Tiểu luận: Đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng của Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995 trong việc gia nhập ASEAN
lượt xem 51
download
Đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng của Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995 trong việc gia nhập ASEAN. Đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh thế giới, khu vực và tình hình trong nước giai đoạn này,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng của Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995 trong việc gia nhập ASEAN
- Tiểu luận Đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng của Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995 trong việc gia nhập ASEAN
- TÓM TẮT BÀI TIỂU LUẬN Với đề tài “Đổi mới tư duy đối ngoại từ năm 1986 đến nay”, bài tiểu luận của tôi tập trung làm rõ vấn đề Đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng của Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995 trong việc gia nhập ASEAN. Đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh thế giới, khu vực và tình hình trong nước giai đoạn này, bài tiểu luận đặt ra và giải quyết hai câu hỏi cụ thể sau: Một là, sự đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng của Việt Nam trong giai đoạn này dựa trên những cơ sở nào? – Câu trả lời là do những vận động kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước có những biến chuyển nhanh chóng, phức tạp. Hai là, tư duy mới về tập hợp lực lượng biểu hiện như thế nào trong việc Việt Nam gia nhập ASEAN giai đoạn 1986 – 1995? – Từ 1986 – 1991, Việt Nam tuy đã có hướng mở rộng quan hệ với các nước những vẫn còn giữ tư duy tập hợp lực lượng trên cơ sở ý thức hệ. Đến 1991 – 1995, Việt Nam đã nhất quán tư duy “sẵn sàng làm bạn” với tất cả các nước, quan hệ Việt Nam – ASEAN trên cơ sở đó đã được cải thiện và phát triển lên một tầm cao mới. Tóm lại, việc thay đổi tư duy về tập hợp lực lượng đã tạo ra những bước chuyển mình mạnh mẽ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Gia nhập ASEAN, một hệ quả của việc đổi mới tư duy này, tạo tiền đề vô cùng thuận lợi cho Việt Nam trên đường phát triển.
- LỜI MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới tư duy đối ngoại là một trong những vấn đề được đặc biệt chú trọng. Kể từ cột mốc Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986), công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nói chung và đổi mới tư duy đối ngoại, trong đó phải kể đến tư duy về vấn đề tập hợp lực lượng, nói riêng đã có những thay đổi mang tính bước ngoặt. Việt Nam ta từ chỗ chỉ “chơi” với các nước nội khối xã hội chủ nghĩa, phân biệt bạn – thù một chiều đã chuyển sang mở rộng và phát triển hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Rõ ràng thay đổi này tạo ra không gian hợp tác và phát triển rộng mở hơn cho Việt Nam, phát huy được bài học kinh nghiệm quý báu là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong phạm vi và thời gian có hạn, với khả năng nghiên cứu còn rất nhiều hạn chế, bài tiểu luận của tôi chỉ đưa ra được những cái nhìn khái quát nhất về Đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng của Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995 trong việc gia nhập ASEAN, với các nội dung chính sau: I. Cơ sở đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng 1. Tình hình thế giới và khu vực 2. Tình hình trong nước II. Đổi mới tư duy tập hợp lực lượng với ASEAN và thực tiễn triển khai trong giai đoạn 1986 – 1995 1. Giai đoạn 1986 – 1991 2. Giai đoạn 1991 – 1995 Bài tiểu luận chắc chắn còn có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô. Sinh viên trình bày Nguyễn Phạm Thanh Phương
- II. Cơ sở đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng 1. Tình hình thế giới và khu vực a) Tình hình thế giới Cuối thập niên 80 – đầu thập niên 90 của thế kỷ XX có những dấu hiệu rõ rệt dự báo sự kết thúc của thời kỳ Chiến tranh lạnh với sự tồn tại của trật tự hai cực chi phối quan hệ quốc tế kéo dài mấy thập kỷ như việc nối lại gặp gỡ cấp cao giữa hai cường quốc đứng đầu hai cực Mỹ - Xô, xu thế tăng cường đối thoại khu vực và sự khủng hoảng nghiêm trọng ở một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Cục diện chính trị thế giới vì thế mà thay đổi nhanh chóng, phức tạp. Trong bối cảnh đó, các nước lớn bắt đầu tiến hành điều chỉnh chiến lược theo hướng đẩy mạnh hòa hoãn, cải thiện quan hệ với