  xong, thì viết   phiếu yêu cầu công chứng và giao cho người yêu cầu công chứng. Theo quan   sát của tôi, thì phiếu yêu cầu công chứng này được làm sơ sài, chưa phù hợp,   cụ thể như sau: Phần ghi về các giấy tờ nộp kèm theo thì chỉ ghi tên các lại  giấy tờ chung chung, không nêu rõ là bản sao hay bản chính, người yêu cầu   công chứng nộp sổ  tạm trú thì ghi là sổ  hộ  khẩu. Ngoài ra, Người nhận  phiếu yêu cầu công chứng không ký vào phiếu. Thực tế, không chỉ  Phòng Công chứng số  1 tỉnh Kon Tum mà còn  nhiều tổ chức hành nghề công chứng đều thực hiện theo trình tự thủ tục như  trên. Tuy nhiên, để  thực hiện tốt việc này thì chúng ta cần quy định cụ  thể  về điều kiện, tiêu chuẩn đối với chuyên viên khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ  công chứng, bởi dù sao công chứng cũng là một công việc phức tạp, đòi hỏi   người thực hiện phải có kiến thức, chuyên môn, kỹ  năng tương đối tốt thì  mới thực hiện được. 2. Vào Sổ thụ lý. 2
  3. Sau khi đối chiếu giấy tờ  và kiểm tra giấy tờ, Chuyên viên Phòng  Công chứng số  1 đã bỏ  qua thủ  tục vào sổ  thụ  lý công chứng như  theo quy  định tại khoản 3 điều 35 luật Công chứng.  Theo tôi, tuy Chuyên viên không  thực hiện theo đúng các trình tự, thủ tục như pháp luật công chứng quy định   như  trên nhưng như  vậy là hợp lý bởi các lẽ  sau: Tiết kiệm thời gian của   Công chứng viên và của khách hàng; Đảm bao tính thống nhất trong hoạt  động kiểm kê hồ sơ. Các bước này sẽ được thực hiện sau khi các bên ký vào hợp đồng, giao  dịch thì vào sổ  thụ  lý. Như  vậy sẽ  tránh tình trạng sổ  thụ  lý công chứng có  hồ  sơ  nhưng không có hóa đơn, không có văn bản công chứng vì nếu thực   hiện các bước như  luật định thì sau khi ghi vào sổ  công chứng mà các bên   không ký hợp đồng, không tiếp tục thực hiện giao dịch nữa thì số  đã vào sổ  sẽ xử lý ra sao. Theo tôi, thực tiễn công chứng viên trên làm như vậy là hoàn  toàn hợp lý. 3. Nghiên cứu hồ sơ, xử lý hồ sơ. Sau khi chuyên viên tiếp nhận và kiểm tra giấy tờ  xong thì hồ  sơ  số  097/2014/HĐTC/PGDHB được chuyển cho Công chứng viên (Trưởng phòng  Công chứng số 1 tỉnh Kon Tum) để  nghiên cứu hồ  sơ. Công chứng viên lúc  này sẽ  thực hiện các nội dung như kiểm tra các giấy tờ, kiểm tra “tính hợp   pháp, tính xác thực” của hồ sơ.   Sau khi nghiên cứu hồ sơ xong, Công chứng   viên trao đổi với hai bên đương sự. Trong lúc trao đổi thì Công chứng viên đã  kiểm tra qua nhân thân và năng lực hành vi của các bên bằng những câu hỏi  trao đổi qua lại. Công chứng viên đã tư  vấn cho Ông Phan Minh H và bà   Nguyễn Thị  Huyền T về  các điều khoản trong hợp đồng, các nghĩa vụ  mà  hai ông bà phải thực hiện. Đối với trình tự, thủ  tục này thì theo tôi là hoàn  toàn hợp lý và phù hợp với các quy định của pháp luật công chứng. 3
  4. Tuy   nhiên   trong   quá   trình   nghiên   cứu   hồ   sơ   số  097/2014/HĐTC/PGDHB tôi nhận thấy hồ sơ trên vẫn còn thiếu các giấy tờ  sau nhưng Công chứng viên vẫn tiến hành giải quyết hồ sơ: Giấy đăng ký kết hôn của Ông Phan Minh H và bà Nguyễn Thị Huyền   T để chứng minh hai người này là vợ chồng. Sổ hộ khẩu của Ông Phan Minh H và bà Nguyễn Thị Huyền T. Quyết định  ủy quyền số  169/2014/BPQ­CNKT, ngày 05/08/2014 của  Giám đốc ngân hàng thương mại cổ phàn Sài Gòn thương tín ­ CN Kon Tum. Các giấy tờ  tùy thân của Bà Phạm Nguyễn Yến H, đại diện theo  ủy  quyền của Ngân hàng . Biên bản xác định giá tài sản đảm bảo. Công chứng viên chỉ căn cứ vào sổ tạm trú là đã khẳng định ngay  Ông  Phan Minh H và bà Nguyễn Thị Huyền T là vợ chồng thì tôi cho rằng không  phù hợp. Để chứng minh hai người có là vợ chồng hay không thì chỉ có Giấy  đăng ký kết hôn mới chứng minh được. Trong trường hợp này, Công chứng   viên đã quá thoáng. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý sau này. Nếu như  hai ông bà trên không phải là vợ chồng, sau này người vợ hoặc chồng được   pháp   luật   công   nhận   khởi   kiện   thì   Công   chứng   viên   sẽ   phải   chịu   trách  nhiệm. Tôi cho rằng phần các giấy tờ còn thiếu của Bên nhận thế chấp (Ngân  hàng) là có thể chấp nhận được. Bởi vì, Ngân hàng là tổ chức có nhiều hợp   đồng, giao dịch và họ  thường xuyên đến yêu cầu Công chứng. Do đó, trong  các hợp đồng, giao dịch trước đây đã có các loại giấy tờ  chứng minh. Mặt   khác, Công chứng viên đã biết rõ người đại diện của Ngân hàng. 4. Chuẩn bị văn bản công chứng. Hợp đồng thế  chấp quyền sử  dụng đất số: 097/2014/HĐTC/PGDHB   được ngân hàng soạn thảo sản nên Công chứng viên thực hiện việc công  4
  5. chứng tiến hành thủ tục theo quy định tại khoản 5 Điều 35 Luật Công chứng   về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẳn. Công chứng viên  kiểm tra từng nội dung trong hợp đồng thế  chấp quyền sử  dụng đất số:   097/2014/HĐTC/PGDHB và giải thích rõ các nội dung trong hợp đồng cho  ông Ông Phan Minh H và bà Nguyễn Thị  Huyền  T nghe, hiểu rõ. Theo tôi,  thủ  tục thực hiện đối với hợp đồng thế  chấp số: 097/2014/HĐTC/PGDHB   trong công đoạn này là phù hợp với quy định của pháp luật công chứng. Tuy nhiên, hợp đồng thế chấp do ngân hàng soạn thảo sẵn nhưng theo  tôi vẫn còn một số thiếu sót sau: Tại phần chủ thể của hợp đồng thế chấp,   phần bên nhận thế  chấp chỉ  ghi tên đại diện ngân hàng và quyết định  ủy  quyền mà không ghi các thông tin về  nhân thân của người đại diện như  số  chứng minh nhân dân, địa chỉ... điều này là không phù hợp. 5. Viết lời chứng, ký công chứng. Sau khi kiểm tra, giải thích các nội dung trong hợp đồng thế chấp số:  097/2014/HĐTC/PGDHB cho Ông Phan Minh H và bà Nguyễn Thị Huyền T,  Công chứng viên giải quyết hồ  sơ  còn yêu cầu Ông Phan Minh H và bà   Nguyễn Thị Huyền T đọc lại toàn bộ  các nội dung trong hợp đồng. Sau khi  đồng ý toàn bộ  nội dung trong dự  thảo hợp đồng, thì Công chứng viên yêu  cầu ông Ông Phan Minh H và bà Nguyễn Thị Huyền T ký vào từng trang của   hợp đồng. Sau đó Công chứng viên ghi lời chứng và cũng ký vào từng trang  của hợp đồng. Theo quan sát của tôi, thì đại diện ngân hàng không ký vào   từng trang của hợp đồng mà chỉ  ký vào phần cuối cùng của hợp đồng là   không phù hợp. Theo quan sát của tôi, khi soạn thảo lời chứng, công chứng viên đưa  các nội dung theo quy định tại Điều 5 Luật công chứng, cụ thể lời chứng có   “ghi rõ thời gian, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức   hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn  toàn tự  nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp   5
