Tiểu luận - CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
lượt xem 87
download
Chương trình phát triển đánh bắt hải sản xa bờ được Nhà nước phát động, triển khai và hỗ trợ nhằm làm tăng sản lượng khai thác thủy hải sản hằng năm nhưng vẫn bảo vệ được nguồn lợi thủy sản, cũng như tạo điều kiện để những ngư dân nghèo có cơ hội làm giàu, giúp người dân có điều kiện sống tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận - CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
- Đặng Quang Khải – 09141017 DH09NY CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ Ờ 09N à oo e H I.Gíơi thiệu chung về chương trình đánh bắt hải sản xa bờ: -Chương trình phát triển đánh bắt hải sản xa bờ được Nhà nước phát động, triển khai và hỗ trợ nhằm làm tăng sản lượng khai thác thủy hải sản hằng năm nhưng vẫn bảo vệ được nguồn lợi thủy sản, cũng như tạo điều kiện để những ngư dân nghèo có cơ hội làm giàu, giúp người dân có điều kiện sống tốt hơn. -Mục đích của chương trình đánh bắt xa bờ: Theo các chuyên gia kinh tế biển, sản lượng hải sản khai thác cho phép ngoài khơi ở nước ta ước tính khoảng 1,1 triệu tấn, còn sản lượng cho phép khai thác gần bờ khoảng 600 ngàn tấn. Nhưng hiện nay, sản lượng khai thác gần bờ lại là 1,1 triệu tấn, còn khai thác xa bờ chỉ đạt 600 ngàn tấn. Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra là chuyển qua đánh bắt xa bờ để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. -Những năm gần đây, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng chương trình đánh bắt hải sản xa bờ vẫn được người dân tích cực hưởng ứng, số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác hải sản hàng năm ngày càng tăng. Đánh bắt xa bờ là một giải pháp hiệu quả trong khai thác thủy sản hiện nay. Chương trình này không những đem lại lợi nhuận kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản phục vụ phát triển kinh tế lâu dài. - Tuy nhiên, nếu thiếu sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như công nghệ... thì chương trình khó phát triển bền vững.
- II.Nội dung của chương trình đánh bắt xa bờ: -Năm 1997, Nhà nước ta đã triển khai và huy động nguồn vốn lên đến hàng chục tỷ đồng để phát triển ngành đánh bắt hải sản xa bờ. -Nội dung của chương trình: Hoạt động đánh bắt cá với quy mô vừa hoặc lớn từ 3 – 10 hải lý trở ra tính từ vùng đất liền. Đánh bắt chủ yếu: cá, giáp xác, động vật thân mềm, tảo biển, vv… Các tàu ra khơi đánh bắt xa bờ phải có công suất mạnh, động cơ trung bình từ 90 mã lực trở lên, có kho bảo quản cá vv…và khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế biển Việt Nam. Sản lượng đánh bắt hải sản xa bờ cho phép hằng năm là 1,1 triệu tấn. III.Hiện trạng của ngành đánh bắt xa bờ hiện nay: -Chương trình đánh bắt xa bờ tuy có những thành công đáng kể nhưng thất bại cũng khá nhiều, trong đó đáng chú ý nhất là những khó khăn trước mắt mà Nhà nước ta đang cố gắng khắc phục để giúp bà con ngư dân có thể an tâm hoạt động đánh bắt cá ngoài khơi xa. -Một số thành công đáng kể mà chương trình đã thực hiện được: “đội tàu của HTX dịch vụ - khai thác thủy sản Quyết Thắng hết sức phấn khởi với thắng lợi thu được trong năm. Tổng sản lượng thủy sản khai thác đạt trên 4 ngàn tấn. Tổng doanh thu đạt trên 51 tỷ đồng. Bình quân mỗi xã viên thu lợi nhuận đạt trên 200 triệu đồng/năm. Thành công này nhờ cách định hướng làm ăn hợp lý của Ban chủ nhiệm HTX, trong đó quan trọng nhất là sự mạnh dạn đầu tư 28 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị hiện đại cho 18 chiếc tàu công suất lớn, để giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng hiệu quả đánh bắt xa bờ. Nhờ vậy, mà đội tàu của HTX chưa bỏ biển chuyến nào.”
