intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Dự án xây dựng và phát triển sản phẩm rau an toàn theo tiêu chuẩn Global Gap tại xã Nhuận Đức, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mvnc Bgfhf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

1.472
lượt xem
371
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Độc tố trong nông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng không thể xem nhẹ. Các chính sách của nhà nước luật vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng chặc chẽ và hoàn thiện. Các yếu tố toàn cầu và yếu tố vùng dẫn đến việc tăng nhu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Dự án xây dựng và phát triển sản phẩm rau an toàn theo tiêu chuẩn Global Gap tại xã Nhuận Đức, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

  1. ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------ BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐỀ TÀI: DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP TẠI XÃ NHUẬN ĐỨC, HUYỆN CỦ CHI, TP HỒ CHÍ MINH Giáo viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Thanh Điền Nhóm sinh viên thực hiện: Họ và tên MSSV 1. Dương Kim Hà 1088210175 2. Nguyễn Duy Linh 1088210203 3. Ngô Minh Hiếu 1088210325 4. Lê Văn Dũng 1088210303 5. Châu Thế Vinh 1088210421 6. Đặng Đình Cường 1088210296 7. Ngô Duy Đông 1088210171 8. Nguyễn Công Danh 1088210016 Lớp: QTKD – GĐ.B111- VB2K11 Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12 năm 2009
  2. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap CHƯƠNG I GIỚI THIỆU Độc tố trong nông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng không thể xem nhẹ. Các chính sách của nhà nước - luật vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng chặc chẽ và hoàn thiện. Các yếu tố toàn cầu và yếu tố vùng dẫn đến việc tăng nhu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm: - Những thay đổi kiểu sống của người tiêu dùng ngày càng cao, nhu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng tăng. Du lịch của người Châu Á tăng do thu nhập được cải thiện. - Tự do thương mại và thương mại toàn cầu tăng. Gia tăng các siêu thị. Gia tăng sự chi phối của các siêu thị toàn cầu – các dây chuyền cung cấp đến chất lượng hàng hoá, an toàn thực phẩm. - Nhập khẩu/xuất khẩu tăng trong xu thế hội nhập. Các cộng đồng đòi hỏi tính trách nhiệm với nhau giữa người sản xuất – mua bán – tiêu dùng. Trong nông nghiệp thực hiện các đòi hỏi đó chính là thực hiện tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice) – có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Xuất phát từ tình hình trên, ngay từ những năm 1996 – 1997, Thành Phố hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình sản xuất rau an toàn. Cây rau được trồng chù yếu ở các huyện ngoài thành như Bình chánh, Hốc Môn, Củ Chi, diện tích gieo trồng biến động hàng năm từ 10.000 – 12.000 ha, trong đó sản xuất rau an toàn có diện tích từ 4.500 – 5.500 ha. Hiện nay, trong chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố từ năm 2006 – 2010, xã Nhuận Đức huyện Củ Chi là vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn được thành phố chọn làm mô hình thí điểm trồng rau an toàn cấp xã. Với sản phẩm chủ yếu là các loại rau ăn quả, trong đó cây ớt là cây trồng chủ lực với diện tích hàng năm từ 50 – 70 ha, với khoảng 30 hộ được trồng ở các vùng gò và vùng triền của xã, năng xuất bình quân 18 – 20 tấn/ha, lợi nhuận 50 – 100 triệu đồng/ha. Tuy nhiên quá trình sản xuất cây rau ăn quả và cây ớt của nông dân còn nhiều hạn chế về chất lượng sản phẩm do: sử dụng hoá chất Bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác không đúng khoa học, làm cho chất lượng sản phẩm không đảm bảo, dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật tồn tại trong sản phẩm. Nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ, cá thể. Nên sản phẩm tạo ra không đồng nhất, không đảm bảo chất lượng an toàn, do đó sản phẩm tiêu thụ qua các thương lái chưa có doanh nghiệp đặt hàng và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt là chưa có quy trình sản xuất cụ thể. Những tồn tại trên chỉ có thể giải quyết được khi có một hoạt động liên kết đồng bộ các khâu trong chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ (trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ…), và các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong chương trình thực hiện sản xuất tốt GAP (Good Agricultural Practice) đối với các Tiểu luận môn học Quản trị Dự án -2-
  3. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap sản phẩm trồng trọt sẽ là giải pháp hữu hiệu và quan trọng trong sản xuất rau quả hiện nay. Sản xuất theo những tiêu chí của GAP (Good Agricultural Practice), đây là một nhu cầu khách quan trong xu thế hội nhập. Trong tình hình nước ta tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO), khu vực thương mại tự do (AFTA) hàng rào thuế quan được thay thế bởi các qui định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật. Sản phẩm nông nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu là đòi hỏi khách quan. Vì vậy, việc sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là nhu cầu cần thiết để kịp thời đáp ứng cho việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thành phố hiện nay. Tóm lại: Với mục tiêu đánh giá tác động của GAP đến hiệu quả sản xuất của bà con nông dân, trên cơ sở đó tiếp tục triển khai và khuyến khích bà con cùng tham gia ứng dụng phương thức canh tác tiến bộ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu và sức khỏe của người tiêu dùng, dự án tập trung nghiên cứu so sánh hiệu quả sản xuất, những khác biệt trong ý thức và nhận xét đánh giá của nhóm nông dân đang tham gia thực hiện dự án thí điểm GAP và nhóm nông dân đang canh tác theo qui trình rau an toàn thông thường. Dự án được triển khai từ tháng 06/2006 đến nay, thời gian chưa đủ dài để có thể đánh giá đo lường được hết những tác động đến đời sống sản xuất kinh doanh của bà con nông dân. Nhưng hy vọng với những kết quả nghiên cứu và quan sát được, nghiên cứu sẽ góp phần cùng các cơ quan chức năng có những biện pháp hỗ trợ thiết thực để bà con mạnh dạn ứng dụng qui trình canh tác mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án -3-
  4. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap CHƯƠNG II KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ÁP DỤNG GAP VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU AN TOÀN 1. Khái quát tình hình áp dụng GAP trên thế giới và Việt Nam 1.1 Trên thế giới Từ năm 1997, là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro – Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. Họ đưa ra khái niệm GAP. a. EUREPGAP Về mặt kỹ thuật, EurepGAP là một tài liệu có tính chất quy chuẩn cho việc chứng nhận giống như ISO trên toàn thế giới (International Standards Organization) b. ASIAN GAP 10 nước thành viên của ASIAN cam kết gia tăng chất lượng và giá trị của sản phẩm rau và trái cây. Từ yêu cầu đó các nước thành viên đã bắt đầu giới thiệu những quy định về đảm bảo chất lượng mà nông dân phải tuân thủ. Hiện nay, một vài nước thành viên nhận ra cần thiết phải có hệ thống đảm bảo chất lượng (QA: Quality Assurance) nên đã phát triển chúng như : + Malaysia giới thiệu hệ thống kiểm soát chất lượng SALM (The Farmer Accreditation Scheme of Malaysia) + Ở Phillippine giải quyết hệ thống đảm bảo chất lượng dựa trên những quy định về thực phẩm an toàn của Chính phủ. + Ở Singapore thì cách tiếp cận lại khác ở chỗ họ phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm (QA) từ Indonesia – nhà cung cấp chủ yếu sản phẩm cho họ. + Thailand giới thiệu hệ thống tương tự (Q). Những hệ thống đảm bảo chất lượng này đã bao trùm những khía cạnh mà tiêu chuẩn GAP yêu cầu. Từ đó các nước thành viên đã quan tâm đến một hệ thống QA mở rộng cho khối ASIAN dựa trên yêu cầu an toàn thực phẩm. Những quy định được chuẩn hóa ở mức độ chung nhất cho khu vực ASIAN được gọi là ASIANGAP và nó phải là một tiêu chuẩn hài hòa phù hợp với các nước thành viên đến năm 2020. Một nhóm gồm đại diện các nước Malaysia, Phillippine, Singapore và Thailand đang trong quá trình soạn thảo những tiêu chuẩn phù hợp dựa trên cơ sở những hệ thống hiện tại sẽ phát huy tốt nhất trong các nước thành viên. Sản phẩm cuối cùng sẽ là ASIAN GAP mà khu vực nhắm đến như là môi trường, kỹ thuật canh tác và an toàn thực phẩm cho xã hội. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án -4-
  5. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap 1.2 Ở Việt Nam Dự án GAP trên cây thanh long là bước đầu thử nghiệm nhằm áp dụng tiêu chuẩn GAP vào ngành sản xuất trái thanh long ở Việt Nam nói riêng, và các loài trái cây nhiệt đới khác nói chung như xoài, bưởi, vải... Dự án sẽ hỗ trợ một số nhóm nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu thanh long cải thiện phương thức sản xuất để được chứng nhận đạt yêu cầu GAP. Ngoài qui định về rau an toàn của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 09/10/2008 về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tiêu chuẩn VietGAP. 2. Giới thiệu sơ lược về thực hành nông nghiệp tốt – GAP 2.1 Khái niệm GAP Qui trình nông nghiệp an toàn, qui trình canh tác nông nghiệp đảm bảo, còn gọi là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices) là một tài liệu hướng dẫn, kiểm soát và ngăn chặn những mối nguy có thể xảy ra trong tất cả các khâu sản xuất nông sản từ khâu đầu tiên chuẩn bị vườn, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, sau thu hoạch, bao bì và cuối cùng là bán ở chợ. Đây là một qui trình do khách hàng, các nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà nước cùng thảo luận và đặt ra những điều lệ buộc các thành phần liên quan trong dây chuyền cung ứng phải tuân thủ để đảm bảo tính an toàn vệ sinh của nông sản, bảo vệ môi sinh và phúc lợi công cộng, an sinh xã hội của nông dân. Do đó GAP là thước đo không những cho chất lượng của nông sản mà còn là mức độ môi trường sinh thái và an sinh xã hội của người làm việc. Ngày nay trong bối cảnh thị trường toàn cầu hóa, GAP trở nên vô cùng quan trọng, nhất là đối với thị trường xuất nhập khẩu. Mặc dù có nhiều qui trình GAP tên gọi khác nhau nhưng các qui trình vẫn có những điểm chung được thế giới công nhận. Đối với việc xuất khẩu nông sản, phải tham khảo qui trình GAP của các quốc gia nhập khẩu. 2.2 Lợi ích của GAP - Những sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là sản phẩm an toàn vì dư lượng các chất gây độc (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…) không vượt mức cho phép, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. - Sản phẩm GAP chất lượng cao (đẹp, ngon, an toàn) nên giá cao hơn vẫn được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận. - Các qui trình sản xuất GAP theo hướng hữu cơ, sinh học nên môi trường được bảo vệ an toàn cho người lao động khi làm việc. - Sản phẩm có chứng nhận xuất xứ và truy nguyên nguồn gốc tạo an tâm trong tâm lý người tiêu dùng. 2.3 Điều kiện áp dụng GAP Những ruộng và khu đất trồng phải liền thửa trong vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo qui định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án -5-
  6. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap 2.4 Nội dung thực hiện GAP Dựa trên những tiêu chuẩn của GlobalGAP phiên bản 3.0-2 – tháng 09/07 và tiêu chuẩn ASIANGAP với các điều kiện phù hợp của Thành phố Hồ Chí Minh như: + Truy nguyên nguồn gốc + Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ + Giống cây trồng + Lịch sử và quản lý vùng đất + Quản lý đất và các chất nền + Sử dụng phân bón + Tưới tiêu và bón phân qua hệ thống tưới + Bảo vệ thực vật + Thu hoạch + Vận hành sản phẩm + Quản lý ô nhiễm chất thải, tái sử dụng chất thải + Sức khỏe, an toàn và an sinh của người lao động + Vấn đề môi trường + Đơn khiếu nại. Mỗi vấn đề có nhiều yếu tố liên quan. Tổng cộng có 209 yếu tố, mỗi yếu tố có 3 cấp độ : chính yếu, thứ yếu, đề nghị. 3. Thị trường EU và xu hướng tiêu thụ rau tươi 3.1 Đặc điểm: - Tính đến táng 01/2007 EU có 27 thành viên, với 490 triệu người tiêu thụ sản phẩm. Trong đó: + 380 triệu người sống trong 15 quốc gia của khối liên minh Châu Âu “cũ”. + 110 triệu người sống trong 12 quốc gia của khối liên minh Châu Âu “mới”. - Dân số “có tuổi” (năm 2020 – 45 % trên 55 tuổi). - Sự gia tăng hộ gia đình có 1 và 2 người (độc thân, gia đình không con, ly dị, góa). Sự gia tăng d6an cư ngoài Châu Âu. Sự gia tăng phụ nữ gia nhập/tai 1nhập vào lực lượng lao động. - Euro (€) là tiền tệ thông dụng trong 15 quốc gia thành viên (ngoại trừ Anh, Dan Mạch, Thụy Điển và 9 quốc gia EU mới). - EU là khối thương mại lớn nhất thế giới. € là loại tiền tệ được sử dụng trong giao dịch đứng thứ hai sau đồng US$. Có sự khác biệt rất xa về tiêu chuẩn sống, thói quen tiêu thụ và văn hóa giữa và trong phạm vi các quốc gia Châu Âu. - Cơ cấu phân phối khác nhau. - Sử dụng 22 ngôn ngữ khác nhau. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án -6-
  7. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap - Thị trường rất qui củ. Tiêu thụ thực phẩm ổn định, tuy nhiên có thể chuểyn đổi các loại sản phẩm (nổ lực tìm các sản phẩm lương thực mới nhằm cải thiện bữa ăn). 3.2 Rau tươi trên thị trường EU - Mức tiêu thụ: 62 triệu tấn (50 % khoai tây, 10 % cà chua). - Thị trường ổn định. - Tây Ban Nha, Hà Lan là cácg cấp lớn nhất (64 %) trên thị trường nhập khẩu. - Các nhà cung cấp không thuộc EU lớn nhất co Morocco (29%), Kenya (20 %), Thỗ nhị Kỳ (9%), Ai Cập (4%). - Sản phẩm hàng đầu: đậu que, đậu Hà Lan, măng tây, “a-ti-sô”, mướp hương, bắp ngọt. 3.3 Xu hướng tiêu thụ và phân phối rau tươi 3.3.1 Xu hướng tiêu thụ - Chú trọng đến sức khỏe: + Giảm/kiểm soát trọng lượng cơ thể.: có xu hướng tiêu thụ rau và trái cây tươi làm giảm cân. + Ngừa bệnh: có chứa vitamin tự nhiên, khoáng các loại và chống oxy hóa. + Dị ứng thực phẩm: tăng cường như là thị trường ngách. Cự tuyệt những sản phẩm có sử dụng thuốc trừ sâu. - Sản phẩm mới cho những hộ gia đình có 1 và 2 người (ớt, dưa leo, bông cải). - Những sản phẩm đa dạng khác: có tác dụng ngừa bệnh hoặc tăng cường sức khỏe. - Những sản phẩm “có trách nhiệm xã hội”: mang nhãn hiệu hữu cơ, thương mại công bằng. - Thuận tiện trong việc chuẩn bị (cắt, rửa, xắt mỏng, sơ chế). - Đa dạng trong việc lựa chọn (các cây ngoại lai, làm tăng thêm tính thẩm mỹ). 3.3.2 Xu hướng phân phối - Các nhà bán lẻ nhiều chi nhánh (carefour, Metro). + Chiếm vị trí ưu thế về bán lẻ rau và trái cây tươi (Bắc EU) – 75 %. + Thiết lập tiêu chuẩn sản phẩm (GlobalGAP, BRC). + Thúc đẩy sự tập trung hàng và chuyên môn hóa ở cấp các nha 2nhập khẩu và bán sỉ. + Yêu cầu chất lượng đồng nhất với số lượng lớn. + Những cửa hàng bán giảm gía, mua nhiều hàng tươi hơn trong số các mặt hàng đã phân loại có giới hạn của họ. - Cửa hàng tạp hóa, chợ, người bán lẻ của các nông trại. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án -7-
  8. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap + Giảm vai trò quan trọng, đặc biệt ở thị trường phía Bắc EU. + Còn mạnh ở Ý, tây Ban Nha, Bồ Đồ Nha, Hy Lạp. + tập trung vào những sản phẩm có gia tăng giá trị. - Nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến thực phẩm. + Cửa hàng ăn uống, khách sạn, quầy hàng ăn uống ở những nơi công cộng, cửa hàng bàn thức ăn nhanh. + Tăng vai trò quan trọng trên thị trường. 3.4 Định vị cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường EU về rau tươi và cơ hội xuất khẩu của ngành rau tươi 3.4.1 Định vị cạnh tranh - Từ các nhà nhập khẩu không thuộc EU với số lượng 4,6 triệu tấn. - Từ Việt Nam với số lượng 6 ngàn tấn. - Thị phần của các nhà nhập khẩu không thuộc EU 0,1 %. 3.4.2 Cơ hội xuất khẩu của ngành rau - Sự gia tăng sức tiêu thụ ở thị trường EU mới. - Sự gia tăng cầu về các sản phẩm ngoại lai. - Gia tăng cầu về các sản phẩm mới/đa dạng. - Sự gia tăng cầu về các sản phẩm trái vụ. - Những sản phẩm hữu cơ, thể hiện thương mại công bằng, có lợi cho sức khỏe. 4. Chương trình quốc gia phát triển rau từ 2007 – 2015 Nhờ sự đa dạng về sinh thái, Việt Nam có hơn 30 loài cây ăn trái, hơn 100 loại rau, hơn 20 loại gia vị (tỏi, hành, tiêu đen, ớt, quế, gừng, rau thơm…) Diện tích sản xuất rau 2005 là 635.800 ha với 9,64 triệu tấn sản phẩm. Dự kiến đến 2010 là 700.000 ha với 14 triệu tấn sản phẩm. Phân tích SWOT nền sản xuất nông nghiệp. 1. Mặt mạnh (Strengths) - Khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp. - Trình độ tay nghề và kinh nghiệm sản xuất. - Có nhiều câu lạc bộ , hiệp hội chuyên ngành. - Năng động, nhanh nhạy với việc ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất và thích ứng với sự thay đổi của thị trường. - Các dịch vụ phát triển khá đa dạng, phù hợp với yêu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. 2. Mặt yếu (Weaknesses) - Công tác nhân giống và lai tạo nhân giống mới còn chậm phát trểin. - Vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm đúng mức. - Thương hiệu rau, hoa, trái cây Việt Nam chưa có chỗ đứng trên thị trường. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án -8-
  9. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap - Qui mô sản xuất nhỏ còn khá phổ biến, chưa hình thành các vùng chuyên canh phục vụ xuất khẩu. - Các tiêu chuẩn sản xuất an toàn còn chưa được phổ biến rộng (GlobalGAP). - Công nghệ bảo quản, đóng gói còn nhiều hạn chế. - Công nghệ sản xuất còn mang tính thủ công, lạc hậu dẫn đến giá thành sản xuất tương đối cao. - Chưa có thông tin dự báo nhu cầu tiêu thụ và khuynh hướng sử dụng. - Hệ thống vận chuyển, logistic con đang ở giai đoạn ban đầu, chưa phát triển mạnh. 3. Thời cơ (Opportunities) - Xu hướng tiêu dùng rau, hoa, quả tăng cả trong lẫn ngoài nước. - Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tạo thuận lợi hơn cho việc mở rộng giao thương, mua bán với các nước. - Chính sách và chủ trương hỗ trợ của thành phố cũng như của Bộ NÔng nghiệp và PTNT đối với rau hoa quả đang triển khai. - Sự quan tâm của các nhà đầu tư từ các quốc gia có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp đang phát triển (Israel. Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…) - Tăng các nguồn quỹ ưu đãi về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp (quỹ PSOM của hà Lan, Nghị định thư tín dụng giữa Israel và Việt Nam). - Các thông tin về thị trường, sản phẩm dồi dào. - Sự hình thành các làng nghề, kết hợp với du lịch mang lại nhiều lợi thế phát triển. - Tiến bộ công nghệ trong sản xuất tăng nhanh. 4. Thách thức (Threats) - Giá cả phải thực sự cạnh tranh. - Có khả năng cung cấp thường xuyên, đúng thời hạn. - Có khả năng cung cấp số lượng lớn. - Chất lượng tốt (vị ngon, tươi, đồng đều, màu sắc đẹp, bao bì bảo đảm) - An toàn vệ sinh thực phẩm. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án -9-
  10. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN 1. Tổng quan tình hình sản xuất rau của TP. Hồ Chí Minh Trước đây, các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố đều có gieo trồng rau nhưng tập trung ở Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, quận Gò Vấp với 80 % sản lượng rau của thành phố. Từ năm 1980 – 1985, thành phố có chủ trương đầu tư phát triển vùng rau chuyên canh thành vành đai xanh ngoại thành nên diện tích gieo trồng tăng mạnh nhưng giảm dần từ năm 1986 đến nay. Năng suất, sản lượng rau gia tăng đáng kể: bình quân từ 11 tấn/ha (nằm 1976) lên đến 21,4 tấn/ha (năm 2005), chủng loại rau cũng đa dạng và phong phú hơn. Với sản lượng rau bình quân từ 280.000 – 300.000 tấn việc tiêu thụ chủ yếu thông qua hệ thống các hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp và HTX mua bán. Người nông dân sản xuất không phải tự lo đầu ra cho sản phẩm của mình. Nhưng từ năm 1986 đến nay, nông dân sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ thông qua hệ thống tư thương. Năm 1997 – 1999, ngành nông nghiệp thành phố đã triển khai Dự án xây dựng thí điểm mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Trên cơ sở đó đã hình thành tổ rau an toàn ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi là nền tảng cho sự phát triển các tổ rau an toàn sau này. Đồng thời để có cơ sở quản lý chất lượng rau sản xuất và lưu thông trên thị trường, năm 1999 ngành nông nghiệp đã ban hành Quy định sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, phối hợp với các địa phương đã xây dựng nhiều tổ hợp tác sản xuất rau an toàn để bán trực tiếp cho các đơn vị kinh doanh rau an toàn và các bếp ăn tập thể như trường học, bệnh viện… Từ năm 2000 – 2004, việc phát triển rau an toàn ở ngoại thành đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt quan trọng là sự quan tâm của người tiêu dùng Thành phố, nhận thức của người nông dân về tuân thủ qui trình sản xuất rau an toàn và sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm đã góp phần cho chương trình đi đúng hướng và phát triển có hiệu quả. Đến năm 2005, diện tích rau trên địa bàn thành phố đã đảm bảo tiêu chuẩn rau an toàn theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT về dự lượng nitrat, vi sinh vật, kim loại nặng và thuốc BVTV dưới mức cho phép. Trong xu hướng hội nhập, không chỉ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn về dự lượng nitrat, vi sinh vật, kim loại nặng và thuốc BVTV dưới mức cho phép mà còn sản xuất theo các tiêu chuẩn của các nước để đảm bảo nhu cầu sức khoẻ, môi trường và xuất khẩu. Theo thông báo số 141/TBNN-KHTC về nội dung cuộc họp ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Ban giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT với Lãnh đạo Huyện Củ Chi thống nhất chọn xã Nhuận Đức làm mô hình thí điểm trồng rau an toàn qui mô toàn xã. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án - 10 -
  11. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap 18000 16000 14000 12000 10000 ha 8000 6000 4000 2000 0 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Năm Biểu đồ 1. Diện tích gieo trồng rau các loại từ năm 1980 – 2005. 2. Tổng quan tình phát triển kinh tế xã hội xã Nhuận Đức 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và nguồn lực 2.1.1 Vị trí địa lý Xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi nằm cách thị trấn Củ Chi khoảng 20 km và cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km. Xã Nhuận Đức nằm phía Đông – Bắc huyện Củ Chi - Phía Bắc giáp xã An Nhơn Tây và tỉnh Bình Dương. - Phía Nam giáp xã Tân Thông Hội, Phú Hoà Đông. - Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương. - Phía Tây giáp xã Trung Lập Hạ Đơn vị hành chính của xã được phân chia thành 9 ấp gồm Đức Hiệp, Bàu Cạp, Bàu Chứa, Bàu Tròn, Ngã Tư, Canh Lý, Xóm Bưng, Bàu Trăn, ấp Bến Đình. Trung tâm hành chính xã đặt tại ấp Ngã Tư. 2.1.2 Địa hình Tương đối bằng phẳng có cao độ từ 6 đến 13 m, chia làm 3 vùng gò cao, triền và trũng thấp. Trên vùng gò tập trung là đất thổ cư, vườn tạp; vùng triền và vùng trũng là vùng sản xuất nông nghiệp chính của xã 2.1.3 Khí tượng thủy văn (nguồn Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ) Khí hậu xã Nhuận Đức phân chia thành 2 mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. - Nhiệt độ: Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất tháng 1 (19,3 0C), tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất tháng 4 (30,3 0C). Tiểu luận môn học Quản trị Dự án - 11 -
  12. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap - Tốc độ gió: Trong năm tháng 6 có tốc độ gió mạnh nhất và tháng 11, tháng 12 có tốc độ gió yếu nhất. Như vậy trong tháng 6 cần lưu ý kỹ thuật và vật liệu làm giàn cho rau. - Ẩm độ không khí: Trung bình ở các tháng mùa khô là 70%, các tháng mùa mưa là 80 – 90 %. Tháng có ẩm độ trung bình thấp nhất là tháng 2 (38%) và tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 10 (82%). Trong ngày ẩm độ thấp nhất là vào lúc 13 giờ, ở các tháng mùa khô lúc này là từ 38 – 48 %, cao nhất lúc 1 đến 7 giờ sáng khoảng 83 – 95 %. Như vậy ẩm độ trung bình khá cao. Nhưng vào các tháng mùa nắng ẩm độ thấp, cây trồng dễ mất nước nên lưu ý tưới nước cho cây. - Lượng mưa: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng10. Tháng không có mưa là tháng 2, tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất tháng 3 (12mm) và tháng có lượng mưa trung bình cao nhất tháng 10 (348 mm). Lượng mưa hàng năm khoảng 1.500 – 1.700 mm nhưng phân bố không đều. Các tháng 8, tháng 9, tháng 10 thường có lượng mưa cao nhất và khi có mưa to một số khu vực vùng trũng của xã bị ngập úng kéo dài 4 – 5 ngày. - Số giờ nắng: Tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 8 đến tháng 12, trong đó tháng 11 là tháng có số giờ nắng thấp nhất (140 giờ/tháng) và tháng có số giờ nắng trung bình cao tháng từ tháng 1 đến tháng 7, trong đó tháng 3 là tháng có số giờ nắng cao nhất (254 giờ/tháng). - Nguồn nước tưới: Ngoài nguồn nước kênh đông từ hồ Dầu Tiếng chủ yếu phục vụ cho sản xuất lúa, mạch nước ngầm trên vùng gò, vùng triền và một số khu vực của vùng trũng -100 cm riêng một số khu vực của vùng trũng -50 cm. 2.1.4 Thổ nhưỡng Đất chủ yếu là vùng đất xám phát triển trên phù sa cổ, đây là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, cát pha phù hợp với nhiều loại cây trồng. Địa hình xã Nhuận Đức chia làm 3 vùng rõ rệt là vùng gò, vùng triền và vùng trũng. Phẫu diện đất cho thấy tầng đất tại ba vùng hầu hết là đất xám phù sa cổ, tầng canh tác mỏng < 20 cm, tầng tích tụ và tầng mẫu chất cạn, xuất hiện nhiều vệch loang lỗ đỏ vàng, rỉ nâu, biểu hiện của phèn tiềm tàng cao, xu hướng đất nghèo và chua. Như vậy đất vùng gò và vùng triền có thể trồng rau quanh năm. Vùng gò thích hợp trồng ở mùa mưa và vùng triền thích hợp trồng ở mùa khô. Đối với vùng trũng ở những nơi có cao trình cao và mực nước ngầm -100 cm có thể trồng rau ở mùa khô, nhưng ở các vùng có cao trình thấp và mực nước ngầm - 50cm thích hợp cây lúa nước hoặc cây rau mặt nước 2.1.5 Lý hóa tính đất Lý hoá tính đất là chỉ tiêu cần xem xét khi xây dựng cơ cấu cây trồng, phân tích lý hoá tính của đất để có thêm cơ sở khoa học cho biện pháp bón phân cây trồng hợp lý trên các vùng canh tác. Kết quả phân tích cho thấy đất ở tầng canh tác thuộc vùng qui hoạch sản xuất rau an toàn là đất nghèo mùn, pH thấp, các nguyên tố khoáng N, P, K đều thấp. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án - 12 -
  13. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap Điều này chứng tỏ đất cả ba vùng gò, triền và trũng của Nhuận Đức chua, thiếu hữu cơ và nghèo dinh dưỡng. Do vậy, canh tác trên vùng đất này, nhất là cây đòi hỏi dinh dưỡng cao như các chủng loại rau, song song với việc sản xuất cần có chương trình cải tạo đất luân phiên. 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.2.1 Cơ sở hạ tầng - Đường giao thông, điện cho sản xuất, sinh hoạt tương đối tốt. Tuy nhiên hệ thống điện nội đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa có. - Hệ thống tưới được bêtông hoá và phủ gần như toàn xã. Hệ thống tiêu chưa hoàn chỉnh và các tháng có mưa nhiều (tháng 8 đến tháng 10 hàng năm) vùng trũng của các ấp Bàu Chứa, Bàu Tròn, Bàu Cạp và Đức Hiệp thường bị ngập úng kéo dài 4 – 5 ngày mỗi đợt mưa to. 2.2.2 Nguồn nhân lực a. Hiện trạng Dân số Nhuận Đức tính đến tháng 10/2004 có 9.142 người, với 2.024 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 1.651 hộ (chiếm 81,6%) và hộ khác là 214 hộ (11%). Trong số hộ nông nghiệp chỉ có 492 hộ (bằng 29,8% số hộ) là hộ thuần nông nghiệp. Sự phân bổ trên cho thấy xã Nhuận Đức không còn là vùng dân cư thuần nông nghiệp (24,2%), nông dân đang chuyển dần sang bán nông nghiệp (65,1%số hộ). Diện tích tự nhiên là 2.160 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1.802 ha chiếm 83,4% (có 100 ha tại ấp Bàu Trăn được quy hoạch công nghiệp). Bình quân đất tự nhiên/nhân khẩu là 0,22 ha, đất nông nghiệp là 0,21ha/nhân khẩu (tương ứng con số này của toàn huyện Củ Chi là 0,16 ha và 0,13 ha). Lao động nông nghiệp là 3.953 người, chiếm 42% dân số của xã. Bình quân đất nông nghiệp cho một lao động nông nghiệp rất cao 0,45 ha/người. Diện tích canh tác bình quân cho 1 hộ nông nghiệp là 0,99 ha/hộ, trong đó hộ nông nghiệp sử dụng dưới 1 ha là 19,26%, hộ nông nghiệp sử dụng từ 1 - 5 ha là 80,25% (1.324 hộ) và hộ nông nghiệp sử dụng trên 5 ha là 0,18%. Có trên 80% nông hộ có ruộng ở cả 3 vùng gò, triền và trũng và nông dân thường luân chuyển vị trí gieo trồng theo thời vụ trong năm tuỳ thuộc thời tiết và nguồn lực. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án - 13 -
  14. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap 160 Diện tích gieo trồng Diện tích Rau an toàn 140 120 100 ha 80 60 40 20 0 2003 2004 2005 Năm Biểu đồ 2. Diện tích gieo trồng và diện tích sản xuất rau an toàn xã Nhuận Đức năm 2003 – 2005. - Vùng sản xuất rau an toàn của xã Nhuận Đức là 56,1 ha, 110 hộ. Phân bố rãi đều 8 ấp, ấp có diện tích thấp nhất 5 ha, cao nhất chỉ 10 ha. + Diện tích canh tác bình quân: 5.000 m2/hộ + Cây rau phổ biến: Ớt, dưa leo, các loại đậu, bầu bí . + Kỹ thuật canh tác: Bước đầu nông dân đã sử dụng giống mới, màng phủ nông nghiệp trong canh tác một số loại rau có giá trị kinh tế cao. + Tiêu thụ sản phẩm: Thương nhân thu mua rau là người địa phượng và thu mua theo giá thị trường. + Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau tương đối tốt, có 1 đại lý và 4 cửa hàng vật tư nông nghiệp. - Nguồn nhân lực trong vùng đã công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. + Có 86,36 % số hộ đã tham dự tập huấn - cam kết và 30,9 % số hộ đã tham dự huấn luyện chuyên sâu qui trình sản xuất rau an toàn. + Tuổi đời bình quân của nông dân được cấp giấy là 43 tuổi, trong đó nam chiếm 92 %, và nữ chỉ có 8 %. b. Trình độ canh tác rau của nông dân Kỹ thuật canh tác: Tiểu luận môn học Quản trị Dự án - 14 -
  15. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap - Nông dân có kinh nghiệm chủ yếu trồng các loại rau ăn trái như dưa leo, khổ qua, bầu bí và ớt, chỉ có 2,4 % nông dân có kinh nghiệm trồng nhóm rau ăn lá (rau muống, cải). - Biện pháp xử lý đất chủ yếu theo phương pháp truyền thống là cày lật phơi đất và bón vôi. - Hầu hết nông sử dụng màng phủ nông nghiệp trồng rau ăn trái. - Giống: 100% nông dân điều tra sử dụng giống F1. - Phân bón: 100% nông dân điều tra có sử phân chuồng (phơi khô), tro để bón lót và bón thúc bằng NPK và có 12,3% có sử dụng bổ sung phân bón qua lá. Kỹ thuật BVTV: - Trình độ nhận dạng sinh vật hại và thiên địch. Đa số nông dân được điều tra đều gọi tên và mô tả khá chính xác triệu chứng, cách gây hại của một số sinh vật hại rau phổ biến. Riêng về thiên địch rất ít nông dân nhận biết và hiểu lợi ích của nhóm này. - Tình hình sử dụng thuốc BVTV: Qua điều tra phân lớn nông dân chọn đúng chủng loại thuốc, các thuốc trừ sâu nhóm sinh học, nhóm độc II, III đã được nông dân lựa chọn và sử dụng cho rau. Tuy nhiên có 16,66% nông dân vẫn còn sử dụng thuốc hạn chế sử dụng như Lannate, Kelthane. Phần lớn nông dân điều tra pha chế thuốc theo khuyến cáo ghi trên nhãn nhưng thường phun nhiều bình hơn so với khuyến cáo. 2.3 Thuận lợi và hạn chế thực hiện mô hình thí điểm ứng dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Viet GAP tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. 2.3.1 Thuận lợi - Mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cây ớt và cây rau ăn quả theo VietGAP nằm trong dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nâng cao giá trị sản xuất đất nông nghiệp xã Nhuận Đức, năm 2006 – 2010 của UBND TP. Hồ Chí Minh. - Chính quyền TP. Hồ Chí Minh và địa phương đã có chủ trương phát tiển vùng rau an toàn tại xã Nhuận Đức - Xã Nhuận Đức được công nhận là vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. - Thị trường Tp. Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ mạnh các loại rau xanh. - Nông dân có kinh nghiệm trồng rau ăn trái và bước đầu đã áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới như sử dụng giống F1, sử dụng màng phủ nông nghiệp. - Ớt được trồng diện tích lớn và là cây chủ lực trong các mô hình sản xuất nông nghiệp của xã Nhuận Đức. - Ớt được sử dụng để ăn tươi, chế biến, xuất khẩu và được các doanh nghiệp chế biến nông sản đặt hàng mua. 2.3.2 Hạn chế Tiểu luận môn học Quản trị Dự án - 15 -
  16. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap - Việc ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa chưa được phát triển đồng bộ và kịp thời. - Rất ít nông dân nhận biết và hiểu lợi ích của nhóm thiên địch trong phòng trị sinh vật hại. - Vẫn còn 16,66% nông dân sử dụng thuốc hạn chế sử dụng như Lannate, Kelthane. - Phần lớn nông dân điều tra pha chế thuốc theo khuyến cáo ghi trên nhãn nhưng thường phun nhiều bình hơn so với khuyến cáo. Điều này dễ để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm. - Điều kiện bảo quản sơ chế để đảm bảo chất lượng rau còn thiếu, hệ thống xe chuyên dùng chưa được đầu tư, hệ thống thu mua chưa thật sự góp phần vào việc nâng cao ý thức của người sản xuất rau đảm bảo an toàn… đã góp phần hạn chế việc cung cấp rau an toàn cho người tiêu dùng. - Điều quan trọng trong quan hệ sản xuất là hình thành các tổ hợp tác, tổ chức sản xuất theo kế hoạch và điều phối việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là rào cản lớn nhất trong việc xây dựng chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Phân tích SWOT điều kiện sản xuất nông nghiệp của xã Nhuận Đức Mặt mạnh Mặt yếu - Diện tích đất nhỏ nhưng có khả - Chưa có hệ thống tưới. Kết cấu đất nhẹ, tốn năng trồng rau. nhiều nước, phân bón, công bơm tưới - Dễ thoát nước, không bị ngập úng - Đất nghèo dinh dưỡng - Hệ thống điện hoàn chỉnh và phục - Thiếu lao động trong phạm vi nông hộ vụ đủ cho diện tích SXNN hiện tại - Thiếu vốn - Đủ nước tưới (giếng đóng) - Kỹ thuật canh tác rau chưa cao - Đường giao thông thuận lợi - Cây trồng đơn điệu. - Địa hình dễ áp dụng cơ giới hoá - Đầu ra sản phẩm chưa ổn định Cơ hội Thách thức - Mỗi cây trồng vật nuôi đều có - Tiếp tục thiếu vốn nếu không có giải pháp tạo những mô hình sản xuất kinh doanh nguồn thành đạt. - Chưa có hệ thống tiêu thụ sản phẩm. Đầu ra sản - Nếu có đủ những biện pháp kỹ thuật phẩm không ổn định thích hợp có thể phong phú cơ cấu - Vụ đông xuân thiếu nước để sản xuất cây trồng - Chi phí sản xuất vẫn cao nhưng chưa có giải - Các đơn vị kinh doanh rau an toàn pháp thiếu vùng rau có thương hiệu. - Nếu chưa có hệ thống tiêu thụ sản phẩm, nguy cơ sản phẩm thừa nếu không giải quyết đầu ra ổn định 3. Lợi ích và hiệu quả thực hiện sản xuất theo GLOBALGAP 3.1. Lợi ích khi thực hiện GAP - Hạn chế được sự phát triển của sinh vật hại, giảm việc phun xịt thuốc BVTV tác động xấu tới môi trường, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng. - Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án - 16 -
  17. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap - Đảm bảo được giá bán, thuận lợi cho công tác truy xuất nguồn gốc - Đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu về sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường. Tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. 3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi thực hiện GAP 3.2.1 Không áp dụng GAP - Bộc phát sinh vật hại làm giảm năng suất. - Ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng do phun xịt nhiều thuốc BVTV. 3. 2.2 Áp dụng GAP đối với cây ớt và cây rau ăn quả Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năng suất tấn/ha/vụ 18,0 – 20,0 20,0 – 22,0 Giá thành sản xuất (đồng/kg) 2.000 – 5.000 5.000 – 7.000 Giá bán (đồng/kg) 4.000 – 7.000 15.000 – 25.000 Giá trị sản xuất (triệu đồng/ha/năm) 65,7 150,0 Diện tích canh tác 20 30 Diện tích gieo trồng 30 50 Sản lượng 600 1.150 Tiểu luận môn học Quản trị Dự án - 17 -
  18. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap CHƯƠNG IV XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM RAU THEO GLOBALGAP 1. Mục tiêu và yêu cầu 1.1 Mục tiêu a. Mục tiêu tổng quát: Thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành sản xuất rau, quả an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua mối liên kết sản xuất và tiêu thụ chặt chẽ, thống nhất theo quy trình sản xuất an toàn về dư lượng độc chất, an toàn về giá cả, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. b. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng đa dạng hoá chủng loại, chất lượng, giá thành hợp lý và ổn định; - Sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn RAT và VSATTP phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Bảo vệ môi trường sản xuất an toàn và bền vững; - Thiết lập hệ thống xác nhận phù hợp tiêu chuẩn quy trình sản xuất an toàn thống nhất để hỗ trợ, thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ rau an toàn chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước theo tiêu chuẩn quốc tế; - Phát huy tối đa vai trò của chợ đầu mối rau an toàn, đến 2010 chợ đầu mối tại TP Hồ Chí Minh sẽ đóng vai trò chủ đạo trong mối liên kết sản xuất – tiêu thụ rau an toàn, là cấu nối chính giữa sản xuất và thị trường (cung ứng, phân phối, chế biến, sơ chế xuất khẩu v.v..) 1.2 Yêu cầu - Đến năm 2010: Qui mô 30 ha, với 40 hộ tham gia dự án. - Sản phẩm được chứng nhận theo qui trình sản xuất theo GlobalGAP. - Sản xuất có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. - Sản xuất đạt hiệu quả kinh tế. 2. Địa điểm và cây trồng vùng áp dụng GlobalGAP - Địa điểm: Ấp Bàu Tròn, Bàu Cạp, Bàu Trăn, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. - Diện tích tự nhiên: 634 ha + Vùng gò: 194 ha + Vùng triền: 215 ha + Vùng trũng 225 ha Dự án được thực hiện tại vùng triền và vùng gò của các ấp, với các hộ sản xuất tương đối liền canh. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án - 18 -
  19. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap - Cây trồng thực hiện qui trình sản xuất tốt: Đối với cây ớt là cây trồng chính và cây rau ăn quả bao gồm một trong các loại khổ qua, dưa leo, bầu bí theo chế độc luân canh cây trồng. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1 Thông tin, tuyên truyền - Xây dựng, in ấn tài liệu qui trình sản xuất các loại: Ớt, bầu bí, dưa leo, khổ qua. - Triển khai chủ trương, kế hoạch và yêu cầu của nghiên cứu cho nông dân vùng sản xuất. Lấy ý kiến phản hồi của nông dân trong vùng. 3.2 Tập huấn cán bộ kiểm tra - Xây dựng qui định về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ kiểm tra giám sát đồng ruộng. - Tập huấn phương pháp và biểu mẫu báo cáo kết quả kiểm tra. 3.3 Kiểm tra và thẩm định vùng đất sản xuất - Kiểm tra đánh giá vùng đất trồng có đủ điều kiện sản xuất, độ an toàn của sản phẩm làm ra, sức khỏe của người lao động và môi trường. Với các chỉ tiêu về kim loại nặng, hóa chất tồn dư trong đất, chất lượng nguồn nước tưới. - Cách quản lý và sử dụng nguồn đất trồng tại địa phương: Kỹ thuật canh tác, xông đất, sự xói mòn và ô nhiễm do chất thải. 3.4 Xây dựng Hợp tác xã, hướng dẫn lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ. - Triển khai đăng ký qui trình sản xuất tốt theo GlobalGAP cho các nông dân tham gia nồng cốt. - Triển khai xây dựng hợp tác xã (HTX). Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ. - Hướng dẫn cách ghi chép nhật ký sản xuất cây trồng cho nông dân . - Hướng dẫn cập nhật và lưu trữ hồ sơ trong suốt quá trình sản xuất. 3.5 Tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao qui trình kỹ thuật sản xuất tốt - Tập huấn, hướng dẫn nông dân canh tác theo GlobalGAP trên cây ớt và cây rau ăn quả (khổ qua, dưa leo, bầu bí). - Hướng dẫn kỹ thuật ủ phân và sử dụng phân bón cho cây trồng. - Tập huấn, hướng dẫn về nội dung thẩm định, giám sát canh tác theo qui trình sản xuất tốt, hóa chất tồn dư trong cây ớt và cây rau ăn quả theo GlobalGAP cho cán bộ giám sát. - Hướng dẫn cách sử dụng và lựa chọn giống tốt. Tài liệu lưu trữ nguồn gốc giống sử dụng trong qui trình. - Tập huấn, hướng dẫn bảo vệ môi trường, sức khoẻ lao động và VSMTNT. 3.6 Xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại. - Xây dựng logo thương hiệu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở. - Tổ chức hệ thống, sơ chế, đăng ký bao bì sản phẩm. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án - 19 -
  20. Dự án xây dựng và phát triển Rau An Toàn theo tiêu chuẩn Global Gap - Ứng dụng công nghệ mã vạch trong việc quản lý sản phẩm. - Giới thiệu sản phẩm. Đàm phán và ký hợp đồng nguyên tắc với đơn vị thu mua. 3.7 Xây dựng hệ thống văn bản chứng nhận sản phẩm GAP - Xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở. - Xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát qui trình sản xuất và chứng nhận sản phẩm. - Xây dựng hệ thống bảng biểu ghi chép và qui trình chứng nhận sản phẩm. - Xây dựng qui định trình tự thủ tục đăng ký, kiểm tra, chứng nhận. - Thành lập Hội đồng công nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn cơ sở đã đăng ký. Bao gồm các thành viên đại diện: HTX, Khuyến nông, BVTV, TT y tế dự phòng, doanh nghiệp thu mua và cố vấn dự án. 3.8 Kiểm tra chứng nhận sản phẩm. - Kiểm tra môi trường sản xuất. - Kiểm tra qui trình sản xuất. + Phân tích các tiêu chuẩn của rau an toàn trên nông sản như: Vi sinh vật, dư lượng hóa chất BVTV, nitrat tồn dư trong cây rau ăn quả (ớt, dưa leo, khổ qua). + Kiểm tra quản lý dư lượng hóa chất BVTV sử dụng và mức dư lượng tồn dư trong rau. + Xử lý kết quả phân tích và thông báo cho ban quản lý, tổ hợp tác có hướng giải quyết. + Kiểm tra sổ ghi chép nhật ký đồng ruộng và qui trình sản xuất. 3.9 Chứng nhận sản phẩm - Tập hợp kết quả kiểm tra và trình xét duyệt. - Hội đồng xét duyệt và cấp chứng nhận sản xuất theo GAP. 3.10 Xây dựng cơ sở hạ tầng - Xây dựng giao thông nội đồng. - Hệ thống điện nội đồng. - Hệ thống tưới, tiêu, bờ bao. Tiểu luận môn học Quản trị Dự án - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2