Tiểu luận: Nhân tố dẫn đến đổi mới tư duy đối ngoại sau năm 1986
lượt xem 56
download
Năm 1986 là mốc quan trọng trong lịch sử nươc ta, đánh dấu sự chuyển biến mang tính chất bước ngoặt “đổi mới tư duy toàn diện cuả Đảng và nhà nước ta” trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại. Đổi mới tư duy nói chung và đổi mới tư duy đối ngoại nói riêng là một quá trình liên tục. Đó cũng là một quá trình từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Nhân tố dẫn đến đổi mới tư duy đối ngoại sau năm 1986
- Tiểu luận Nhân tố dẫn đến đổi mới tư duy đối ngoại sau năm 1986.
- MỤC LỤC Lời nói đầu .................................................................................................... 2 I. Nhân tố dẫn đến đổi mới tư duy đối ngoại sau năm 1986...................... 5 1. Sự chuyển mình của thế giới từ sau 1986. ...............................................5 2. Những yêu cầu bức thiết của quốc gia. ....................................................7 3. Nhận thức của giới lãnh đạo. ....................................................................7 II.Nội dung đổi mới tư duy đối ngoại. ....................................................... 8 1. Lợi ích quốc gia. ........................................................................................8 2. Đồng minh và tập hợp lực lượng. ...........................................................10 3. Sự chuyển biến từ cặp phạm trù hợp tác- đấu tranh đến cặp phạm trù đối tác-đối tượng. .........................................................................................13 Kết luận....................................................................................................... 16 Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................... 17 1
- Lời nói đầu Năm 1986 là mốc quan trọng trong lịch sử nươc ta, đánh dấu sự chuyển biến mang tính chất bước ngoặt “đổi mới tư duy toàn diện cuả Đảng và nhà nước ta” trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại. Đổi mới tư duy nói chung và đổi mới tư duy đối ngoại nói riêng là một quá trình liên tục. Đó cũng là một quá trình từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Việc đối mới tư duy đối ngoại thể hiện qua các văn kiện của Đảng, được thông qua các kỳ đại hội, các hội nghị của Ban chấp hành trung ương, hội nghị Bộ Chính Trị của Đảng và các chính sách của nhà nước. Và chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả của những chính sách đối ngoại mới mang lại cho đất nước kể từ sau năm 1986. Vấn đề đặt ra: Tại sao lại có câu chuyện đổi mới tư duy đối ngoại sau năm 1986? Và nội dung đổi mới là nội dung gì? Bằng những kiến thức đã học bài tiểu luận này sẽ phân tích và trả lời hai câu hỏi trên. Trả lời câu hỏi thứ nhất: Câu chuyện đối mới tư duy đối ngoại không đơn giản bắt nguồn từ ý muốn chủ quan cuả con người mà nó là sự hội tụ cuả cả yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan, để xem xét yếu tố này chúng ta cùng quay lại với hai định nghĩa của chính sách đối ngoại. Định nghĩa 1: chính sách đối ngoại là phản ứng của quốc gia đôi với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Định nghĩa 2: Chính sách đối ngoại là sự kéo dài của chính sách đối nội. Từ hai định nghĩa trên đã cho chúng ta thấy việc đổi mới tư duy đối ngoại bắt nguồn từ sự chuyển biến của tình hình thế giới, đặc biệt là sau chiến tranh lạnh và những yêu cầu bức thiết của đất nước sau năm 1986. Tất cả những điều đó là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Sự chuyển biến của tình hình thế giới đó là tác động của xu hướng toàn cầu hóa khiến hầu hết các quốc gia đều mở của hợp tác và chung sống hòa bình, nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi, các nước lớn bắt tay với nhau. Yêu cầu bức thiết của quốc gia đó là thoát khỏi bao vây cấm vận, thoát khỏi sự trì trệ tụt hậu về kinh tế, khỏi khủng hoảng xã hội. 2