nhau, tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh từ trong nội bộ, chú trọng phát triển nội lực và chạy đua kinh tế. Các nước đều điều chỉnh đường lối, tập trung phát triển kinh tế quốc gia, tăng cường hợp tác với nhau trên những lĩnh vực các bên cùng có lợi, đồng thời đấu tranh nhằm hạn chế những bất đồng để bảo vệ lợi ích kinh tế của nước mình. Ưu tiên phát triển kinh tế trở thành một trong những xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Tiến trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên hầu khắp các lĩnh vực từ kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa,… Đặc biệt, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ bắt đầu từ cuối những năm 70 đã thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu với sự chuyên môn hóa ngày càng gia tăng. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã thúc đẩy xã hội hóa sản xuất vật chất, tạo ra những bước nhảy vọt về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh việc cơ cấu lại các ngành kinh tế, tạo ra nhiều ngành kinh tế mới và thúc đẩy kinh tế tri thức.1 Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế cũng phát huy vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia. Tình hình kinh tế và chính trị thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, đặc biệt, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô năm 1991 đã tác động mạnh đến trật tự thế giới nói chung và đến các nước đồng minh trong khối xã hội chủ nghĩa nói riêng. Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó, dẫn đến quan niệm đồng minh, tập hợp lực lượng của ta cũng có nhiều biến chuyển mạnh. 1 Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 320.
- b) Tình hình khu vực Cùng với toàn cầu hóa, quá trình khu vực hóa cũng phát triển mạnh, trong đó nhân tố kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng trong mối quan hệ giữa các quốc gia nói chung và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng. Nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới, các nước trong khu vực nhận thức được tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác, mong muốn ùng tồn tại hòa bình. Từ đầu thập niên 80, khu vực Đông Nam Á đã có những dấu hiệu đi vào hòa bình và ổn định. Mối quan hệ căng thẳng giữa ASEAN và Đông Dương đã bắt đầu được cải thiện, cả hai phía thể hiện những nỗ lực đối thoại bắt đầu từ 1985. Tuy nhiên, giai đoạn 1986 – 1991, vấn đề Campuchia lại trở thành một trở ngại lớn trong quá trình bình thường hóa quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực. Với việc Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia năm 1989 và đến khi Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết vào tháng 10/1991 thì trở ngại này mới được gỡ bỏ. Quan hệ Việt Nam – ASEAN bắt đầu có những chuyển biến tích cực, mở ra những triển vọng hợp tác mới. Năm 1991, sự tan rã của Liên bang Xô Viết làm cán cân so sánh lực lượng thế giới nghiêng hẳn về một bên. Trong tình hình có nhiều biến động như thế, các cường quốc đều bắt đầu giảm dần sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á, tạo ra khoảng trống quyền lực ở khu vực. Do đó, vấn đề quan ngại chung của các nước trong khu vực lúc này không chỉ là làm thế nào để tập trung ổn định kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội trong mỗi nước mà còn đặt ra nhu cầu hợp tác để phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, ngăn chặn nguy cơ can thiệp của nước lớn lên khu vực. Quan hệ giữa các nước trong khu vực đã “thoát khỏi” cái bóng ý thức hệ, vấn đề được quan tâm thúc đẩy hàng đầu là “bảo đảm được môi trường quốc tế thuận lợi và giữ được các khu vực thị trường truyền thống, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của mình trong những năm 70 – 80”2. Việc nối lại quan hệ giữa hai khối trong khu vực là ASEAN và Đông Dương là một đòi hỏi bức thiết và trở thành một chính sách quan trọng của cả hai phía. * Tiểu kết: Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới cùng với những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại và quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra sâu rộng làm cho nhu cầu đối thoại, hợp tác ngày càng gia tăng và trở nên tất yếu. Hơn nữa, cục diện chính trị thế giới chuyển biến mau lẹ, phức tạp với việc trật tự đối đầu 2 TS. Vũ Dương Huân, Ngoại giao Việt Nam hiện đại vi sự nghiệp đổi mới (1975 – 2000), Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội, 2002, tr. 135 – 136.