  6. đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, đối  tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật, chữ ký trong hợp đồng, giao dịch là  đúng chữ  ký của người tham gia hợp đồng, giao dịch; có chữ  ký của công  chứng viên và đóng dấu của tổ  chức hành nghề  công chứng”. Như  vậy, lời  chứng của công chứng viên là phù hợp với các quy định của pháp luật công   chứng. 6. Lưu trữ hồ sơ công chứng. Sau khi ký vào từng trang của hồ  sơ, công chứng viên tiến hành đánh  bút lục đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của Ông Phan Minh H  và bà Nguyễn Thị  Huyền T, sau đó Công chứng viên chuyển hồ  sơ  cho cán  bộ văn thư lưu trữ để tiến hành vào số công chứng, đóng dấu giáp lai và trả  hồ sơ cho ông Ông Phan Minh H và bà Nguyễn Thị Huyền T. Bản chính văn  bản công chứng được cán bộ văn thư lưu trữ đưa lên phòng lưu trữ để  bảo  quản theo quy định của pháp luật. Trong thời gian thực tế  tại đây, tôi thấy  việc lưu trữ  hồ  sơ  được thực hiện tương đối chặt chẽ, đúng trình tự  theo  quy định của pháp luật. Đối với trình tự, thủ  tục này, theo quan sát của tôi thì tại phòng công  chứng số 1 tỉnh Kon Tum ngoài đóng dấu giáp lai vào văn bản công chứng thì  cán bộ văn thư lưu trữ còn đóng nguyên dấu của phòng công chứng số 1 vào   phần cuối cùng của trang đầu tiên của văn bản công chứng. Điều này theo   tôi là bất hợp lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Người ta có thể  lợi dụng  con dấu đã đóng sẵn để thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công   chứng mà Công chứng viên không thể nào biết được. III. Kết luận. Với những kiến thức được học trong thời gian học tập tại lớp Công  chứng viên tại  tỉnh Đắk Lắk  và qua nghiên cứu các văn bản pháp luật, tài  liệu liên quan đến lĩnh vực công chứng cũng như trong những ngày đi thực tế  6
  7. tại Phòng Công chứng số  1 tỉnh Kon Tum, được xem, quan sát Công chứng  viên giải quyết hồ sơ công chứng, tôi thấy về cơ bản việc giải quyết hồ sơ  yêu cầu công chứng của Công chứng viên là phù hợp với quy định của pháp  luật. Tất cả các hợp đồng, giao dịch về  cơ bản đảm bảo tính xác thực, tính  hợp pháp theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn pháp  lý cho các cá nhân, tổ  chức khi tham gia các giao dịch hợp đồng, cũng như  thuận lợi cho cơ  quan quản lý nhà nước trong việc giám sát, kiểm tra hoạt  động công chứng tại địa phương.  Tuy nhiên,  Công chứng viên đã không tuân theo trình tự, thủ  tục đã  được quy định tại Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành.  Nhưng theo tôi, việc giải quyết như trên thực tế của Công chứng viên là phù  hợp, đảm bảo thời  hạn công chứng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho   người yêu cầu công chứng. Qua việc nghiên cứu hồ sơ tình huống, tôi đã rút ra được một số  kinh  nghiệm như: Để giải quyết tốt hồ sơ yêu cầu công chứng, thì bản thân phải  nắm vững các quy định của Luật công chứng và các văn bản có liên quan để  thực hiện đúng quy trình, thủ tục, cũng như các nội dung, hình thức văn bản  theo quy định của pháp luật; cần thường xuyên rèn luyện các kỹ  năng, đạo  đức hành nghề  công chứng để  thức thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình,  tránh gây phiền hà, tham nhũng đối với người dân; đối với những vướng   mắc trong thi hành luật công chứng và các văn bản hướng dẫn cần mạnh   dạn đề xuất hướng xử lý. Trên đây là bình luận hồ sơ tình huống trong thời gian tôi đi thực tế tại  Phòng Công chứng số 1 tỉnh Kon Tum. Kính mong thầy cô xem xét./. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0