- Yếu tố chủ quan, nhận thức của lãnh đạo chủ tịch Nguyễn văn Linh đã nói “ Đổi mới hay là chết” có hai sự lựa chọn cho lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ hoặc là đổi mới để sống, hoặc là chấm dứt vai trò lãnh đạo cuả Đảng và sự đổ vỡ của chính quyền. Tất cả giới lãnh đạo Việt Nam đều nhận thức rằng “ Đổi mới” đầu tiên là để tồn tại, sau đó là để phát triển kinh tế, tiếp là để thoát khỏi bao vây cấm vận. Về cơ bản là đối mới của giới lãnh đạo trong chính sách đối ngoại. Việc hội tụ hai yếu tố nói trên mới là nhân tố thực sự đưa đến “ câu chuyện đổi mới tư duy đối ngoại sau năm 1986” trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định nhất. Bởi lẽ trên thực tế có những quốc gia như Việt Nam thời gian đó là Bắc Triều Tiên bây giờ, thế giới chuyển biến, đất nước cũng với những thách thức tương tự nhưng họ không hề đổi mới không hề mở cửa. Và trong triết học cũng có thuyết “tự thân vận động” người đứng đầu quốc gia- giới lãnh đạo thực sự nhận thức được cần phải đổi mới thì mới có thể biến nó thành hiện thực được. Trả lời câu hỏi thứ hai: Đổi mới tư duy đối ngoại là đổi mới nhận thức, quan niệm, cách tiếp cận, cách đánh giá về lợi ích quốc gia, về các vấn đề an ninh - phát triển - ảnh hưởng, mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế; quan hệ đồng minh và tập hợp lực lượng; về sự dịch chuyển cặp phạm trù hợp tác-đâú tranh sang cặp phạm trù đối tượng-đối tác. Lợi ích quốc gia: Lợi ích quốc gia và vai trò của nó được nhìn nhận lại, không còn được nhìn qua lăng kính ý thức hệ như trước nữa. Chính sách đối ngoại phi ý thức hệ, mà thay vào đó chính sách đối ngoại phục vụ lợi ích quốc gia –quay về giá trị gốc của chính sách đối ngoại. Quan niệm về lợi ích quốc gia: lợi ích quốc gia là toàn bộ những nhu cầu sống còn và phát triển của quốc gia, được lãnh đạo quốc gia nhận thức dưới dạng mục tiêu chiến lược an ninh đối nội và chiến lược đối ngoại cuả quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định, là công cụ cực kỳ quan trọng trong phân tích chính sách đối ngoại. Lợi ích quốc gia được cấu thành từ ba thành tố: an ninh, phát triển, ảnh hưởng và chúng có mối quan hệ biện chứng. Vào mỗi thời điểm khác nhau thì lợi ích quốc gia sẽ thay đổi khác nhau .Đổi mới được đánh dấu từ nghị quyết 13 của BCT, an ninh chỉ dừng ở mức giữ 3
- vững hòa bình, phát triển được ưu tiên hơn cả. Có cái nhìn mới về các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia: là một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh, một mối quan hệ quốc tế rộng mở. khác với trước đó chỉ chú trọng tới sức mạnh về mặt quân sự. Thứ tự ưu tiên mục tiêu: No1- mục tiêu phát triển, No2- mục tiêu an ninh, No3- mục tiêu ảnh hưởng.Có cái nhìn đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế, trước 1986 nghĩa vụ quốc tế là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu, sau năm 1986 làm nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của mình, không bao biện làm thay. Đồng minh và tập hợp lực lượng: Thể hiện sự chuyển biến trong quan niệm cuả Đảng và Nhà nước ta từ cặp “đối đầu-đối thoại” sang “ thêm bạn bớt thù” tiếp “ muốn làm bạn”, “ sẵn sàng là bạn”, “ là bạn, là đối tác tin cậy”. Chính sách đối ngoại đi từ “khép kín bởi chỉ quan hệ với các nước XHCN”, “ Hơi mở” cuối cùng là “ Mở hẳn”. Thực hiện đa dạng hóa đa phương hóa để phục vụ phát triển kinh tế, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Kết quả đạt được: từ 1991-1995 bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, với Mỹ và gia nhập ASEAN. Gần đây gia nhập WTO tổ chức thương mại thế giới. Hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, vai trò chính trị dần được tăng lên. Sự chuyển biến từ cặp phạm trù hợp tác- đấu tranh đến cặp phạm trù đối tác-đối tượng: Hợp tác – đấu tranh trong quan hệ quốc tế là cặp phạm trù luôn luôn được biến đối linh hoạt và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích quốc gia. Khi giữa hai quốc gia song trùng về lợi ích thì họ sẽ hợp tác nhưng khi hai quốc gia mâu thuẫn về lợi ích thì họ sẽ đấu tranh. Sự khác nhau về lợi ích sẽ nảy sinh phức tạp và mỗi nước đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình. Giữa hợp tác đấu tranh có sự chuyển hóa lẫn nhau. Cặp quan hệ này dễ xác định cho từng mối quan hệ cụ thể trong từng lĩnh vực cụ thể nhưng sẽ khó khăn cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của quốc gia, dễ dẫn đến chồng chéo khi cần cả hai trong một vấn đề hoặc một chủ thể nhất định. Đó là cái vướng mắc cuối cùng của chính sách đối ngoại Việt Nam trước năm 2003. Nhưng khi nghị quyết về chiến lược bảo vệ 4