- hai cực đi dần đến hồi cuối và rồi chấm dứt hoàn toàn, mở ra một trang mới trong quan hệ quốc tế hiện đại, đòi hỏi các quốc gia phải kịp thời nhìn nhận và điều chỉnh lại tư duy tập hợp lực lượng để ứng phó với tình hình mới, bắt kịp xu thế của thời đại, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc. 2. Tình hình trong nước a) Thuận lợi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới về tư duy về đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội VI được xem là cột mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau ngày thống nhất đất nước. Những thành tựu thu được qua 5 năm đầu tiến hành đổi mới 1986 – 1991 đã tạo thế và lực mới cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được tạo ra. Với chính sách mở cửa, hội nhập, đa dạng hóa quan hệ, Việt Nam đã chủ động phá thế bao vây và cô lập, từng bước mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cưởng khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế. Năm 1991 với cột mốc đáng lưu ý là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) đánh dấu một bước quan trọng trong đổi mới tư duy đối ngoại, nhất là hình thành cách tiếp cận mới về đặc điểm, tính chất của thời đại, cơ bản hình thành đường lối, chính sách đối ngoại thời kì đổi mới: đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá theo tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng động thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Sau Đại hội VII, tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và cơ bản, tác động mạnh tới Việt Nam: Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. b) Thách thức Mặc dù bắt đầu tiến hành đổi mới từ năm 1986 và thu được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ trong giai đoạn 1986 – 1991 nhưng nước ta vẫn phải đối mặt với tình trạng bị bao vây cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế. Nền kinh tế nước ta còn trì trệ, tỉ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, tình trạng thiếu hụt lương thực vẫn diễn ra. Tư duy mới về nền kinh tế thị trường đã hình thành nhưng còn chưa hoàn thiện, cơ sở vật chất kỹ thuật của nước ta còn quá thiếu thốn và nghèo nàn trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới.
- Sự tan rã của khối xã hội chủ nghĩa khiến Việt Nam lâm vào nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế với việc nguồn vay bên ngoài giảm mạnh, sự ưu đãi về giá chấm dứt, nợ nước ngoài phải trả tăng, có sự đảo lộn lớn về thị trường xuất nhập khẩu, về nhiều chương trình hợp tác kinh trế và nhiều hợp đồng về lao động, trong một thời gian ngắn phải chuyển một phần đáng kể khối lượng buôn bán từ các thị trường truyền thống sang các thị trường mới, chịu tác động lớn về biến động cung – cầu và giá cả thị trường của thị trường thế giới; trong khi còn bị một số nước bao vây cấm vận.3 Những thay đổi này không những gây ra những thách thức về kinh tế - xã hội mà còn gây ra nguy cơ mất ổn định chính trị khi có một bộ phận nhân dân bắt đầu nghi ngờ về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam khi mà những chỗ dựa từ “các anh lớn” như Liên Xô và Trung Quốc không còn. * Tiểu kết: Đến giữa thập niên 80, Việt Nam vẫn duy trì quan điểm thế giới là cuộc đấu tranh một mất một còn giữa hai phe với thắng lợi tất yếu của phe XHCN đối với phe TBCN. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 80, sự tương phản giữa tốc độ phát triển thần kì của các nước công nghiệp mới ở châu Á với khủng hoảng kinh tế của cả Việt Nam lẫn khối XHCN đã buộc các Việt Nam phải sửa đổi cách nhìn thế giới của mình. Xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của quá trình đổi mới, cùng với những biến chuyển sâu sắc của tình hình thế giới và khu vực, Việt Nam không thể tiếp tục duy trì tư duy tập hợp lực lượng “bạn – thù”, giới hạn quan hệ với một số nước nhất định. Hơn nữa, khi Liên Xô không còn, “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của Việt Nam cần phải được thay đổi thích ứng với thời cuộc mới. Với mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định để thúc đẩy phát triển thì việc tăng cường và mở rộng các mối quan hệ với bên ngoài, trước hết là với các nước trong khu vực trở thành tất yếu. III. Đổi mới tư duy tập hợp lực lượng với ASEAN và thực tiễn triển khai trong giai đoạn 1986 – 1995 1. Giai đoạn 1986 – 1991 Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị khóa V (2/1985) “chủ trương chuyển từ đối đầu sang đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình, với các đối tác chính”, khẳng định xu thế đối thoại giữa hai nhóm nước ở Đông Nam Á là ASEAN và ba nước Đông Dương. Đây có thể xem là định hướng ban đầu cho một bước đột phá trong tư duy đối ngoại 3 TS Vũ Quang Vinh , Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại (1986 – 2000), Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001.