- “ Năm 2009, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khai thác được 237.000 tấn hải sản, vượt 11,27% kế hoạch, tăng 0,2% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 234 triệu USD. Trong đó, nghề đánh bắt xa bờ góp phần quan trọng trong thực hiện sản lượng khai thác nói trên.” (theo 1 trang báo mạng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về hiện trạng đánh bắt xa bờ). Rõ ràng qua ví dụ trên, ta thấy được hiệu quả mà chương trình đã đem lại cho lợi ích quốc gia, đánh bắt xa bờ đem nguồn lợi thủy sản dồi dào ngoài khơi xa, giúp làm tăng sản lượng hải sản đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. -Mặt khác, nhờ vào chương trình hỗ trợ đánh bắt xa bờ của nhà nước, nhiều ngư dân nghèo có thể cải thiện và đi lên trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, đến cuối năm 1997, Chính phủ ban hành chính sách cho ngư dân vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ và trên phạm vi cả nước, từ khi có chương trình đến nay, Nhà nước đã hỗ trợ ngư dân trên 1000 tỷ đồng. Nhờ làm ăn phát đạt và có hiệu quả, hiện nay các hộ vay vốn ở nhiều tỉnh đã có thể trả nợ cho Nhà nước với số tiền đáng kể ( vd: tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trả được 30 tỷ đồng, đạt 40% tổng vốn được vay, một số tỉnh khác như Tiền Giang, Kiên Giang, Bình Thuận…đạt từ 10 đến 15% tổng vốn vay). -Một ví dụ khác cho ta thấy ảnh hưởng tích cực của ngành đánh bắt xa bờ đến cuộc sống ngư dân: Tập đoàn cổ đông của gia đình anh Võ Minh Tuấn, ngụ ở ấp Tân Phước, xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) có 10 chiếc tàu đánh bắt xa bờ. Anh cho biết: Hiện nay, đoàn tàu của gia đình thường đi đánh bắt cách xa bờ từ 320 đến 400 hải lý mới có cá. Một chuyến đi phải mất 40 ngày với chi phí rất cao. Tuy sản lượng không còn nhiều như ngày trước nhưng đối với tàu đánh bắt xa bờ vẫn có lời. Bình quân một cặp tàu, sau mỗi chuyến biển trừ chi phí còn lời trên dưới 50 triệu đồng.
- Tập đoàn cổ đông của anh Nguyễn Trịnh, ở ấp Phước Hiệp, xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) có 10 chiếc tàu có công suất từ 150 đến 180 CV, trong đó có 2 chiếc có công suất lớn 450 CV/chiếc. Theo anh Trịnh, những tàu công suất dưới 180 CV hiện làm ăn không đạt hiệu quả. Cả cổ đông chỉ trông chờ vào hiệu quả của cặp tàu công suất lớn. Do đánh bắt hải sản ở ngư trường xa nên một chuyến biển của cặp tàu lớn đạt sản lượng bình quân 90 tấn. 10 tháng đầu năm 2004, doanh thu của cặp tàu lớn này là 2,3 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận đạt 200 triệu đồng. 4 chiếc tàu, bình quân công suất 270 CV/ chiếc của gia đình anh Trần Minh Tuấn cũng ở xã Phước Tỉnh, năm 2004 thu lời hơn 200 triệu đồng. Không thể phủ nhận rằng chương trình phát triển đánh bắt xa bờ đã đạt nhiều kết quả khả quan và được người dân hưởng ứng tích cực. Nhờ chương trình này mà nhiều hộ ngư dân giờ đây đã có cuộc sống khá, có trong tay vài cặp tàu công suất lớn, được trang bị công nghệ cũng như kỹ thuật tiên tiến hơn, giúp việc đánh bắt xa bờ càng hiệu quả hơn nữa (như máy tầm ngư, máy đo độ sâu, thông tin liên lạc giữa tàu với tàu, tàu với đất liền vv…). -Chương trình này còn mang ý nghĩa chiến lược về các mặt kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng, vừa bảo vệ được nguồn hải sản ven bờ và khai thác tốt hơn tiềm năng tài nguyên vùng biển khơi của Tổ quốc. -Tuy nhiên, chương trình đánh bắt hải sản xa bờ cũng có nhiều bất lợi và cũng từ đó, chương trình gặp nhiều thất bại trên con đường phát triển. *Những khó khăn và bất lợi của chương trình: - Muốn đánh cá xa bờ, cần có tàu ra khơi mạnh, động cơ từ 200 - 450 mã lực, trong khi đa số tàu thuyền đánh cá nước ta hiện nay có động cơ nhỏ hơn 90 mã lực. Các tàu Việt Nam lại chỉ có trục khuỷu, tời nâng lưới quay
- tay (hand power winches). Đa số các tàu này thiếu các thiết bị đi biển điện tử như máy radar dò cá, sonar (rađar siêu âm), vv…; mặt khác, tàu trữ cá chỉ bằng muối và nước đá, thay vì các thiết bị làm lạnh hiện đại làm chất lượng cá không còn tươi như lúc vừa đánh bắt xong giảm sức cạnh tranh. - Mặc dù được Nhà nước hỗ trợ vay vốn nhưng ngư phủ vẫn lỗ vốn do công tác nghiên cứu biển và luồng cá xa bờ còn thiếu thực dụng khoa học, các luồng đàn cá xa bờ được ước lượng chưa chính xác hoặc không ước đoán được sự đổi hướng của đàn cá theo di chuyển các dòng nước biển sâu theo thời gian. -Xăng dầu biến động cũng là một yếu tố khá quan trọng gây khó khăn cho các tàu đánh bắt xa bờ. Do phải đi một quãng đường khá xa nên các tàu cần đến hàng trăm lít dầu cho mỗi lần ra khơi, đây là một bất lợi khá lớn khi mà giá dầu thế giới có dấu hiệu không ngừng tăng. Vì vậy, nếu không có các giải pháp thiết thực và đánh bắt hải sản có năng suất, chắc chắn một điều ngư dân sẽ lỗ vốn và phá sản. -Thời tiết ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động đánh bắt của ngư dân, hầu như năm nào cũng xảy ra những cái chết tập thể thương tâm do các cơn bão ngoài khơi xa mà ngư dân là người phải gánh chịu hậu quả nhiều nhất. Ngư dân không an tâm ra khơi thì chương trình đánh bắt xa bờ ít nhiều gặp bất lợi. - Dù rằng đánh bắt xa bờ mang đến cho đất nước và người dân nguồn lợi lớn nhưng nếu không có các giải pháp cùng hỗ trợ của Nhà nước thì chương trình khó phát triển bền vững. Theo nhận định của nhiều ngư dân: “Hầu hết những người làm nghề biển, nhất là nghề đánh bắt hải sản xa bờ đều nợ vốn ngân hàng. Người ít thì vài trăm triệu đồng, người nhiều thì vài tỷ đồng”. Một số hộ nếu làm ăn hiệu quả thì vẫn có thể trả hết nợ, còn những hộ nếu không may gặp những điều kiện bất lợi thì nợ chồng thêm nợ, dẫn đến phá sản và không có khả năng trả nợ.
- Một thực tế cho thấy chương trình đánh bắt hải sản xa bờ có khá nhiều khó khăn và bất lợi, đặc biệt là những ngư dân, họ phải hy sinh nhiều thứ, phải xa gia đình và gặp những thiếu thốn về thức ăn, nước; thậm chí đặt cược mạng sống của mình cho biển cả, nhưng vì sự sống, ước muốn vươn lên thoát khỏi cái nghèo, những ngư dân nghèo chấp nhận và tiếp tục công việc ngoài khơi xa. IV. Các giải pháp khả thi khắc phục những khó khăn mà chương trình vấp phải: -Thứ nhất, Nhà nước phải bám sát ngư dân, giúp đỡ, hỗ trợ và trang bị tàu đánh bắt xa bờ đúng tiêu chuẩn, có mã lực lớn, có các thiết bị điện tử hiện đại cũng như thiết bị cứu hộ, thông tin liên lạc vv… -Thứ hai, xác định đúng luồng cá và hướng di chuyển của chúng để đánh bắt một cách chính xác, giúp tiết kiệm thời gian và đường đi. -Thứ ba, những ngư dân ra khơi cần liên kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ nhau những khi có bão biến. -Thứ tư, Nhà nước cần tăng cường công tác khuyến ngư cũng như điều chỉnh các bất cập trong chương trình, khuyến khích động viên, đảm bảo ngư dân an tâm trước mỗi chuyến ra khơi. -Thứ năm, về vấn đề xăng dầu tăng giá liên tục, các ngư dân kinh nghiệm đã có nhiều giải pháp khả quan để khắc phục, một số có thể nêu như: + Theo bà con ngư dân, để đánh bắt xa bờ đạt hiệu quả, trước tiên tàu và ngư lưới cụ phải hội đủ các điều kiện “lưới thưa, dây nhỏ, máy mạnh”. Lưới thưa, dây nhỏ giảm lực cản, kéo lưới nhanh, ít tốn nhiên liệu. Sử dụng máy tàu mới không những tiết kiệm nhiên liệu mà sản lượng khai thác cũng cao hơn nhiều.
- + Tổ chức đội tàu dịch vụ nhằm thu mua hải sản ngay trên biển. Theo cách tổ chức này, cứ 5-10 tàu đánh cá liên kết lại thành một đoàn cùng đánh bắt chung ngư trường. Khi được nhiều cá thì một trong số này sẽ luân phiên chở cá về cảng để bán, sau đó mua nhiên liệu, nước đá hoặc vật dụng cần thiết chở ra biển cho các tàu còn lại. Đồng thời, mua lại toàn bộ số cá, mực mà các tàu đã đánh bắt được với giá gần tương đương với giá bán tại cảng. Với quy trình khai thác này, lượng dầu tiêu hao một chuyến đi biển giảm từ 500-900 lít /tàu. -Thứ sáu, về vấn nạn mất mát về người và của mỗi khi có đợt bão, đã có nhiều biện pháp được đưa ra chỉ còn chờ chính quyền xem xét và phê duyệt, một số ví dụ như: *luật hóa nghề đi biển- thiết lập mạng lưới quản lý giao thông đường biển cho những người ra khơi * địa phương cần quản lý những con tàu ra khơi, đã có khá nhiều trường hợp địa phương chịu trách nhiệm tàu của mình nhưng khi được hỏi tàu đi đâu, ngư dân đánh bắt gì, bán cho ai thì chính quyền hoàn toàn không biết. Có quản lý chặt chẽ thì chính quyền mới có thể xác định được vị trí của tàu mình để kịp thời thông tin cũng như cứu hộ khi bão về. *nâng cao năng lực cứu hộ của địa phương nói riêng và ngành thủy sản nói chung, đồng thời thành lập các nhóm hỗ trợ cứu hộ các tàu ra khơi. V.Đánh giá chương trình phát triển đánh bắt hải sản xa bờ trong tương lai: Trong thời gian sắp tới, thực phẩm thủy sản như cá, tôm …có thể sẽ được tiêu thụ mạnh. Hiện nay, tình trạng các dịch bệnh liên tục hoành hành như dịch heo tai xanh, cúm gà, cúm heo, bò điên vv.., có lẽ cá sẽ trở thành thức ăn được nhiều người lựa chọn nhờ giá thành rẻ, ít bệnh nguy hiểm hơn so với heo, bò hay gà…Từ đó, nhu cầu tiêu thụ hải sản sẽ ngày càng tăng, nếu đánh bắt xa bờ không phát triển và hoàn thiện, nguồn lợi
- thủy sản gần bờ có thể bị tiêu hao đáng kể. Chương trình đánh bắt xa bờ là một chương trình cần thiết và quan trọng khi nước ta có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi với vùng đặc quyền kinh tế biển khá rộng như thế. Vì vậy, chúng ta phải không ngừng đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, những bất cập của nghề đánh bắt xa bờ mà trên hết, ngư dân chính là yếu tố quan trọng. Mong rằng trong thời gian tới, chương trình đánh bắt xa bờ sẽ càng thành công, không gặp phải những thất bại đáng tiếc, và đặc biệt, ngư dân có thể thực sự sống được với nghề này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam"
16 p | 1446 | 303
-
BÀI GIẢNG CÂY DƯỢC LIỆU
83 p | 837 | 203
-
Tiểu luận: Quản lý và sử dụng nước trong nông nghiệp - ĐH Nông Lâm TP.HCM
32 p | 361 | 91
-
Lập và quản lý dự án lâm nghiệp xã hội
121 p | 362 | 73
-
Báo cáo Tiểu luận Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chuyên đề 7
14 p | 120 | 34
-
Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp
38 p | 134 | 28
-
Thức ăn tự nhiên
45 p | 106 | 24
-
Báo cáo seminar bảo quản thực phẩm dứa
22 p | 113 | 19
-
Cacao: Cây Công nghiệp nhiều triển vọng
5 p | 83 | 14
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai
64 p | 45 | 9
-
Tổng luận Nông nghiệp 4.0 - Dự báo các công nghệ nông nghiệp trong tương lai
48 p | 52 | 9
-
Phát triển diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
9 p | 81 | 7
-
Hạt tiêu đen điều trị bạch biến
4 p | 103 | 7
-
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 407/2021
202 p | 15 | 5
-
Giáo trình Phát triển nông thôn: Phần 1 - TS. Nguyễn Quang Phục
108 p | 9 | 4
-
Ribulose 1,5-bisphosphate carboxylase oxygenase (Rubisco): Cấu trúc, phân loại và ứng dụng trong xây dựng cây phát sinh loài
6 p | 34 | 4
-
Nghiên cứu thử nghiệm phát triển hệ thống canh tác cây rau tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
5 p | 54 | 3
-
Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp đô thị và bài học cho Việt Nam
11 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn