TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 62
download
Việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động của các tổ chức tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp vay, thực hiện tái đầu tư thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây chính là hoạt động truyền thống, chủ yếu của ngân hàng. Chính vì vậy, kết quả huy động vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng cao hay thấp có ảnh hưởng không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của bản than tổ chức...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa
- TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa
- LỜI MỞ ĐẦU Việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động của các tổ chức tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp vay, thực hiện tái đầu tư thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây chính là hoạt động truyền thống, chủ yếu của ngân hàng. Chính vì vậy, kết quả huy động vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng cao hay thấp có ảnh hưởng không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của bản than tổ chức tín dụng mà nó còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế, đặc biệt là đối với một nền kinh tế vừa bước ra khỏi cơ chế bao cấp và đang khởi sắc trong những bước đầu đổi mới như ở nước ta. Hoà mình với công việc đổi mới chung của đất nước, cùng góp phần vào những thành tựu đã đạt được trong thập niên qua, nghành Ngân hàng đã phải vượt qua không ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước. Vì mục tiêu này, không ai khác mà chính là hệ thống Ngân hang phải trở thành bàn đạp vững chắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, 20 năm đổi mới chưa phải là nhiều. Ngân hang còn phải giải quyết nhiều khó khăn trước mắt mà một trong những cấn đề nổi cộm là hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hang hiện nay. Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy của hệ thống ngân hang. Ngân hang Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Nông Cống – tỉnh Thanh Hoá đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vự huyện Nông Cống của tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Song cũng không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động huy động vốn trên địa bàn huyện. Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn để củng cố sự tồn tại và phát triển ngân hang, đã, đang và se là những vấn đề được quan tâm bởi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại ngân hàng Nông Cống em đã mạnh dạn chọn đề tài :” Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa”. Cấu trúc chuyên đề gồm 3 phần:
- Chương I: Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá Chương III: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn taị ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá.
- Chương I:Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngày 1/4/1990, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông Cống quyết định được thành lập và ngày 23/04/1990, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông Cống chính thức được khai trương và đặt tại Tiểu khu Nam Giang – thị trấn Nông Cống , huyện Nông Cống , tỉnh Thanh Hóa, giám đốc đầu tiên của chi nhánh là ông Lê Văn Hùng (1990 - 2006), ông Bùi Sỹ Dũng là giám đốc của chi nhánh từ 2006-nay. Đây là chi nhánh cấp 2, là một trong hơn 2000 chi nhánh hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Vào thời điểm khai trương, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông Cống với 23 cán bộ nhân viên, có tổng tài sản đạt khoảng 1500 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 3000 tỷ đồng. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông Cống thực hiện nhiệm vụ chính là cung ứng vốn - dịch vụ cho khu vực kinh tế dân doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và mục tiêu của chi nhánh là sẽ trở thành một trong những chi nhánh đầu tiên đưa các sản phẩm dịch vụ mới của AGRIBANK đến với khách hàng, liên kết với ngân hàng chính sách nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển nông thôn... Sự ra đời của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông Cống chính là nằm trong mục tiêu cơ cấu lại hoạt động ngân hàng của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trở thành ngân hàng hiện đại, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế; đây cũng chính là cánh tay nối dài của hội sở chính, phát triển
- rộng thêm mạng lưới kinh doanh đặc biệt là ở nông thôn. 1.2. Cơ cấu tổ chức Mô hình bộ máy tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nông Cống được thể hiện qua mô hình sau: ban giám đốc Phòng Phòng Phòng phòng phòng phòng phòng phòng Phòng Khách khách thanh Kế Khách tiền tệ tổ tổng thông hàng hàng toán Toán Hàng kho chức tin hợp doanh doanh quốc Giao cá hành điện quỹ nghiệp nghiệp tế dich nhân chính toán vừa & lớn nhỏ Phòng Phòng giao quản dich lý rủ i các quỹ tiết các điểm giao ro kiệm dịch 1.3. Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban a) Khối quan hệ khách hàng b) Chức năng, nhiệm vụ của khối quan hệ khách hàng là marketting, tiếp thị và phát triển khách hàng, đồng thời trực tiếp thực hiện công tác tín dụng. Khối này bao gốm các phòng: Phòng giao dịch, phòng kế toán khách hàng. c) Khối quản lý rủi ro. d) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO. Đồng thời, tham mưu giúp việc cho giám đốc chi nhánh bằng cách kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực
- hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của tổng giám đốc/giám đốc tại các phòng, đơn vị trực thuộc chi nhánh. Thực hiện ở phòng Quản lý rủi ro e) Khối tác nghiệp: Phòng khách hàng (phòng khách hàng danh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phòng khách hàng cá nhân) : Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân Trực tiếp quản lý tài khoản và thực hiện giao dịch với khách hàng cá nhân. o Giám sát việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ, đồng thời nhanh o chóng phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiện đáng ngờ. f) Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp - Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng doanh nghiệp. - Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. - Thực hiện tính trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loaị nợ. Đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp. g) Phòng thanh toán quốc tế: - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng. - Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện tiếp cận, tiếp thị, phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết; tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế. h) Phòng tiền tệ kho quỹ - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất / nhập quỹ. - Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ. - Các dịch vụ ngân quỹ: Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu-chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo quy định như: nộp tiền tài khoản, chuyển tiền đi, thanh toán kiều hối…
- và thu chi nội bộ của Chi nhánh. i) Khối quản lý nội bộ : thu thập thông tin, quản lý nội bộ về hành chính cũng như công tác kỷ luật của chi nhánh, ... 1.4. Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá] Cho vay cá nhân & hộ gia đình Agribank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của các cá nhân, Hộ gia đình phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các dự án đầu tư, tiêu dùng và phục vụ đời sống... với : Thời hạn vay phù hợp với nhu cầu vay và khả năng trả nợ của khách hàng Mức vay đáp ứng nhu cầu vay vốn thực tế của khách hàng Lãi suất vay theo lãi suất hiện hành của Agribank Thủ tục nhanh chóng, gọn nhẹ. Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn các sản phẩm cho vay phù hợp với điều kiện của mình Cho vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh Cho vay lưu vụ Cho vay thực hiện nhu cầu phục vụ đời sống Cho vay mua sắm nhà ở, phương tiện vận chuyển … Cho vay cầm cố giấy tờ có giá Cho vay người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Cho vay trả góp Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng Bảo lãnh Với mục tiêu vì quyền lợi chung của cả khách hàng và Ngân hàng, AGRIBANK đã và đang giới thiệu và hoàn thiện các dịch vụ đa dạng của mình. Bảo lãnh là một trong những dịch vụ mà AGRIBANK đã thực hiện nhiều năm và ngày càng khẳng định chất lượng và uy tín đối với khách hàng bằng kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ có chuyên môn, bằng phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, bằng các thủ tục đơn giản với mức phí cạnh
- tranh dành cho mọi thành phần kinh tế có nhu cầu. Các loại bảo lãnh Bảo lãnh vay vốn: Bảo lãnh vay vốn trong nước; Bảo lãnh vay vốn nước ngoài. Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành; Bảo lãnh bảo dưỡng; Các loại bảo lãnh khác. Các hình thức phát hành bảo lãnh Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh thông qua mạng truyền tin có ký hiệu mật. Ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tiết kiệm và đầu tư Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) là một Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trong cả nước. Hiện nay AGRIBANK huy động tiền gửi bằng tiền đồng Việt Nam (VND) với lãi suất hẫp dẫn, thủ tục nhanh gọn, đơn giản thuận tiện. Agribank có các hình thức tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ như sau: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tiết kiệm có kỳ hạn. Tiết kiệm gửi góp. Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi. Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến của số dư tiền gửi.