- trong Đại hội VI của Đảng. Đảng ta đã nhận rõ vai trò sống còn của mở cửa và hội nhập với thế giới trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chúng ta chủ trương quan hệ rộng rãi với các nước, không phân biệt chế độ chính trị, thậm chí với cả các nước trước đây có lúc là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta. Riêng đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đại hội VI đã thể hiện thiện chí: ''Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hoà bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác”4. Trước những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới (Đông Âu sụp đổ, Liên Xô đang trên đường tan rã, thế đối đầu hai cực dần đi đến hồi kết), Bộ Chính trị khóa VI đã ban hành Nghị quyết 13 (5-1988) về "nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới" với chủ đề "giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế”. Nghị quyết chỉ ra “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta sau khi giải phóng miền Nam, cả nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội là phải củng cố và giữ vững hoà bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế”, đồng thời nhấn mạnh chính sách "thêm bạn bớt thù", đa dạng hóa quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi. Lúc này, để giải toả sức ép trong vấn đề Cam-pu-chia và khai thông quan hệ với các nước khác thì ASEAN là một “trung gian” đầy tiềm năng. Tư duy bạn thù đơn giản một chiều dựa trên ý thức hệ là chính đã bó buộc Việt Nam chỉ quan hệ với các nước XHCN, xem mình là thành trì, là người lính tiền đồn của chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Đông Nam Á. Việt Nam đưa quân vào Campuchia với một trong những lý do là để thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả; tuy nhiên, vấn đề Campuchia lại trở thành một chướng ngại lớn cho Việt Nam trong việc xây dựng, phát triển quan hệ với các nước. Việt Nam muốn đặt quan hệ, mở rộng hợp tác với ASEAN thì trước hết phải phá thế bao vây cấm vận, giải quyết được vấn đề Campuchia. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới về đối ngoại mà điển hình là tư duy tập hợp lực lượng, Việt Nam từng bước rút quân khỏi Campuchia và tiến hành đối thoại với các nước trong khu vực. Việt Nam tiến hành đối thoại lần đầu tiên với Indonesia – đại diện do ASEAN cử ra – vào tháng 7/1987; tham gia các cuộc gặp gỡ không chính thức về Cam-pu-chia giữa các bên liên quan: JIM-1 (7/1988), JIM -2 (2/1989), IMC (2/1990); tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, tuyên bố 4 Nguyễn Thị Mai Hoa, Bước phát triển tư duy đối ngoại của Đảng trong quan hệ các nước láng giềng và khu vực thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, 5/2005.
- sẵn sàng nghiên cứu việc tham gia hợp tác khu vực; thúc đẩy thương mại giảm sút do ảnh hưởng của việc Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Tuy nhiên đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng nói chung, việc củng cố quan hệ với ASEAN nói riêng ở giai đoạn 1986 - 1991 còn rất hạn chế do hai nguyên nhân chủ yếu. Một là, giai đoạn trước năm 1986, do lăng kính ý thức hệ, Việt Nam xem ASEAN là một khối SEATO trá hình do Mỹ chi phối, hơn nữa, ta lại tự cho mình là người lính tiền đồn chống chủ nghĩa tư bản ở Đông Nam Á nên đã không coi trọng hợp tác với ASEAN. Hai là, trước năm 1990 hoạt động của ASEAN bị cuốn vào các vấn đề chính trị nhất là “vấn đề Cam-pu-chia”, đồng thời các nước ASEAN chưa coi trọng hợp tác nội khối mà vẫn hướng ra ngoài cho nên ASEAN “thế và lực” chưa mạnh và các hợp tác về kinh tế thương mại chưa cao, nên cũng chưa là điểm nhắm đến của Việt Nam5. Việc Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia năm 1989 đã loại bỏ một rào cản lớn trong quan hệ Việt Nam – ASEAN. Những cố gắng của Việt Nam cùng với các nước trong khu vực tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Campuchia kết thúc bằng việc ký kết Hiệp định Pari về Campuchia (10/1991, hứa hẹn một bước chuyển mới trong quan hệ của Việt Nam với ASEAN. 2. Giai đoạn 1991 – 1995 Tư duy đối ngoại của Đảng được hình thành rõ hơn, hoàn chỉnh hơn tại Đại Hội Đảng lần thứ VII. Nhiệm vụ đối ngoại bao trùm được xác định là “giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Vấn đề hội nhập được cụ thể hóa bằng chủ trương “đa phương hóa, đa dạng hóa” quan hệ quốc tế, với tuyên bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (6/1992) khẳng định tư tưởng chỉ đạo trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là “giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt”; xác định bốn 5 Vũ Khoan, Việt Nam và ASEAN, Tạp chí Cộng Sản, tháng 11/1994.
