intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Chính sách kiểm soát tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

132
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Chính sách kiểm soát tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---o0o--- MÔN: LÝ THUYẾT TCTT ĐỀ TÀI: Chính sách kiểm soát tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam Giáo viên hướng dẫn: TS. Diệp Gia Luật Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Lớp: CHKT - Ngày 3 - QTKD TP.HCM 04/04/2012
  2. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật TRÍCH BIÊN BẢN HỌP NHÓM (V/v Phân công nhiệm vụ thực hiện và đánh giá hiệu quả tham gia thực hiện đề tài môn Lý thuyết Tiền tệ) *Biên bản họp lần 1: Ngày: 17/03/2012 Địa điểm: Phòng học B211 Nội dung: Triển khai thực hiện đề tài nhóm môn Lý thuyết tiền tệ Thành phần: Thành viên Nhóm 4 – Lớp CHKT- ngày 3 Chủ trì: Lê Thị Vịnh – trưởng nhóm Thư ký: Trần thị Trà My Nội dung chi tiết: - Chị Vịnh triển khai phân công thực hiện đề tài theo yêu cầu của Giảng viên bộ môn: Nhóm 4 sẽ thực hiện viết và hoàn thành đề tài “ Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng và vai trò của tín dụng của ngân hàng Nhà nước hiện nay” - Phân công: C. Vịnh: Chịu trách nhiệm chung đôn đốc và kiểm tra quá trình nhóm thực hiện; Viết phần mở đầu và kết luận; Soạn đề cương; Hoàn chỉnh đề tài.  Trà My, Viết Quý : Đánh giá sự tăng trưởng của tín dụng trong thời gian gần đây  A. Chiến, Khánh Linh, Hữu Trường, Du Thuần, Đức Phương: Chịu trách nhiệm phần Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2011.  A. Chinh, Thành Phi: Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2012  Viết Quý, Đăng Khoa: Cập nhật và cung cấp tài liệu cho nhóm từ Cục thống kê; Tài liệu liên quan đến họat động tín dụng; Kiểm tra, sắp xếp trình tự bài viết; chạy Powepoint. Thời hạn hoàn thành: - 17/03 - 25/03/2012: Các thành viên thực hiện cá nhân - 25/03 – 30/03/2012: Hoàn thành theo phần đã phân công - 30/03 – 31/03/2012: Lấy ý kiến đóng góp của cả nhóm về bài hoàn chỉnh, tổng hợp, hoàn chỉnh bài và chạy Powerpoint. Nhóm 4 2
  3. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật - Quá trình thực hiện sẽ được nhóm ghi nhận và đánh giá mức độ tham gia, trách nhiệm từng các nhân. - Yêu cầu: Thành viên tham gia viết đề tài bám sát nội dung yêu cầu của môn học, số liệu được cập nhật đảm bảo là số liệu mới nhất. - Chuyển file đề tài nộp thầy. 100% thành viên tham dự thống nhất với nội dung họp nhóm. *Biên bản họp nhóm đánh giá mức độ tham gia thực hiện đề tài: Ngày 1/04/2012: Địa điểm: tại phòng học: Nội dung: Đánh giá thực hiện đề tài Thành phần: Thành viên nhóm 4 (Vắng Thành Phi; Đức Phương: Có lý do) Chủ trì: C. Vịnh Thư ký: Trà My. Chị Vịnh nêu rõ bài viết đã được hoàn thành trước thời hạn quy định của nhóm, trên cơ sở bài viết được đánh giá (góc độ nhóm) là đảm bảo đạt yêu cầu. Các thành viên đều tham gia tích cực, thảo luận, trao đổi, phản biện theo quan điểm của từng cá nhân sôi nổi với nhiều hình thức: Qua E mail, điện thoại, tại lớp,… Việc đánh giá của cả nhóm là đồng đều, mỗi người một trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc. 100% thành viên tham dự họp thống nhất đề nghị giảng viên ghi nhận việc đánh giá của nhóm đối với các thành viên là chính xác. DANH SÁCH NHÓM 4 Nhóm 4 3
  4. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật LỚP CAO HỌ C N GÀY 3- K HÓA 21 ĐÁNH GIÁ MỨC STT HỌ VÀ TÊN ĐỘ ĐÓNG GÓP & CHỮ KÝ HOÀN THÀNH 1 Đào thân Chinh Tích cực : 100% 2 Vũ Huy Chiến Tích cực : 100% 3 Trần Thị Trà My Tích cực : 100% 4 Trần Đăng Khoa Tích cực : 100% 5 Nguyễn Thi Khánh Linh Tích cực : 100% 6 Trần Đức Phương Tích cực : 100% 7 Nguyễn Thành Phi Tích cực : 100% 8 Nguyễn Viết Quý Tích cực : 100% 9 Nguyễn Hữu Ttrường Tích cực : 100% 10 Nguyễn Du Thuần Tích cực : 100% 11 Lê thị Vịnh (Trưởng nhóm) Tích cực : 100% Nhóm 4 4
  5. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật DANH SÁCH HỌC VIÊN THAM GIA THẢO LUẬN ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Nhóm 4 5
  6. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Nhóm 4 6
  7. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 1. Khái quát tín dụng trong nền kinh tế……………………………………………....8 2. Sự tăng trưởng của tín dụng trong thời gian gần đây…………………………….10 PHẦN 2: CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 1. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2011 ....... 12 1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô 2010 – 2011 ............................................................. 13 1.2 Diễn biến chính sách lãi suất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2011 .... 15 1.3 Phân tích hiệu quả của chính sách lãi suất của Việt Nam ............................... 16 1.4 Nguy cơ và triển vọng: .................................................................................. 18 2. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2012 ....... 20 PHẦN 3: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhóm 4 7
  8. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật PHẦN 1: CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 1. Khái quát tín dụng và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế: Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. TD có vị trí quan trọng đối với việc tích tụ, tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh doanh. TD được phân loại theo các tiêu thức: thời hạn TD (TD ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); đối tượng TD (TD vốn cố định, TD vốn lưu động); mục đích sử dụng vốn (TD sản xuất và lưu thông hàng hoá, TD trong tiêu dùng); chủ thể trong quan hệ TD (TD hàng hoá, TD thương mại, TD nhà nước). Hệ thống tín dụng thường gắn liền với hệ thống ngân hàng. Ngân hàng được đánh giá là mạch máu duy trì sức sống của nền kinh tế, sau mỗi cuộc khủng hoảng, ngành ngân hàng sẽ phải hồi phục trước, để từ đó ”bơm vốn” hỗ trợ cho sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế chung. Chính vì lý do đó, kiểm soát lãi suất tín dụng là một việc bắt buộc mà mọi quốc gia đều phải thực hiện để kiểm soát được nền kinh tế của nước mình. Hiện nay, thị trường ngân hàng của Việt nam có thể nói là quá nhiều, chúng ta có thể nói một câu “Ra cửa gặp ngân hàng”. Hệ thống ngân hàng của chúng ta phát triển quá nhanh, mỗi ngân hàng có hàng trăm, hoặc vài trăm chi nhánh, việc phát triển các chi nhánh quá nhiều là tăng khả năng thỏa mẫn nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên điều này cũng làm tăng chi phí của các ngân hàng. Mặt khác, Sự phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng làm sự cạnh tranh trong ngành ngày càng cao. Cạnh tranh không chỉ qua dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cho vay, mà có những lúc còn cạnh tranh nhau bằng cả lãi suất huy động. Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử Nhóm 4 8
  9. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Lợi tức là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự vận động của tín dụng và do bản chất của tín dụng quyết định. Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vay trả cho việc sử dụng tiền vay. Thực chất, lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức tín dụng và tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định. Lãi suất tín dụng có hai ý nghĩa chính là ý nghĩa vi mô và ý nghĩa vĩ mô. o Trên tầm vi mô, lãi suất là cơ sở để cho cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình như chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hay cho vay hoặc gửi tiền vào ngân hàng. o Trên tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô rất có hiệu quả của chính phủ thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, làm ảnh hướng đến nền kinh tế của 1 quốc gia. Việc kiểm soát lãi suất tín dụng mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với định hướng sự phát triển của hệ thống ngân hàng, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội, kiểm soát lạm phát và kiểm soát giá cả trên thị trường. Nhóm 4 9
  10. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật 2. Sự tăng trưởng của tín dụng trong thời gian gần đây: Theo công bố của ngân hàng nhà nước, tăng trưởng tín dụng trong vòng 11 năm, từ 2001 tới 2011 cụ thể như sau: T ĂNG TRƯỞNG TÍN D ỤNG 60 50 51.39 40 40.5 37.73 30 30 % 28.2 27.65 20 21.4 22.2 21.4 19.2 13 10 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nhóm 4 10
  11. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhìn chung trong 11 năm qua, thị trường tài chính Việt Nam tăng trưởng tương đối tốt. Mức tăng trưởng tín dụng bình quân là 28,42%/năm. Sự gia tăng này ảnh hưởng tích cực vào nền kinh tế, làm tăng nguồn vốn cho các doanh nghiêp trong nước cũng như các cá nhân, hộ gia đình. Điều này làm khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp và các cá nhân cũng dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho họ mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất. Bên cạnh sự phát triển của tín dụng, lãi suất tín dụng trong thời gian này cũng có những biến động mạnh. Nó làm khả năng tiếp cận nguồn vốn của các cá nhân doanh nghiệp trở nên khác nhau, tạo nên kẽ hở cho một bộ phận lợi dụng và hưởng lợi. Để điều chỉnh vấn đề này, ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm quản lý chặt hệ thống tín dụng cũng như mức lãi suất ở mức hợp lý. Một trong những chính sách đó là chính sách quy định trần lãi suất huy động tín dụng được ngân hàng nhà nước thực hiện trong năm 2011. Nhóm 4 11
  12. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật PHẦN 2: CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 1. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2011: Hiện nay, các chính sách kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đưa ra chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát lạm phát tại Việt nam. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tại sao Việt nam lại đặt tiêu chí kiểm soát lạm phát lên hàng đầu trong các chính sách kiểm soát tín dụng. Trong sự biến động của nền kinh tế vĩ mô hiện nay, kiểm soát lạm phát và lãi suất đang là các mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Sự tăng cao của lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, điều này có thể đẩy họ đến những hoàn cảnh cùng quẫn và gây ra những bất ổn về an ninh trật tự của quốc gia. Bên cạnh đó, những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính, tín dụng và ngân hàng dẫn đến sự không hiệu quả trong kiểm soát lãi suất có thể càng làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát. Chính vì vậy, cùng với rất nhiều các nỗ lực khác nhau của Chính phủ ở các khía cạnh khác nhau nhằm hướng tới mục tiêu chung là kiểm soát lạm phát, việc điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thời gian qua cũng không nằm ngoài mục tiêu này. Tuy nhiên, trong thời điểm tháng cuối cùng của năm 2011, với sự điều hành cương quyết của NHNN và Chính phủ, chính sách lãi suất đã và đang được đánh giá là phát huy tính hiệu quả và góp phần tạo ra những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế trong thời gian tới. Nhóm 4 12
  13. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật 1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô 2010 – 2011: Sau thời kỳ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, các chính sách kích cầu, chính sách hỗ trợ lãi suất được thực hiện trong các năm 2008, 2009 dần kết thúc. Từ năm 2010, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phải đi theo quỹ đạo thực sự của nó, các doanh nghiệp Việt Nam theo đó cũng phải tự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thay cho sự trông chờ vào những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Nhóm 4 13
  14. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước đạt mức 6,78%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 6,5%. Tốc độ tăng trưởng này có thể khẳng định Việt Nam đã vượt qua được suy thoái do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và lấy lại được tốc độ tăng trưởng cao gần bằng các mức tăng trưởng của các năm trước đó. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cao nhưng chất lượng tăng trưởng còn thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư và lao động với chất lượng chưa cao. Vốn đầu tư năm 2010 tuy có thấp hơn năm 2009, song vẫn ở mức gần 42% so với GDP (năm 2009 là 42,7%), trong khi đó, tăng trưởng chỉ đạt mức 6,78%. Đặc biệt, trong tổng vốn đầu tư thì vốn đầu tư Nhà nước, bộ phận có hiệu quả thấp nhất, vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 38,1% (Báo cáo thường niên, Chỉ số tín nhiệm Việt Nam). Tỷ lệ lạm phát năm 2010 của Việt Nam đã lên mức hai chữ số (11,75%), mặc dù dự kiến đầu năm là 7%. Lạm phát tăng cao vượt quá mức dự kiến đã làm cho những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mất đi nhiều ý nghĩa. Năm 2011, việc thắt chặt chính sách tài chính và tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế đã làm chậm đà tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, lạm phát đã tăng ở mức cao, trên mức 20% trong giai đoạn giữa năm. Chính vì vậy, Báo cáo triển vọng phát triển châu Á đã dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2011 và 2012 sẽ ở mức thấp hơn so với năm 2010. Mức tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2011 nằm ở mức 5,76%. Mặc dù tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhưng tỷ lệ lạm phát tính theo năm trong tháng 8 vẫn tăng cao lên mức 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát tăng cao có nguyên nhân từ việc giá lương thực tăng vọt và ảnh hưởng tác động từ tăng trưởng tín dụng nhanh trong năm 2010, cũng như các tác động chậm của những lần điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ. Mặc dù lạm phát đã được kiềm chế ở mức 0,9% trong tháng 8, so với mức tăng 3,3% của tháng 4, nhưng lạm phát tính theo năm đến thời điểm này của năm 2011 cũng đã đạt 23,02% - mức cao nhất kể từ tháng 11/2008. Nhóm mặt hàng có tốc độ tăng giá cao nhất trong cơ cấu CPI của Việt Nam là nhóm hàng thực phẩm, tăng 40%, được xem là mức tăng cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong mối quan tâm chung của toàn cầu về điều chỉnh giá năng lượng và các sản phẩm công nghiệp, các mặt hàng này có thể góp phần điều chỉnh giảm đối với tỷ lệ lạm phát. Đặc biệt, nhóm hàng nhà ở và giao thông được cho là có tác động lớn đối với tỷ lệ lạm phát trong đầu năm nay (Báo cáo của Citigroup). Các tính toán từ các mô hình Leontief và ARIMA đưa NDH Money đến dự báo CPI tháng 12 có thể tăng khoảng 0,6% so với tháng trước Nhóm 4 14
  15. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật và CPI năm 2011 tăng khoảng 18,2%, gần mức dự tính sau nhiều lần điều chỉnh của Chính phủ là 18%. Nửa đầu năm 2012, mức lạm phát có thể được điều chỉnh giảm xuống còn 9 - 10%. 1.2 Diễn biến chính sách lãi suất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2011: Trước tháng 3/2011, chính sách lãi suất của Việt Nam không có nhiều biến động khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi. Các mức lãi suất được duy trì ở mức khá thấp từ sau gói hỗ trợ lãi suất của NHNN, do vậy, cơ chế lãi suất trần không còn cần thiết. Chính vì vậy, ngày 14/04/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 12/2010/TT- NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên, từ tháng 03/2011 cho đến nay, tỷ lệ lạm phát lại tăng cao với sự gia tăng mạnh giá cả nhiên liệu, năng lượng và các hàng hóa khác. Với mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế, NHNN đã phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, điều này đã tác động làm tăng lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM). Nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định về mức lãi suất trần huy động tiền gửi là 14% cho các NHTM. Ưu tiên hàng đầu của NHNN hiện nay là giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp bằng cách kiểm soát chặt chẽ mức lãi suất huy động đầu vào của các ngân hàng. Trong tháng 9/2011, Nhóm 4 15
  16. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật NHNN đã có những biện pháp quyết liệt nhằm tăng cường kiểm soát đối với chính sách trần lãi suất huy động, chẳng hạn như sẽ “sa thải” lãnh đạo ngân hàng trong trường hợp phát hiện những thủ thuật hay gian lận của ngân hàng trong huy động tiền gửi. Tuy nhiên, các NHTM nhỏ của Việt Nam, với áp lực rủi ro thanh khoản, vẫn tìm mọi cách để “lách” quy định của NHNN. Trước những nguy cơ rủi ro cao khi một số NHTM chấp nhận huy động lãi suất 14%/năm với cả những kỳ hạn rất ngắn (24 giờ, 2 ngày, 1 tuần, 2 tuần...), NHNN đã phải bổ sung Thông tư số 30/2011/TT- NHNN ngày 28/9/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cụ thể: lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm, riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên là 14,5%. Ngoài ra, nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động ngân hàng, NHNN đã thành lập nhóm G12+1 bao gồm 12 NHTM lớn (Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank, ACB, Eximbank, Techcombank, MB, Sacombank, VIB, VPbank, MSB) cùng với NHNN nhằm xây dựng các chính sách quản lý tiền tệ hiệu quả hơn. Với 85% thị phần của 12 NHTM lớn, các cuộc họp của nhóm G12+1 sẽ có thể tạo ra những chính sách phản ánh đúng thực tế và diễn biến của thị trường hơn. Nhóm G12+1 sẽ họp ít nhất mỗi quý một lần, trong trường hợp thị trường có những biến động phức tạp, nhóm G12+1 sẽ họp bất cứ lúc nào để xử lý tình hình. 1.3 Phân tích hiệu quả của chính sách lãi suất của Việt Nam: Chính sách trần lãi suất huy động bước đầu làm giảm lãi suất cho vay vào thời điểm cuối năm 2011. Mặc dù chính sách trần lãi suất được khởi động từ tháng 03/2011 cùng với sự cam kết và quyết tâm của các nhà lãnh đạo của NHNN và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các quy định về trần lãi suất của NHNN vẫn chưa chấm dứt hẳn các cuộc chạy đua lãi suất huy động ngầm. Mục đích của các quy định này nhằm tạo ra sức ép giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, tuy nhiên, chính sách này cho đến nay vẫn tỏ ra chưa thật sự hiệu quả. Theo tính toán của Công ty Stoxplus, lãi suất huy động và cho vay vẫn liên tục tăng, mức lãi suất cho vay trung bình đã tăng đáng kể từ mức 14,5% vào tháng 03/2010 (khi bắt đầu thỏa thuận về trần lãi suất giữa NHNN và Nhóm 4 16
  17. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Hiệp hội Ngân hàng) lên đến mức 18,5% vào tháng 06/2011 và 18,73% vào tháng 08/2011. Theo báo cáo của NHNN, mức lãi suất cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất bao gồm bất động sản, chứng khoán hay tiêu dùng còn cao hơn mức lãi suất trung bình từ 3 - 5%. Tuy nhiên, kể từ khi NHNN có những động thái kiên quyết trong việc thực hiện chính sách trần lãi suất huy động trong tháng 11 và tháng 12/2011, lãi suất cho vay cũng đã có những tín hiệu tích cực. Các NHTM lớn đã có những công bố về hạ mức lãi suất cho vay xuống 17,5% - 18% đối với doanh nghiệp. Chính sách trần lãi suất tỏ ra không có hiệu lực và khó kiểm soát trong 10 tháng đầu năm, nhưng nhanh chóng có những chuyển biến tích cực trong các tháng cuối năm. Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2011, chính sách trần lãi suất huy động được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của các NHTM. Tuy nhiên, điều này đã cho thấy sự thỏa thuận này không có hiệu lực trong thực tế. Chính vì vậy, từ tháng 3/2011, NHNN đã ban hành Thông tư 03 ngày 03/3/2011 với yêu cầu bắt buộc thực hiện chính sách trần lãi suất huy động đối với các NHTM. Tuy nhiên, quy định này vẫn thường xuyên bị xem nhẹ và bị các NHTM tìm cách “lách luật”. Đến tháng 9/2011, đích thân Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phải công bố các hình thức xử lý nếu như phát hiện các NHTM vi phạm quy định về trần lãi suất huy động. Tuy nhiên, một lần nữa, một số NHTM lại tìm được các khe hở trong quy định về trần lãi suất huy động của NHNN để đối phó với quy định này. Từ đây, NHNN đã có những xem xét một cách dài hạn trong chính sách quản lý lãi suất, tránh tình trạng chính sách đi sau thực tế. NHNN cũng đã xây dựng chiến lược tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với các lộ trình cụ thể. Một số NHTM nhỏ đang gặp khó khăn về thanh khoản đã có những động thái tự nguyện và tích cực trong việc ủng hộ chiến lược tái cấu trúc hệ thống của NHNN. Điển hình là quyết định đầu tiên về hợp nhất ba ngân hàng: Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) trong tháng 12/2011 đã không làm xáo động đến hệ thống ngân hàng cũng như tâm lý khách hàng của những ngân hàng này. Việc giải quyết những khó khăn cơ bản của các NHTM nhỏ là biện pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát lãi suất và góp phần làm cho lãi suất ngân hàng những tháng cuối năm 2011 trở nên ổn định và giảm dần. Nhóm 4 17
  18. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Cuộc đua lãi suất huy động đã tạo ra sự chuyển dịch vốn huy động từ các NHTM lớn sang các NHTM nhỏ. Thực tế cho thấy, các NHTM lớn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng TMCP Ngoại thương,... đã có sự giảm sút đáng kể trong nguồn vốn huy động, trong khi đó, các NHTM nhỏ đã có sự gia tăng mạnh vốn huy động kể từ khi chính sách trần lãi suất huy động 14% có hiệu lực từ ngày 03/3/2011. Các huyên gia ngân hàng đều cho rằng, chính sách trần lãi suất huy động, về cơ bản, là một chính sách có tác động tích cực nhằm làm giảm chi phí vốn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, tuy nhiên, chính sách này cũng tạo ra nhiều tác động đến nhiều lĩnh vực. Để đảm bảo sự thành công của chính sách này, NHNN cần có các biện pháp mạnh và nghiêm khắc đối với các NHTM nhỏ khi không tuân thủ quy định của NHNN. Đặc biệt, trong thời gian qua, vấn đề thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể khi NHNN đã mua khoảng 5 - 7 triệu USD trong những tháng vừa qua và cung cấp các khoản cho vay tái chiết khấu đối với các NHTM nhỏ nhằm giúp các ngân hàng này giải quyết vấn đề thanh khoản của mình. 1.4 Nguy cơ và triển vọng: Với những nỗ lực tích cực của NHNN trong việc thiết lập và duy trì cơ chế trần lãi suất huy động, NHNN đã thực sự “mạnh tay” trong việc xử lý các trường hợp vi phạm quy định về trần lãi suất huy động. Tính đến nay, đã có 3 ngân hàng bị xử lý vì vi phạm quy định về trần lãi suất theo Chỉ thị 02 về việc chấn chỉnh các quy định về lãi suất tại Thông tư 02 và Thông tư 14. Tuy nhiên, cùng với việc công bố một chiến lược tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và kết quả khả quan bước đầu trong việc tuyên bố hợp nhất các NHTM nhỏ, NHNN Việt Nam cần tiếp tục có những giải pháp và lộ trình phù hợp trong thời gian tới bằng việc tiếp tục nhận diện các vấn đề cần giải quyết của hệ thống NHTM Việt Nam. Thứ nhất, các NHTM nhỏ thực sự gặp khó khăn về thanh khoản và thiếu hụt vốn. Đặc biệt, với sự hình thành và liên kết của 12 NHTM lớn cùng với NHNN, một cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng quy mô lớn có thể xảy ra. Các NHTM nhỏ buộc phải có những liên kết và thỏa ước nhất định với các NHTM lớn. Số lượng NHTM tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua cũng đang được nhiều chuyên gia đánh giá là chưa phù hợp, chưa tương xứng với năng lực quản trị, chất lượng nguồn nhân lực... Nhóm 4 18
  19. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Thứ hai, khó khăn từ nguồn tín dụng chính thức của các NHTM có thể là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của các hoạt động tín dụng phi chính thức trong nền kinh tế. Với sự phát triển nóng của nền kinh tế và của thị trường bất động sản giai đoạn 2004 - 2007, rất nhiều hoạt động tín dụng phi chính thức đã được hình thành dưới hình thức các cá nhân, tổ chức tự huy động vốn với lãi suất cao để đầu tư bất động sản. Trong đó, sự liên kết với các khoản tín dụng chính thức không phải là ít khi các cá nhân, tổ chức này lại lấy chính các bất động sản họ mua được để thế chấp vay tiền chính thức của ngân hàng. Với sự thắt chặt của chính sách tiền tệ và sự khan hiếm tiền của các NHTM, dòng tín dụng chính thức bắt đầu bị chặn lại trong khi thị trường bất động sản vẫn đang tiếp tục đóng băng đã dẫn đến sự đổ vỡ của các thương vụ vay mượn phi chính thức. Điều này đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và lòng tin của người dân và nhà đầu tư đến khả năng ổn định của nền kinh tế. Thứ ba, sự căng thẳng về lãi suất trong việc duy trì trần lãi suất có thể làm gia tăng nợ xấu của các NHTM. Đặc biệt, các NHTM nhỏ gặp căng thẳng về thanh khoản nhưng lại không thể huy động được vốn do không có lợi thế cạnh tranh, các ngân hàng này cũng là những ngân hàng thường có tỷ lệ cho vay bất động sản lớn. Khi dư nợ tín dụng không tăng thì nợ xấu sẽ gia tăng từ các khoản cho vay bất động sản và sự phá sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do không tiếp cận được vốn tín dụng. Theo Stoxplus, thông tin chính thức từ NHNN thì nợ xấu trong hệ thống NHTM tính đến cuối tháng 6/2011 vẫn dưới mức 3%, tuy nhiên, con số ước tính của Fitch Rating lại lên đến 13%. Mặc dù vậy, theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2011, Chính phủ Việt Nam được dự báo sẽ duy trì chính sách thắt chặt tài chính và tiền tệ cho đến khi lạm phát sụt giảm, niềm tin vào tiền đồng được củng cố và dự trữ ngoại tệ tiếp tục được tăng cường. Việc Chính phủ điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011 xuống còn 6%, so với mục tiêu tăng trưởng trung bình trong Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 là 7% - 8%, càng củng cố đánh giá này. Chính phủ đã lên kế hoạch cắt giảm thâm hụt tài chính năm tới xuống còn 4,5% GDP. Chính phủ cũng có thể nới lỏng chính sách tiền tệ nếu lạm phát cơ bản có xu hướng giảm. Lạm phát được dự đoán là sẽ hạ nhiệt dần do sản xuất lương thực sẽ tăng khi ngành nông nghiệp được hồi phục sau tác động của thời tiết xấu. Các tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ giúp đồng tiền được ổn định dần, tăng trưởng Nhóm 4 19
  20. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật tín dụng chậm lại, chi tiêu dùng và đầu tư chậm lại. Điều này sẽ góp phần kìm hãm lạm phát. Chất lượng tín dụng ngân hàng suy giảm vẫn đang là một rủi ro. Việc thắt chặt kinh tế vĩ mô, sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh, thường tạo áp lực đối với người vay và ngân hàng. Mức tăng trưởng 23% lượng tiền vay bằng đôla Mỹ trong sáu tháng đầu năm nay càng làm tăng nguy cơ này. Đồng Việt Nam có thể chịu áp lực giảm giá khi mà những khoản vay, phần lớn là ngắn hạn này, đến kỳ thanh toán. Thực ra, việc lạm phát cùng kỳ 12 tháng đã vượt qua đỉnh có thể nói là hệ quả trực tiếp của chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2011. Khác với các ngân hàng trung ương khác, NHNN thắt chặt tiền tệ thông qua ba kênh: tăng lãi suất chính sách, bóp nghẹt thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, và áp đặt hành chính trần tín dụng. Đây là liều thuốc đắng Việt Nam cần phải uống sau nhiều năm quá say sưa với tăng trưởng nóng. Chính sách thắt chặt tiền tệ hà khắc đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn, nhất là những doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay. Con số hơn 50.000 doanh nghiệp đóng cửa hoặc ngừng hoạt động trong năm 2011 là bằng chứng chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng, dù không ai mong muốn như vậy. Khi doanh nghiệp khó khăn và chậm trả nợ trong lúc thanh khoản của hệ thống bị NHNN siết chặt, nợ xấu trong khối ngân hàng gia tăng nhanh chóng, nhất là những ngân hàng không có tiềm lực mạnh. Nhu cầu cải tổ hệ thống ngân hàng vốn đã yếu kém là điều tất yếu và NHNN đang ráo riết triển khai một kế hoạch cải tổ như vậy. Việc thanh lọc những doanh nghiệp và ngân hàng yếu kém trong năm qua và sắp tới, xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế, là điều cần thiết cho mục tiêu phát triển dài hạn và bền vững của Việt Nam. Nới lỏng tiền tệ quá sớm có thể làm công cuộc tái cấu trúc này không đi đến đích. 2. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2012: Trên cơ sở những thành quả đạt được trong việc thực hiện các CSTT trong năm 2011, mới đây nhất Ngân hàng Nhà nước đưa ra Tiêu chí để phân chia các nhóm bao dựa trên quy mô vốn,năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, những sai sót sai phạm trong tuân thủ chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, ngân hàng thuộc nhóm 1 tương đối, an toàn lành mạnh ổn định sẽ được tăng trưởng ở mức cao nhất 17%; ngân hàng thuộc nhóm 2 ở mức thấp hơn thì tỷ lệ là 15%; ngân hàng thuộc nhóm 3 tối Nhóm 4 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2