- tổ quốc trong tình hình mới được ban hành tại Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX họp từ ngày 02 đến 12/7/2003. Nghị quyết chỉ rõ: Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh Mặt khác, trong tình hình diễn biến mau lẹ và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn biện chứng: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ hợp tác; trong một số đối tác cũng có những mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh. Nghị quyết này đã giải quyết được cái bất cập của chính sách đối ngoại trước đó, hết sức khái quát, cụ thể song lại kín đáo với cặp phạm trù “đối tác- đối tượng, trong đối tượng có đối tác và ngược lại” I. Nhân tố dẫn đến đổi mới tư duy đối ngoại sau năm 1986. Mọi sự thay đổi trong khoa học nói chung cũng như đời sống xã hội nói riêng đều có căn nguyên của nó, và đối với tư duy đối ngoại cũng vậy. Để dễ hình dung chúng ta cùng quay lại với 2 định nghĩa về chính sách đối ngoại. Định nghĩa 1: chính sách đối ngoại là phản ứng của quốc gia đôi với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Định nghĩa 2: Chính sách đối ngoại là sự kéo dài của chính sách đối nội. Từ hai định nghĩa trên đã cho chúng ta thấy việc đổi mới tư duy đối ngoại bắt nguồn từ sự chuyển biến của tình hình thế giới, đặc biệt là sau chiến tranh lạnh và những yêu cầu bức thiết của đất nước sau năm 1986. Tất cả những điều đó là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. 1. Sự chuyển mình của thế giới từ sau 1986. Khi đánh giá về tình hình thế giới (trong đại hội 8) Đảng nhận định: Tầm quan trọng của việc đánh giá tình hình thế giới và xu thế mới trong quan hệ quốc tế đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại: “ có hiểu được những điều đó mới đưa Việt Nam phát triển đúng quy luật khách quan và đúng dòng chảy của thời đại và mới thành công được”. 5
- Tình hình của thế giới sau năm 1986 được gói gọn trong 5 đặc điểm, 5 xu thế sau. Năm đặc điểm: Chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu xụp đổ khiến chủ nghĩa khiến Chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn đang trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn căn bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển. Nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xẩy ra ở nhiều nơi. Cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội. Các nước đều đứng trước cơ hội để phát triển. Xuất hiện nhiều vấn đề toàn cầu như môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh…. một quốc gia không thể tự giải quyết mà buộc các quốc gia phải hợp tác để giải quyết. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang phát triển năng động với tốc độ cao vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Xu thế mới trong quan hệ quốc tế: Hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc trên thế giới. Các nước dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Các quốc gia lớn nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt. Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đâú tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hoá dân tộc. Các nước XHCN, các đảng cộng sản và chủ nghĩa, các lực lượng các mạng tiến bộ trên thế giới kiên trì vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội. 6
- Các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình. Thế giới đang chuyển từ hai cực sang đa cực 2. Những yêu cầu bức thiết của quốc gia. Do những chính sách sai lầm trước đó để lại những hệ quả xấu là: kinh tế đình đốn, chậm phát triển thậm chí là thụt lùi, nước nhà trong tình trạng bị bao vây cô lập từ mọi phía, trong nước khủng hoảng “niềm tin” nhiều người rời nước. Về kinh tế: phát triển kinh tế theo mô hình tập trung quan liêu bao cấp, triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế. Sản xuất luôn trong tình trạng đình đốn, rối ren trong lưu thông đã đẩy con số lạm phát lên tới hơn 700%. Căn nguyên của tình trạng này là việc xác định sai lợi ích quốc gia cũng như ưu tiên lợi ích. Lấy ý thức hệ làm cơ sở để hoạch định chính sách đối ngoại. Với mức phát triển kinh tế thấp như vậy cùng với con số lạm phát phi mã Việt Nam đứng trước nguy cơ khủng hoảng xã hội và chính quyền đứng trước sự xụp đổ hoàn toàn. Tình trạng bị bao vây cấm vận từ mọi phía: Sau việc đưa quân vào Campuchia năm 1979 Việt Nam gặp phải cái nhìn thù địch từ mọi phía đầu tiên phải kể đến Trung Quốc, Mỹ - phương Tây và ASEAN đau đớn hơn là chính những bè bạn trước ủng hộ Việt Nam chống Mỹ giờ cũng đối đầu với Việt Nam. Không quan hệ ngoại giao, liệu Việt Nam sẽ phát triển kinh tế thế nao? An ninh có được đảm bảo chăng? Lợi ích sống còn cuả quốc gia đang bị đe doạ Thêm vào đó là vấn đề khủng hoảng “niềm tin”: Niềm tin ở đây là niềm tin vào chính quyền vào Đảng. Đối lập với trong kháng chiến bảo vệ độc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, Đảng và nhân dân là một đồng lòng tạo nên sức mạnh dân tộc; giờ đây niềm tin ấy trở nên “rệu dã” mờ nhạt. Nhiều người đã không đủ kiên nhẫn chờ đợi sự đổi mới và bỏ nước ra đi. Lúc này nguy cơ ra đi của một chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng rõ nét. 3. Nhận thức của giới lãnh đạo. Nhận thức được những thách thức trên Chủ tịch nước Nguyễn văn Linh lúc bấy giờ đã nói “Đổi mới hay là chết”, nghĩa là Đảng có hai sư lựa chọn hoặc là đổi mới hoặc là hết vai trò lãnh đạo. “Đổi mới” để tồn tại, để phát 7
- triển kinh tế, và đổi mới để thoát khỏi vao vây, cuối cùng đổi mới của giới lãnh đạo trong chính sách đối ngoại. Quyết định đổi mới nhanh chóng được đưa ra trong đại hội Đảng VI năm 1986- đó là sự lựa chọn sáng suốt của lãnh đạo Việt Nam. Thế giới luôn luôn vận động, đất nước liên tục phát triển và lại đặt ra những yêu cầu mới khiến quá trình đổi mới diễn ra liên tục, hôm nay là mới và ngày mai có thể đã cổ rồi. II.Nội dung đổi mới tư duy đối ngoại. Đổi mới tư duy đối ngoại là đổi mới nhận thức, quan niệm, cách tiếp cận, cách đánh giá về lợi ích quốc gia, về các vấn đề an ninh - phát triển - ảnh hưởng, mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế; quan hệ đồng minh và tập hợp lực lượng; về sự dịch chuyển cặp phạm trù hợp tác-đâú tranh sang cặp phạm trù đối tượng-đối tác. 1. Lợi ích quốc gia. Lợi ích quốc gia và vai trò của nó được nhìn nhận lại, không còn được nhìn qua lăng kính ý thức hệ như trước nữa. Chính sách đối ngoại phi ý thức hệ, mà thay vào đó chính sách đối ngoại phục vụ lợi ích quốc gia –quay về giá trị gốc của chính sách đối ngoại. Quan niệm về lợi ích quốc gia: lợi ích quốc gia là toàn bộ những nhu cầu sống còn và phát triển của quốc gia, được lãnh đạo quốc gia nhận thức dưới dạng mục tiêu chiến lược an ninh đối nội và chiến lược đối ngoại cuả quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định, là công cụ cực kỳ quan trọng trong phân tích chính sách đối ngoại. Có nhiều nhân tố tác động đến việc xác định lợi ích quốc gia như trình độ phát triển kinh tế xã hội, các yếu tố lịch sử, văn hoá dân tộc, các nhân tố địa chính trị, vị trí và vai trò của quốc gia trên trường quốc tế…Các yếu tố trên có quan hệ chặt chẽ và bổ xung cho nhau, mâu thuẫn nhau, có nhân tố thuận lợi, song cũng có nhân tố không thuận lợi. Theo đó hoạt động đối ngoại của mỗi quốc gia đều nhằm phục vụ ba mục tiêu chủ yếu: đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như toàn vẹn lãnh thổ-“mục tiêu an ninh”, tranh thủ điều kiện quốc tế để xây dựng phát triển đất nước-“mục tiêu phát triển” và phát huy ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế-“mục tiêu ảnh hưởng”. Ba mục tiêu trên có quan hệ mật thiết 8
- và tác động lẫn nhau ví như sẽ không phát triển và phát huy được ảnh hưởng khi mà an ninh quốc gia bị đe doạ; ngược lại khi mà giữ được chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ nếu không có sức mạnh dựa trên sự phát triển của đất nước và cũng không phát huy được ảnh hưởng quốc tế nếu kém phát triển và không có thực lực. Những mục tiêu trên về cơ bản phản ánh lợi ích quốc gia của mỗi dân tộc, tuỳ từng giai đoạn mà ưu tiên mục tiêu là khác nhau. Nghị quyết 13 BCT ký ngày 20/5/1988: “ lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta sau khi giải phóng miền nam, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội là phải củng cố và giữ vững hoà bình để tập chung xây dựng và phát triển kinh tế” Khác với giai đoạn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước mục tiêu an ninh là lợi ích sống còn của cả dân tộc. Giờ đây an ninh chỉ dừng ở mức giữ vững hoà bình, tập trung phát triển kinh tế không đối đầu với Trung Quốc, ASEAN, Mỹ - ý thức hệ đã giảm trong tư duy của lãnh đạo. Thứ tự ưu tiên mục tiêu: No1- mục tiêu phát triển, No2- mục tiêu an ninh, No3- mục tiêu ảnh hưởng. Về cơ bản cho đến ngày hôm nay tinh thần của nghị quyết 13 vẫn còn giá trị vì nó vẫn đúng cho giai đoạn phát triển này của quốc gia. Nghị quyết 13 cũng cho hay “ với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ càng có khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công CNXH hơn”. Các cặp quan hệ: để phát triển mạnh cần có nền quốc phòng vừa đủ mạnh; trong môi trường quốc tế muốn phục vụ tốt quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá cần phải có vốn và khoa học công nghệ để có được hai yếu tố này quốc gia cần phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nghĩa là phải mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài (tăng bạn bè và bớt kẻ thù). Đã có cái nhìn mới về các biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia, không đơn thuần là sức mạnh quân sự như trước mà thay vào đó là một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh, một mối quan hệ quốc tế rộng mở. Có cái nhìn đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế. Theo nghị quyết này “ kết hợp chủ nghĩa quốc tế chân chính với chủ nghĩa yêu nước trong tình hình mới; làm nghĩa vụ quốc tế là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. 9
- Vế sau cho ta thấy nghĩa vụ quốc tế không được chú trọng như trước, làm nghĩa vụ quốc tế trong phạm vi có thể của mình chứ không bao biện làm thay cho Lào và Campuchia giai đoan 1975-1985 khi sức mình còn yếu; khi đó lợi ích ảnh hưởng đã làm tổn hại đến lợi ích an ninh cũng như lợi ích phát triển. Đó là nhận định hoàn toàn đúng đắn “ ta không thể giúp người khác khi ta còn đang yếu”, biện pháp để thực hiện nghĩa vụ quốc tế là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Làm nghĩa vụ quốc tế phải không mâu thuẫn cũng như tổn hại đến lợi ích quốc gia. 2. Đồng minh và tập hợp lực lượng. Vấn đề đồng minh và tập hợp lực lượng luôn là mối quan tâm của các quốc gia trong thời chiến cũng như thời bình, nhận thức nó có đúng đắn thì mới phục vụ tốt cho lợi ích quốc gia cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia được. Sau năm 1986 chúng ta có những chuyển biến cơ bản trong nhận thức về vấn đề “Đồng minh và tập hợp lực lượng” trên bàn cờ chính trị thế giới. Sự chuyển biến từ cặp quan hệ đối đầu chuyển sang đối thoại, sau đó là quan điểm thêm bạn bớt thù, tiếp đó là làm bạn với tất cả các nước. Tất cả những sự chuyển biến đó đem lại kết quả đó là “ chính sách đối ngoại rộng mở- đa dạng hóa, đa phương hóa” để Việt Nam có cơ hội ngày càng lớn cho phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh và mở rộng ảnh hưởng. So sánh với giai đoạn trước 1986 chúng ta thấy rằng chính sách tập hợp lực lượng cuả Việt Nam phân định rõ ràng kẻ thù “ đối đầu hoàn toàn”, bạn “ đối thoại hoàn toàn”. Theo đó về kẻ thù: Mỹ là kẻ thù cơ bản và lâu dài; Trung Quốc từ 1978 là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Đồng minh chiến lược là Liên Xô (1978-1986, quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của ta); XHCN chân chính, Lào và Campuchia. Bạn tốt của ta là các nước độc lập dân tộc có xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, các nước hữu nghị với ta. Còn đối tượng trung gian là đại bộ phận các nước không liên kết, ASEAN. Tư duy về chính sách tập hợp lực lượng hoàn toàn dựa trên ý thức hệ. Nhìn vào chính sách như vậy chúng ta không khỏi ái ngại khi thấy rằng thay vì có thể quan hệ rộng với các nước để đảm bảo lợi ích quốc gia thì lại bị bó hẹp bởi “XHCN” dường như chúng ta đã bỏ mất cơ hội để phát triển. Rõ ràng Liên Xô- anh cả của phe XHCN đã suy yếu liệu có khả năng giúp ta phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh? Để được đặt vào quan 10
- hệ đồng minh “chiến lược”. Liên Xô là như thế thì không cần phải nói đến các nước XHCN nhỏ khác cũng tương tự. Từ sau năm 1986 Đảng và nhà nước ta bắt đầu có sự chuyển biến trong nhận thức sâu sắc. Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị với tiêu đề “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta” đã chủ trương “ chuyển từ đối đầu sang đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình với các đối tác chính” Đại hội VI (12/1986), nhấn mạnh tư tưởng “….ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới”; nhấn mạnh yêu cầu “ cần có hòa bình để phát triển”. Qua đó ta thấy rằng trong nhận thức của Đảng và Nhà nước ta “ đối đầu” đang dần giảm xuống, “đối thoại” tăng lên, không quá cứng nhắc mà có phần linh hoạt hơn “ cần có hòa bình”. Là sự chuyển biến cơ bản mở ra hướng để giải quyết tranh chấp và phá thế bao vây cấm vận. Nhằm cụ thể hóa NQ đại hội VI, NQ13 của Bộ chính trị với tiêu đề “ Giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế” để làm được điều này phải “ thêm bạn bớt thù”. Linh hoạt hơn một chút vẫn còn quan niệm bạn thù tuy nhiên bạn – đồng minh tăng lên, thù giảm đi. Chính sách đối ngoại bước đầu có sự mở rộng đặt nền tảng cho chính sách đối ngoại rộng mở sau này. Trên thực tế: Với Trung Quốc 1988 không coi Trung Quốc là kẻ thù, mà là XHCN láng giềng lớn còn vấn đề tồn tại; 1/10/1988 gửi điện mừng quốc khánh Trung Quốc dùng chữ XHCN tiếp đó tháng 12/1988 sửa lời nói đầu hiến pháp; tháng 1/1989 đàm phán với Trung Quốc, chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Với ASEAN từ 1988 không đối lập hai nhóm nước, không coi ASEAN là khối quân sự trá hình; 29/7/1988 thông cáo Việt Nam- Indonexia JIM1, JIM2 chuyển sang đối thoại. Với Mỹ không coi Mỹ là kẻ thù cơ bản lâu dài nữa, từ tháng 8/1990 bắt đầu đàm phán với Mỹ. Với Liên Xô từ 1988 không nói Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bắt đầu từ đại hội VII giới lãnh đạo Việt Nam có sự đổi mới mang tính bước ngoặt: chúng ta chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị khác nhau cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. 11
- Cho nên từ chỗ tuyên bố “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”-(ĐH VII), đến đại hội IX, Đảng ta đã đẩy chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ lên tầm cao mới, khi tuyên bố “ Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đến đại hội X, Đảng ta lại khẳng định thêm một bước: “ Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy… tham gia tích cực vào tiến trình quốc tế và khu vực”. Người đọc sẽ băn khoăn bởi lẽ “ tại sao lại có sự thay đổi câu chữ như vậy từ ‘muốn’ đến ‘sẵn sàng’ cuối cùng ‘là’?” Sự chuyển đổi đó thể hiện sự vươn lên về mặt vị thế của Việt Nam. “Muốn” nguyện vọng từ phía mình thôi chứ bạn thì chưa chắc đã muốn, mình vẫn chưa ở thế chủ động. Đến “sẵn sàng” ở vị thế cao hơn ‘bất chấp’ họ có muốn hay không, ta đã có thế chủ động để hội nhập cùng với thế giới hợp tác cùng phát triển, chính sách đối ngoại đã có bước mở cửa thực sự. Nhưng “là” thì chắc chắn là khẳng định mở rộng hợp tác không chỉ ta cần bạn nữa mà bạn cũng cần ta không kém, ‘đối tác tin cậy’ phần nhiều về kinh tế và duy trì ở mức lâu dài, khẳng định Việt Nam là đối tác lâu dài của các nước trong lĩnh vực kinh tế. Như vậy đã hoàn thiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa đa phương hóa để đáp ứng quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trên thực tế, sự ra đời của luật đầu tư nước ngoài tháng 12/1987 bước đầu nhận đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước, quan hệ với các nước mà không chú ý đến chế độ chính trị,đó là một khởi điểm tuyệt vời. Cho đến ngày nay chúng ta cũng không ngừng nỗ lực để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế. Tháng 11/1991 sau hàng loạt những nỗ lực đàm phán, và cải thiện mối quan hệ chúng ta đã chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Tiếp đến là năm 1995, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ đồng thời tham gia vào tổ chức ASEAN- tổ chức khu vực quan trọng; bước đầu hội nhập vào khu vực. Sau đó là hàng loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các nước phát triển điển hình như là Mỹ, Nhật….. Và gần đây nhất năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, tổ chức thành công 12
- hội nghị cấp cao APEC 14, là ứng cử viên duy nhất của Châu Á vào vị trí không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Đó là kết quả của chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ. 3. Sự chuyển biến từ cặp phạm trù hợp tác- đấu tranh đến cặp phạm trù đối tác-đối tượng. Hợp tác – đấu tranh trong quan hệ quốc tế là cặp phạm trù luôn luôn được biến đối linh hoạt và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích quốc gia. Khi giữa hai quốc gia song trùng về lợi ích thì họ sẽ hợp tác nhưng khi hai quốc gia mâu thuẫn về lợi ích thì họ sẽ đấu tranh. Sự khác nhau về lợi ích sẽ nảy sinh phức tạp và mỗi nước đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình. Và trong quan hệ này thì người ta nên tránh tình trạng bạn thì hợp tác, thù thì đấu tranh vì cách nhìn nhận như vậy sẽ gây tổn hại không nhỏ tới lợi ích quốc gia. Xu thế của quan hệ quốc tế hiện nay là vừa hợp tác vừa đấu tranh tùy từng đối tượng, từng vấn đề và từng thời điểm mà hợp tác or đấu tranh nổi trội. Đấu tranh để hợp tác cùng phát triển. Hợp tác và đấu tranh cũng có sự chuyển hóa, không phải cứ hợp tác theo một đường thẳng mà nó sẽ chuyển sang đấu tranh khi chạm vào ‘ngưỡng’ đối với quốc gia mà nói cái ngưỡng ấy là lợi ích quốc gia. Chính sách đối ngoại Việt Nam trước năm 2003 đã gặp phải những bất cập: có sự phân định rõ ràng ‘bạn’ thì hợp tác, ‘thù’ thì đấu tranh tuyệt đối; không nhận thức được khi nào hợp tác khi nào đấu tranh…vv Tóm lại chính sách đối ngoại trước năm 2003 không trả lời được các câu hỏi sau: (1) hợp tác or đấu tranh với những ai? (2) hợp tác or đấu tranh trong lĩnh vực gì? (3) hợp tác or đâú tranh như thế nào? Hoặc nhận thức còn lờ mờ cho đến khi nghị quyết về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới được ban hành tại Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX họp từ ngày 02 đến 12/7/2003. Đã trả lời được tất cả các câu hỏi trên, vơi phạm trù mới ‘đối tượng- đôí tác”; đối tượng đấu tranh, đối tác thì hợp tác. Nghị quyết chỉ rõ: 13
- Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh Mặt khác, trong tình hình diễn biến mau lẹ và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn biện chứng: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ hợp tác; trong một số đối tác cũng có những mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh Hết sức khái quát nhưng lại đảm bảo được cặp phạm trù hợp tác- đấu tranh theo đúng lý luận quan hệ quốc tế. Không cụ thể nhưng lại rất cụ thể, sự chuyển hóa này cho ta thấy rằng chính sách đối ngoại Việt Nam bắt đầu hoàn thiện theo hướng linh hoạt, uyển chuyển hơn và ý thức hệ xếp sau. Trung quốc đánh giá nghị quyết này: “ Nghị quyết này mở đường cho Việt Nam chơi với Mỹ nhiều hơn” Lý giải: Sau việc Mỹ đưa quân vào Iraq nhiều người cho là tiếp theo sẽ là Việt Nam; nhiều người cho rằng không là Việt Nam vì Mỹ sa lầy. Trên thực tế đúng không là Việt Nam mà Mỹ sa lầy. Khi Mỹ bị tấn công vào 11/9 ngay lập tức Trung Quốc gửi điện chia buồn; Việt Nam chậm thậm chí nhiều người vỗ tay. Chứng tỏ trong con mắt người Việt Nam Mỹ là đối tượng. Đến lúc này, sự ra đời của nghị quyết thực sự giải tỏa tâm lý cho nội bộ Việt Nam( sợ Mỹ, cho rằng Mỹ xấu) đối tượng giảm xuống còn 40%, đối tác tăng lên 60%. Lúc này Mỹ trở thành đối tác. Trong đối tác có đối tượng ứng với từng lĩnh vực cụ thể. Trong lĩnh vực phát triển mà cụ thể là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì đối tác là những nước có khả năng cung cấp vốn, khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý những nước đó là: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU…. Đối tượng ở đây là những nước không ủng hộ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước của ta: Trung Quốc và các thế lực phản động, điều dễ hiểu bởi không ai muốn nước cạnh mình lại phát triển hơn, rõ ràng Trung Quốc đi đầu tư tận Châu Phi nhưng vốn đầu tư của Trung Quốc 14
- tại Việt Nam với con số hết sức khiêm tốn so với khả năng của quốc gia này, chưa kể đến chất lượng đầu tư không cao. Riêng đối với Mỹ ta cũng không ngừng phải đấu tranh trong các vấn đề sau: (1) Ký kết các hiệp định thương mại và đầu tư. (2) Cơ hội đưa người Việt Nam sang Mỹ học tập. (3) Tranh chấp thương mại. (4) Các vấn đề dân chủ nhân quyền. Như vậy Ta chạy theo Mỹ và ngược lại, cả hai đều cần có nhau để tồn tại và phát triển. Đối với Trung Quốc: Bản chất quan hệ với Trung Quốc trong vấn đề biên giới lãnh thổ Trung Quốc không có cơ hội đánh Việt Nam; vừa là đối tác vừa là đối tượng, đối tượng trong các biện pháp sử lý, đối tác trong ngành ngoại giao hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan. Trung Quốc là thách thức trong quan hệ với Ta, vậy Ta đáp ứng thách thức đó như thế nào? Trong lịch sử mỗi khi đất nước gặp phải thách thức to lớn thì trên dưới đồng lòng đều vượt qua được thách thức, trong vấn đề này cũng vậy. 15
- Kết luận Với sự chuyển biến mau lẹ của quan hệ quốc tế và những yêu cầu bức thiết của quốc gia sau năm 1986 quá trình đổi mới tư duy đối ngoại nhanh chóng được tiến hành. Trong sự phát triển của xã hội loài người bất cứ sự đối mới nào cũng đem lại sự phát triển cao hơn về mặt chất và lượng của sự vật hiện tượng. Chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng vậy, giờ đây nó hoàn thiện kín đáo hơn đảm bảo cả lý thuyết và thực tiễn, an ninh một chút, phát triển một chút, ảnh hưởng một chút. Chính sách đối ngoại chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực, ý thức hệ xếp sau. Với phương châm đa dạng hóa đa phương hóa quan hệ đối ngoại, đặt trong mối quan hệ biện chứng “ trong đối tác có đối tượng và ngược lại” thì chính sách đối ngoại Việt Nam đã đi theo hướng linh hoạt, bỏ hẳn sự cứng nhắc. Đây là một bước phát triển mới của chính sách đối ngoại Việt Nam đáp ứng được cả lý thuyết và thực tiễn của chính sách đối ngoại quốc gia, luôn luôn đảm bảo lợi ích quốc gia là cao nhất, lấy lợi ích quốc gia là cơ sở cho hoạch định chính sách để làm được điều này chính sách đối ngoại cần mở rộng quan hệ đặt quan hệ ấy trong mối quan hệ biện chứng đối tượng đối tác. 16
- Danh mục tài liệu tham khảo 1. chính sách đối ngoại CHXHCNVN(1975-1996) trên thư viện. 2. Hỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. 3. Các bài viết trong cuốn ‘ chính sách đối ngoại Việt Nam tập 2’ - Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của nước ta (trang 48)- Hồng Hà. - An ninh, phát triển ảnh hưởng trong hoạt động đối ngoại (trang 60)- Vũ Khoan. - Những nội dung cơ bản của nghị quyết về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới (t82)- Ban tư tưởng văn hóa trung ương. - Bàn về lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tê (t161)- Vũ Dương Huân. - Vấn đề đổi mới tư duy trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam (t183)- Vũ Dương Huân. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Giải pháp giải quyết khiếu nại về tai nạn lao động
21 p | 6439 | 1575
-
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước: Không đăng ký khai sinh hậu quả và trách nhiệm thuộc về ai
32 p | 8657 | 1127
-
Luận văn tốt nghiệp: “Hoạt động bán hàng ở Công ty Dược Phẩm Trung Ương I”
46 p | 698 | 346
-
Tiểu luận "Những thành tựu của CNXH và nguyên nhân lâm vào khủng hoảng trong thời gian vừa qua"
3 p | 1851 | 234
-
Tiểu luận hành vi tổ chức: Phong cách lãnh đạo
17 p | 753 | 149
-
TIỂU LUẬN: Nội dung, thực trạng và giải pháp tiếp công dân
16 p | 450 | 114
-
Tiểu luận " Tác động của sự đổi mới tư duy đường lối đối ngoại đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 1991- 1995 "
17 p | 331 | 108
-
Tiểu luận tình huống bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Giải quyết tranh chấp khiếu nại hành chính liên quan đến đất đai - Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số giải pháp
31 p | 358 | 102
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế GTGT tại Việt Nam
45 p | 346 | 96
-
Tiểu luận: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự đói nghèo của đồng bào dân tộc Raglai ở tỉnh Ninh Thuận
27 p | 398 | 77
-
Tiểu luận hành vi tổ chức: Nguyên nhân và phương pháp quản lý xung đột trong tổ chức
16 p | 419 | 73
-
Tiểu luận: Nhận diện sự thành công của thương hiệu Phở 24
11 p | 515 | 63
-
TIỂU LUẬN: Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp khởi sự doanh nghiệp của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam
118 p | 173 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố cấu thành sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An
120 p | 29 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại Học Dân Lập Văn Lang
150 p | 25 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến nghèo đói hộ gia đình tại tỉnh Phú Yên
98 p | 22 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú Yên
98 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn