Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o<br />
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n<br />
----------------<br />
<br />
NguyÔn thÞ tïng ph−¬ng<br />
<br />
LùA CHäN C¡N Hé CHUNG C¦ KHU VùC<br />
§¤ THÞ - NGHI£N CøU TR£N §ÞA BμN<br />
THμNH PHè Hμ NéI<br />
CHUY£N NGμNH: QU¶N TRÞ KINH DOANH (QTKD B§S)<br />
M· Sè: 9340101<br />
<br />
Hμ néi, 2018<br />
<br />
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. HOÀNG VĂN CƯỜNG<br />
<br />
Phản biện 1: .....................................................................<br />
...........................................................................................<br />
<br />
Phản biện 2: .....................................................................<br />
...........................................................................................<br />
<br />
Phản biện 3: .....................................................................<br />
...........................................................................................<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường<br />
Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Vào hồi:<br />
<br />
Ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
năm 2018<br />
<br />
1<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Sự cần thiết nghiên cứu<br />
Nhà ở không chỉ là nơi trú ẩn bảo vệ an ninh, hạn chế những tác hại do<br />
môi trường mang lại còn là nơi thể hiện đẳng cấp của chủ sở hữu, bản sắc của cá<br />
nhân và gia đình (Marcus, 1997). Nhà ở gắn liền với đất đai, không thể tự nhiên<br />
tăng thêm về quy mô diện tích, có tính khan hiếm theo mục đích sử dụng và khu<br />
vực phát triển (Hoàng Văn Cường, 2006, 2017). Trong điều kiện đô thị hóa mạnh mẽ,<br />
phát triển nhà ở luôn đặt trong bối cảnh bị giới hạn về không gian. Do đó, vấn đề lựa chọn<br />
nhà ở nói chung luôn được quan tâm nhằm đảm bảo nơi trú ẩn an toàn và thể hiện ý tưởng<br />
của người lựa chọn. Để giải quyết khó khăn cho người dân tại khu vực đô thị về nhà ở,<br />
trên thế giới hầu hết các đô lựa chọn hình thức xây dựng nhà ở cao tầng để người dân sinh<br />
sống vừa tiết kiệm diện tích đất đô thị vừa tạo ra văn minh trong cộng đồng dân cư. Tại<br />
các nước phương Tây nhà ở cao tầng - chung cư đầu tiên là dành cho những người vô gia<br />
cư, nhưng sau đó chung cư được phát triển với quy mô hiện đại cao cấp. Toà chung cư<br />
cao nhất, Mumbai, Ấn Độ, còn toà nhà chung cư được cho là quyền lực nhất thế giới là<br />
toà nhà New York (Vnexpress, 2016). Tại Việt Nam tỷ lệ chung cư tại các dự án nhà ở<br />
của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trên 80% (Báo cáo Chiến lược phát<br />
triển nhà ở, 2009).<br />
Khác với hàng hoá thông thường, hàng hoá bất động sản lại có tính không đồng<br />
nhất về sản phẩm, có tính dị biệt, cá biệt và có tính tính khu vực cao, chịu tác động lớn bởi<br />
yếu tố tâm lý (Hoàng Văn Cường, 2006, 2017). Điều này chỉ ra mỗi cá nhân, gia đình, sẽ<br />
có phong cách sống và mỗi giai đoạn phát triển gia đình khác nhau sẽ có lựa chọn tiêu chí<br />
căn hộ riêng phù hợp với họ và gia đình. Vì thế đặt ra hai vấn đề quan trọng: Thứ nhất giai<br />
đoạn phát triển gia đình ảnh hưởng như thế nào tới tiêu chí lựa chọn chung cư tại Việt<br />
Nam là câu hỏi chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm. Thứ hai, phong cách sống của hộ<br />
gia đình ảnh hưởng tới tiêu chí lựa chọn chung cư như thế nào cũng là vấn đề còn bỏ ngỏ.<br />
Tác giả lựa chọn bối cảnh nghiên cứu sự lựa chọn tiêu chí căn hộ tại Thành phố Hà Nội<br />
bởi Hà Nội là nơi có quy mô phát triển chung cư lớn trong thời gian qua, là đô thị điển<br />
hình của cả nước.<br />
Nghiên cứu tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư để ở là vấn đề quan trọng của<br />
nhà ở đô thị. Với mong muốn đóng góp về mặt lý luận về thực tiễn tác giả chọn đề<br />
tài: “Lựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị - Nghiên cứu trên địa bàn Thành<br />
phố Hà Nội” là cần thiết có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.<br />
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa giai đoạn trong<br />
chu kỳ sống gia đình; nghiên cứu phong cách sống tới tiêu chí lựa chọn chung cư;<br />
đề xuất một số giải pháp và các khuyến nghị phát triển căn hộ chung cư khu vực đô<br />
thị trên địa bàn Hà Nội phù hợp với phong cách sống và giai đoạn phát triển gia<br />
đình khác nhau.<br />
1.<br />
<br />
2<br />
2.2. Câu hỏi nghiên cứu chính<br />
Phong cách sống của các hộ gia đình khác nhau thì có coi trọng các tiêu chí<br />
lựa chọn căn hộ chung cư để ở ở mức độ khác nhau không?<br />
Có tồn tại sự thay đổi về mức độ coi trọng các tiêu chí lựa chọn căn hộ<br />
chung cư để ở theo những giai đoạn phát triển gia đình hay không?<br />
3. Đối tƣợng phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư đối<br />
với những hộ gia đình có phong cách sống khác nhau và giai đoạn phát triển khác<br />
nhau khi lựa chọn căn hộ chung cư để ở tại khu vực đô thị.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Nội dung: Nghiên cứu tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư để ở, không nghiên<br />
cứu mua chung cư để đầu tư, kinh doanh và thuê để ở.<br />
- Không gian: Nghiên cứu tại khu vực đô thị Thành phố Hà Nội là đô thị điển<br />
hình tập trung phổ biến, đa dạng có thể đại diện cho các thành phố.<br />
Nghiên cứu tìm xu hướng các nhóm phong cách sống và giai đoạn phát triển hộ<br />
gia đình khác nhau trong quá trình lựa chọn tiêu chí căn hộ chung cư để ở.<br />
4. Khái quát phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu<br />
Sử dụng phương pháp khảo sát các hộ gia đình để thu thập thông tin về phong<br />
cách và giai đoạn của hộ gia đình. Các hộ này được đề nghị trả lời đánh giá các tiêu<br />
chí khi họ lựa chọn các căn hộ chung cư để ở. Sử dụng phương pháp nghiên cứu<br />
định tính và định lượng.<br />
5. Những đóng góp mới của luận án<br />
5.1. Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: chỉ ra các lý thuyết về phong cách<br />
sống nhằm xác định các nhóm phong cách sống trong lựa chọn tiêu chí căn hộ; lý<br />
thuyết về giai đoạn phát triển gia đình. Luận án đã áp dụng lý thuyết và xây dựng<br />
mô hình nghiên cứu; Chỉ ra mối quan hệ giữa phong cách sống và tiêu chí lựa chọn<br />
căn hộ; mối quan hệ giữa giai đoạn phát triển gia đình và tiêu chí lựa chọn căn hộ.<br />
5.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của<br />
luận án<br />
Thứ nhất, kết quả phân tích đã đánh giá mô hình và các thang đo đạt yêu<br />
cầu cầu của một thang đo tốt. Kết quả phân tích SEM chỉ ra 6 nhóm chỉ báo về<br />
phong cách sống có ảnh hưởng đến 3 tiêu chí lựa chọn căn hộ (tiêu chí vị trí căn hộ,<br />
tiêu chí môi trường xã hội, tiêu chí chất lượng căn hộ).<br />
Thứ hai, kết quả chạy mô hình hồi quy chỉ ra mối quan hệ giữa giai đoạn<br />
phát triển gia đình, phong cách sống ảnh hưởng đến tiêu chí lựa chọn căn hộ (tiêu<br />
chí vị trí căn hộ, tiêu chí môi trường xã hội, tiêu chí chất lượng căn hộ). Phong cách<br />
sống kinh tế tác động mạnh nhất tới cả 3 tiêu chí lựa chọn căn hộ; phong cách sống<br />
hướng đến môi trường tự nhiên chưa thực sự được chấp nhận trong nghiên cứu này.<br />
<br />
3<br />
Còn với giai đoạn phát triển gia đình đã chỉ ra không có sự khác biệt trong lựa chọn<br />
tiêu chí chất lượng căn hộ trong nghiên cứu này.<br />
Thứ ba, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số khuyến<br />
nghị trong đầu tư kinh doanh bất động sản, trong hoạt động môi giới bất động sản<br />
cần nhìn nhận phong cách sống là chỉ báo ảnh hưởng lớn đến các tiêu chí lựa chọn<br />
căn hộ. Có thể dự kiến các thay đổi phong cách sống của các nhóm khách hàng và<br />
gia đình trong lựa chọn tiêu chí căn hộ. Ngoài ra, cần nghiên cứu dự kiến về phong<br />
cách sống, giai đoạn gia đình trước khi triển khai đầu tư phát triên chung cư khu<br />
vực đô thị. Xây dựng bộ tiêu chí về phong cách sống trong kinh doanh đầu tư và<br />
môi giới bất động sản; Cần thiết phải thiết lập cơ sở dữ liệu về giai đoạn phát triển<br />
gia đình để làm căn cứ cho nghiên cứu trong lĩnh vực bất động sản.<br />
6. Kết cấu luận án<br />
Luận án được trình bày thành 5 chương với các nội dung kết cấu như sau:<br />
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về liên quan đến lựa chọn tiêu chí căn hộ<br />
chung cư để ở<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu về lựa chọn tiêu chí căn hộ<br />
chung cư để ở<br />
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu<br />
Chương 4: Kết quả nghiên cứu<br />
Chương 5: Bình luận và khuyến nghị về lựa chọn tiêu chí căn hộ chung cư khu<br />
vực đô thị<br />
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ<br />
LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CĂN HỘ CHUNG CƢ<br />
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cƣ<br />
1.1.1. Một số nghiên cứu về tiêu chí nhà ở<br />
Tác giả Beyer (1959) chỉ ra 9 tiêu chí về nhà ở: là nơi mà con người ở trong<br />
ngôi nhà đó phải có được tâm trí bình yên, bình đẳng, có khả năng sống, có tính riêng<br />
tư, bình đẳng, giải trí, là trung tâm của gia đình, có uy tín và có tính kinh tế. Bourne<br />
(1981), Priemus (1984) và MacLennan (1977), Hooimeijer (2007) chỉ ra 4 tiêu chí nhà<br />
ở: là nơi ở, chăm sóc cá nhân; nơi giải trí; điều tiết hoạt động hàng ngày; là phát triển<br />
các quan hệ xã hội. (Morris & Winter, 1978) chỉ ra ra 6 nhóm tiêu chí: Thời gian sở<br />
hữu; không gian; kiểu cấu trúc; chất lượng; hàng xóm; chi tiêu. Vậy, các nhóm tiêu chí<br />
quan trọng trong lựa chọn nơi ở chính là nhóm tiêu chí vị trí, tiêu chí liên môi trường<br />
nơi ở, tiêu chí liên quan đến chất lượng nơi ở.<br />
1.1.2. Một số nghiên cứu về tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư<br />
Phatcharin (2008), đã chỉ ra tiêu chí lựa chọn căn hộ dịch vụ của các nữ<br />
doanh nhân là: tiêu chí vị trí, tiêu chí dịch vụ, thương hiệu căn hộ dịch vụ, nhà cung<br />
cấp dịch vụ, tiêu chí an toàn và an ninh căn hộ; bên cạnh đó, đặc điểm nhân khẩu<br />
học về độ tuổi, trình độ học vấn, mức thu nhập có ảnh hưởng đến lựa chọn căn hộ<br />
<br />