MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài<br />
<br />
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 cho đến nay, toàn cầu hóa và <br />
hội nhập kinh tế quốc tế đang dần ổn định, hợp tác cùng phát triển có tác động lớn đến <br />
sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là với một nước đang phát triển như Việt Nam. <br />
1<br />
Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO và tham <br />
gia hầu hết những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như FTA, TPP. Đó là một cơ <br />
hội tốt để Việt Nam có thể tiến sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Song song với quá <br />
trình đó là quá trình đầu tư quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đầu tư trực <br />
tiếp nước ngoài FDI.<br />
<br />
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chảy mạnh vào các nước đang phát triển, <br />
có nền kinh tế tăng trưởng mạnh, điển hình là các nước Đông Á và Đông Nam Á đang trở <br />
thành một khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài, vì đây là vùng có nền kinh tế phát triển <br />
năng động nhất thế giới trong những năm gần đây. Đối với một nền kinh tế còn non trẻ <br />
như Việt Nam thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố rất cần thiết trong quá trình <br />
phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Với những điều kiện <br />
thuận lợi về chính trị, vị trí địa lý, lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng,…<br />
Việt Nam đang là một điểm đến, một nơi thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp của <br />
nhiều cường quốc phát triển khác như Nhật Bản,Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nga… <br />
Đặc biệt, Theo nhân đinh cua Cuc Đâu t<br />
̣ ̣ ̉ ̣ ̀ ư nươc ngoai (Bô Kê hoach va Đâu t<br />
́ ̀ ̣ ́ ̣ ̀ ̀ ư), sau <br />
hơn 25 năm thực hiện các hoạt động đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đã vượt qua Nhật <br />
Bản và trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất về cả số lượng dự án và tổng <br />
vốn đầu tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Vậy thực trạng <br />
quá trình đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ra sao? Điều gì khiến cho các nhà đầu tư <br />
Hàn Quốc lại ồ ạt đến Việt Nam như vậy? Đây là câu hỏi đặt ra đối với nhà nước ta để <br />
nhìn nhận lại quá trình tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc, làm sao để thu hút ngày <br />
càng nhiều nhưng sử dụng nguồn vốn đó lại phải đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Vấn đề Việt Nam tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc đã được <br />
quan tâm nhưng vẫn là những nghiên cứu nói chung, trên góc độ lý thuyết, chưa phản ánh <br />
được thực trạng quá trình đầu tư và những thay đổi lớn hiện nay.<br />
<br />
Vì vậy, mà em chọn đề tài:“Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong <br />
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài nghiên cứu cho đề án môn học chuyên <br />
ngành.<br />
2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu : Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào <br />
<br />
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu trên, em tập trung một <br />
<br />
số nhiệm vụ sau:<br />
<br />
Thứ nhất, làm rõ và phân tích sâu sắc hơn về nhân tố ảnh hưởng, sự cần thiết của phải <br />
thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam<br />
<br />
Thứ hai, nêu rõ thực trạng và tác động của vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt <br />
Nam trong những năm gần đây.<br />
<br />
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp <br />
nước ngoài của Hàn Quốc và định hướng thu hút trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc <br />
tế.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào <br />
<br />
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu: <br />
<br />
+ Không gian: Nghiên cứu dưới góc độ nhà nước<br />
<br />
+ Thời gian: Nghiên cứu với chuỗi số liệu từ năm 20062015<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu : Từ các tạp chí kinh tế, internet, báo chí, và các <br />
nguồn khác,…<br />
<br />
Phương pháp thống kê, phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp các nhân tố ảnh <br />
hưởng,…<br />
<br />
5. Kết cấu đề tài<br />
3<br />
Ngoài Lời mở đầu , Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài gồm 3 phần <br />
chính như sau:<br />
<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào <br />
Việt Nam<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam<br />
<br />
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của <br />
Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ <br />
TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM<br />
1.1. Một số vấn đề chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
<br />
1.1.1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI<br />
1.1.1.1.Khái niệm<br />
<br />
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hoạt động <br />
di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằng tiền hoặc <br />
bằng bất kỳ tài sản nào sang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trực tiếp nắm <br />
quyền quản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó<br />
4<br />
1.1.1.2.Nguồn gốc và bản chất của FDI<br />
<br />
Nguồn gốc: FDI là đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập <br />
kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế, FDI trở <br />
thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên <br />
thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những <br />
nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao.<br />
<br />
Bản chất của FDI:<br />
<br />
Có sự thiết lập về quyền sở hữu về Tư Bản của công ty một nước ở một nước khác <br />
<br />
Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư<br />
<br />