- Tiết kiệm có thưởng. Tiết kiệm bằng vàng Tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng. Phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu Thẻ Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam với hệ thống mạng lưới chi nhánh và điểm giao dịch rộng khắp Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, Agribank không ngừng phát triển cả về quy mô, công nghệ và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại trong đó có sản phẩm, dịch vụ thẻ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Mobile Banking Với phương châm “Cả Ngân hàng trong tay bạn”, Agribank đã triển khai các sản phẩm dịch vụ Mobile Banking áp dụng cho tất cả các mạng điện thoại di động tại Việt nam: VinaPhone, Viettel, E-Mobile (EVN Telecom), Sfone,... đem lại nhiều tiện ích nhất cho khách hàng. Khách hàng của Agribank có thể sử dụng các dịch vụ sau: SMS Banking, VnTopUp - Dịch vụ nạp tiền cho ĐTDĐ, ATransfer - Dịch vụ chuyển khoản, VnMart - Dịch vụ Ví điện tử, APayBill - Dịch vụ Thanh toán Hóa đơn Thanh toán quốc tế Những trở ngại về ngôn ngữ; Sự khác biệt về luật lệ và chính sách, phong tục và tập quán; Khoảng cách về địa lý, Sự khác nhau về tiền tệ và chế độ quản lý ngoại hối ... có thể gây ra những khó khăn hoặc rủi ro cho Công ty của bạn khi tham gia buôn bán quốc tế. Với mạng lưới 1.800 chi nhánh trên toàn quốc, gần 900 ngân hàng đại lý tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ và những dịch vụ tài chính - ngân hàng quốc tế hiện đại, NHNo & PTNT Việt Nam có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn đó.
- - Đối với những rủi ro trong vận chuyển hàng hoá: là đại lý chính thức của nhiều hãng bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, AGRIBANK sẽ tư vấn cho bạn những hợp đồng bảo hiểm có lợi nhất. - Đối với những rủi ro về tiền tệ và tỷ giá: bạn có thể lựa chọn hợp đồng hối đoái giao ngay, hối đoái kỳ hạn hoặc quyền chọn tại AGRIBANK để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và có cơ hội tăng thêm lợi nhuận cho Công ty. - Đối với những rủi ro trong thực hiện hợp đồng: AGRIBANK có thể tư vấn cho bạn những điều kiện hợp đồng trong quá trình đàm phán với đối tác. Các bên tham gia cũng có thể yêu cầu AGRIBANK đứng ra bảo lãnh như: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh bảo hành ... - Đối với những rủi ro trong thanh toán quốc tế: AGRIBANK sẽ giúp bạn lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế an toàn nhất Bao thanh toán Bao thanh toán là một thoả thuận giữa Agribank và bên bán hàng theo đó bên bán hàng chuyển nhượng cho Agribank tất cả các quyền, lợi ích liên quan tới những khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng Chiết khấu chứng từ Nếu bạn cần có tiền ngay để đầu tư vào một dự án khác khi những chứng từ có giá (chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, công trái, hối phiếu...) chưa đến hạn thanh toán, AGRIBANK có thể thực hiện chiết khấu chứng từ với tỷ lệ chiết khấu cao nhất và mức phí linh loạt, hấp dẫn nhất tuỳ theo từng hồ sơ cụ thể. Có 2 loại chiết khấu chủ yếu: • Chiết khấu chứng từ có giá: AGRIBANK mua đứt những chứng từ như: Kỳ phiếu, Sổ tiết kiệm do AGRIBANK phát hành. • Chiết khấu hối phiếu thương mại. Kinh doanh ngoại tệ Cho thuê tài chính Nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu đầu tư trung, dài hạn để đổi mới trang
- thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) cung cấp dịch vụ Cho thuê tài chính Kinh doanh chứng khoán Củng cố vị thế hàng đầu trên các lĩnh vực con người, vốn và mạng lưới Tập trung nâng cấp tin học, mở rộng quan hệ đối ngoại và cơ sở khách hàng Điều chỉnh các định hướng kinh doanh theo hướng củng cố khu vực 4 đô thị lớn, phát triển mạnh hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh hướng về nông thôn Nâng cấp hoạt động kinh doanh trái phiếu Đẩy mạnh kinh doanh cổ phiếu Chuyển trọng tâm từ các doanh nghiệp sang các nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ Kinh doanh mỹ nghệ Tiết kiệm bằng vàng: Sản xuất, kinh doanh vàng miếng 3 chữ A Sản xuất, chế tác, kinh doanh xuất nhập khẩu vàng bạc, đá quý, hàng trang sức, mỹ nghệ. Dịch vụ cho thuê két sắt, bảo quản, giữ hộ vbđq, giấy tờ có giá…: Dịch vụ cho vay, cầm đồ chứng từ có giá và vàng: Kinh doanh kho ngoại quan vàng Kinh doanh vàng trên tài khoản; Dịch vụ Du lịch - Kinh doanh Khách sạn & nhà hàng - Kinh doanh thương mại: Xuất nhập khẩu hàng hoá nông sản, vật tư, máy móc phục vụ sản xuất, tiêu dùng và du lịch. - Kinh doanh du lịch lữ hành & vận chuyển: + Tổ chức các chương trình du lịch trong nước và quốc tế + Du lịch MICE: Kết hợp hội họp, khen thưởng, hội thảo, triễn lãm + Tổ chức các chuyến du lịch kết hợp học tập & khảo sát thị trường - Các dịch vụ khác:
- + Đặt phòng khách sạn + Đặt vé máy bay trong nước và quốc tế + Dịch vụ Visa + Dịch vụ cho thuê xe du lịch + Dịch vụ đưa đón khách tại sân bay + Tư vấn dịch vụ đầu tư du lịch và tuyên truyền quảng cáo cho các lĩnh vực về hoạt động kinh doanh du lịch & các dịch vụ hoạt động ngân hàng + Liên doanh, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước về các hoạt động thương mại, đầu tư và các loại hình hoạt động trên In - Thương mại In Offset, in số, in Flexo các sản phẩm đặc biệt, giấy tờ có giá có đặc tính an toàn và chống giả cao; in sách báo, tạp chí, văn hoá phẩm, tem nhãn, bao bì hàng hoá. Dịch vụ quảng cáo. Khách sạn, nhà hàng, du lịch và lữ hành. Nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ngân hàng, thiết bị in. Thiết kế, thi công các công trình xây dựng cơ bản. Đại lý uỷ thác về huy động vốn, thu trả tiền phát hành trái phiếu và đại lý phát hành các sản phẩm ngân hàng. 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá Năm 2009 thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn huyện Nông Cống của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt được những thành tựu đáng kể: Tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn vẫn ổn định và tiếp tục phát triển tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,6%. Tổng mức đầu tư toàn xã hội 410tyr đồng tăng 9,6% so với năm 2008. tổng sản lượng lương thực 124 064 tấn tăng 0,7% so với năm 2008. thu nhập bình quân đầu người 7,9 triệu tăng 7,9% so với năm 2008. Đời sống nhân dân được cải thiện, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, chính trị
- xã hội và quốc phòng an ninh được ổn định. Năm 2009 nhà nước có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Giải pháp kích cầu tăng trưởng kinh tế, ổn định lãi suất cơ bản trong thời gian dài, kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vi mô, thúc đẩy phát triển sản xuất, ngăn ngừa suy giảm kinh tế. Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế thực hiện năm 2009 của NHNo Nông Cống STT Chỉ tiêu TH KH TH (+)(-) % (+)(-) % 2008 2009 2009 2008 (+)(-) SOKH HTKH 1 Tổng nguồn vốn 137,727 162,000 161,968 -24,261 17,62 -32 100% HĐ (triệu) Nguồn vốn huy 119,260 152,000 157,170 +37,920 31,7% +5,170 103% động từ dân cư Nguồn vốn ngoại tệ 418 460,000 460 +42 10% 100% USD Nguồn vốn ngoại tệ 215 222 +7 EUR 2 Dư nợ 172,462 196,100 194,515 22,053 12,7% -1,585 99% 0 3 Tỷ lệ nợ xấu 0,47% 3% 0,2% -0,27 4 Thu rủi ro 2,714 2,114 2,338 -376 224 110% 5 Thu ngoài tín dụng 785 775 -10 98,76% 6 Phát hành thẻ 2,000 7 Chênh lệch thu chi 5,857 6,077 5,160 -697 -917 84,9% 8 Hệ số lương làm ra 1 1 0,8% -0,2 -0,2 Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của NHNo Nông Cống Hoạt động dịch vụ: Tổng thu ngoài tín dụng đạt 890triệu đạt 87% kế hoạch năm 2009.
- Trong đó : - Dịch vụ thanh toán : 585triệu/KH, 712triệu đạt 82,1% trong đó dịch vụ chuyển tiền trong nước 511 triệu tăng 165triệu so với 2008 tăng 47.8% - Dịch vụ kiều hối 64triệu giảm 28triệu so với 2008. - Dịch vụ bảo lãnh 22triệu/KH 10triệu đạt 220% - Dịch vụ ngân quỷ 28/KH 31triệu đạt 90% - Dịch vụ ủy thác 41triệu/KH 90 triệu đạt 45.5% -Kinh doanh ngoại tệ 208triệu/ kháKH 147triệu đạt 140%, giảm 9triệu so với 2008 Thực hiện CT 20 trả lương qua tài khoản: Số thẻ phát hành 2.894 thẻ/ Kh 2000 thẻ đạt 144,7% kế hoạch. Tổng số đơn vị đã mở tài khản 37/169 đơn vị đạt 22% số đơn vị trên địa bàn Số dư trên tài khoản thẻ 1.027tr bình quân số dư 355 000đ/thẻ Hoạt động dịch vụ 2009 đã được quan tâm đúng mức song kết quả ban đầu đạt được còn quá khiêm tốn, chưa khai thác hết được tiềm năng và lợi thế, còn lúng túng trong việc triển khai, giao chỉ tiêu thực hiện đến từng cán bộ từ khâu phát hành thẻ, mở tài khoản, đến việc trả lương qua tài khoản, mở thấu chi cho khách hàng… Việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro: Năm 2009 trích dự phòng rủi ro cụ thể 1.765triệu/KH 990triệu trích vượt so với kế hoạch số tiền 775triệu, cuối năm hoàn thu nhập 219triệu dẫn đến làm tăng chi phí trong năm lên 556triệu ( tương đương 1 tháng lương cả cơ quan). Thu nợ rủi ro 2.338triệu/KH 2700triệu thiếu so với kế hoạch 362 triệu dẫn đến thiếu quỹ tiền lương 141triệu ( tương đương 0,67 tháng lương cả cơ qua). Công tác tài chính - Tổng thu : 26.662triệu/kế hoạch 27.007triệu. Đạt 98,7% kế hoạch. Thiếu so với kế hoạch: 345triệu dẫn đến làm thiếu quỹ lương 134.5 triệu (Tương đương 0.64 tháng lương cả cơ quan). Nguyên nhân tổng thu thiếu so với kế hoạch là : +Thu lãi tiền vay : 22.546triệu/kế hoạch 22.659triệu, thiếu 113triệu + Dịch vụ thanh toán : 585triệu/kế hoạch 712triệu, thiếu 127triệu + Ủy thác 41triệu/kế hoạch 90triệu, thiếu 49triệu.
- + Thu rủi ro : 2.925triệu /kế hoạch 3.180triệu, thiếu 255triệu. + (Tất cả hoàn thu nhập 219triệu) đạt 2.925triệu. - Tổng chi chưa lương: 21.502triệu/kế hoạch 20,649triệu vượt 853triệu dẫn đến thiếu quỹ tiền lương : 322triệu (tương đương 1,5 tháng lương của cả cơ quan). Trong đó: + Chi hoa hồng 541triệu/kế hoạch 447triệu vượt 93,7triệu + Chi giấy tờ in 214triệu/kế hoạch 194triệu vượt 20triệu + Chi vật liệu khác 50triệu/kế hoạch 17triệu vượt 33triệu + Chi điện nước, vệ sinh 80triệu/kế hoạch 65triệu vượt 15 triệu + Chi tài sản 556triệu/kế hoạch 377triệu vượt 809triệu. + Từ các nguyên nhân không đạt thiếu 345triệu, chi vượt 853 triệu dẫn đến chênh lệch thu chi năm 2009 đạt 5.159triệu/kế hoạch 6.358triệu, thiếu 1.199 triệu dẫn đến thiếu quỹ lương 467 triệu ( tương đương 2,2 tháng lương của cả cơ quan). Lãi suất đầu vào trong năm 2009 là 0,7 tháng. Lãi suất đầu ra bình quân năm 2009 là 0,97% tháng. Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra là : 0,27% tháng. Dư nợ bình quân năm là 193,6 triệu tăng 21,3 tỷ so với đầu năm : do tăng được dư nợ ngay từ những tháng đầu năm. Mặt khác nguồn vốn lại tăng chậm chủ yếu tập trung vào các tháng cuối năm nên số dư bình quân nguồn vốn đạt 138,75 tỷ, tăng 8,7 tỷ so với đầu năm. Công tác thanh tra – kiểm tra: Công tác kiểm tra kiểm soát đã được quan tâm nhiều, trong năm đã tổ chức được: cuộc kiểm tra, đối chiếu trực tiếp được, đổi địa bàn tín dụng: xã. Song việc thanh tra kiểm tra vẫn còn thụ động, sai sót sau kiểm tra chậm được khắc phục. Những khe hở của cơ chế chưa được kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, có bài bản dẫn đến trong năm có cán bộ xâm tiêu, vi phạm pháp luật. Công tác khác: Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ trong năm có những thay đổi lớn về nhân sự, cán
- bộ song có sự tập trung thống nhất cao đã sắp xếp là kín người, kín việc, phát huy được hiệu quả trong điều hành. Những cán bộ có biểu hiện yếu kém về phẩm chất đạo đức được xử lý nghiêm túc đúng chế độ. Song công tác đào tạo quan tâm bồi dưỡng, giáo dục cán bộ còn hạn chế, trong năm có 2 cán bộ bị kỷ luật. việc triển khai văn bản chỉ đạo của cấp trên còn chưa kịp thời, nghiêm túc. Một số cán bộ chưa tập trung tư tưởng để công tác, dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả công tác. Vẫn còn có 2 cán bộ không thực hiện được nghiệp vụ IPICAS, Không sắp xếp được nghiệp vụ chuyên môn, vẫn còn có những cán bộ, không làm được việc, khó khăn trong việc sắp xếp lao động và trả lương theo quy chế.
- Chương II:Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 2.1. Tình hình chung của hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại NHNo Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa 2.1.1. Hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2009 đạt 161,968 triệu. tăng 24,261 triệu, tốc độ tăng 17,6%. Nếu loại trừ tiền gửi kho bạc, bảo hiểm xã hội, ngân hàng chính sách thì nguồn vốn huy động tại dân cư đạt 157,170 triệu tăng 37,910 triệu, tốc độ tăng 31,7%, đạt và vượt kế hoạch tỉnh giao. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn 15,281 triệu tăng 2,657 triệu đạt 127% kế hoạch tỉnh giao. Đạt được những thành tựu huy động vốn như trên do những nguyên nhân sau: Xác định công tác huy động vốn là số 1 nên ngân hàng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác huy động vốn một cách tích cực, thường xuyên bám sát các giải pháp chỉ đạo của ngân hàng tỉnh. Đầu năm bảo vệ kế hoạch đến từng cán bộ, hàng tháng đánh giá kết quả huy động vốn đến từng cán bộ gắn với việc chi lương, chỉ đạo cán bộ nắm bắt nguồn thu của các đơn vị, các khách hàng có tiền gửi lớn truyền thống để vận động gửi lại và gửi thêm. Khuyến khích các khách hàng ở các tổ chức tín dụng khác. Cử các bộ vận động tiếp cận các đơn vị có nguồn tiền gửi thanh toán cuối năm chuyển qua ngân hàng để tạo nguồn vốn không kỳ hạn. Đặc biệt là cơ sở đã dấy lên phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch huy động vốn những tháng cuối năm, 100% cán bộ tham gia, nhiều cán bộ có thành tích cao trong công cuộc huy động vốn. Đơn vị dùng quỹ khen thưởng 5% quỹ lương tập trung cho huy động vốn. Họp cán bộ viên chức bàn và đã đưa ra các mức thưởng hấp dẫn, lôi cuốn cán bộ tham gia. Tuy nhiên, trong công cuộc huy động vốn ngân hàng vẫn gặp phải những hạn chế và thiếu sót như sau: Khả năng tuyên truyền, tiếp thị của 1 số cán bộ còn hạn chế khi tiếp cận vận động
- khách hàng chưa có tính thuyết phục cao. Công tác thống kê khen thưởng có tháng chưa được kịp thời. Chưa chỉ đạo quyết liệt việc cân đối huy động vốn và cho vay đến từng cán bộ dẫn đến có cán bộ không hoàn thành kế hoạch huy động vốn nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch dư nợ, không huy động vốn được những vẫn cho vay. 2.1.2.Hoạt động sử dụng vốn: Tổng dư nợ đến 31/12/2009 đạt 194.515 triệu tăng 22.053 triệu, tốc độ tăng 12,7%, với 14.187 khách hàng trong đó : + Dư nợ CTCP, CTTNHH : 8.636 triệu tăng 3566 triệu so với 2008 + Dư nợ DNTN : 1720 triệu tăng 1150 triệu + Dư nợ tổ, nhóm : 500 triệu tăng 100 triệu + Dư nợ Hộ sản xuất cá nhân 183.659 triệu tăng 17.237 triệu Nghiệp vụ bảo lãnh 3 món số tiền 1.634 triệu không có cho vay bắt buộc Cho vay theo các quyết định của chính phủ 6.822 khách hàng 103.789 triệu, hỗ trợ tiền lải 1.852 triệu gồm : + Theo QĐ 131 cho vay 3.081 khách hàng số tiền 61.114 triệu số tiền lãi hổ trợ 1.191,7 triệu +Theo QĐ 493 cho vay 3.076 khách hàng số tiền 39.105 triệu số tiền lãi hổ trợ 562.4 triệu. +Theo QQĐ 497 cho vay 32 khách hàng số tiền 3570triệu số tiền lãi hổ trợ 98.1triệu đồng Cho vay theo NQLT và tổ vay vốn 461 tổ 12.415 thành viên dư nợ 122.695triệu. Giảm 6 tổ, tăng 909 thành viên, dư nợ 17.302triệu. Nợ xấu 89triệu tỷ lệ 0.07%/dư nợ cho vay qua tổ. Trong đó : + Cho vay theo NQLT 2308 năm 2009 Doanh số cho vay 37.189triệu, thu nợ 26.309 triệu dư nợ đến 31/12/2009 là 241 tổ, 7.110 tổ viên, dư nợ 70.057triệu, nợ xấu 63triệu. Giảm 2 tổ, tăng 883 tổ viên dư nợ tăng 10.880triệu so với 2008. Dư nợ bình quân đạt 9.85triệu/hộ. + Cho vay theo NQLT 02 năm 2009 cho vay 29.816triệu, thu nợ 23.837 triệu dư
- nợ 150 tổ, 4.266 tổ viên, dư nợ 5.979triệu. Dư nợ bình quânđạt 10,42triệu/hộ. + Cho vay tổ khác 3485triệu, thu nợ 3043 triệu dư nợ 70 tổ, 1039 tổ viên, dư nợ 8.154triệu, tăng 2 tổ, giảm 292 thành viên tăng 443triệu. Ngay từ đầu năm thực hiện kích cầu hỗ trợ lãi suất, lãi suất tiền vay hạ nên nhu cầu của khách hàng lớp, ngược lại lãi suất tiền gửi thấp, việc huy động không kịp thời không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Dẫn đến nhiều khách hàng sau khi trả nợ phải chờ đợi lâu, nhiều khách hàng mới có nhu cầu tín dụng và nâng mức vay không thực hiện được. Chất lượng tín dụng tương đối đảm bảo, việc thu lãi đều đặn. Song công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hạn chế, việc kiểm tra hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ lãi suất chưa kịp thời còn nhiều thiếu sót, việc chi hoa hồng tổ vay vốn có địa bàn, có quý chi không kịp thời, tổ viên vay ké vay hộ ảnh hưởng đến việc phối kết hợp với lien ngành, việc thẩm định hoàn thiện hồ sơ cho vay còn chậm gây lãng phí vốn trong thời gian dài, làm giảm dư nợ bình quân và làm giảm thu nhập. Chất lượng tín dụng : Nợ nhóm 2 là 1.297 triệu tỷ lệ 0.66%/ tổng dư nợ song vẫn còn tiềm ẩn rủi ro cho vay qua tổ, cho vay không đảm bảo tài sản đối với các Công ty cổ phần. Một số cán bộ tín dụng chưa đôn đốc kịp thời phân kỳ trả nợ, khách hàng chưa nhận thức được việc trả nợ đúng kỳ hạn gốc, kỳ hạn lãi nhất là các khoản cho vay đời sống gây khó khăn cho việc cơ cấu lại nợ cho vay theo lãi suất thỏa thuận trong nă m 2010 Nợ xấu 407triệu, nếu tính cả nợ đã xử lý rủi ro năm 1.784tr thì tỷ lệ nợ xấu 1,12%/ Tổng dư nợ. Bảng 2.2: Bảng so sánh các chỉ tiêu đánh giá kinh tế trong hai năm 2007 và năm 2008. Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 % so sánh Tổng dư nợ cho vay 684.930 847.544 123,7% Phân theo kỳ hạn nợ Dư nợ cho vay ngắn hạn 477.034 500.061 104,9% Dư nợ cho vay trung hạn 63.230 33.116 52,3%
- Dư nợ cho vay dài hạn 144.665 313.687 216,8% Phân theo loại tiền Dư nợ bằng VNĐ 401.213 503.392 125,4% Dư nợ ngoại tệ (quy ra VNĐ) 283.717 344.152 121,3% Chỉ tiêu chất lượng Nợ nhóm 2 41.279 27.411 66,4% Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 507 301 59,3% Thu xử lý rủi ro 71.389 6.440 9% Dư bảo lãnh 181.921 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của NHNo Nông Cống 2.2. Tình hình huy động vốn tại NHNNo Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa. 2.2.1.Về nguồn huy động vốn 2.2.1.1. Nguồn huy động nội tệ: Năm 2008 số vốn huy động được bằng VNĐ là 100.000 triệu đồng chiếm 82% tổng số vốn. Đến năm 2009 số vốn đã tăng lên đến 120.000 triệu đồng tuong ứng với 91% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động nội tệ bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm dân cư Đây là hình thức huy động truyền thống của các ngân hàng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn ( thương ftwf 65 – 70%), đặc biệt là nguồn vốn tiền gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng cao. Chính vì thế mà sự biến động của nguồn vốn này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hiện nay, tại NHNo Nông Cống huy động tiền gửi tiết kiệm cà VNĐ và ngoại tệ dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn , thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng… trở lên. Để dạt được kết quả đó, chi nhánh đã đưa ra được mứa lãi suất hợp lý và thực hiện các biện pháp khai thác tối đa nguồn vốn này như: thủ tục đơn giản, đội ngũ nhân viên có trình độ cao, không ngừng đổi mới phong cách giao dịch. Trong tổng nguồn vốn huy động thì lượng tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm phần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận - giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên dưới hình thức trắc nghiệm khách quan
87 p | 858 | 216
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản trong giai đoạn hiện nay
79 p | 791 | 155
-
TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thanh Xuân
83 p | 423 | 121
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả công việc của nhân viên sản xuất tại công ty TNHH cổ phần phần mềm FPT chi nhánh Hồ Chí Minh (FSOFT HCM)
57 p | 496 | 116
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội
68 p | 312 | 111
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
40 p | 267 | 78
-
TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Bảo- Hải Phòng
61 p | 222 | 75
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư VietGreen
13 p | 337 | 63
-
TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng techcombank hai bà trưng
94 p | 232 | 59
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông
27 p | 325 | 53
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ Ban Quản lý chợ Long Xuyên đến năm 2015
29 p | 588 | 53
-
Bài tiểu luận: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty Rạng Đông
40 p | 334 | 52
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân
77 p | 166 | 37
-
TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội
99 p | 166 | 30
-
TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHTM cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đống Đa
76 p | 206 | 26
-
TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh Gaz và Bếp ga ở Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản
56 p | 119 | 21
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả các dự án phần mềm tại công ty WAE
16 p | 128 | 13
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay
21 p | 165 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn