ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
..<br />
<br />
NGUYỄN HẰNG THUỶ<br />
<br />
TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỒ SƠ HÀNH CHÍNH<br />
Ở UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH<br />
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br />
Chuyên ngành: Lƣu trữ<br />
Mã số: 60 32 24<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH<br />
LƯU TRỮ VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Vũ Thị Phụng<br />
<br />
HÀ NỘI, 2009<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Phần mở đầu<br />
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về hồ sơ hành chính<br />
<br />
3<br />
10<br />
<br />
Những khái niệm cơ bản<br />
<br />
10<br />
<br />
1.1.1<br />
<br />
Khái niệm hồ sơ<br />
<br />
10<br />
<br />
1.12<br />
<br />
Khái niệm hành chính<br />
<br />
11<br />
<br />
1.1.3<br />
<br />
Khái niệm hồ sơ hành chính<br />
<br />
13<br />
<br />
Các loại hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của<br />
UBND thành phố Ninh Bình<br />
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của UBND thành phố<br />
Ninh Bình<br />
<br />
13<br />
<br />
1.2.2<br />
<br />
Các loại hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của<br />
UBND thành phố Ninh Bình.<br />
<br />
16<br />
<br />
1.2.3<br />
<br />
Thành phần tài liệu trong các hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục<br />
hành chính ở UBND thành phố Ninh Bình.<br />
<br />
21<br />
<br />
1.3<br />
<br />
Ý nghĩa, tác dụng của hồ sơ hành chính trong hoạt động quản<br />
lý nhà nước<br />
<br />
31<br />
<br />
1.3.1<br />
<br />
Đối với cơ quan hành chính nhà nước<br />
<br />
31<br />
<br />
1.3.2<br />
<br />
Đối với công dân<br />
<br />
34<br />
<br />
1.1<br />
<br />
1.2<br />
1.2.1<br />
<br />
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hồ sơ hành chính ở UBND thành<br />
<br />
13<br />
<br />
37<br />
<br />
phố Ninh Bình<br />
2.1<br />
<br />
Kết quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính ở UBND<br />
thành phố Ninh Bình<br />
<br />
37<br />
<br />
2.1.1<br />
<br />
Kết quả tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ hành chính ở UBND<br />
thành phố Ninh Bình từ 2004 đến 2008<br />
<br />
37<br />
<br />
2.1.2<br />
<br />
Đánh giá kết quả giải quyết hồ sơ hành chính ở UBND thành<br />
phố Ninh Bình từ năm 2004 đến năm 2008.<br />
<br />
42<br />
<br />
1<br />
<br />
Thực trạng quản lý hồ sơ hành chính ở UBND thành phố<br />
Ninh Bình<br />
<br />
45<br />
<br />
2.2.1<br />
<br />
Trách nhiệm quản lý hồ sơ hành chính.<br />
<br />
46<br />
<br />
2.2.2<br />
<br />
Phân loại hồ sơ hành chính.<br />
<br />
48<br />
<br />
2.2.3<br />
<br />
Xác định giá trị và bảo quản hồ sơ hành chính.<br />
<br />
53<br />
<br />
2.2.4<br />
<br />
Tổ chức khai thác và sử dụng hồ sơ hành chính.<br />
<br />
56<br />
<br />
2.2.5<br />
<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hồ sơ hành<br />
chính ở UBND thành phố Ninh Bình.<br />
<br />
58<br />
<br />
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện việc quản lý hồ sơ hành<br />
chính ở UBND thành phố Ninh Bình<br />
<br />
63<br />
<br />
3.1<br />
<br />
Xây dựng và ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn về hồ<br />
sơ hành chính.<br />
<br />
63<br />
<br />
3.2<br />
<br />
Hoàn thiện quy trình tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ hành chính ở<br />
UBND thành phố Ninh Bình.<br />
<br />
66<br />
<br />
3.3<br />
<br />
Tổ chức lại công tác văn thư và tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ<br />
tại Trung tâm một cửa liên thông và các đơn vị có liên quan.<br />
<br />
71<br />
<br />
3.4<br />
<br />
Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả đội ngũ cán bộ, công<br />
chức; xúc tiến mạnh việc hiện đại hoá công sở.<br />
<br />
83<br />
<br />
3.5<br />
<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quy trình quản lý hồ sơ hành<br />
chính; góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, vận hành chính phủ<br />
điện tử.<br />
<br />
85<br />
<br />
3.6<br />
<br />
Nâng cao vai trò giám sát của nhân dân, hiệu quả của công tác<br />
kiểm tra, thanh tra, đánh giá việc thực hiện quản lý hồ sơ hành<br />
chính của UBND thành phố Ninh Bình.<br />
<br />
87<br />
<br />
2.2<br />
<br />
Phần kết luận<br />
<br />
90<br />
<br />
Mục lục tài liệu tham khảo<br />
<br />
91<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1- Lý do chọn đề tài.<br />
Tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (tháng 4/2001),<br />
bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân<br />
chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá ... đã đưa ra một loạt chủ<br />
trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính thời gian<br />
tới như: điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của chính<br />
phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách<br />
quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, tách cơ quan hành chính<br />
công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách doanh<br />
nghiệp nhà nước, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán<br />
bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan<br />
liêu, tham nhũng.<br />
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã<br />
chỉ đạo phải nhanh chóng xây dựng cho được một chương trình cải cách hành<br />
chính có tính chiến lược, dài hạn của Chính phủ. Sau một thời gian chuẩn bị,<br />
ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 136/2001/QĐTTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn<br />
2001-2010.<br />
Với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20012010, lần đầu tiên trong quá trình cải cách, Chính phủ có một chương trình có<br />
tính chiến lược, dài hạn, xác định rõ 4 lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế,<br />
cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ,<br />
công chức và cải cách tài chính công, định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách<br />
và xác định các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải<br />
cách. Chương trình tổng thể là công cụ quan trọng để Chính phủ chỉ đạo các<br />
bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh cải cách<br />
hành chính.<br />
Trong việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà<br />
nước giai đoạn 2001-2010 thì cải cách thủ tục hành chính đã và đang là yêu<br />
cầu bức xúc của nhân dân, của các tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài, là<br />
khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính nhà nước. Những năm gần<br />
đây, các thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ<br />
<br />
3<br />
<br />
chức, các cơ quan hành chính nhà nước đã có những cải tiến đáng kể, trong<br />
đó có những cải cách về thủ tục hồ sơ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều cơ<br />
quan hành chính nhà nước chưa đánh giá đúng vai trò, vị trí và tác dụng của<br />
hồ sơ trong hoạt động của cơ quan nói chung, đối với việc cải cách thủ tục<br />
hành chính nói riêng, nên chưa quan tâm, đầu tư đúng mức tới vấn đề này,<br />
chưa xem việc tổ chức quản lý hồ sơ là một trong những nội dung quan trọng<br />
của cải cách thủ tục hành chính. Điều đó dẫn đến tình trạng quản lý hồ sơ của<br />
đa số cơ quan hành chính nhà nước hiện nay còn khá nhiều bất cập và tồn tại.<br />
Trong khi đó xét về bản chất, hồ sơ hình thành trong quá trình giải quyết<br />
công việc ở các cơ quan hành chính nhà nước vừa là sản phẩm tất yếu, vừa là<br />
bằng chứng chứng minh cho quá trình giải quyết công việc đó từ khí bắt đầu<br />
cho tới khi kết thúc. Hồ sơ không những ghi lại toàn bộ nội dung, kết quả giải<br />
quyết một công việc mà còn phản ánh một cách chính xác và đầy đủ trình tự<br />
hay thủ tục tiến hành công việc đó. Vì vậy, có thể khẳng định, hồ sơ hình<br />
thành qua quá trình giải quyết công việc ở các cơ quan hành chính nhà nước<br />
là một bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành<br />
chính trong một phạm vi nào đó, chính là là cải cách thủ tục hồ sơ, trình tự<br />
tiến hành công việc và tổ chức quản lý hồ sơ trong các cơ quan hành chính<br />
nhà nước.<br />
Cải cách thủ tục hành chính có ảnh hưởng trực tiếp mang tính quyết định<br />
tới tình trạng hồ sơ sản sinh trong quá trình giải quyết công việc ở các cơ<br />
quan hành chính nhà nước và ngược lại, việc hoàn thiện hồ sơ, tổ chức quản<br />
lý tốt hồ sơ cũng góp phần quan trọng vào việc cải cách thủ tục hành chính.<br />
Vì vậy trong quá trình cải cách thủ tục hành chính ở nước ta, vấn đề cải tiến<br />
hay hoàn thiện hồ sơ hình thành trong quá trình giải quyết công việc ở các cơ<br />
quan hành chính nhà nước, tổ chức quản lý hồ sơ như thế nào cần được quan<br />
tâm và xem xét một cách thoả đáng.<br />
Hơn nữa, vấn đề cải cách thủ tục hành chính nói chung và tổ chức quản<br />
lý hồ sơ hành chính nói riêng, ngày càng trở nên cấp bách xuất phát từ yêu<br />
cầu và nhiệm vụ tin học hoá hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong<br />
những năm gần đây. Bởi vì để mỗi cơ quan, ngành có thể thiết lập được hệ<br />
thống các cơ sở dữ liệu thống nhất để quản lý trực tiếp (tiếp nhận, xử lý và<br />
lưu trữ) hồ sơ hình thành trong quá trình giải quyết công việc thuộc ngành,<br />
<br />
4<br />
<br />