- phương châm đối ngoại lớn, trong đó có “tích cực tham gia hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước”6. Năm 1993, Việt Nam công bố ''Chính sách bốn điểm mới củaViệt Nam đối với khu vực'', thể hiện quan điểm ''tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với tư cách là một tổ chức khu vực'' đồng thời bày tỏ mong muốn ''sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp''. Như vậy, đến thời điểm này, chúng ta đã nhận thức được vai trò và vị trí ngày càng quan trọng của ASEAN trong khu vực. ASEAN tập hợp những nước nhỏ và vừa có điều kiện địa lý, lịch sử tương đối gần gũi với Việt Nam; mặc dù có những điểm khác nhau về văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau nhưng với chủ trương “thống nhất trong đa dạng”, tăng cường hợp tác song vẫn tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia thành viên, duy trì nguyên tắc chủ chốt là đồng thuận ASEAN đã tạo nên sức lôi cuốn đối với nước ta. Hơn nữa, mục tiêu của ASEAN về hoà bình, ổn định và mở rộng hợp tác có sự giao thoa với mục tiêu đối ngoại của Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá của nước ta nhấn mạnh vai trò của hợp tác khu vực. Đẩy mạnh quan hệ với ASEAN là mục tiêu quan trọng đối với Việt Nam, tạo điều kiện cho nước ta nhanh chóng đuổi kịp và hòa nhập với sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và góp phần làm tăng vị trí cũng như vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo thuận lợi cho Việt Nam tham gia các cơ chế hợp tác lớn hơn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam đã triển khai tích cực những chủ trương trên trong quan hệ với ASEAN giai đoạn 1991 – 1995 một cách tích cực và hiệu quả Tháng 7/1992, Việt Nam chính thức ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, trở thành quan sát viên của ASEAN. Trong hai năm 1991 – 1992, Việt Nam đã ký kết được nhiều hiệp định hợp tác khu vực. Tháng 7/1994, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 27, các nước ASEAN đã nhất trí tuyên bố sẵn sàng công nhận Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Cũng tại thời điểm này, Việt Nam tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) với tư cách là thành viên sáng lập của diễn đàn này. Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28, Việt Nam trở thành 6 Hồng Hà, Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của ta, Tạp chí Cộng sản, 12/1992.
- thành viên thứ bảy của ASEAN, đồng thời tuyên bố gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Những nỗ lực của Việt Nam trong việc bình thường hóa quan hệ với các nước ASEAN và tiến tới gia nhập tổ chức khu vực này đã gặt hái được thành công. Tuy nhiên để đạt được những bước chuyển tưởng như dễ dàng đó cần phải có một quá trình đấu tranh để đổi mới tư duy tập hợp lực lượng truyền thống, từ chỗ phân loại bạn – thù và “khép kín” quan hệ chuyển sang hội nhập vào dòng chảy khu vực hóa, tìm kiếm tiếng nói chung với các quốc gia trong khu vực.
- KẾT LUẬN Tư duy tập hợp lực lượng của Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 1995 đã có những thay đổi phù hợp với tình hình quốc tế, tình hình trong nước và nhu cầu đổi mới nội tại. Quan điểm ''khép kín'' trong thế đối đầu trước đây thay thế bằng quan điểm mở cửa, hội nhập, phát triển mạnh mẽ quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng và khu vực, tham gia tích cực vào đời sống quốc tế. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất kết quả của sự đổi mới tư duy này thành công của nước ta trong việc gia nhập ASEAN, hoà mình vào dòng chảy khu vực hoá diễn ra hết sức sôi nổi, biểu trưng cho xu thế chung là hoà bình và hợp tác. Thành công này và những thành tựu mà Việt Nam đạt được sau khi gia nhập ASEAN đã chứng tỏ tính sáng suốt của việc đổi mới tư duy tập hợp lực lượng sau năm 1986: tư duy ý thức hệ dẫn đến việc phân loại bạn – thù thông thường giản đơn một chiều đã được thay thế bằng tư duy đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết, trở thành nhân tố quyết định. Việc ta gia nhập ASEAN là bước khởi đầu quan trọng cho một loạt sự gia nhập khác vào AFTA, AIA (Khu vực Đầu tư ASEAN), ASEM, APEC và gần đây nhất là WTO… Những thành tựu này chứng tỏ sự đúng đắn trong việc đổi mới tư duy tập hợp lực lượng của ta từ sau năm 1986, góp phần xây dựng môi trường hoà bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế.
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. 2. Vũ Dương Huân, Ngoại giao Việt Nam hiện đại vi sự nghiệp đổi mới (1975 – 2000), Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội, 2002. 3. PGS.TS. Tô Huy Rứa, GS.TS. Hoàng Chí Bảo, PGS.TS. Trần Khắc Việt, PGS.TS. Lê Ngọc Tòng, Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. 4. Vũ Quang Vinh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại (1986 – 2000), Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001. 5. Vũ Khoan, Việt Nam và ASEAN, Tạp chí Cộng Sản, tháng 11/1994. 6. Vũ Dương Huân, Về vấn đề đổi mới tư duy trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1(68), 3/2007. 7. Hồng Hà, Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của ta, Tạp chí Cộng sản, 12/1992. 8. Nguyễn Thị Mai Hoa, Bước phát triển tư duy đối ngoại của Đảng trong quan hệ các nước láng giềng và khu vực thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, 5/2005.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận hóa môi trường: Hiệu ứng nhà kính & biến đổi khí hậu đối với Việt Nam
23 p | 3001 | 755
-
Tiểu luận triết học “Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước khi đổi mới thực tiễn. Anh hay vận dụng những tư tưởng cơ bản của triết học Macxit để giải thích cho luận điểm trên”
24 p | 721 | 364
-
Tiểu luận " đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế thị trường "
16 p | 1667 | 287
-
Tiểu luận Triết học: Tư tưởng triết học nho gia và sự ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội
10 p | 847 | 259
-
Tiểu luận triết học: Tư tưởng triết học của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
23 p | 573 | 179
-
Tiểu luận “Quá trình đổi mới tư duy kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay”
16 p | 645 | 156
-
Tiểu luận Hóa môi trường: Hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu đối với Việt Nam
23 p | 380 | 64
-
Đề tài “Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước khi đổi mới thực tiễn. Anh hay vận dụng những tư tưởng cơ bản của triết học Macxit để giải thích cho luận điểm trên”
30 p | 192 | 58
-
Tiểu luận: Nhân tố dẫn đến đổi mới tư duy đối ngoại sau năm 1986
18 p | 305 | 56
-
Tiểu luận: Chủ trương, đường lối đổi mới toàn diện đất nước được đề ra trong bối cảnh như thế nào và đâu là nhân tố quyết định?
18 p | 394 | 34
-
TIỂU LUẬN: Vận dụng những tư tưởng cơ bản của triết học Macxit để giải thích việc đổi mới tư duy lý luận trước khi đổi mới thực tiễn
31 p | 167 | 28
-
TIỂU LUẬN: TỰ ĐỔI MỚI, TỰ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG ĐỂ ĐẢM BẢO CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
94 p | 129 | 23
-
Tiểu luận: Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước khi đổi mới thực tiễn. Vận dụng những tư tưởng cơ bản của triết học Macxit để giải thích cho luận điểm này
31 p | 139 | 21
-
Tiểu luận Luật đầu tư: Phân tích 5 điểm mới của luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020
14 p | 55 | 13
-
TIỂU LUẬN: Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước khi đổi mới thực tiễn
30 p | 102 | 10
-
Tiểu luận Triết học số 70 - Trong thời kỳ đổi mới khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước khi đổi mới thực tiễn
33 p | 90 | 8
-
Đề tài: Đổi mới tư duy về kế hoạch vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
11 p | 74 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn