intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất một số biện pháp thúc đẩy các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư góp phần nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em gia đình nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ MẠNH TUẤN HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngành: CÔNG TÁC XÃ HỘI Mã số: 976 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI – 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thanh Sang 2. TS. Nguyễn Trung Hải Phản biện 1: ……………………………………………………… …………………………………………………………………… Phản biện 2: ……………………………………………………… …………………………………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………………………. …………………………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: …………………………………………………………… …………………………………………………………………….. Vào hồi ….. giờ ….. phút, ngày …. tháng …. năm …… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương có vị trí chiến lược và thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Quá trình phát triển của Bình Dương cũng ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng của dân số cơ học do lao động nhập cư từ các địa phương khác đến sinh sống, làm việc. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hằng năm gấp 2,25 lần so với mức tăng chung của vùng Đông Nam bộ và cao nhất cả nước. Hiện nay dân số của tỉnh khoảng 2,599 triệu người, trong đó có hơn 1,313 triệu lao động ngoài tỉnh, chiếm hơn 53,5% dân số toàn tỉnh. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Bình Dương có tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường thuộc nhóm cao với 17,3% [6]. Điều này cho thấy thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em tại Bình Dương vẫn còn đang diễn tiến với nhiều khó khăn, thách thức. Nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng chỉ ra tình trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử trong tiếp cận giáo dục dành cho con em người nhập cư. Họ thiếu cơ hội tiếp cận đầy đủ với giáo dục, làm gia tăng nguy cơ nghèo đói, bất bình đẳng xã hội. Người nhập cư đô thị là một nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em trong các gia đình nhập cư. Có thể xem đây là nhóm đối tượng dễ tổn thương cần được quan tâm cung cấp các can thiệp hỗ trợ kịp thời từ các hoạt động công tác xã hội. Từ những thực tiễn trên cho thấy việc nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại tỉnh Bình Dương dưới góc độ khoa học công tác xã hội là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tìm hiểu về các nghiên cứu trong lĩnh vực công tác xã hội tại Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy đã có một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội với nhóm dân số là người nhập cư vào
  4. 2 các đô thị lớn, trung tâm công nghiệp. Tuy nhiên hướng nghiên cứu về các hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư từ góc độ tiếp cận công tác xã hội lại chưa được đề cập đầy đủ trong các nghiên cứu đã có. Vì vậy, việc nghiên cứu về “Hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho những hoạt động can thiệp của công tác xã hội đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cần được trợ giúp là trẻ em và gia đình nhập cư từ những người làm công tác xã hội, trợ giúp xã hội tại cộng đồng ở tỉnh Bình Dương. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các hoạt động hỗ trợ giáo dục (HTGD) đối với trẻ em gia đình nhập cư (GĐNC), các yếu tố tác động đến hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC và thực nghiệm phương pháp công tác xã hội với gia đình trong hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC tại tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp thúc đẩy các hoạt động công tác xã hội (CTXH) trong HTGD đối với trẻ em GĐNC góp phần nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC từ thực tiễn tỉnh Bình Dương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, các nhiệm vụ của luận án cần giải quyết: - Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC. - Tổng hợp cơ sở lý luận về HTGD đối với trẻ GĐNC dưới góc độ khoa học CTXH.
  5. 3 - Phân tích thực trạng và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC tại tỉnh Bình Dương. - Tổ chức thực nghiệm can thiệp Phương pháp CTXH với gia đình để làm rõ tính khả thi. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy các hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC góp phần nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC từ thực tiễn tỉnh Bình Dương. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại tỉnh Bình Dương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung Về lý luận của luận án, tập trung hệ thống hóa lý luận về trẻ em GĐNC, lý luận về HTGD đối với trẻ em GĐNC, hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC phù hợp với các điều kiện thực tiễn tại Bình Dương hiện nay. Về thực tiễn tiếp cận giáo dục và hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC, luận án tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận giáo dục và các hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC từ phía hộ GĐNC và từ phía các cá nhân/tổ chức tham gia HTGD tại địa bàn nghiên cứu theo 4 lĩnh vực của HTGD là: Hỗ trợ thông tin về giáo dục; Hỗ trợ tinh thần khi con cái gặp khó khăn trong giáo dục; Hỗ trợ vật chất trong giáo dục; Hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội. Về các yếu tố ảnh hưởng: Tiếp cận giáo dục và HTGD đối với trẻ em GĐNC chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Luận án tập trung làm rõ ảnh hưởng của nhóm yếu tố chủ quan và khách quan bao gồm: Đặc điểm của mạng lưới xã hội (MLXH) của hộ GĐNC; Một số đặc điểm về kinh tế xã hội của hộ GĐNC như học vấn của cha mẹ, thu nhập hộ gia đình; và Thời gian nhập cư đến Bình Dương.
  6. 4 Về đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp CTXH, luận án đề xuất và thực nghiệm biện pháp can thiệp Phương pháp CTXH với gia đình trong HTGD đối với trẻ em GĐNC. Về mặt giải pháp, luận án đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy các hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC từ thực tiễn tỉnh Bình Dương. 3.2.2. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của luận án gồm: 318 hộ GĐNC thuộc diện tạm trú, sinh sống từ 06 tháng trở lên tại tỉnh Bình Dương ở thời điểm thực hiện khảo sát; 01 hộ GĐNC tại Phường Thuận Giao có con gặp khó khăn tiếp cận giáo dục; và 10 cá nhân/tổ chức là những người đã tham gia các hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC tại địa bàn nghiên cứu. 3.2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 7 năm 2023. 3.2.4. Địa bàn nghiên cứu: Tại thành phố Thuận An là phường Thuận Giao và tại thị xã Bến Cát là phường Mỹ Phước, đây là hai phường có dân số nhập cư đông nhất của hai thành phố/thị xã trên. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và các hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC tại tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và việc nhận được các hoạt động HTGD đối với trẻ em của các GĐNC tại tỉnh Bình Dương? - Kết quả thực nghiệm phương pháp CTXH với gia đình trong HTGD đối với trẻ em GĐNC có hiệu quả như thế nào? - Cần có những biện pháp gì để thúc đẩy các hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC và nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC tại tỉnh Bình Dương?
  7. 5 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Trẻ em và gia đình nhập cư có khó khăn trong tiếp cận giáo dục và nhận được các hoạt động HTGD là do họ đang gặp phải nhiều rào cản từ cả bên trong gia đình và từ bên ngoài cộng đồng. - Các đặc điểm kinh tế xã hội, MLXH của hộ GĐNC là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc nhận được các hoạt động HTGD đối với trẻ em của GĐNC và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc nhận được các hoạt động HTGD đối với trẻ em của GĐNC là khác nhau. - Sử dụng biện pháp can thiệp Phương pháp CTXH với gia đình sẽ nâng cao được khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em và tăng cường được các hoạt động HTGD đối với GĐNC. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận án tiếp thu và vận dụng cách tiếp cận dựa trên quyền trẻ em trong nghiên cứu về tiếp cận giáo dục và HTGD đối với trẻ em GĐNC. Đối với ngành CTXH, tiếp cận dựa trên quyền cũng là một phương pháp luận quan trọng và ngày càng phổ biến trong nghiên cứu và thực hành CTXH. Ngoài ra, để làm rõ vấn đề nghiên cứu, luận án vận dụng một số lý thuyết trong CTXH như: Lý thuyết tiếp cận dựa trên quyền trẻ em; Lý thuyết hỗ trợ xã hội; Lý thuyết tiếp cận lấy gia đình làm trung tâm để định hướng cho nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Về mặt phương pháp nghiên cứu luận án tiến hành triển khai phối hợp giữa nghiên cứu định tính, định lượng. Trong đó, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được lựa chọn là: Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp khảo sát bảng hỏi và Thực nghiệm Phương pháp CTXH với gia đình. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
  8. 6 Luận án đã tiếp thu và kế thừa khái niệm Hỗ trợ xã hội (HTXH) trong triển khai nghiên cứu về HTGD đối với trẻ em GĐNC phù hợp với các đặc điểm của các hoạt động HTGD đối với trẻ em từ thực tiễn tại Bình Dương hiện nay. Luận án làm sáng tỏ lý luận về hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC qua phân tích khái niệm và các hoạt động CTXH trong can thiệp HTGD đối với trẻ em GĐNC từ thực tiễn tại Bình Dương. Luận án đã nghiên cứu và phân tích về thực trạng tiếp cận giáo dục, các hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC và đánh giá được những yếu tố có ảnh hưởng đến các hoạt động này từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương. Luận án đã thực nghiệm phương pháp CTXH với gia đình trong HTGD đối với trẻ em GĐNC, qua đó làm rõ tính hiệu quả của phương pháp CTXH này trong việc hỗ trợ trẻ em GĐNC giải quyết khó khăn, thách thức trong tiếp cận giáo dục. Luận án đã đề xuất một số biện pháp đối với chính quyền địa phương, cơ quan cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, giáo dục và CTXH để thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động HTGD đối với con em lao động nhập cư tại hai địa bàn nghiên cứu nói riêng và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Luận án góp phần hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề lý luận về trẻ em GĐNC, HTGD đối với trẻ em GĐNC, hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC và phương pháp CTXH với gia đình trong can thiệp HTGD đối với trẻ em GĐNC. Luận án cũng đã vận dụng các lý thuyết, mô hình can thiệp như Tiếp cận dựa trên quyền trẻ em, Lý thuyết hỗ trợ xã hội và Tiếp cận lấy gia đình làm trung tâm vận dụng vào hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC tại Bình Dương.
  9. 7 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án đã chỉ ra được thực trạng các khó khăn trong tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC, thực trạng các hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC tại Bình Dương. Luận án đã chỉ ra sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp CTXH với gia đình trong HTGD đối với trẻ em GĐNC. Chỉ ra được một cách chi tiết cách thức tiến hành phương pháp CTXH với gia đình trong HTGD đối với trẻ em GĐNC tại Bình Dương. Luận án đã đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục đối với trẻ em GĐNC, cũng như nâng cao hiệu quả vận dụng các hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC tại hai địa bàn nghiên cứu thuộc tỉnh Bình Dương. 8. Cơ cấu của luận án Cơ cấu luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo còn có 4 (bốn) chương, bao gồm: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận về hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư Chương 3. Thực trạng hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương Chương 4. Thực nghiệm phương pháp Công tác xã hội với gia đình và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu về tiếp cận giáo dục của trẻ em gia đình nhập cư 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về tiếp cận giáo dục của trẻ em gia đình nhập cư
  10. 8 Thông qua khảo cứu các tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề giáo dục cho trẻ em nhập cư cho thấy thực tế khó khăn mà trẻ em và các GĐNC phải đối mặt trong tiếp cận giáo dục. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy trẻ em nhập cư gặp nhiều bất lợi hơn so với trẻ em sở tại trong tiếp cận giáo dục, tình hình đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em các GĐNC bất hợp pháp. Nghiên cứu ở châu Âu của Heckmann (2008), đã chỉ ra học sinh nhập cư chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận với giáo dục so với trẻ em sở tại [125]. Tình hình nghiên cứu tại một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan cũng cho thấy hạn chế, khó khăn trong tiếp cận với giáo dục của trẻ em nhập cư. Tại Trung Quốc trẻ em nhập cư đã và đang đối mặt với nhiều thách thức trong tiếp cận giáo dục ở đô thị. Nghiên cứu tại Ấn Độ cũng cho thấy di cư có tác động mạnh đến vấn đề giáo dục của trẻ em. Mặc dù ở Ấn Độ việc cung cấp phổ cập giáo dục tiểu học là một đặc điểm nổi bật của chính sách quốc gia nhưng trẻ em di cư cùng cha mẹ thường bị từ chối tiếp cận với giáo dục. Tại Thái Lan nhiều trẻ em di cư, đặc biệt là những người không có giấy tờ bị từ chối tiếp cận với dịch vụ giáo dục. Mặc dù trẻ em nhập cư gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận dịch vụ giáo dục so với trẻ em sở tại, nhưng di cư cũng mang lại cơ hội giáo dục tốt hơn cho trẻ em. Các kết quả nghiên cứu về tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư trên thế giới đã cho thấy trẻ em di cư phải đối mặt nhiều khó khăn trong tiếp cận giáo dục. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về tiếp cận giáo dục của trẻ em gia đình nhập cư Các kết quả nghiên cứu đã có về tiếp cận giáo dục của trẻ em di cư tại Việt Nam cho thấy trẻ em di cư thường gặp khó khăn nhiều hơn trong tiếp cận giáo dục. Trẻ em di cư cũng gặp phải nhiều khó khăn đa chiều từ cả thể chế và từ thực tiễn. Nghiên cứu tại Việt Nam từ thập niên
  11. 9 1990 đã ghi nhận những khó khăn của một bộ phận gia đình di cư trong việc đảm bảo giáo dục cho trẻ em. Di dân dường như có tác động độc lập và chỉ có thể cảm nhận điều này khi việc đi học của trẻ em bị gián đoạn do di chuyển. Xu hướng trẻ em nhập cư càng học lên cao càng bỏ học nhiều tiếp tục tồn tại dai dẳng trong một thời gian dài, thông qua các nghiên cứu của Trần Đan Tâm (2007); UNDP, Cục Thống kê Hà Nội và Tp.HCM (2010); Tổng cục Thống kê (2011, 2016); Bộ Giáo dục và Đào tạo, Unicef, UIS (2013); Nguyễn Đức Tùng (2015); Nhóm Ngân hàng Thế giới và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (2016) cho thấy tình trạng này ít có sự cải thiện qua thời gian, ít nhất là sau hơn 20 năm. 1.2. Các nghiên cứu về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư Tại Mỹ dịch vụ CTXH dành cho trẻ em và GĐNC đang ngày càng trở nên phổ biến do sự gia tăng nhanh chóng của số lượng người nhập cư, sự đa dạng nguồn gốc của họ, cũng như các vấn đề mà GĐNC phải đối mặt khi tái định cư tại Mỹ. Những nghiên cứu chủ yếu có thể kể đến như Pine và Drachman (2005), NASW (2010 & 2013) Congress (2015) CICW (2015) Betty Garcia (2015). Hướng nghiên cứu hỗ trợ xã hội (Social support) cũng là một trong những điểm nổi bật của CTXH trong làm việc với các GĐNC. Một số nghiên cứu tiêu biểu như của Streeter và Franklin (1992), Maluccio, Pine và Tracy (2002) Levitt và cộng sự (2003), Bartkevičienė và Raudeliūnaitė (2013), Ya Wen (2014). Nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy việc cung cấp dịch vụ CTXH dành cho nhóm dân số di cư đang ngày càng trở nên phổ biến. Để hỗ trợ hiệu quả người di cư đòi hỏi người làm CTXH cần dựa trên nền tảng quan trọng của CTXH là đảm bảo quyền con người, các hỗ trợ phải thúc đẩy công bằng xã hội và tránh phân biệt
  12. 10 đối xử. Hướng nghiên cứu về HTXH cũng được ghi nhận trong lĩnh vực CTXH làm việc với các GĐNC. 1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư Cùng với xu hướng phát triển của nghề CTXH ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu lĩnh vực CTXH với người di cư được thực hiện, trong đó có vấn đề liên quan đến HTGD trẻ em GĐNC. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như của Phạm Thanh Hải (2017&2022), Phạm Văn Quyết và Trần Văn Kham (2016) Nguyễn Thị Quyên (2014), Nguyễn Thị Huệ (2015), Nguyễn Thị Kim Oanh (2016), Lê Anh Vũ (2022) Trương Nguyễn Bảo Trân (2016). Từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả này đã chỉ ra nhu cầu đưa CTXH vào hỗ trợ người nhập cư và gia đình họ để giúp nhóm dân số này thích ứng tốt hơn với đời sống tại nơi đến, đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội. 1.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ giáo dục Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như của Song, Son và Lin (2011), Auslander và Litwin (1990), Nishihara và cộng sự (2018), Philippa Williams (2005), S.E. Taylor (2011), A. Oakley và L. Rajan (1991), Gerald và cộng sự (1993), Krause và Borawski-Clark (1995), Donev, G. Pavlekovic và L. Zaletel-Kragelj (2008), Taylor và cộng sự (2000), Wethington, McLeod, và Kessler (1987), Taylor và cộng sự (2004), Sharon Glazer (2005), Dong Pil Yoon (2006). Trong khi đó, tại Việt Nam, có nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh (1998) về vai trò của MLXH đối với quá trình di cư, nghiên cứu về Hòa nhập xã hội của lao động nhập cư nghèo tại các đô thị Việt Nam của Phạm Văn Quyết, Trần Văn Kham (2016), nghiên cứu của Lê Anh Vũ (2022) về hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư tại tỉnh Bình Dương. Các kết quả nghiên cứu về HTXH được trình bày ở trên đã chỉ ra một số yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến các HTXH như yếu tố MLXH, các yếu tố thuộc
  13. 11 về đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội, giới tính và văn hóa của chính những người nhận hỗ trợ. 1.4. Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu và bài học kinh nghiệm đối với luận án Luận án này tác giả kế thừa cách tiếp cận phổ biến của CTXH trong nghiên cứu, thực hành với trẻ em và GĐNC, cụ thể là: tiếp cận dựa trên quyền trẻ em, lý thuyết hỗ trợ xã hội và tiếp cận lấy gia đình làm trung tâm. Về mặt khái niệm hỗ trợ giáo dục, luận án sẽ tiếp thu và kế thừa khái niệm hỗ trợ xã hội và các khung phân tích liên quan để áp dụng vào triển khai nghiên cứu và thực hành CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC. Về mặt phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp các hướng tiếp cận định tính, định lượng và nghiên cứu thực nghiệm để thu thập thông tin phục vụ đánh giá và phân tích vấn đề nghiên cứu của luận án. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ 2.1. Lý luận về trẻ em gia đình nhập cư 2.1.1. Khái niệm trẻ em gia đình nhập cư: Trong phạm vi của luận án khái niệm Trẻ em gia đình nhập cư được hiểu như sau: “Trẻ em gia đình nhập cư là thành viên của hộ gia đình nhập cư có độ tuổi dưới 16 tuổi”. 2.1.2. Những khó khăn về tiếp cận giáo dục thường gặp ở trẻ em gia đình nhập cư: Qua nghiên cứu các công trình đã công bố về vấn đề giáo dục đối trẻ em GĐNC tại Việt Nam, luận án nêu ra 08 khó khăn về tiếp cận giáo dục mà trẻ em GĐNC thường gặp phải. 2.2. Lý luận về hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 2.2.1. Một số khái niệm liên quan đến hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 2.2.1.1. Hỗ trợ giáo dục
  14. 12 a. Khái niệm Hỗ trợ giáo dục: ‘Hỗ trợ giáo dục’ được hiểu: là hoạt động cung cấp sự trợ giúp dành cho người khác, các hỗ trợ này giúp những người nhận hỗ trợ giải quyết các khó khăn, rào cản trong tiếp cận giáo dục. Sự trợ giúp có thể đến từ những cá nhân, tổ chức trong mạng lưới xã hội của người nhận hỗ trợ. Sự trợ giúp có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như hỗ trợ thông tin về giáo dục, hỗ trợ về vật chất trong giáo dục, hỗ trợ tinh thần khi gặp khó khăn tiếp cận giáo dục và hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội. b. Loại hình hỗ trợ giáo dục: Trong phạm vi luận án các loại hình Hỗ trợ giáo dục được xác định là: Hỗ trợ thông tin về giáo dục; Hỗ trợ vật chất trong giáo dục; Hỗ trợ tinh thần khi cá nhân gặp khó khăn trong tiếp cận giáo dục; và Hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội. c. Nguồn hỗ trợ giáo dục: Các nguồn HTGD bao gồm những cá nhân, nhóm, tổ chức thuộc về hệ thống trợ giúp chính thức và không chính thức. Các cá nhân, nhóm, tổ chức tham gia vào hoạt động hỗ trợ giáo dục là những người có mối quan hệ gần gũi với những người nhận hỗ trợ như các thành viên gia đình, họ hàng, hàng xóm, các nhóm hội không chính thức như đồng hương, nhóm sở thích,…. hay các cá nhân, nhóm, tổ chức ở hệ thống chính thức như các cán bộ chính quyền địa phương, đoàn thể xã hội, NVXH, giáo viên, nhà trường. 2.2.1.2. Khái niệm hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư ‘Hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư’ được hiểu: ‘là hoạt động cung cấp sự trợ giúp dành cho trẻ em gia đình nhập cư, các hỗ trợ giáo dục này giúp trẻ em gia đình nhập cư giải quyết các khó khăn, rào cản trong tiếp cận giáo dục. Sự trợ giúp có thể đến từ những cá nhân, tổ chức có vai trò hỗ trợ giáo dục tại cộng đồng. Sự trợ giúp có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như hỗ trợ thông tin về giáo dục, hỗ trợ về vật chất trong giáo dục, hỗ trợ tinh thần khi trẻ em gặp khó khăn tiếp cận giáo dục và hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội.’
  15. 13 Hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em GĐNC được phân chia thành 4 loại hình như sau: Hỗ trợ thông tin về giáo dục; Hỗ trợ vật chất trong giáo dục; Hỗ trợ tinh thần khi trẻ em gặp khó khăn tiếp cận giáo dục; Hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội. 2.2.2. Chủ thể của hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư Các chủ thể của mạng lưới không chính thức tham gia HTGD thường liên quan đến các cá nhân, nhóm, tổ chức không chính thức có mối quan hệ gần gũi với GĐNC như các thành viên gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm, chủ nhà trọ, đồng nghiệp, các nhóm hội không chính thức như đồng hương, nhóm sở thích,… Các chủ thể của mạng lưới chính thức tham gia HTGD đối với trẻ em GĐNC thường liên quan đến các cá nhân, nhóm, tổ chức chính thức chẳng hạn như các cán bộ chính quyền địa phương (phường, khu phố), cán bộ của cơ quan cung cấp dịch vụ trợ giúp trẻ em và gia đình tại cộng đồng, các cán bộ đoàn thể xã hội tại địa phương, đội ngũ người làm CTXH tại cộng đồng, giáo viên, nhà trường. 2.2.3. Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 2.2.3.1. Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ thông tin về giáo dục Nội dung của hỗ trợ thông tin có thể bao gồm việc cung cấp các thông báo tuyển sinh, các hướng dẫn thủ tục hành chính, các chính sách giáo dục được áp dụng tại nơi ở mới của người di cư. 2.2.3.2. Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ tinh thần khi trẻ em gặp khó khăn trong tiếp cận giáo dục Nội dung hoạt động hỗ trợ tinh thần có thể báo gồm: việc quan tâm, lắng nghe chia sẻ của họ về các khó khăn trong cuộc sống, thể hiện sự đồng cảm với hoàn cảnh của họ, động viên, khuyến khích, tin tưởng vào khả năng vượt qua khó khăn của họ. Ngoài ra, người NVXH cũng
  16. 14 có thể cung cấp lời khuyên để họ có thêm sự an tâm, tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của mình. 2.2.3.3. Hoạt động công tác xã hội hỗ trợ vật chất trong giáo dục Các hoạt động có thể liên quan như hỗ trợ thân chủ nhận ra và huy động các nguồn lực sẵn có của bản thân và gia đình (mối quan hệ với gia đình, họ hàng, làng xóm), thực hiện kết nối thân chủ với các nguồn quỹ trợ giúp có tại cộng đồng, nguồn tín dụng ưu đãi, các tài trợ vật chất khác như sách vở, đồ dùng học tập, phương tiện đi lại từ các nguồn lực xã hội hóa do địa phương huy động từ các nhà hảo tâm. 2.2.3.4. Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội Các hoạt động hỗ trợ kết nối MLXH có thể bao gồm giới thiệu, kết nối họ với cộng đồng dân cư tại nơi ở mới như thúc đẩy, tạo điều kiện, giới thiệu họ tham gia sinh hoạt tại nơi đến cùng với tổ dân phố, nhóm tự giúp, đoàn thể (Công đoàn, Chi hội phụ nữ, Chi hội thanh niên công nhân…), thiết lập liên hệ với giáo viên, nhà trường. Ngoài ra, NVXH cũng có thể khuyến khích thân chủ tiếp tục duy trì và giữ mối liên hệ với MLXH cũ là những người trong thân tộc, đồng hương để có thể tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các MLXH này khi cần thiết. 2.2.4. Lĩnh vực công tác xã hội với trẻ em và gia đình Theo các tác giả Marian Brandon, Gillian Schofield và Liz Trinder (1998), CTXH với trẻ em và gia đình là một phần trong các lĩnh vực chuyên biệt của ngành CTXH với mục tiêu đem lại sự hỗ trợ cho trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn, giúp BVTE và gia đình và góp phần vào nền an sinh cho trẻ em và gia đình. 2.2.5. Phương pháp công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư Trong hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC các NVXH có thể lựa chọn thực hiện phương pháp CTXH phù hợp dựa trên cơ sở xác định
  17. 15 các mục đích can thiệp muốn hướng đến giải quyết. Trong lĩnh vực CTXH có 3 phương pháp can thiệp chủ yếu có thể vận dụng trong hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC, đó là: Phương pháp Công tác xã hội với cá nhân và gia đình; Công tác xã hội nhóm; và Phát triển cộng đồng. Việc lựa chọn phương pháp can thiệp nào là phù hợp trong HTGD đối với trẻ em GĐNC cần xem xét đến nhu cầu của đối tượng, đặc điểm của đối tượng, khả năng đáp ứng của đội ngũ những người làm CTXH có tại địa bàn. 2.3. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 2.3.1. Lý thuyết tiếp cận dựa trên quyền trẻ em Trong nghiên cứu về HTGD đối với trẻ em GĐNC việc áp dụng HRBR nhấn mạnh đến quyền được giáo dục, học tập là quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong đầy đủ và toàn diện trong các hệ thống pháp luật. 2.3.2. Lý thuyết hỗ trợ xã hội NVXH đóng vai trò như một người hỗ trợ chính thức tham gia trực tiếp vào quá trình HTXH cho thân chủ như một dịch vụ chuyên môn hóa được thiết lập trong hệ thống phúc lợi xã hội. 2.3.3. Lý thuyết tiếp cận lấy gia đình làm trung tâm Việc áp dụng cách tiếp cận lấy gia đình làm trung tâm đóng vai trò quan trọng trong định hướng cho NVXH đưa ra các hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC phù hợp với điều kiện, bối cảnh của gia đình và cộng đồng, phát huy được tiềm năng, năng lực nội tại mà các GĐNC sở hữu, kết hợp với việc huy động các nguồn lực HTGD tại cộng đồng. 2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư Các yếu tố tiềm năng có thể ảnh hưởng đến các HTGD đối với trẻ em GĐNC nhận được cần quan tâm đánh giá là yếu tố MLXH của
  18. 16 GĐNC, một số đặc điểm của hộ gia đình GĐNC như học vấn của cha mẹ, thu nhập hộ gia đình (đại diện cho yếu tố vị trí xã hội) và thời gian nhập cư đến nơi ở mới (liên quan đến mức độ hội nhập vào môi trường sống). 2.5. Khung phân tích trong nghiên cứu về hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 2.6. Một số cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại tỉnh Bình Dương Trên cơ sở các chương trình phát triển CTXH của Việt Nam và Bình Dương trong hơn 10 năm qua đã tạo cơ sở ban đầu xác lập hệ thống dịch vụ CTXH tại cộng đồng. Bình Dương hiện nay đã có một bộ máy người làm CTXH ở mức cơ bản được thiết lập tại cộng đồng có thể áp dụng để triển khai cung cấp các hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC tại tỉnh Bình Dương, đó là: các CTV CTXH, người làm
  19. 17 CTXH trong các tổ chức chính trị - xã hội, người làm CTXH tại các khu phố. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG 3.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu 3.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 3.1.2. Khái quát về đặc điểm khách thể nghiên cứu 3.1.2.1. Đặc điểm của hộ gia đình nhập cư tại hai phường Thuận Giao và Mỹ Phước Kết quả khảo sát đặc điểm của các hộ GĐNC cho thấy có khá nhiều yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính các hộ GĐNC đến Bình Dương làm việc, sinh sống trong mẫu nghiên cứu này. Đây có thể xem là những đặc trưng của những gia đình lao động đang sinh sống trong các khu nhà thuê trọ tại các địa bàn công nghiệp trọng điểm của Bình Dương. Ngoài ra, cũng có thể nhận thấy từ các đặc điểm bất lợi như trên cũng có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp cận giáo dục của trẻ em trong các GĐNC này. 3.1.2.2. Đặc điểm tiếp cận giáo dục của trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương và một số yếu tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu về thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC tại Bình Dương và một số yếu tố ảnh hưởng đã chỉ ra việc tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong mẫu nghiên cứu này vẫn đang có những diễn biến tiêu cực. Trẻ em GĐNC đang gặp phải những khó khăn đa chiều trong tiếp cận giáo dục, các khó khăn này xuất phát từ nhiều phía, trong đó bao gồm cả những yếu tố thuộc về chính sách phúc lợi, hệ thống dịch vụ giáo dục tại địa phương và cũng có đóng góp của các yếu tố thuộc về đặc điểm của hộ GĐNC. 3.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương
  20. 18 3.2.1. Đặc điểm mạng lưới xã hội của hộ gia đình nhập cư Kết quả khảo sát cho thấy mối quan hệ xã hội thân thiết của hộ GĐNC trong mẫu nghiên cứu này là rất hạn chế, chủ yếu xoay quanh những mối quan hệ thân thuộc, phi chính thức. Trong khi đó, mối quan hệ với MLXH chính thức tại nơi đến hết sức hạn chế, nếu có cũng chỉ gắn với nơi làm việc (công đoàn/doanh nghiệp) và nơi học tập của con cái (nhà trường/giáo viên). 3.2.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ thông tin về giáo dục Kết quả cho thấy mặc dù hỗ trợ thông tin là loại hình HTGD mà GĐNC nhận được nhiều nhất, nhưng tình trạng thiếu thông tin vẫn là phổ biến. Phần lớn các hỗ trợ thông tin về giáo dục do MLXH chính thức cung cấp cho các GĐNC. 3.2.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ tinh thần trong giáo dục Hoạt động HTGD nhiều thứ hai mà các GĐNC được nhận là hoạt động hỗ trợ tinh thần và phần lớn các hỗ trợ tinh thần là do MLXH không chính thức cung cấp, bên cạnh đó là vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong tham gia hỗ trợ tinh thần cho GĐNC. 3.2.4. Thực trạng hoạt động hỗ trợ vật chất trong giáo dục Hoạt động HTGD mà GĐNC nhận được ít sự hỗ trợ nhất là hoạt động hỗ trợ vật chất trong giáo dục, chủ yếu nguồn cung hỗ trợ vật chất phần lớn đến từ MLXH không chính thức của GĐNC nhằm đáp ứng nhu cầu vay mượn tiền. 3.2.5. Thực trạng hoạt động hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội Hoạt động HTGD nhiều thứ ba là hỗ trợ kết nối MLXH, nguồn cung cấp hỗ trợ kết nối MLXH ghi nhận có sự tham gia của cả MLXH chính thức và không chính thức. 3.2.6. Thực trạng tham gia hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư từ đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội ở cộng đồng tại tỉnh Bình Dương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2