Có kèm theo quyền chuyền giao công nghệ và kỹ năng quản lý <br />
<br />
Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia<br />
<br />
Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế<br />
<br />
1.1.1.3.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
<br />
FDI thường được thực hiện thông qua các hình thức tùy theo quy định của Luật đầu <br />
tư nước ngoài của nước sở tại. Các hình thức FDI phổ biến trên thế giới hiện nay là:<br />
<br />
Hợp đồng hợp tác kinh doanh – BCC: Business Coperation Contract<br />
<br />
Doanh nghiệp liên doanh – JV: Joint Venture<br />
<br />
Hợp đồng cấp giấy phép công nghệ hay quản lý hợp đồng li xăng<br />
<br />
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài<br />
<br />
Buôn bán đối ứng…<br />
<br />
Các hình thức FDI này có thể được thực hiện tại các khu vực đầu tư đặc biệt có yếu <br />
tố quốc tế như khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế, kinh tế cửa <br />
khẩu… tùy thuộc điều kiện cụ thể và từng lĩnh vực mà các quốc gia lựa chọn và thành <br />
lập các khu vực đầu tư nước ngoài phù hợp, để thu hút các hình thức FDI khác nhau. <br />
5<br />
Chắc chắn sẽ có nhiều hình thức cụ thể mới ra đời để đáp ứng nhu cầu và khả năng thu <br />
hút FDI của các quốc gia.<br />
<br />
Động cơ thúc đẩy, lôi cuốn mạnh mẽ các nhà kinh doanh mở rộng hoạt động đầu tư <br />
ra nước ngoài là: Tiếp cận và sử dụng các nguồn lực ở nước ngoài, trong khi nguồn lực <br />
trong nước đang có xu hướng khan hiếm; khai thác và sử dụng các nguồn lực đầu vào với <br />
giới hạn và ổn định hơn; lợi dụng triệt để những ưu ái của nước tiếp nhận đầu tư; tránh <br />
được những “ rào cản” do nước tiếp nhận đưa ra; phân tán rủi ro ( hạn chế, giảm thiểu <br />
rủi ro); có điều kiện xâm nhập mạnh vào những thị trường tiềm năng, chưa hoặc không <br />
độc quyền..v..v.<br />
<br />
1.1.1.4.Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
<br />
Mức vốn đầu tư trực tiếp: Tỉ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn <br />
pháp định của dự án phải đạt mức tối thiểu tùy theo Luật đầu tư của từng nước <br />
quy định, ví dụ: Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 1987, quy đinh chủ <br />
đầu tư nước ngòai phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án, ở Mỹ quy <br />
định 10% và một số nước khác lại quy định 20%<br />
<br />
Mức độ tham gia quản lý vốn: Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc <br />
tự mình quản lý, điều hành các dự án mà họ bỏ vốn vào đầu tư. Quyền quản lý <br />
doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của <br />
dự án. Nếu nhà đầu tư nước ngòai góp 100% vốn trong vốn pháp định, thì doanh <br />
nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư đó và cũng do họ quản lý toàn bộ.<br />
<br />
Lợi ích của các bên: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được phân chia cho các <br />
bên theo tỉ lệ góp vốn vào vốn pháp định, sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả <br />
lợi tức cổ phần (nếu có).<br />
<br />
1.1.2.Đặc điểm đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam<br />
Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam bắt đầu từ trước khi hai nước thiết <br />
lập quan hệ ngoại giao, tuy nhiên ban đầu quy mô dự án cũng như khối lượng đầu tư rất <br />
nhỏ bé . Hàn Quốc chỉ chính thức đầu tư vào Việt Nam từ năm 1992. <br />
6<br />
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong công <br />
nghiệp chế tạo, sử dụng nhiều lao động, sản phẩm được xuất khẩu là chính. <br />
Việc tận dụng nguồn lao động rẻ vẫn là mục đích của nhiều nhà đầu tư nước <br />
ngòai khi đầu tư vào Việt Nam. FDI của Hàn Quốc vào các ngành sản xuất ô tô, xe <br />
máy, thiết bị điện tử, đồ dân dụng và các sản phẩm xuất khẩu.<br />
<br />
Các nhà đầu tư của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức 100% <br />
vốn đầu tư đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 80%, tiếp đến là hình thức doanh <br />
nghiệp liên doanh chiếm khoảng 15% và còn lại là hợp đồng hợp tác kinh doanh… <br />
Có thể là nhà đầu tư Hàn Quốc rất cẩn thận khi đầu tư vào đối tác, và họ rất cẩn <br />
trọng trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh, lĩnh vực đầu tư, địa điểm.<br />
<br />
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc nhìn chung hoạt động tốt, quy mô bình quân vốn <br />
lớn, cao hơn mức bình quân chung của cả nước ( khoảng trên 40 triệu USD) và <br />
chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất.<br />
<br />
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào những địa bàn có cơ sở hạ <br />
tầng tương đối tốt. Tỷ lệ các dự án bị giải thể của Hàn Quốc tương đối thấp <br />
(khoảng 10%), do các nhà đầu tư Hàn Quốc rất cẩn trọng trong việc khảo sát, <br />
nghiên cứu trước khi quyết định nên đã giảm thiểu được rủi ro trước khi đi vào <br />
hoạt động.<br />
<br />
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt <br />
Nam<br />
<br />
1.2.1.Chính sách của nhà nước Việt Nam về đầu tư nước ngoài<br />
<br />
1.2.1.1.Các văn bản điều chỉnh về đầu tư nước ngoài ( FDI) vào Việt Nam<br />
<br />
Doanh nghiệp được mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao <br />
dịch vãng lai<br />
<br />
Đối với các dự án quan trọng nhà nước đảm bảo đủ cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp <br />
hoạt động <br />
<br />
7<br />
Doanh nghiệp được thế chấp tài sản tại các tổ chức tín dụng để vay vốn <br />
<br />
Luật đất đai mới đã tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản <br />
với sự tham gia của đầu tư nước ngoài<br />
<br />
* Các dự án được khuyến khích đầu tư :<br />
<br />
o Công nghệ cao và công nghệ thông tin<br />
<br />
o Công nghiệp chế tạo<br />
<br />
o Vật liệu mới và năng lượng mới<br />
<br />
o Ngành công nghiệp phụ trợ<br />
<br />
o Đầu tư phát triển giống cây trồng và giống vật nuôi mới <br />
<br />
o Nuôi trồng và chế biến nông, lâm, hải sản<br />
<br />
o Y tế, giáo dục, đào tạo<br />
<br />
* Các dự án bị hạn chế đầu tư: <br />
<br />
o Dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội<br />
<br />
o Dự án về tài chính ngân hàng<br />
<br />
o Dự án tác động đến sức khỏe cộng đồng<br />
<br />
o Dự án về lĩnh vực văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản<br />
<br />
o Dự án về dịch vụ giải trí<br />
<br />
o Dự án về kinh doanh bất động sản<br />
<br />
o Dự án về khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi <br />
trường sinh thái<br />
<br />
* Các dự án bị cấm đầu tư: <br />
<br />
o Các dự án gây hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích công cộng<br />
<br />
<br />
8<br />
o Các dự án gây hại đến di tích lịch sử, văn hóa đạo đức, thuần phong mỹ tục <br />
của Việt Nam<br />
<br />
o Các dự án gây hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên thiên <br />
nhiên, môi trường<br />
<br />
o Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam<br />
<br />
1.2.1.2.Chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư<br />
<br />
Ưu đãi về thuế : Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp <br />
<br />
+ Mức thuế suất 10%, 15%, 20%, 28%, tùy theo lĩnh vực ngành nghề, mục tiêu hoạt <br />
động, lĩnh vực đầu tư<br />
<br />
+ Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp t ối đa 4 năm và giảm 50% thuế CIT trong 9 <br />
năm tiếp theo <br />
<br />
+ Các doanh nghiệp FDI được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo <br />
tài sản cố định ( thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng) <br />
<br />
+ Dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp: thuế suất 12% trong 12 năm, miễn 3 năm và <br />
giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo. Dự án cung cấp dịch vụ trong khu <br />
công nghiệp: Thuế suất 20% trong vòng 10 năm, miễn 2 năm và giảm 50% số thuế phải <br />
nộp trong 6 năm tiếp theo<br />
<br />
+ Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân<br />
<br />
+ Hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu giữa khu phi thuế quan và với khu chế xuất, doanh <br />
nghiệp chế xuất không phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu<br />
<br />
+ Hàng hóa sản xuất, tiêu thụ hoặc nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan <br />
không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng<br />
<br />
+ Ưu đãi cao hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp<br />
<br />
+ Người nước ngoài được mua nhà ở và thuê đất ở khu kinh tế<br />
<br />
<br />
9<br />
Ưu đãi về sử dụng đất:<br />
<br />
+ Thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư không quá 50 năm , đối với dự án có vốn đầu <br />
tư lớn nhưng thu hồi chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, địa <br />
bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn <br />
giao đất, thuê đất không quá 70 năm <br />
<br />
+ Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà Đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai và <br />
có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét <br />
gia hạn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.<br />
<br />
+ Nhà đầu tư đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn, <br />
giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về <br />
đất đai và pháp luật về thuế<br />
<br />
Ưu đãi về chế độ chuyển lỗ<br />
<br />
+ Các doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển <br />
lỗ và trừ vào thu nhập chịu thuế của nhưng năm sau, thời gian chuyển lỗ không quá 5 <br />
năm<br />
<br />
+ Thời điểm bắt đầu thời gian miễn thuế là năm tài chính đầu tiên mà doanh nghiệp có <br />
thu nhập chịu thuế chưa trừ số lỗ. Trường hợp năm tài chính đầu tiên được miễn thuế, <br />
giảm thuế có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới 6 tháng, <br />
doanh nghiệp có quyền được miễn thuế ngay năm đó.<br />
<br />
Ưu đãi về chế độ khấu hao tài sản cố định: <br />
<br />
Dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và dự án kinh doanh có hiệu quả <br />
được áp dụng khấu hao nhanh đối với tài sản cố định; mức khấu hao tối đa là 2 lần mức <br />
khấu hao theo chế độ khấu hao tài sản cố định<br />
<br />
1.2.2. Môi trường đầu tư của Việt Nam là môi trường chính trị ổn định, hòa <br />
bình, hữu nghị, hợp tác trong quan hệ quốc tế.<br />
<br />
<br />
10<br />
Quan hệ quốc tế đó mở rộng với hầu khắp các nước. Môi trường pháp chế đang <br />
được tích cực và hoàn chỉnh. Trong điều kiện tình hình chính trị thế giới biến động hết <br />
sức phức tạp như cuộc chiến ở Trung Đông ngày càng gay gắt, các cuộc khủng bố nổ ra <br />
ở khắp nơi, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có môi trường chính trị ổn <br />
định nhất.<br />
<br />
Về kinh tế tương đối ổn định, có khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, <br />
tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại cao trên thế giới( năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh <br />
tế là 6.68%). Mặc dù có cuộc khủng hoàng kinh tế năm 2008, Việt nam là nước cũng <br />
chịu ảnh hưởng nhưng không nhiều, điều đó chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam khá ổn <br />
định, những điều chỉnh kinh tế vĩ mô là hợp lý<br />
<br />
Môi trường kinh tế, chính trị ổn định, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước <br />
<br />
ngòai về những rủi ro về biến động kinh tế, chính trị. Đây chính là điểm mạnh để <br />
ta tiếp tục khai thác dòng FDI vào Việt Nam<br />
<br />
1.2.3. Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng hoàn thiện<br />
<br />
Thực hiện đường lối mở cửa, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, Luật đầu tư nước <br />
ngoài của Việt Nam ban hành 12/1987 và Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi tháng 11/1996, <br />
cùng với Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2005 đã tạo điều kiện <br />
thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư <br />
nước ngoài (FDI) tăng lên nhanh chóng. Đến nay khu vực này đã trở thành một bộ phận <br />
quan trọng của nền kinh tế, có vai trò đáng kể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nhiều <br />
ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo, làm chuyển <br />
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và góp phần giải quyết có hiệu quả nhiều vấn <br />
đề xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.Trải qua hơn 20 năm vào thực tiễn cuộc sống, FDI <br />
phát huy nhiều tác dụng, tính đến ngày 15/12/2014, Việt Nam có 17.499 dự án còn hiệu <br />
lực với tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư <br />
nước ngoài ước đạt 124,5 tỷ USD, bằng 50% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Vốn FDI <br />
cũng được thu hút vào 61 tỉnh thành phố, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tạo <br />
ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.<br />
11<br />
Kết quả đạt được là do Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng được sửa <br />
đổi hoàn thiện theo hướng ngày càng thông thoáng và hấp dẫn các đối tác đầu tư nước <br />
ngoài. Những sửa đổi tạo sức hấp dẫn, thu hút FDI ở một số điểm sau:<br />
<br />
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội nước <br />
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tháng 6/2000, bổ sung thêm điều khoản: <br />
“ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng, hợp tác kinh <br />
doanh trong quá trình hoạt động được phép chuyển đổi hình thức đầu tư chia, tác, sáp <br />
nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục chuyển đổi <br />
hình thức đầu tư, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp”<br />
<br />
Nghị định 24/2000/NDCP ngày 31/07/2000 của chính phủ: Theo nghị định này, một số <br />
lĩnh vực đầu tư như xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất, <br />
khu công nghệ cao được đưa ra khỏi doanh mục bắt buộc phải liên doanh, thay vào đó <br />
Nhà đầu tư có thể đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài.<br />
<br />
Hiện nay luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam chỉ hạn chế đầu tư dưới hình thức <br />
100% vốn nước ngoài trong 8 lĩnh vực là: <br />
<br />
xây dựng kinh doanh mạng viễn thông quốc tế, viễn thông nội hạt<br />
<br />
khai thác dầu khí, khoảng sản quý hiếm<br />
<br />
dịch vụ tư vấn ( trừ tư vấn kỹ thuật)<br />
<br />
vận tải đường hàng không, đường sắt, đường biển, vận tải hành khách công <br />
<br />
cộng, xây dựng cảng, ga hàng không<br />
<br />
sản xuất thuốc nổ công nghiệp<br />
<br />
trồng rừng<br />
<br />
du lịch lữ hành <br />
<br />
văn hóa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Ngoài những lĩnh vực này, Nhà đầu tư nước ngoài được chủ động lựa chọn dự án, <br />
hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, địa bàn. Thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, <br />
tỷ lệ góp vốn pháp định phù hợp với quy định của Luật đầu tư nước ngoài. Đối với hình <br />
thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, để tạo điều kiện cho <br />
triển khai các dự án và cho các nhà đầu tư nước ngoài, Nghị đinh 24/2000/NDCP quy định <br />
rằng: Trong quá trình knh doanh, nếu xét thấy cần thiết các bên hợp doanh có thể thỏa <br />
thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.<br />
<br />
Theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài thì các doanh <br />
nghiệp liên doanh không bắt buộc phải lấy ý kiến thống nhất của Hội đồng quản trị đối <br />
với quyết đinh liên quan đến bổ nhiệm và miễn nhiệm kế toán trưởng, chấp thuận báo <br />
cáo tài chính, chi phí hằng năm và vay vốn đầu tư. Sự điều chỉnh như trên tạo điều kiện <br />
lành mạnh hơn trong quá trình ra quyết định của Nhà đầu tư. Theo Luật mới sửa đổi thì <br />
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh thực hiện dự án đầu tư <br />
không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện về hình thức đầu tư được chuyển đổi hình <br />
thức đầu tư.<br />
<br />
Như vậy, với việc xây dựng và sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày <br />
càng hoàn thiện, thông thoáng, tạo thế chủ động và có lợi cho đối tác đầu tư, làm cho môi <br />
trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn.<br />
<br />
1.2.4. Môi trường đối với đầu tư nước ngoài ngày càng thông thoáng<br />
<br />
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong các chính sách đối với đầu tư nước <br />
ngoài theo hướng có lợi hơn cho đối tác. Với mục đích đẩy nhanh tốc độ thực hiện các <br />
dự án đã đăng ký trên tinh thần coi trọng vốn thực hiện hơn vốn đăng ký, Nghị định số 10 <br />
và chỉ thị số 11 của chính phủ ra đời nhằm phát huy nội lực, tận dụng FDI làm mọi việc <br />
giúp các Nhà đầu tư yên tâm trụ vững ở Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn. Thời điểm <br />
bắt đầu là sau Hội nghị đầu tiên của Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài vào <br />
khoảng tháng 2/1998, nhà nước chủ trương xóa bỏ một số thủ tục hành chính rờm rà như <br />
việc cấp giấy phép đầu tư, thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh… Thời gian làm <br />
<br />
<br />
13<br />
thủ tục kiểm hàng, giao nhận hàng ở hải quan cũng đã rút ngắn bằng nửa so với trước <br />
đây.<br />
<br />
Chính phủ thực hiện các chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài như: Tăng mức <br />
thuế ưu đãi lợi tức cho một số doanh nghiệp, miễn thuế lợi tức 4 năm và giảm 5% trong <br />
4 năm tiếp theo, thậm chí thuế lợi tức đến 8 năm đối với các dự án ưu đãi đặc biệt, đồng <br />
thời cũng tiến hành giảm giá thuê đất 25% cho 170 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính <br />
phủ đã cho phép điều chỉnh tỷ lệ nôi tiêu và khuyến khích xuất khẩu, đồng thời các <br />
doanh nghiệp FDI cũng được mua hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu… Việc phân cấp <br />
giấy phép đầu tư cũng được phân cấp toàn diện cho tất cả các tỉnh và thành phố thực <br />
thuộc trung ương được cấp giấy phép đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với <br />
quy mô không quá 5 triệu USD cho một dự án (riêng Hà Nội và T.p HCM là 10 triệu) <br />
không kể 10 Ban quản lý đã được ủy quyền trước đây, nay Bộ kế hoạch và đầu tư tiếp <br />
tục ủy quyền cho những khu công nghiệp khác. Cách phân cấp quản lý này đã rút ngắn <br />
thời gian chờ đợi cho các doanh nghiệp FDI, đảm bảo thời gian tối đa là 30 ngày, ở T.p <br />
HCM chỉ mất có 915 ngày để nhận đựợc giấy phép. Bên cạnh đó, do chủ trương ủy <br />
quyền cấp giấy phép mà việc nhập khẩu thiết bị, vật tư của doanh nghiệp cũng diễn ra <br />
nhành chóng hơn. Các địa phương thì có điều kiện theo dõi ngay từ đầu khi các dự án <br />
mới hình thành và chủ động điều chỉnh giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình <br />
hoạt động của dự án.<br />
<br />
1.3. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam<br />
Cũng như nhiều quốc gia phát triển khác, Việt Nam coi dòng vốn FDI là động lực quan <br />
trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của đất nước. FDI được coi là nguồn vốn quan <br />
trọng cho việc bổ sung nguồn vốn quốc gia.<br />
<br />
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam có một số ưu thế về:<br />
<br />
Nguồn lao động cạnh tranh, chi phí nhân công rẻ, được đánh giá là cần cù một <br />
cách tương đối so với các nước trong khu vực, văn hóa tương đồng<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Tốc độ tăng trường kinh tế ổn định, khá cao. Năm 2015, dự kiến thu nhập bình <br />
quân đầu người của Việt Nam đạt trên 2.200 USD/người (tính theo ngang giá <br />
sức mua PPP đạt khoảng 5,600 USD), quy mô nền kinh tế đạt 204 tỉ USD<br />
<br />
Thị trường tiêu thụ tiềm năng, có nhiều điểm tương đồng với các sản phẩm Hàn <br />
Quốc và tương đối mở, dễ tiếp cận, thân thiện, có thiện cảm với các sản phẩm <br />
Hàn Quốc<br />
<br />
Ổn định chính trị và quan hệ chính trị, văn hóa giữa 2 nước liên tục phát triển<br />
<br />
Vị trí địa lý thuận lợị<br />
<br />
Chính sách ưu đãi tương đối cạnh tranh (Thuế TNDN khá thấp so với các nước <br />
trong khu vực).<br />
<br />
Việt Nam Hàn Quốc đã thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược. Việt Nam là nước <br />
thụ hưởng viện trợ không hoàn lại và vay tín dụng lớn nhất của Hàn Quốc. Trong đó, <br />
Việt Nam tiếp nhận 20% tổng giá trị cho vay tín dụng ưu đãi trong Chương trình Cho <br />
vay Song phương (EDCF), gấp đôi nước đứng thứ 2. Quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt <br />
Nam và Hàn Quốc sẽ ngày càng gia tăng trong những năm tới cùng với sự gia tăng quy <br />
mô kim ngạch thương mại song phương.<br />
<br />
Ngoài ra, trong 10 năm qua, Hàn Quốc đánh giá Việt Nam đã cơ bản xây dựng được <br />
hạ tầng cụm ngành để phát triển một số ngành công nghiệp theo chuỗi sản phẩm <br />
như công nghiệp điện, điện tử, dệt may ...<br />
<br />
Đặc biệt khi hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng <br />
5/2015.Việc thực hiện hiệp định này chắc chắn sẽ đưa đến những hợp tác về thương <br />
mại và đầu tư có chất lượng hơn, có chiều sâu hơn, ví dụ như những cam kết của Việt <br />
Nam về các dịch vụ và các hoạt động đầu tư đối với các công ty Hàn Quốc trong khuôn <br />
khổ VKFTA. Ngoài ra, Hàn Quốc và ASEAN cũng đã ký gói cam kết đầu tiên của Hiệp <br />
định thương mại tự do ASEAN Hàn Quốc<br />
<br />
15<br />
Hàn Quốc là đối tác FDI lớn nhất, tiềm năng thu hút vốn đầu tư FDI từ Hàn Quốc có <br />
nhiều yếu tố thuận lợi trong th ời gian t ới. Những t ồn t ại, h ạn ch ế liên quan đến thủ <br />
tục đầu tư (đặc biệt trong giai đoạn “quá độ” thay pháp luật về đầu tư, doanh <br />
nghiệp), năng lực doanh nghiệp trong nước, chất lượng ngu ồn nhân lực, cơ sở hạ tầng <br />
chưa hoàn chỉnh là những vấn đề lớn mang tính căn bản mà Việt Nam hiện đang và sẽ <br />
phải tiếp tục khắc phục để nâng cao hiệu quả thu hút FDI Hàn Quốc nói riêng và các <br />
nước nói chung.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP <br />
CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM<br />
2.1. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam <br />
<br />
2.1.1. Tình hình chung về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam <br />
*Tình hình chung về FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam trong những năm gần đây<br />
<br />
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến ngày 20 tháng 10 năm 2015, đã có 105 <br />
quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đã vượt <br />
Nhật Bản dẫn đầu với 4.777 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 43,6 tỷ USD. <br />
<br />
Các nhà đầu tư Hàn Quốc thường tăng cường đầu tư trong các lĩnh vực sau: <br />
<br />
công nghiệp chế biến, chế tạo<br />
<br />
kinh doanh bất động sản<br />
<br />
Điện, điện tử, hàng gia dụng<br />
<br />
Luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản<br />
<br />
Bưu chính viễn thông;<br />
Xây dựng <br />
Hóa chất <br />
<br />
*Han Quôc la quan quân đâu t<br />
̀ ́ ̀ ́ ̀ ư FDI vao Viêt Nam năm 2015<br />
̀ ̣<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Hình 2.1:Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2015 (%)<br />
<br />
Nguồn: Tổng Cục Thống kê<br />
<br />
Theo kết quả khảo sát năm 2015 của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) <br />
đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc, 49% trong tổng số 540 doanh nghiệp Hàn Quốc đã <br />
tham gia khảo sát về môi trường đầu tư tại 32 quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng năm <br />
hơn 3% trong 3 năm qua đều khẳng định có kế hoạch phát triển kinh doanh tại thị trường <br />
Việt Nam trong những năm tiếp theo.<br />
Theo hình 2.1, Hàn Quốc là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhiều nhất <br />
trong năm 2015, chiếm 24% tổng số vốn đầu tư năm 2015 với nhiều dự án lớn nhỏ khác <br />
nhau trên khắp hầu hết các địa phương trong cả nước. Tiếp sau đó là Nhật Bản, Đài <br />
Loan, Singgapore... hiện cũng đang là những quốc gia được dự tính có dòng vốn FDI <br />
chảy vào Việt Nam lớn trong những năm tiếp theo.<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.2: Xếp hạng 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất theo vốn đăng ký tính đến tháng 6/2015 <br />
(đơn vị:Triệu USD)<br />
18<br />
Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br />
<br />
Nhận xét: Qua hình 2.2, tính đến tháng 6/2015, tổng vốn FDI lũy kế của Hàn Quốc tại <br />
Việt Nam có lên tới khoảng 39,1 tỷ USD, chiếm khoảng 18% tổng vốn FDI vào Việt <br />
Nam và có chênh lệch lên đến 11 tỷ USD so với Nhật Bản đối tác có vốn FDI lớn thứ 2 <br />
tại Việt Nam. <br />
Riêng trong năm 2015, có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. <br />
Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 6,98 tỷ <br />
USD, chiếm 28,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Malaysia đứng vị trí thứ hai với tổng <br />
vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2,47 tỷ USD, chiếm 10,2 % tổng vốn <br />
đầu tư; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng <br />
thêm là 1,8 tỷ USD, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Đài Loan đứng ở vị trí thứ <br />
4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 1,46 tỷ USD, chiếm 6% tổng vốn <br />
đầu tư vào Việt Nam.<br />
Tính trong 11/2015, tổng vốn FDI Hàn Quốc chiếm 31,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam. <br />
Nếu tính dự án của Tập đoàn Hyosung (660 triệu USD, đầu tư qua pháp nhân Thổ Nhĩ <br />
Kỳ), FDI Hàn Quốc chiếm 34,9% tổng vốn FDI tại Việt Nam, gấp 4,1 lần Nhật Bản; 6,2 <br />
lần Đài Loan và 6,8 lần Singapore (nhưng đối tác FDI truyền thống đứng thứ 2,3,4 của <br />
Việt Nam).<br />
Như vậy, Hàn Quốc đã và đang dẫn đầu nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam hiện <br />
nay.<br />
<br />
2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam<br />
2.1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực đầu tư<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.3:Bảng cơ cấu FDI theo ngành của Hàn Quốc vào Việt Nam tỷ trọng theo tổng <br />
vốn đầu tư năm 2015(%)<br />
<br />
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Nhận xét: Năm 2015,các dự án của Hàn Quốc được triển khai trên 18/21 ngành, lĩnh vực; <br />
trong đó dẫn đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 2.566 dự án với tổng số <br />
vốn đăng ký ngành này là 24,03 tỷ USD (chiếm 64,5% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 2 là <br />
lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 82 dự án tổng số vốn là 6,99 tỷ USD (chiếm 18,5% <br />
tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực xây dựng đứng thứ 3 với 579 dự án, tổng số vốn đầu tư là <br />
2,4 tỷ USD (chiếm 6,4% tổng vốn đầu tư)…<br />
<br />
Sự thay đổi về cơ cấu của dòng vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam, như kỳ <br />
<br />
vọng của Tổng thống Park GeunHye sau khi VKFTA được đưa vào thực hiện sẽ <br />
tác động rất lớn vào bức tranh đầu tư nước ngoài của Việt Nam.<br />
<br />
Trong số các dự án đầu tư của Hàn Quốc có một số dự án lớn, tập trung trong ngành <br />
công nghiệp hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực cho ổn định và phát triển kinh tế<br />
xã hội của các địa phương thuộc địa bàn mà doanh nghiệp đóng nói riêng và đất nước <br />
Việt Nam nói chung như Công ty sản xuất đèn hình ORIONHANEL tại Hà Nội (vốn <br />
đầu tư 178,58 triệu USD), Công ty TNHH DAEHA, kinh doanh khách sạn 5 sao tại Hà <br />
Nội (vốn đầu tư 177,4 triệu USD), Công ty thép VSCPOSCO tại Hải Phòng (vốn đầu tư <br />
56,12 triệu USD), Công ty LG – MECA Electronics Hải Phòng sản xuất máy điều hoà, tủ <br />
lạnh, lò vi sóng (tổng vốn đầu tư 7,7 triệu USD), Công ty TNHH điện tử Daewoo Hanel, <br />
sản xuất linh kiện điện tử điều hoà, máy giặt (vốn đầu tư 52 triệu USD). <br />
Trong công nghiệp sản xuất ô tô có Công ty ô tô Việt NamDaewoo tại Hà Nội, vốn <br />
đầu tư đăng ký 32,2 triệu USD, vốn pháp định 10 triệu USD, là Công ty 100% vốn của <br />
Daewoo hoạt động từ năm 1996, có hiệu quả, có sản phẩm xuất khẩu, thị phần xe ô tô <br />
Daewoo tại Việt Nam chiếm 15%; công ty có lãi từ năm 2000. Trong những năm qua, các <br />
doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động tương đối tốt, mặc dù không tránh <br />
khỏi khó khăn do việc gia tăng cạnh tranh khốc liệt và do Việt Nam phải thực hiện cam <br />
kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ AKFTA. Thêm vào đó, nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ <br />
chưa cung cấp đủ. Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đầy đủ, nên đa số các <br />
nguyên phụ liệu, phụ tùng phải nhập khẩu; chi phí đầu vào còn cao, chế độ hạn ngạch <br />
vào các thị trường EU và Mỹ đã hạn chế năng lực sản xuất của các dự án may mặc mà <br />
<br />
20<br />
đa phần là dự án của Hàn Quốc... làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các dự án <br />
FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam. Mặt khác, còn xảy ra tranh chấp lao động tại một số <br />
doanh nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc mà nguyên nhân hầu hết xuất phát từ những mẫu <br />
thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các bên, về điều kiện lao động. Nhìn chung, các sự vụ <br />
đều được giải quyết một cách ổn thỏa trên cơ sở hoà giải, thương lượng, nhân nhượng <br />
lẫn nhau với sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền địa phương. <br />
<br />
2.1.2.3. Cơ cấu đầu tư theo khu vực<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.4: Cơ cấu FDI theo địa phương của Hàn Quốc vào Việt Nam tỷ trọng theo tổng <br />
vốn đầu tư năm 2014(%)<br />
<br />
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận xét: Trong năm 2014, Hàn Quốc đã đầu tư vào 54/63 tỉnh thành phố trong cả nước. <br />
Trong đó Thái Nguyên thu hút nhiều vốn đầu tư từ Hàn Quốc nhất với 19 dự án cấp mới <br />
và 9 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,32 tỷ USD, chiếm 45,4% tổng vốn <br />
đầu tư, đứng thứ hai là Bắc Ninh với 97 dự án cấp mới và 31 lượt dự án tăng vốn, với <br />
với tổng vốn đầu tư cả cấp mới và tăng vốn là 1,27 tỷ USD, chiếm 17,4% tổng vốn đầu <br />
tư, Đồng Nai đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là 517,46 triệu <br />
USD (chiếm 7,1% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các địa phương khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.5: Cơ cấu FDI theo địa phương của Hàn Quốc vào Việt Nam tỷ trọng theo tổng <br />
vốn đầu tư năm 2015 (%)<br />
<br />
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br />
<br />
<br />
21<br />
Nhận xét: Năm 2015,Hàn Quốc đã đầu tư vào 51/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong <br />
đó Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư từ Hàn Quốc nhất với 885 dự án với tổng vốn đầu <br />
tư đăng ký là 5,3 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư, đứng thứ hai là Thái Nguyên với <br />
43 dự án với tổng vốn đầu tư là 4,72 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư, Đồng Nai <br />
đứng thứ 3 với tổng số đầu tư là 4,56 tỷ USD (chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư). Còn lại là <br />
các địa phương khác.<br />
<br />
Tóm lại, trong những năm gần đây, các địa phương như Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc <br />
<br />
Ninh, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh... đã và đang thu hút nhiều nhất nguồn vốn đầu <br />
tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam, và trong dự báo trong tương lai nguồn <br />
vốn vào các đại phương này sẽ tiếp tục tăng hơn nữa. <br />
Giải thích: <br />
Do môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi, hệ thống giao thông ở các địa phương <br />
này rất thuận lợi.<br />
Một trong những dự án lớn của Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam là dự án Cty <br />
SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD. Dự án này <br />
được cấp phép năm 2014 với số vốn đầu ban đầu là 1 tỷ USD được đầu tư tại <br />
KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh với mục tiêu sản xuất, lắp ráp, gia công, tiếp thị <br />
hoặc bán các loại màn hình.<br />
Năm 2014, Hàn Quốc tiếp tục rót vốn mở rộng quy mô đầu tư xây dựng nhà máy <br />
Samsung ở khu công nghiệp Yên BìnhThái Nguyên.<br />
Năm 2015, xây dựng thêm 2 nhà máy ở Thái Nguyên. Đồng thời, Samsung cũng cho <br />
biết đã đầu tư mở một Viện R&D (nghiên cứu & Phát triển) tại Cầu Giấy, Hà <br />
Nội với hơn 1200 nhân viên, kỹ sư. <br />
Như vậy là tính đến thời điểm này, Samsung đã giải ngân hơn 3,8 tỷ USD vào các <br />
<br />
dự án đầu tư tại Việt Nam, gồm có ở Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM. Có thể <br />
<br />
<br />
22<br />
nói đây là tốc độ đầu tư rất nhanh bởi năm 2009, Samsung chỉ mới rót gần 750 <br />
triệu USD cho dự án ở Bắc Ninh, trước khi tăng lên 1,2 tỷ USD, rồi 2,5 tỷ USD....<br />
<br />
2.1.3. Kết quả từ đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam <br />
<br />
*Hàn Quốc trở thành một đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam <br />
<br />
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào cuối tháng 12 năm 1992, quan hệ <br />
kinh tế giữa hai nước đã có nhiều bước phát triển.Ngay từ những năm đầu tiên ban hành <br />
Luật Đầu tư nước ngoài các nhà đầu tư Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam. Tính đến nay <br />
Hàn Quốc là nước đứng thứ nhất trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại <br />
Việt Nam với 4.777 dự án còn hiệu lực có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 4,36 tỷ <br />
USD .Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc chủ yếu tập trung tại các thành <br />
phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, <br />
Đồng Nai, Bình Dương và tập trung chủ yếu trong các ngành công nghiệp như lắp ráp ô <br />
tô, thép, cơ khí, điện tử, giày dép, dệt may và xây dựng.<br />
<br />
*Hầu hết các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam tạo việc làm <br />
cho người lao động<br />
<br />
Nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư lớn (trên 40 triệu USD) như Nhà máy đóng tàu <br />
biển Hyundai Vinashin tổng vốn đầu tư 192,6 triệu USD; xí nghiệp Samsung Vina <br />
Synthetics sản xuất vải, sợi polyester tổng vốn đầu tư 192,6 triệu USD; công ty đèn hình <br />
Orion Hanel tổng vốn đầu tư 178,5 triệu USD; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Deaha tổng <br />
vốn đầu tư 52 triệu USD để xây dựng khách sạn 5 sao; dự án VSC POSCO sản xuất <br />
thép với tổng vốn đầu tư 56,1 triệu USD,... đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế <br />
xã hội của Việt Nam.<br />
Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam khi <br />
tạo ra việc làm cho khoảng 70 vạn lao động và đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất <br />
khẩu Việt Nam năm 2014.<br />
Khoảng 95% các dự án đầu tư của Hàn Quốc được thực hiện bởi các doanh nghiệp <br />
vừa và nhỏ (SMEs), tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. <br />
Trong đó, các dự án này chủ yếu là các dự án gia công trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ <br />
<br />
23<br />
như may mặc, sản xuất giày, dép ... Tuy nhiên, thời gian gần đây đã bắt đầu có sự <br />
chuyển biến về chất khi xuất nhiều khối doanh nghiệp vệ tinh cho các TNCs Hàn Quốc <br />
đầu tư tại Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ điện tử...Các Tập đoàn lớn <br />
của Hàn Quốc tuy chỉ chiếm khoảng 5% số dự án nhưng đạt hơn 70% tổng vốn đăng ký <br />
đầu tư tại Việt Nam và tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh <br />
bất động sản; xây dựng... đóng góp tích cực cho ổn định và phát triển kinh tế như <br />
Samsung, Doosan, LG, Posco,CJ, Taekwang, Hyosung, Kumho ...<br />
*Cơ cấu đầu tư chuyển dần sang ngành nông nghiệp Việt Nam:<br />
<br />
Cùng với việc ký kết dự án PPP với Đồng Tháp, Tập đoàn KRC (Hàn Quốc) cam <br />
kết lôi kéo các doanh nghiệp (DN) tư nhân Hàn Quốc đầu tư vào nông nghiệp tại <br />
Việt Nam. Cũng phải nói thêm, mặc dù Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư <br />
nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, song đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lại rất ít. <br />
Chính vì vậy, dự án PPP trên được đặc biệt quan tâm.<br />
Tuy KRC là một DN nhà nước của Hàn Quốc, được Chính phủ Hàn Quốc sử dụng <br />
để cấp viện trợ quốc tế, nhưng đằng sau KRC là một loạt DN tư nhân của Hàn <br />
Quốc muốn rót vốn đầu tư nông nghiệp.Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện <br />
còn kém phát triển, giống như Hàn Quốc những năm 1970. Khi đó, Hàn Quốc đã đi <br />
vào cơ giới hóa nông nghiệp và đến nay, sau 30 năm, ngành nông nghiệp Hàn <br />
Quốc đã rất phát triển =>dự án PPP này được triển khai giúp cơ giới hóa ngành <br />
trồng lúa ở Đồng Tháp, nâng cao thu nhập của người dân và được nhân rộng tại <br />
Việt Nam<br />
*Nhiêu d<br />
̀ ự an “ty đô”:<br />
́ ̉<br />
<br />
̣ ̀ ư nươc ngoai cho biêt, trong năm 2014, Viêt Nam đa câp phep cho nhiêu<br />
Cuc Đâu t ́ ̀ ́ ̣ ̃ ́ ́ ̀ <br />
dự an l<br />
́ ơn trên 1 ty USD nh<br />
́ ̉ ư Dự án Tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên <br />
– giai đoạn 2 nhà đầu tư Công ty TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam Thái <br />
Nguyên – Hàn Quốc, dự án đầu tư tại KCN Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên với tổng <br />
vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD.<br />
<br />
<br />
24<br />
́ ̀ ự án Công ty TNHH điện tử Samsung CE Complex do nhà đầu tư <br />
Theo sau đo la d<br />
<br />
Samsung Asia Pte.Ltd – Singapore đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng <br />
vốn đầu tư đăng ký 1,4 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH Dewan International do nhà <br />
đầu tư Hồng Kông đầu tư tại Khánh Hòa với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,25 tỷ <br />
USD; Dự án Công ty TNHH SamSung Display Bắc Ninh do nhà đầu tư Hàn Quốc <br />
đầu tư tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ USD …<br />
<br />
Một số dự án lớn trên 1 tỷ USD của Hàn Quốc tại Việt Nam:<br />
<br />
Dự án Tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên – giai đoạn 2 nhà đầu tư <br />
Công ty TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên – Hàn Quốc, dự án đầu tư <br />
tại KCN Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD;<br />
<br />
Dự án Công ty TNHH LG electronics Việt Nam Hải Phòng, nhà đầu tư LG <br />
Electronics INC, dự án này đầu tư tại KCN Hải Phòng, tỉnh Hải Phòng với tổng vốn đầu <br />
tư đăng ký 1,5 tỷ USD;<br />
<br />
Dự án Công ty TNHH Samsung Electromechanics Việt Nam, nhà đầu tư <br />
Samsung Electromechanics Co.,Ltd, dự án được đầu tư tại KCN Yên Bình I, tỉnh Thái <br />
Nguyên với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,23 tỷ USD;<br />
<br />
Dự án Công ty TNHH PoscoViệt Nam, nhà đầu tư Posco Co., Ltd, Hàn Quốc, <br />
dự án được đầu tư tại KCN Mỹ Phú II, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư đăng <br />
ký 1,128 tỷ USD;<br />
<br />
Dự Công ty TNHH SamSung Display Bắc Ninh, nhà đầu tư Sam Sung Display <br />
Co.,Ltd, dự án được đầu tư tại KCN Yên Phong I, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư <br />
đăng ký 1 tỷ USD; <br />
<br />
Nhìn chung các dự án đầu tư của Hàn Quốc có tốc độ triển khai thực hiện tương <br />
<br />
đối nhanh, nhiều dự án quy mô lớn đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản và đi <br />
vào hoạt động sản xuất kinh doanh.Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng <br />
mạnh nhất từ năm 20092015, trong thời gian này, có những năm đầu tư của Hàn <br />
Quốc dẫn đầu cả về số dự án và vốn đầu tư trong các quốc gia và vùng lãnh thổ <br />
25<br />
có đầu tư vào Việt Nam. Nhìn chung từ năm 1987 đến nay, Hàn Quốc luôn nằm <br />
trong số 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. <br />
<br />
2.2. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Hàn <br />
Quốc vào Việt Nam<br />
<br />
2.2.1. Những mặt thu được<br />
Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ thương mại giữa 2 n ước ngày <br />
càng phát triển. Kim ngạch buôn bán 2 chiều luôn đạt mức tăng trưởng ổn định (năm <br />
2013 tổng kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam Hàn Quốc đạt 27,3 tỷ USD, tăng <br />
29,5% so với năm 2012, đưa Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt <br />
Nam.<br />
Tuy nhiên, quan hệ thương mại càng phát triển thì tỷ lệ nhập siêu của ta càng lớn <br />
(trong quan hệ buôn bán với Hàn Quốc, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn. Nếu như năm <br />
2005 là 3,53 tỉ USD, năm 2010 là 6,67 tỉ USD, Bình quân giai đoạn 20082014, kim ngạch <br />
xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng xấp xỉ 36%/năm, trong khi nhập khẩu tăng <br />
gần 24%/năm.). Nguyên nhân chính của việc nhập siêu là do các mặt hàng xuất khẩu của <br />
ta chủ yếu là nguyên liệu thô, nông lâm sản chưa qua chế biến sâu, chất lượng không ổn <br />
định giá trị thấp so với hàng nhập từ Hàn Quốc, mặt khác đầu tư nước ngoài của Hàn <br />
Quốc vào Việt Nam là khá lớn, kim ngạch nhập khẩ