intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay

Chia sẻ: Nguyen Loan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

446
lượt xem
122
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ khi đổi mới đường lối kinh tế nước nhà đến nay nền kinh tế Việt Nam chúng ta đã đạt được những thành tựu thật sự đáng tự hào như tăng trưởng cao và bền vững trong cả một thời kì dài từ năm 1986-2009. Theo đó GDP năm 2009 tăng gấp 4 lần năm 1990. Vậy tại sao chúng ta lại muốn GDP tăng hay tăng trưởng cao? tăng trưởng là điều kiện cần để chúng ta hoàn thành các mục đích kinh tế của xã hội. Mà mục đích kinh tế của xã hội là làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay

  1. TIỂU LUẬN: Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay
  2. Phần I: MỞ ĐẦU 1.1 Mục đích nghiên cứu Từ khi đổi mới đường lối kinh tế nước nhà đến nay nền kinh tế Việt Nam chúng ta đã đạt được những thành tựu thật sự đáng tự hào như tăng trưởng cao và bền vững trong cả một thời kì dài từ năm 1986-2009. Theo đó GDP năm 2009 tăng gấp 4 lần năm 1990. Vậy tại sao chúng ta lại muốn GDP tăng hay tăng trưởng cao? tăng trưởng là điều kiện cần để chúng ta hoàn thành các mục đích kinh tế của xã hội. Mà mục đích kinh tế của xã hội là làm sao cho mức sống người dân tăng lên và sự công bằng xã hội sẽ đến với những cá nhân là như nhau. Vậy tăng trưởng của cả thời kì dài như vậy nó tác động như thế nào đến mức sống của người dân và sự công bằng xã hội? Đó là câu hỏi hình thành nên chủ đề nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 1991 đến nay” 1.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đánh giá là cả một quá trình chúng ta theo dõi sự biến đổi của một sự vật hiện tượng nào đó rồi đưa ra nhận xét và qua đó có thể đưa ra giải pháp nhằm khắc phục hoặc tăng cường những tác động của hiện tượng đến đối tượng nghiên cứu của mình. Trong phạm vi đề tài này thì hiện tượng của đ ề tài xem xét đó là “tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 1991 đến nay” và đối tượng nghiên cứu là quy mô, tốc độ, hiệu quả và cấu trúc của tăng trưởng kinh tế việt nam. 1.3 kết cấu nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài này gồm các phần như sau:
  3. Phần II Phần III Theo dõi tình hình tăng Dựa trên cơ sở lý thuyết trưởng kinh tế việt nam từ đã học năm 1991 đến nay Phần IV Phần IV Rút ra nhận xét Rồi từ đó đề xuất giải pháp của nhóm Phần II: Cơ sở lý thuyết đánh giá tăng trưởng kinh tế. 1. Các khái niệm 1.1. Tổng giá trị sản xuất (GO): Là tổng giá trị sản phẩm vật chất được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định(thường là 1 năm). Ta có thể tính chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất theo 2 cách: + Là tổng doanh thu bán hang thu được từ các đơn vị, các nghành trong toàn bộ nền kinh tế. + Tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian(IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA). 1.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra của một nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường được tính trong một năm; Thuật ngữ “hàng hoá dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không
  4. tính giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Dựa vào phân tích luồng chu chuyển thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế, các nhà kinh tế đã chứng minh trong nền kinh tế luôn tồn tại một đồng nhất thức mô tả mối liên hệ giữa Tổng thu nhập (từ sản xuất), Tổng chi tiêu và Tổng sản phẩm trong n ước như sau: Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu = Tổng sản phẩm trong nước Tổng thu nhập gồm thu nhập từ các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất: thu nhập từ cung cấp dịch vụ lao động được thể hiện qua chỉ tiêu tiền lương và các khoản thu nhập có tính chất lương; thu nhập từ máy móc, thiết bị tham gia vào sản xuất được thể hiện qua chỉ tiêu khấu hao tài sản cố định; thuế sản xuất và giá trị thặng dư. Tổng chi tiêu của nền kinh tế gồm những khoản chi tiêu đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cuối cùng gồm: chi cho đầu tư (tích luỹ tài sản); chi cho tiêu dùng cuối cùng; chi cho xuất khẩu. Các nhà kinh tế đưa ra 3 phương pháp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. - Phương pháp thứ nhất đánh giá GDP bằng cách cộng giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở trong n ước theo từng ngành kinh tế. Nói cách khác, phương pháp thứ nhất đánh giá kết quả của các đơn vị sản xuất. Phương pháp tính GDP theo phương pháp này là phương pháp sản xuất. - Phương pháp hàng hoá và dịch vụ tạo ra thu nhập dưới dạng thu của người lao động; khấu hao tài sản cố định; thuế sản xuất và thặng dư thu nhập tổng hợp. Phương pháp đánh giá GDP bằng cách cộng những khoản thu nhập trên được gọi là phương pháp thu nhập
  5. - Phương pháp thứ 3 căn cứ vào những khoản chi tiêu cần thiết cho các mục đích: tiêu dùng cuối cùng; tích luỹ tài sản; xuất nhập khẩu quốc gia được gọi là ph ương pháp s ử dụng. 1.2.1 Phương pháp sản xuất Phương pháp sản xuất tập trung vào đánh giá giá trị sản phẩm cuối cùng được tạo ra theo ngành, theo thành phần kinh tế và bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Khái niệm giá trị sản xuất dùng để đánh giá kết quả của đơn vị sản xuất (đơn vị cơ sở hoặc doanh nghiệp), không dùng đánh giá cho từng công đoạn sản xuất của đơn vị. Vì vậy giá trị sản xuất chỉ tính cho hàng hoá và dịch vụ do đơn vị sản xuất ra dùng cho đơn vị khác, không tính cho sản phẩm chu chuyển nội bộ cho các công đoạn sản xuất của đơn vị. Thu do chênh lệch giá cũng không tính vào giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí trung gian và giá trị tăng thêm, như vậy có sự tính trùng trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Mức độ tính trùng phụ thuộc vào mức độ chuyên môn hoá và mức độ chi tiết của phân ngành kinh tế. Phân ngành kinh tế càng chi tiết, mức độ tính trùng của chỉ tiêu giá trị sản xuất càng lớn. Chi phí trung gian bao gồm toàn bộ chi phí về sản xuất vật chất, dịch vụ cho sản xuất vật chất và không bao gồm khấu hao tài sản cố định. Những sản phẩm vật chất và dịch vụ tính vào chi phí trung gian phải là chi phí sản xuất, được hạch toán vào giá thành sản phẩm, phải là kết quả sản xuất do các ngành sản xuất ra trong năm hoặc sản xuất từ năm trước chuyển sang cho sản xuất hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Những sản phẩm không phải là kết quả của sản xuất mà sử dụng từ tự nhiên như ánh sáng mặt trời, nước tự nhiên không tính vào chi phí trung gian. Chẳng hạn, nước mưa sử dụng trong sản xuất nông nghiệp không tính vào chi phí trung gian của ngành nông nghiệp. Ranh giới giữa chi phí trung gian và tích luỹ tài sản: chi phí trung gian gồm những chi phí về hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất. Tích luỹ tài sản gồm hàng hoá sử dụng nhiều lần trong sản xuất và có giá trị lớn.
  6. Chi phí trung gian luôn được tính theo giá sử dụng, nghĩa là bao gồm cả phí vận tải và cả các loại chi phí khác do đơn vị sản xuất phải trả để đưa nguyên, nhiên vật liệu,v.v… vào sản xuất. Trong khi đó chỉ tiêu giá trị sản xuất có thể đ ược tính theo 3 loại giá (giá cơ bản, giá bán của người sản xuất, giá sử dụng). Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế bằng hiệu giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị sản xuất tính theo giá nào thì chỉ tiêu giá trị tăng thêm cũng tính theo giá đó. Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế được biểu thị theo công thức sau: Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sản xuất bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Dưới dạng công thức Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được biểu thị như sau: GDP = Tổng giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Tổng sản phẩm trong nước luôn được đánh giá theo giá sử dụng. Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá cơ bản thì tổng sản phẩm trong nước được tính như sau: GDP = Tổng giá trị t ăng thêm theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá sản xuất thì tổng sản phẩm trong nước được tính như sau: GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá sản xuất + Thuế giá trị gia tăng (VAT) phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ 1.2.2 Phương pháp thu nhập Như trên đã nói tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp thu nhập bằng tổng các yếu tố như thu nhập của người lao động từ sản xuất; thuế trừ đi trợ cấp sản xuất; khấu hao tài sản cố định; thặng dư/ thu nhập hỗn hợp. Tài khoản quốc gia 1993 định nghĩa thu nhập của người lao động từ sản xuất như sau: “Tổng thù lao bằng tiền và hiện vật mà đơn vị sản xuất phải trả cho người lao động do người lao động đã làm việc cho đơn vị sản xuất trong kỳ hạch toán. Thu nhập của
  7. người lao động từ sản xuất bao gồm tiền l ương thực nhận (bằng tiền và hiện vật) và phần bảo hiểm xã hội đơn vị sản xuất nộp thay người lao động. 1.2.3 Phương pháp chi tiêu: Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sử dụng bằng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và của nhà nước cộng với tích luỹ tài sản và cộng với chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Dưới dạng công thức, tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sử dụng được viết như sau: GDP = C+G+I+(X-M) Tiêu dùng cuối cùng là một phần của tổng sản phẩm trong nước sử dụng để thoả mãn nhu cầu cho đời sống, sinh hoạt của cá nhân, dân cư, hộ gia đình và nhu cầu tiêu dùng chung của xã hội. Tiêu dùng cuối cùng gồm 2 phần: - Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình - Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước. Chỉ tiêu GDP là một chỉ báo kinh tế tổng hợp, phản ánh một cách khá toàn diện sức mạnh kinh tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ, vì vậy các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu này để so sánh trình độ phát triển kinh tế với nhau thông qua chỉ tiêu GDP. 3.1. Tăng trưởng kinh tế. 1.3.1 Khái niêm Tăng trưởng kinh tế là s ự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. 1.3.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.
  8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ tr ước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%), Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. 1.4 Năng suất lao động 1.4.1 khái niệm. Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn lao động sống, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào (lao động và làm việc).Đây là một chỉ tiêu khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của một đơn vi hay của nền kinh tế xã hội. 1.4.2 Cách tính năng suất lao động Tùy theo muc đích nghiên cứu của mỗi nước, mỗi ngành khác nhau trong từng gai đoạn khác nhau mà áp dụng chỉ tiêu năng suất lao đong theo các phương thức khác nhau.Được tính toán bắng chỉ tiêu đầu ra khác nhau. Cách tính: +tính theo tổng giá trị sản xuất(GO) +tính theo tổng giá trị tăng thêm(GDP) Trên phạm vi nền kinh tế GDP là chỉ tiêu phân tích tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế ,làm căn c ứ đánh giá s ự phát triển của một đ ất nước và tính toán nhiều chỉ tiêu quan trọng khác nên tất nhiên nó đ ược tính toán năng suất lao động trong nền kinh tế quốc dân.
  9. Năng suất lao động tính theo giá trị tăng thêm có ưu điểm hơn hẳn so với năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất vì ở tử số của chỉ tiêu năng suất lao động không tính phần chi phí trung gian (phần giá trị này luôn bị tính t rùng giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành) nên sự biến động của chỉ tiêu năng suất lao động không phụ thuộc vào thay đổi tổ chức sản suất như năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất. Hơn nữa, nếu trong toàn nền kinh tế, năng suất lao động tính theo tổng sản phẩm trong nước, thì đối với từng ngành, từng doanh nghiệp, năng suất lao động cũng cần được tính theo giá trị tăng thêm. Có như vậy mới cho phép nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa năng suất lao động của các doanh nghiệp, các ngành với năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam, năng suất lao động được tính toán theo chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng (tính toàn bộ giá trị của sản phẩm tương tự như chỉ tiêu giá trị sản xuất ngày nay) được đưa vào chế độ báo cáo thống kê của các xí nghiệp (nay gọi là doanh nghiệp) trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,... ngay từ những năm đầu mới thành lập ngành thống kê. Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung có những năm năng suất lao động được coi là một trong những chỉ tiêu pháp lệnh để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhà n ước của doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,... 2. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế: 2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng: -Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capital Income, PCI). GDP, GNP, PCI càng lớn thể hiện quy mô của nền kinh tế càng lớn -Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thể hiện là sự gia tăng của GDP năm này so với năm trước. tốc độ tăng trưởng nói lên xu h ướng tăng lên hoặc giảm đi về quy môcủa một nền kinh tế.
  10. -GDP/người được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội chia cho tổng dân số. nó phản ánh một phần nào sự đóng góp của một ngươi dân vào GDP 2.2 Hiệu quả tăng trưởng: - Năng suất lao động: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của tăng trưởng tốt nhất vì nó phản ánh năng lực của một lao động chính đóng góp vào tổng sản phẩn đầu ra. Lao động là thành phần chính để tạo nên sản phẩm trong một nền kinh tế, năng suất lao động ngày càng cao thì tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn - So sánh tốc độ tăng GO và GDP: Nếu tốc độ tăng GO>GDP thì phản ánh xu hướng chi phí trung gian tăng Nếu tốc độ tăng GO=GDP thì phản ánh xu hướng chi phí trung gian không thay đổi. Nếu tốc độ tăng GO
  11. GDP 272036 313623 361017 399942 441646 481295 535762 năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP 613443 715307 839211 974266 1143715 1477717 1645481 Năm 2008 theo xếp hạng về GDP của các nước trên thế giới thì GDP của việt nam xếp thứ 61 với 90,88 tỷ đô la. Và tỷ trọng GDP của việt nam so với thế giới là vào khoảng 0,15% GDP toàn thế giới. việt nam cộng đồng châu các nước khác âu mỹ tỷ trọng GDP của các nước trên thế giới Tỷ trọng sản phẩm nội đ ịa của các nước_theo Theo CIA World Factbook GDP/ người của nền kinh tế việt nam còn thấp do quy mô của nền kinh tế còn nhỏ trong khi đó dân số của VIỆT NAM vào khoảng 86 triệu người năm 2009 và có tốc độ tăng hàng năm vào khoảng 1,2% và xếp thứ 12 trên thế giới sau TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN, MEXICO….. 3.1.2 Tốc độ tăng trưởng. Một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khá ổn định. Thời kỳ từ năm 1986 tới nay là thời kỳ đổi mới, tốc độc tăng trưởng bình quân 1986 1990 là 4,5%, thời kỳ 1991-1995
  12. là 8,2%, thời kỳ 1996-2000 là 7% và từ 2001-2007 là 7,6%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngang bằng Hàn Quốc và chỉ đứng sau Trung Quốc. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam từ 1985 đến 2008 Từ kết quả tính toán và biểu đồ trên thấy rằng: thời kỳ 1991-2003 GDP ở phạm vi chung toàn nền kinh tế quốc dân tăng bình quân năm là: 7,45%/năm. Nếu so sánh giữa các năm ta thấy GDP tăng không đồng đều. Năm có tốc độ tăng cao nhất là 9,54% (1995), thấp nhất 4,77%(1999). Có 8 năm tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn t ốc độ tăng năm trước và 5 năm có tốc độ tăng GDP năm sau thấp hơn tốc độ tăng năm trước. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị tuyệt đối thì không có trường hợp nào có GDP năm sau thấp hơn năm trước, tức là có tốc độ tăng đạt "giá trị âm". Tốc độ tăng GDP chung toàn nền kinh tế quốc dân theo các thời kỳ như sau: - Thời kỳ 1991-1995 có tốc độ tăng GDP bình quân năm đặt khá cao (8,18%), trong đó năm 1991 đạt 5,81%, các năm còn lại đều tăng hơn 8%, riêng năm 1995 tăng 9,54%. - Đến thời kỳ 1996-2000 chịu ảnh hưởng khá nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á (1997) đã làm cho tốc độ tăng GDP trong các năm ở thời kỳ này giảm liên tục (từ 9,34% năm 1996 xuống 8,15% năm 1997 rồi 5,76% năm 1998 và 4,77% năm 1999). Năm 2000 tốc độ tăng đã bắt đầu nhích lên nhưng vẫn ở mức dưới 7%.
  13. Bình quân năm thời kỳ 1996-2000 tăng 6,95%, thấp hơn tốc độ tăng giai đoạn 1991- 1995 là 1,23%; - Thời kỳ 2001-2007 đã chấm dứt được xu thế giảm mạnh của thời kỳ trước và GDP đã tăng dần qua các năm, song tốc độ tăng ở n hững năm đầu thiên niên kỷ mới không lớn, năm sau chỉ nhích hơn năm trước từ 0,1 đến 0,2% làm cho tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 2001-2003 mới đạt 7,06%, thấp hơn mức tăng bình quân chung 13 năm (1991-2003) là 0,39% và thấp hơn mức tăng b ình quân của 5 năm đầu (1991-1995) là 1,12%.Tuy nhiên những năm sau đó tốc độ tăng trưởng của nước ta đã vươn lên cao và năm trong nhóm những nước co tăng trưởng cao nhất trên thế giới.Tăng trưởng năm 2001 là 6,7%, năm 2005 là 8,4% và đạt đỉnh năm 2007 với 8,5%. - Thời kỳ từ 2008 đến nay, do Việt Nam cũng chịu ảnh h ưởng nặng nề sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 nên tốc độ tăng trưởng kinh tế nước nhà đã sự suy giảm lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 chỉ đạt 6,23% thâps nhất so với 9 năm trước đó, và hậu quả nặng nề của khủng hoang kinh tế toàn cầu còn dư am sang tới những quý đầu năm 2009 và anh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 chỉ đạt 5,32% cho thấy hậu quả nặng nề sau khủng hoảng và mặc dù Chính phủ đã đưa ra những gói kích cầu nhưng không thể cải thiện tốt hơn cho nền kinh tế Việt Nam. 3.2 Hiệu quả tăng trưởng: 3.2.1 Năng suất lao động Năm 2000 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 11,7 17,2 19,7 22,5 25,9 32,9 Nông nghiệp và lâm nghiệp 4,0 5,6 6,3 7,2 8,4 12,2 Thủy sản 15,1 19,6 22,2 24,6 28,2 34,7 Công nghiệp khai mỏ 166,6 223,5 260,5 269,5 281,0 306.1 Công nghiệp chế biến 23,1 30,1 33,0 36,6 40,8 49,5
  14. sản xuất điên và khí đốt 169,2 182,9 191,1 193,6 202,4 212,1 Xây dựng 22,7 23,2 26,7 30,2 35,1 40,0 TN,sửa xe moto đồ dùng gđ 16,1 20,3 23,1 26,0 29,6 31,8 Vân tải kho bãi và tt liên lạc 14,8 25,3 30,3 36,1 42,0 54,9 Khách sạn nhà hàng 20,9 19,8 38,2 45,8 55,3 78,0 Tài chính tín dụng 108.4 102,0 96,4 96,3 98,9 123,7 Hoạt động khcn 124,7 172,6 214,2 233,0 262,6 342,8 Giáo dục đào tạo 14,9 19,7 21,8 23,6 25,7 27,5 Hoạt động cứu trợ xã hội 26,6 31,5 34,5 37,8 40,2 46,5 Hoạt động văn hóa thể thao 19,4 28,7 31,3 34,4 38,1 44,4 Hoạt động Đảng và đoàn thể 9,6 7,0 7,1 7,1 7,4 8,5 Hoạt động phục vụ Cn và cộng đồng 21,9 25,3 24,0 25,1 26,6 31,9 ANQP và đảm bảo xã hội 32,1 35,6 35,5 37,3 39,5 47,3 (Tổng sản phẩm trong nước /giá trị tăng thêm theo giá trị thưc tế bình quân 1 lao động đang làm việc). Vốn có thể vay được,công nghệ có thể mua được còn lao động là yếu tố nội lực,lại đang có lợi thế về số lượng dồi dào,tỷ lệ lao động trẻ cao có tính chịu khó và giá nhân công rẻ…Để đạt được mức tăng trưởng hằng n ăm la 8,5% thì năng suất lao đông đang là vấn đề được quan tâm lớn. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy gì? +Năng suất lao động của Việt Nam qua các năm đều tăng khá,nhưng so với khu vực và các nước phát triển khác mức năng suất lao động của nước ta còn quá thấp +Nếu chia theo nhóm ngành thì năng su ất thuộc nhóm ngành nông,lâm nghiệp thấp nhất.Mà Việt Nam là nước co tỷ lệ lao động trong ngành này rất cao. Năng suất lao động thấp:(số liệu năm 2005 theo tổng cục thống kê) Mức năng suất lao động Tốc độ tăng NSLĐ Tên nước và lãnh thổ Mức NSLĐ Thứ tự Tốc độ (%) Thứ tự
  15. (USD) Mỹ 77346 1 1,8 12 Nhật 77061 2 1,9 10 Ai-len 62936 3 1,0 15 Hồng Kông 60299 4 5,0 4 Pháp 57677 5 1,4 14 Phần Lan 55698 6 0,1 18 Xin-ga-po 52426 7 1,9 10 Anh 51882 8 0,9 16 Đức 50789 9 0,9 16 Ca-na-đa 49308 10 1,6 13 Ô-xtrây-li-a 45545 11 -1,0 20 Đài Loan 35856 12 2,7 8 Hàn Quốc 27907 13 2,6 9 Ma-lai-xi-a 11300 14 3,0 6 Thái Lan 4305 15 3,0 6 Phi-lip-pin 2807 16 -0,8 19 Trung Quốc 2272 17 7,1 1 In-đô-nê-xi-a 1952 18 4,4 5 Ấn Độ 1242 19 6,6 2 Việt Nam 1237 20 5,51 3 Tỷ lệ tăng NSLĐ của nước ta đạt mức khá,nhưng hãy thử so sánh mức năng suất lao động của nước ta so với nước có mức năng su ất lao động cao nhất là Mỹ thi chúng ta chỉ bằng 1/60.So với các nước trong khu vực như Ma-lai-xi-a hay Thái lan,Phi-lip-pin thì năng suất lao động của nước ta còn kém xa. Năng suất lao động trong các ngành nông,lâm nghiệp thấp:
  16. Mức năng suất trong ngành nông,lâm nghiệp thấp chỉ bằng một phần ba so với năng suất lao động của cả n ước và chỉ bằng một phần tám so với năng suất lao động của ngành công nghiệp,chưa bằng một phần ba mức năng suất lao động của ngành thủy sản. nguyên nhân làm cho năng suất lao đ ộng trong ngành nông lâm nghiệp thấp là do số lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng thời gian chưa sử dụng còn nhiều.Năng suất cây con thấp(năng suất lúa của Việt Nam n ăm 2006 đạt 48,9 ta/ha,trong khi đó Trung Quốc đạt 62 tạ/ha.Mỹ đạt 80 tạ/ha). Ngành công nghiệp có năng suất lao động cao nhất nhưng số lượng lao động chiếm tỷ lện thấp(13,5%),tốc độ gia tăng chậm tính gia công và khai thác nguyên nhiên vật liệu còn cao,giá trị tăng thêm thấp,tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao chỉ đạt 20.5%. Nhìn tổng quát, năng suất lao động của nước ta còn thấp do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do những ngành có năng suất lao động thấp lại chiếm tỷ trọng lao động rất cao (như nông nghiệp, buôn bán nhỏ...). Có nguyên nhân do chất lượng lao động mà biểu hiện trước hết ở tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn rất thấp và tăng rất chậm, hiện mới đạt khoảng một phần tư tổng số. Ngay cả số đã qua đào tạo thì cơ cấu cũng còn nhiều điểm chưa hợp lý. Tỷ số người tốt nghiệp các cấp đào tạo theo chuẩn mực của thế giới là 1 cao đẳng, đại học/4 trung cấp chuyên nghiệp/10 học nghề, thì ở nước ta các tỷ số tương ứng là 1 - 0,98 - 3,03, gây ra tình trạng "thiếu thợ nhiều hơn thiếu thầy". Đó là chưa kể trình độ đào tạo cũng còn không ít vấn đề: lý thuyết nhiều hơn tay nghề, thực tế; trung cấp chuyên nghiệp thì nửa thầy nửa thợ, cao đẳng, đại học thì khoa học cơ bản chưa đủ, còn khoa h ọc ứng dụng còn yếu. Ngay cả giáo sư, tiến sĩ thì có tới gần một phần ba là danh nhiều hơn thực. Cán bộ khoa học, kỹ thuật ở cơ sở, ở thực tiễn thì ít. Ngoài ra còn tình trạng mua bán bằng,... Trình độ kỹ thuật - công nghệ 3.2.2 So sánh tốc độ tăng c ủa GO và GDP So sánh tốc độ tăng GO và GDP ngành NN
  17. So sánh tốc độ tăng GO và GDP ngành NN 120 100 80 Tốc độ tăng GO ngành NN % 60 Tốc độ tăng GDP ngành NN 40 20 0 Từ biểu đồ trên ta thấy: tốc độ tăng GDP ổn định hơn tốc độ tăng GO ở ngành NN, tuy 01 91 93 95 97 99 03 05 07 20 19 19 19 19 19 20 20 20 nhiên tốc độ tăng GO lại ở mức cao hơn tốc độ tăng GDP. Vì sao lại thế? Vì GO chịu Năm ảnh hưởng của nhiều yếu tố nh ư chi phí trung gian, năng suất lao động, số lượng lao động… còn GDP phụ thuộc chủ yếu vào giá trị gia tăng của ngành. Năm 1991-1993, tốc độ tăng GO giảm mạnh có thể do chúng ta giảm mạnh được chi phí trung gian từ việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Năm 2001, tốc độ tăng GO đạt mức thấp do ảnh h ưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực làm giá nông phẩm giảm mạnh. Còn năm 2007 đến nay, tốc độ tăng GO tăng mạnh do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có việc gia nhập WTO. Chuyển giao công nghệ đã giúp chúng ta tăng được năng suất trong ngành nông nghiệp. Mặc dù hơn 70% dân số làm việc trong ngành nông nghiệp nhưng đóng góp vào GDP là rất thấp. So sánh tốc độ tăng GO và GDP ngành CN So sánh tốc độ tăng GO và GDP ngành CN 40 35 30 25 Tốc độ tăng GO ngành CN % 20 Tốc độ tăng GDP ngành CN 15 10 5 0 01 02 97 98 99 00 03 04 05 06 07 19 19 19 20 20 20 20 20 20 20 20 Năm
  18. Tốc độ tăng của GO ngành công nghiệp lớn hơn tốc độ tăng GDP trong giai đoạn 1997-2004 phản ánh chi phí trung gian cao mặt khác đây là thời kì mà chúng ta chủ yếu là gia công chế tác sản phẩm mà không có các mặt hàng chính. Tốc độ tăng của GO ngành công nghiệp năm 2005-2007 không tăng trong khi đó GDP ngành công nghiệp tăng đều với tốc độ khoảng 10% có thể nói được rằng xu hướng giảm thiểu chi phí trung gian do chúng ta đầu tư cho kế cấu hạ tâng lớn. 3.3 Cấu trúc tăng trưởng: 3.3.1 Cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều đi kèm với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ba nhóm ngành nông nghiệp (bao gồm nông- lâm nghiệp và thuỷ sản), công nghiệp (bao gồm công nghiệp và xây dựng) và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của nước ta trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch tích cực (mặc dù chưa rõ nét): tỷ trọng nông- lâm- thuỷ sản trong GDP đã giảm đều đặn (từ 40,5% xuống 22,09% trong thời kỳ 1991-2008) và tỷ trọng công nghiệp- xây dựng tăng lên tương ứng (từ 23,8% tăng lên 39,73% trong cùng thời kỳ). Trong khi đó, khu vực dịch vụ sau một thời gian dài chững lại (1995-2004) và tăng chậm hơn nhịp độ tăng trưởng chung của GDP, hiện nay đã trở lại tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế Việt Nam phân theo nhóm ngành, 1991-2008
  19. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế Việt Nam chuyển dịch chậm hơn dự kiến, kể cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ... Trong nhiều năm qua, xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế chủ yếu biến đổi theo sự chuyển dịch của hai nhóm ngành nông- lâm - thủy sản và công nghiệp- xây dựng. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP trồi sụt theo từng năm và chưa th ể hiện một xu thế chuyển dịch rõ ràng hướng tới một cơ cấu hiện đại, trong khi đây là khu vực có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển. Mục tiêu đặt ra cho chuyển dịch cơ cấu ngành trong GDP năm 2010 (khu vực nông nghiệp 15-16%; công nghiệp và xây dựng 43- 44%; dịch vụ 40- 41%) rất khó đạt được. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành có liên quan chặt chẽ đến cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư. Cơ cấu lao động chưa có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ, lao động chưa có việc làm còn lớn, đang bị “tắc nghẽn” trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Trong khi đó, cơ cấu đầu tư thể hiện sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tình trạng đầu tư tràn lan ở các địa phương. Nhìn từ góc độ dài hạn, quá trình chuyển dịch cơ cấu chưa diễn ra theo một quy hoạch chiến lược tổng thể có tầm nhìn dài hạn, với một lộ trình hợp lý và được bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt. Những năm qua là giai đoạn hình thành cơ cấu được định hướng bởi
  20. các quy hoạch mang tính cục bộ ngành và địa phương, nhằm phục vụ cho các lợi ích cục bộ và ngắn hạn. Chính vì thế, quy hoạch tổng thể thường bị điều chỉnh, phá vỡ, hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu chuyển dịch không đúng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng cao, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh. Tất cả những điều nói trên phản ánh tầm nhìn cơ cấu hạn chế, nặng về hiện vật và tư duy “chính sách ngành”, chưa theo kịp các xu hướng công nghệ và nguyên lý phát triển hiện đại 3.3.2 Đóng góp c ủa các yếu tố đầu vào. Đóng góp các yểu tố đầu vào trong tăng trưởng GDP Việt Nam (%) giai đoạn (1993- 2007) Hàm sản xuất: Y=f(K,L,TEP) K,L: Các yếu tố tăng trưởng tho chiều rộng TEP: Các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu Đóng góp củ các yếu tố 1993_1997 1998- 2007 1.Đóng góp theo điểm phần trăm (%) 8.8 6.44 - Vốn 6.1 3.7 - Lao động 1.4 1.29 - TEP 1.3 1.45 2. Đóng góp theo tỷ lệ phần trăm (%) 100 100 - Vốn 69.3 57.5 - Lao động 15.9 20 - TFP 14.8 23 Nguồn: CIEM và Thời báo kinh tế Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2